Ngô Thị Thanh Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
65(03): 78 - 84<br />
<br />
CA BẢN TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI TỬ TIÊN CHÚ VÀ TRUYỆN THƠ<br />
HOA TIÊN KÝ (NGUYỄN HUY TỰ) TRÊN CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH<br />
VỀ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI<br />
Ngô Thị Thanh Nga*<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký tuy bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốc có tên gọi Tú tượng đệ<br />
bát tài tử tiên chú, song tác giả Nguyễn Huy Tự đã có những sáng tạo riêng để tạo thành một tác<br />
phẩm văn học mang tinh thần Việt Nam. Một trong những phương diện thể hiện rõ sự sáng tạo ấy<br />
là phương diện thể loại. Đây là phương diện thể hiện sự “hoán cốt đoạt thai” đầu tiên của Nguyễn<br />
Huy Tự. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ ý thức dân tộc cũng như truyền thống văn hoá văn học Việt<br />
Nam của nhà thơ tài hoa này. Không còn là một thể loại mang đặc trưng “thuật và kể” tỉ mỉ với sự<br />
kết hợp của nhiều thể loại (ca bản), Hoa tiên ký đã chuyển sang “gợi và tả” đầy súc tích và cô đọng<br />
với hình thức thể hiện duy nhất là thể thơ lục bát thuần dân tộc. Sự chuyển đổi thể loại thực sự đã<br />
mở ra một con đường rộng rãi cho những tác phẩm truyện Nôm đời sau kế thừa, phát triển.<br />
Từ khoá: Hoa tiên ký - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú – Thể loại – đối sánh - Nguyễn Huy Tự.<br />
Không giống như Nguyễn Du, mượn cốt<br />
<br />
truyện của một tác phẩm văn xuôi “thường<br />
thường bậc trung” trong văn học Trung Quốc<br />
để sáng tác, Nguyễn Huy Tự đã mượn cốt<br />
truyện từ một ca bản được đánh giá là nổi<br />
tiếng nhất của thể loại để phóng tác. Vì thế,<br />
thoạt nhìn về hình thức, Trần Quang Huy cho<br />
rằng, ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú<br />
(từ đây xin được gọi tắt là Ca bản) và truyện<br />
thơ Nôm Hoa tiên ký thuộc cùng một thể loại.<br />
Rõ ràng đây là một nhận định chưa thật thoả<br />
đáng, bởi nó đã đồng nhất thể thơ với thể loại.<br />
Nếu như về mặt thể loại, sự sáng tạo của<br />
Nguyễn Du phần nào được độc giả dễ dàng<br />
nhận ra là bởi nó đã được chuyển thể từ văn<br />
xuôi sang văn vần, và thi hào cũng rất có ý<br />
thức khẳng định “bản quyền” của mình khi<br />
đặt nhan đề tác phẩm là Đoạn trường tân<br />
thanh (tân thanh vốn là một thể thơ cổ, sau<br />
này dùng để chỉ thơ ca nói chung); thì với<br />
truyện Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự,<br />
chúng ta cần nghiên cứu kỹ về đặc trưng thể<br />
loại truyện thơ Nôm mới nhận biết rõ được sự<br />
khác nhau giữa Ca bản và truyện thơ Nôm<br />
Hoa tiên ký về phương diện này. Thực ra các<br />
nhà nghiên cứu như: Nguyễn Huệ Chi, Trần<br />
Nho Thìn, Lại Văn Hùng… đã khẳng định ca<br />
bản Hoa tiên và truyện Hoa tiên về mặt thể<br />
<br />
<br />
Tel: 0982548560<br />
<br />
, Email:<br />
<br />
loại là hai tác phẩm “xa cách nhau một trời<br />
một vực”. Nhưng sự khác nhau về mặt thể<br />
loại biểu hiện cụ thể như thế nào ở chúng thì<br />
hầu như các tác giả không phân tích kỹ.<br />
Những ý kiến đưa ra của các tác giả trên khi<br />
nhận xét về sự chuyển đổi thể loại này của<br />
Nguyễn Huy Tự thường chỉ là những ý kiến<br />
nhận xét rất khái lược, kiểu như: “ Có thể nào<br />
hoàn toàn cách biệt về mặt thể loại mà vẫn<br />
đưa lại cho người đọc một cảm xúc thẩm mỹ<br />
giống nhau” [8.378] hay “Tác phẩm nguyên<br />
tác dù là văn xuôi như Kim Vân Kiều truyện<br />
hay là thơ như Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, khi<br />
gia nhập vào kho tàng văn học Việt Nam đều<br />
được nhận một hình thức Việt Nam” [5.110].<br />
Riêng nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có ý<br />
bàn sâu hơn cả, nhưng với mục đích chính<br />
của cuốn sách là bàn về thành tựu văn chương<br />
của cả một dòng văn, nên tác giả dù có bàn cụ<br />
thể hơn các nhà nghiên cứu trên một chút thì<br />
nó vẫn gây cho độc giả sự “thòm thèm” và<br />
chưa thể cảm nhận một cách trọn vẹn và cụ<br />
thể sự chuyển đổi của Nguyễn Huy Tự ở<br />
phương diện này. Song dù với chỉ hai trang<br />
viết nhỏ vừa chỉ ra vừa diễn giải về một số nét<br />
riêng đó của hai tác phẩm về mặt thể loại, thì<br />
đây cũng là những gợi ý hết sức quan trọng,<br />
để chúng tôi bàn sâu hơn về vấn đề này.<br />
Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú thuộc<br />
thể loại ca (Mộc ngư ca) trong hệ thống đàn<br />
<br />
78<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
từ vùng Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.<br />
Về hình thức, thứ nhất ca bản cơ bản được<br />
viết theo thể thất ngôn cổ phong thỉnh thoảng<br />
có những hồi gồm có hai câu ở đầu hồi (giống<br />
như tiểu thuyết chương hồi) để chuyển ý. Ví<br />
dụ ở hồi 11, 15, 17, 19, 23, 25… trên đầu mỗi<br />
hồi có những câu như:<br />
Mạc ngôn chủ tỳ tư đàm luận,<br />
Tái tụng văn song khách đoạn trường.<br />
(Chớ nói vội đến chuyện chủ tớ nhà tiểu thư<br />
đàm luận riêng tư những gì,<br />
Mà hãy nói ở nơi thư phòng có người khách<br />
đang đau đứt ruột.)<br />
(Hồi 11 - Phỏng mại thư phòng)<br />
Mạn ngôn thục nữ quy hương các,<br />
Lương Sinh hiểu khởi tại song tiền.<br />
(Khoan hãy nói việc thục nữ quay về khuê<br />
phòng,<br />
Mà hãy nói việc Lương Sinh buổi sớm ngủ<br />
dậy ở trước song.)<br />
(Hồi 15 - Dương gia hồi bái)<br />
Mạc đạo phu thê tham hảo tế,<br />
Hựu đàm khuê các chúng thuyền quyên.<br />
(Không nói chuyện vợ chồng tham việc<br />
kén rể tốt,<br />
Mà hãy nói việc các người đẹp ở chốn<br />
khuê phòng.)<br />
(Hồi 17 - Ngộ tỳ trần tình)<br />
Đình thư mạn giảng hoa gian sự,<br />
Hựu đạo Lương gia chuyển cố lâm.<br />
(Khoan hãy nói tiếp chuyện của đôi trai gái<br />
trong vườn hoa,<br />
Mà hãy nói việc ông họ Lương chuyển về<br />
cố hương.)<br />
(Hồi 25 - Chu trung hứa thân)<br />
Có thể do ca bản là thể loại dùng để diễn<br />
xướng trên sân khấu, nên khi chuyển sang<br />
một cảnh khác, tác giả đã dùng phương thức<br />
này nhằm để thông báo với khán giả nội dung<br />
của màn diễn tiếp theo sẽ là gì. Và cũng có<br />
thể, do ảnh hưởng của hí khúc nên tác giả ca<br />
bản đã rất chú ý đến việc bố trí những tình tiết<br />
có tính chất cao trào, như mấy lớp “chớ vội<br />
nói” (mạc ngôn), “khoan hãy nói” (mạn<br />
ngôn), “mà hãy nói” (hựu đạo)…Dường như<br />
kết cấu của tác phẩm đã “lấy một lớp diễn<br />
làm đơn vị, khiến chúng có thể diễn riêng<br />
từng lớp được” [6.52]. Đây cũng là đặc điểm<br />
<br />
65(03): 78 - 84<br />
<br />
riêng của ca bản về mặt thể loại so với truyện<br />
Hoa tiên ký.<br />
Thứ hai là thể loại được sáng tác dùng để ca<br />
nên có những hồi, ca bản được viết theo thể<br />
thức của từ, khúc đặc biệt là ở lối hiệp vần<br />
(hiệp chủ yếu là vần chân và thỉnh thoảng có<br />
hiệp vần lưng). Như chúng ta đã biết, trong<br />
văn học cổ Trung Quốc, từ và khúc là hai thể<br />
loại rất nổi tiếng. Nếu từ xuất hiện vào đời<br />
Đường - Ngũ đại và rất phát triển dưới triều<br />
Tống (với những gương mặt tiêu biểu như:<br />
Ôn Đình Quân, Vi Trang, Phùng Diên Tị,…đời Đường; Chu Bang Ngạn, Lý Thanh<br />
Chiếu, Tô Thức,… - Đời Tống), thì khúc lại<br />
rất thịnh hành vào đời Nguyên (với các đại<br />
diện như: Quan Hán Khanh, Mã Trí Viễn,<br />
Vương Hoà Khanh, Kiều Cát, Trương Dưỡng<br />
Hạo,…). Cả hai hình thức thơ này đều bắt<br />
nguồn từ thơ ca dân gian và “có sự kết hợp<br />
giữa lời thơ và âm nhạc, đều có hình thức câu<br />
thơ tự do” [2.110]. Tuy nhiên, chúng cũng<br />
khác nhau đôi chút, đó là khúc “kết hợp với<br />
âm nhạc chặt chẽ hơn từ, câu thơ của khúc có<br />
phần tự do hơn từ, khúc gieo vần dày hơn Từ”<br />
[2.110]. Nếu “Từ nguyên là những bài hát<br />
phổ nhạc do ca kĩ, nhạc công sống bằng nghề<br />
đàn hát lấy ở bài hát dân gian hoặc thơ tuyệt<br />
cú của văn nhân”, và “để phối hợp với tiết<br />
tấu của âm nhạc, họ cải biên hoặc sáng tác<br />
một số lời, câu dài ngắn xen kẽ” [2.263] (còn<br />
gọi là trường đoản cú thi), vì thế về mặt nghệ<br />
thuật, từ có một giá trị độc lập, “có cách luật<br />
cố định về mặt thanh âm, tiết tấu” [2.263]; thì<br />
“khúc gồm hai loại: tiểu lệnh và sáo số. Tiểu<br />
lệnh là những khúc hát lả. Sáo số là những tổ<br />
khúc bao gồm từ hai khúc hát trở lên có cùng<br />
cung điệu” [2.110]. Từ và khúc đều có rất<br />
nhiều điệu như: Chính cung, Nam cung,<br />
Trung cung, Tiên Lữ, Song điệu,…(khúc);<br />
Giang Nam hảo, Giang Nam khúc, Giang<br />
Nam xuân, Giang Nam thụ,…(từ).<br />
Như vậy có thể nói, Từ, Khúc với những tình<br />
điệu thiết tha, khi khoan khi nhặt là những thể<br />
loại “văn học hợp nhạc”, gắn liền với nghệ<br />
thuật ca hát, “với môi trường giàu chất âm<br />
nhạc và nữ tính” [1.26], nảy sinh, phát triển là<br />
“để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ca hát cổ xưa,<br />
có quan hệ với sự phồn vinh của kinh tế<br />
thành thị…và sự phát đạt của âm nhạc đương<br />
<br />
79<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thời”. [2.263]. Chẳng thế mà, những thể loại<br />
này, dù không được phát triển ở Việt Nam,<br />
nhưng một số tác giả của ta khi cần diễn tả<br />
những cung bậc tâm trạng trong tình yêu đã<br />
tìm đến từ như một trợ thủ đắc lực để biểu lộ<br />
tâm tình. Tác giả tiêu biểu, chúng ta phải kể<br />
đến là Phạm Thái với bốn bài Từ Nôm trong<br />
Sơ kính tân trang. Bốn bài từ với âm điệu du<br />
dương này, được đánh giá là “hiện tượng vô<br />
tiền khoáng hậu”, và đặc biệt là “nghiêm cẩn<br />
về cách luật, tình điệu thiết tha, giàu nhạc<br />
tính, xét nội dung và hình thức đều đạt đến<br />
mức hoàn mĩ”. [1.25].<br />
Trong ca bản, như đã nói ngoài việc dùng<br />
hình thức thơ cơ bản là thất ngôn cổ phong,<br />
thì từ, khúc với tính chất âm nhạc nổi trội, đã<br />
được các tác giả khai thác khá triệt để để<br />
miêu tả tâm trạng nhân vật, nhất là những<br />
cung bậc tâm trạng của các nhân vật trong<br />
tình yêu. Chúng ta có thể bắt gặp dấu ấn của<br />
từ, khúc trong khá nhiều hồi, đặc biệt là trong<br />
hồi thứ 31 (Phòng trung hoá vật - Đốt đồ kỉ<br />
niệm ở trong phòng). Đây là hồi nói về tâm<br />
trạng đau đớn đến cuồng dại của nhân vật nữ<br />
chính - Dao Tiên sau khi nghe được thông tin<br />
người mình yêu dấu là chàng Lương Sinh “đã<br />
có nơi có chốn”. Vì hiểu lầm mình đã bị tình<br />
phụ nhưng lại vẫn quá yêu Lương Sinh, nên<br />
Dao Tiên cảm thấy mọi sức sống của mình<br />
dường như đã cạn. Cay đắng, nàng vô cảm<br />
ngay cả với chính bản thân. Tất cả những gì là<br />
nguồn vui của một nàng tiểu thư lá ngọc cành<br />
vàng, của một người phụ nữ đang yêu giờ đối<br />
với nàng đều trở nên vô nghĩa, có chăng chỉ là<br />
gợi cho nàng những đớn đau, hờn tủi. Tâm<br />
trạng nàng lúc này như một khúc ca buồn da<br />
diết, não nề, với:<br />
(Kiếp này của ta không bao giờ được vui vầy<br />
nữa/ Sao có cả một trời oan trái làm lỡ đời<br />
ta/Ta biết mình không có phận để trở thành cô<br />
dâu đẹp nữa/ Tóc mây ơ hờ còn đồ trang sức<br />
thì dửng dưng/ Những vật ấy tất cả đều hữu<br />
dụng cả/ Cho nên đem những vật ấy đốt hết<br />
cả đi/ Son và phấn/ Ném xuống ao/ Bởi vì còn<br />
ai nữa đâu mà tô điểm dung mạo/ Những<br />
chuyện phong lưu khoái hoạt tất thảy đều<br />
không còn hy vọng/ Chỉ còn thấy con đường<br />
mờ mịt dẫn xuống suối vàng/ Đập gương báu/<br />
Phá đàn quý/ Tìm thế gian còn có ai cùng ta<br />
<br />
65(03): 78 - 84<br />
<br />
tri âm/ Mặt đẹp ở trong gương ai ngắm nữa/<br />
Làm loan lẻ yến đơn cho hết kiếp đời/ Ném<br />
sáo ngọc/Phá tỳ bà/ Đẹp như người qua cửa ải<br />
rơi lệ nước mắt ướt đầm cả xiêm áo/ Mối tình<br />
Lộng Ngọc - Tiêu Lang đều là giả cả thôi/<br />
Một gò đất vàng đấy là nhà của ta/ Đốt bút<br />
hoa/ Xé hoa tiên/ Nơi trang đài còn hy vọng<br />
gì nữa mà nối vòng thơ hoạ/ Tin tức không<br />
thấy người cũng không/Thân hình tiều tuỵ<br />
ngắm hoa mà ngủ/ Đốt song lục/ Phá bàn cờ/<br />
Nhân vì chàng mà toan tính dự định sau này/<br />
Hóa ra những việc phong lưu đều có ý vị/<br />
Không dưng mà nước mắt lại như là máu<br />
chảy ướt hết cả áo/ Phá đàn tranh bằng bạc/Bẻ<br />
móng gảy bằng xương/ Tiếng đàn huyền điểm<br />
lên làm não lòng người/ Mối oan gia đã kết<br />
rồi cậy ai mà cởi bỏ ra/ Vì chàng suốt ngày<br />
sẽ học lối chay tịnh/ Đốt tranh gấm/ Thiêu áo<br />
lụa/ Nếu để lại trang phục thì sợ rằng mỗi lần<br />
mặc vào thì lại nhớ ngày xưa/ Y phục không<br />
mặc nữa thì mọi sự đều quên đi/ Đau đến đứt<br />
ruột chàng Lương có biết hay không/ Đốt chỉ<br />
thêu/ Bẻ kim đan/ Giường thêu lạnh lẽo thảy<br />
đều hững hờ/ Hồng nhan mà bạc mệnh<br />
không thể tin được/ Người trên thế gian<br />
thường phí công vô ích/ Các vật đem hết ra<br />
mà đốt sạch đi/ Chỉ lưu lại một tờ hoa tiên<br />
ghi lời thề/ Đấy là ghi nhớ cái việc đã làm<br />
với chàng trong vườn hoa/ Nguyện đến chết<br />
làm một người trinh tiết).<br />
Rõ ràng thể thức của từ, khúc với chất nhạc<br />
cao đã đặc tả được nỗi bi thiết đang diễn ra<br />
trong lòng nhân vật nữ chính - Dao Tiên. Đọc<br />
đến đây, độc giả có cảm giác, như đang được<br />
xem, nghe nhân vật nữ chính trên sân khấu<br />
cải lương của Việt Nam đang ca lên những<br />
làn điệu bi thiết não nùng khi lâm vào hoàn<br />
cảnh trái ngang của cuộc đời.<br />
Hoa tiên ký của Nguyễn Huy tự thuộc thể loại<br />
truyện thơ Nôm được viết theo thể thơ lục bát<br />
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là<br />
một thể thơ có nguồn gốc từ ca dao dân ca và<br />
đã trải qua một thời gian phát triển khá dài để<br />
đi đến hoàn thiện ở thế kỷ XVIII. Với một<br />
cặp lục bát và lối hiệp vần nhịp nhàng, nó rất<br />
thích hợp cho một nội dung tự sự dài như<br />
truyện Nôm mà Nguyễn Huy Tự là một trong<br />
những người đầu tiên sử dụng thành thục thể<br />
thơ này để sáng tác. Chuyển một thể loại của<br />
<br />
80<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
văn học Trung Quốc thuộc thể ca sang truyện<br />
Nôm, bước đầu tiên Nguyễn Huy Tự đã thể<br />
hiện sức sáng tạo của mình. Có thể nói, khi<br />
diễn đạt trọn vẹn một câu chuyện bằng văn<br />
vần thì cả Ca bản và truyện thơ Nôm đều bao<br />
chứa trong mình hai yếu tố là tự sự và trữ<br />
tình. Nhưng cái làm nên sự khác biệt căn bản<br />
ở đây là phương pháp tự sự và phương pháp<br />
trữ tình (nói một cách khác là tính chất của<br />
thể loại). Nếu như ca bản được hình thành<br />
nhằm đáp ứng nhu cầu kể và ca trong môi<br />
trường diễn xướng, nên để gây sự hấp dẫn, nó<br />
là một phức thể dung chứa trong mình dấu ấn<br />
của nhiều thể loại, như dấu ấn của tiểu thuyết<br />
chương hồi, hí khúc, từ,… và để làm xúc<br />
động tai mắt của khán giả thì ngôn ngữ của nó<br />
cần sự cụ thể, chi tiết và tỉ mỉ, thì khi chuyển<br />
thể sang truyện Nôm, đặc biệt là truyện Nôm<br />
bác học như Hoa tiên ký, Nguyễn Huy Tự đã<br />
làm một cuộc chuyển đổi căn bản về thể loại.<br />
Không phải là một phức thể, truyện thơ Nôm<br />
của Nguyễn Huy Tự dùng một thể thơ duy<br />
nhất mang tính đặc thù thể loại, đó là thể thơ<br />
lục bát truyền thống của dân tộc Việt. Và mặc<br />
dù, cũng giống như những trí thức đương thời<br />
được tôi luyện trong môi trường Hán học,<br />
nhưng tác giả đã sử dụng chữ Nôm - chữ của<br />
người Việt để sáng tác. Vì thế, những tình<br />
điệu, những tâm tư của người Việt đã được<br />
tác giả thể hiện khá sâu sắc trong Hoa tiên.<br />
Mặt khác, như đã nói ở trên, ca bản được sáng<br />
tác ra để ca và diễn trên sân khấu nên thường<br />
coi trọng sự tỉ mỉ trong tình tiết và ngôn từ,<br />
còn truyện của Nguyễn Huy Tự lại được sáng<br />
tác với mục đích chủ yếu là “để đọc và<br />
ngâm”, nên tác giả rất chú ý trong việc khai<br />
thác cái hay của ý, cái sâu của con chữ. Mặt<br />
trữ tình của ca bản, vì vậy, đã được Nguyễn<br />
Huy Tự khai thác sâu và nhiều hơn. Nhà<br />
nghiên cứu Trần Quang Huy gọi đó là “kỹ<br />
thuật biểu đạt”, và ông cũng khẳng định, đây<br />
là một phương diện biểu hiện tài năng sáng<br />
tạo đặc biệt của tác giả truyện Hoa tiên ký. Có<br />
thể nói với sự sáng tạo này, Nguyễn Huy Tự<br />
không chỉ cho thấy sự khác biệt lớn giữa<br />
truyện Nôm của ông với Ca bản, mà còn thể<br />
hiện một bước tiến lớn của truyện Nôm bác<br />
học so với truyện Nôm bình dân. Ở mục này,<br />
<br />
65(03): 78 - 84<br />
<br />
chúng tôi xin dẫn một hồi (hồi 43 - Vân<br />
Hương báo chủ) của hai tác phẩm để so sánh.<br />
Theo thống kê của nhà nghiên cứu Lại Văn<br />
Hùng, hồi này ở truyện thơ Nôm Hoa tiên ký,<br />
tác giả Nguyễn Huy Tự chỉ giữ tình tiết chính<br />
và giản lược đến tối đa số câu trong Ca bản.<br />
Nếu ở Ca bản là 92 câu, thì sang truyện Hoa<br />
tiên ký, số câu được rút gọn xuống chỉ còn 22<br />
câu (giảm 76%). Vì số lượng câu trong Ca<br />
bản quá nhiều nên trong khi dẫn, chúng tôi sẽ<br />
lược bớt một số câu.<br />
(Vân Hương khóc lóc quay về báo với cô chủ/<br />
Hoảng hốt chạy ùa vào trong phòng thêu/<br />
Nhìn thấy tiểu thư chưa kịp nói nước mắt đã<br />
rơi/ Tiểu thư biết được tai hoạ ghê gớm kinh<br />
người/ Lương Sinh vì nàng mà mang binh<br />
lính đi/ Đã chiến bại nơi sa trường và thác về<br />
cõi âm/ Diêu Sinh lại được cử chở tiền bạc và<br />
lương thực đi/ … Trước nhà nói rõ việc của<br />
chàng Lương/…Dao Tiên nghe xong thì hồn<br />
xiêu phách lạc/ Hai hàng nước mắt rơi lã chã,<br />
trong lòng thì đau đớn/ Chàng Lương vì ta mà<br />
coi nhẹ cái chết/ Kẻ nô tì này đâu dám tự<br />
mình trộm sống/ Dưới đất tìm chàng để mà<br />
gặp nhau/ Miễn sao chàng không phải cô độc<br />
một mình nơi cõi âm/ Đáng thương thay<br />
chàng tuổi trẻ vì ta mà chết/…Giường ngọc<br />
trằn trọc đau buồn khóc/ Tình cảnh thật thảm<br />
thương lòng quặn đau/ Kêu khóc gào tên<br />
Lương công tử/ Nơi suối vàng hãy đợi em<br />
làm bạn với chàng/ Ta nguyện không sống ở<br />
trên cõi đời này nữa/…Cái kiếp này cũng<br />
không còn được kết duyên với nhau/ Cái kiếp<br />
này cũng không còn được chia ngọt sẻ bùi với<br />
nhau/ Cái kiếp này cũng không còn được cười<br />
đùa với nhau nơi hoa viên/ Có gặp nhau<br />
chăng nữa cũng chỉ là ở trong mộng mà thôi/<br />
…Buồn rầu mãi mà thành bệnh nằm liệt trên<br />
giường/…Đêm đêm trong màn gấm khóc cho<br />
tới tận sáng/ Mặt trời lên lại khóc cho đến tận<br />
chiều/ Dần dần dung nhan đã biến đổi hoàn<br />
toàn/ Đến mức không ăn không uống gì được<br />
nữa/ Bích Nguyệt sợ rằng cứ đà này thì tiểu<br />
thư chết mất/ Lặng lẽ đến bên giường mà giãi<br />
bày to nhỏ/ Tiểu thư nên cố ăn cố<br />
uống/…Tuy là vì chàng Lương tiểu thư có thể<br />
chết, nhưng phải nghĩ đến nghĩa song thân/<br />
Đã có lúc nào khóc vì cha mẹ hay chưa/ Tuy<br />
rằng vợ chồng thì tình nghĩa rất nặng/ Nhưng<br />
<br />
81<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Thanh Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
công ơn của cha mẹ thì lớn như trời/ Phu<br />
nhân cô quả chỉ sinh được mỗi một mình tiểu<br />
thư/ Lão gia thì đang gặp nạn không biết sống<br />
chết thế nào/ …Việc hương hoả sau này đều<br />
trông vào cô chủ/ Một sớm vì chàng ta mà<br />
chết đi/ Đến khi cha mẹ già thì biết cậy nhờ<br />
vào ai/ …Nếu như để phu nhân thấy tiểu thư<br />
lại đau ốm thế này/ Thì e rằng phu nhân vì<br />
tiểu thư mà lại thêm đau lòng/ …/ Dao Tiên<br />
thì thở dài giãi bày rằng/ Chàng Lương đã vì<br />
ta mà chết/…Nếu như bọn nữ lưu mà không<br />
biết giữ gìn tiết nghĩa/ Thì dưới suối vàng còn<br />
mặt nào nhìn thấy chàng nữa/ Cái ơn dày của<br />
cha mẹ ta đã sớm biết/ Cho nên đã phải suy<br />
nghĩ rất cặn kẽ/ Việc của ta là trăm năm phải<br />
phụng thờ cha mẹ/ Cha mẹ thì tất nhiên là<br />
người ruột thịt nhất/ Nếu như sau này gả bán<br />
ta cho người khác/ Như thế thì chàng chỉ có<br />
chết uổng mà thôi/…Tính đi tính lại chi bằng<br />
chỉ có chết/ Như thế thì sẽ sớm được gặp<br />
chàng/ Vân Hương đáp lại lời người đẹp rằng/<br />
Sự đến mức này rồi thì cũng nên cân nhắc/<br />
Đành rằng chàng Lương đã vì tiểu thư mà<br />
chết nơi biên ải/ Nhưng liệu tiểu thư có quên<br />
được cha mình hay không/ Ông nhà cũng bị<br />
vây không có tin tức gì/ Phu nhân chưa chắc<br />
đã ép uổng/ Nếu như ông nhà có ngày lại<br />
quay về/… Thì chắc rằng phải nghe nỗi niềm<br />
bày tỏ của tiểu thư thì mới quyết được/ Dao<br />
Tiên trong lòng đã thầm nguôi ngoai/ Những<br />
lời giãi bày của hai kẻ nô tì rất chân thành/<br />
Ngày ngày thì dốc lòng chăm sóc mẹ/…<br />
Nhưng tấm lòng nhớ đến chàng Lương thì<br />
không thể nào nguôi/…Biết bao nhiêu là đau<br />
khổ, biết bao nhiêu là nước mắt/ Có lẽ rằng<br />
nỗi đau cắt ruột này sẽ đeo đẳng đến hết đời/)<br />
(Ca bản)<br />
Thốc vào rỉ mách buồng khuê,<br />
Vẳng tin nàng đã ngã kề bên loan.<br />
Lầu trong nhấm khóc chùng than,<br />
Quyết ngay nào sá lời can lẽ nài.<br />
“Vì ai cho lụy đến ai,<br />
Thì liều phận bạc dám sai chữ đồng”.<br />
Cháo hồ quyết chẳng đụng lòng,<br />
Nguyệt đà gạn lẽ riêng chung nằn nì.<br />
Trình rằng: “Thôi đã vậy thì,<br />
Dẫu liều đâu nữa ích gì đấy chăng?<br />
Tình kia non bể thực rằng,<br />
Tình kia song lại nhắc bằng hiếu kia.<br />
<br />
65(03): 78 - 84<br />
<br />
Gìn vàng ngọc tạc đá bia,<br />
Mới là hai lẽ cân chia lưỡng toàn”.<br />
Chấp mê nàng đã đâu tin,<br />
Gỡ lần Hương lại kề bên rén bày:<br />
“Đào kia đành trả mận này,<br />
Nghĩ chăng đợi chút lâu đây ông về.<br />
Cho phu nhân chút hả hê,<br />
Vẹn tròn khi ấy đâu hề dám ngăn”.<br />
Phải lời nàng cũng gắng dần,<br />
Ngày lề ôn sảnh, đêm tuần khói hương.<br />
(Truyện Hoa tiên ký)<br />
<br />
Qua sự trích dẫn trên, rõ ràng chúng ta thấy,<br />
những tình tiết quan trọng của Ca bản như:<br />
lời thông báo của thị nữ Vân Hương về tin tức<br />
của chàng Lương; sự đau đớn đến sững sờ<br />
của Dao Tiên đến mức chỉ muốn chết theo<br />
Lương sau khi nghe được tin về cái chết của<br />
chàng nơi chiến địa; sự nhắc nhở, phân giải<br />
của Bích Nguyệt, Vân Hương về tình nghĩa<br />
trong tình yêu cũng như đạo hiếu của người<br />
làm con; và sự nguôi ngoai tạm thời của Dao<br />
Tiên để chăm sóc mẹ già, đều được Nguyễn<br />
Huy Tự giữ trọn vẹn. Tuy nhiên với trình độ<br />
uyên thâm của một bậc thức giả, và nhất là sự<br />
ý thức cao về chức năng thể loại của một<br />
nghệ sĩ bác học, chất thơ từ Ca bản sang đến<br />
Hoa tiên ký đã được Nguyễn Huy Tự nâng lên<br />
khá nhiều. Sự súc tích cô đọng của con chữ,<br />
cái “ý tại ngôn ngoại” - đặc trưng của thơ đã<br />
được tác giả truyện chú ý đặc biệt và thể hiện<br />
rõ nét. Nếu như để diễn tả nỗi đau đớn đến<br />
mức liều thân của Dao Tiên khi nghe tin về<br />
cái chết của Lương Sinh, để làm xúc động<br />
khán giả, tác giả Ca bản đã phải tả đi tả lại<br />
những giọt nước mắt của Dao Tiên, những lời<br />
than thở não nề của nàng với 42 câu thơ, thì<br />
sang đến truyện Hoa tiên ký nó chỉ còn lại 8<br />
câu thơ. Chỉ cần qua một số ít con chữ như:<br />
“chợt ngã kề bên loan”, rồi “Lầu trong nhấm<br />
khóc chùng than”, rồi “Quyết ngay nào sá lời<br />
can lẽ nài, Vì ai cho lụy đến ai, Thì liều phận<br />
bạc dám sai chữ đồng, Cháo hồ quyết chẳng<br />
đụng lòng” là độc giả của truyện có thể cảm<br />
nhận được cái hoảng hốt đến ngây dại, cái<br />
đau đớn đến tột cùng của Dao Tiên khi biết<br />
tin chàng Lương - người mà trong thâm tâm,<br />
nàng đã coi đó là chồng, đã chết. Đấy là<br />
chúng tôi chưa nói, Dao Tiên từ Ca bản<br />
Trung Hoa sang Dao Tiên của Nguyễn Huy<br />
<br />
82<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />