CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NỀN TẢNG VÀ NHỮNG MÀN <br />
"PHÙ PHÉP" BÁO CÁO<br />
Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, <br />
mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ <br />
nợ...Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài <br />
chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả <br />
năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay...<br />
<br />
PHẦN 1: 20 chỉ số tài chính quan trọng<br />
<br />
Chỉ số EPS: Earnings Per Share<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
EPS là chỉ số cho biết khả năng sinh lợi của Cty trên mỗi cổ phần của cổ đông đóng góp là <br />
bao nhiêu.<br />
Chú ý: Nếu chỉ số EPS càng cao thì nó càng cho thấy khả năng sinh lời của Cty càng lớn và <br />
ngược lại.<br />
So sánh chỉ số EPS qua các thời kỳ sẽ giúp chúng ta biết được tốc độ tăng trưởng của doanh <br />
nghiệp đang phân tích.<br />
<br />
Chỉ số P/E: Thị giá / Thu nhập CP<br />
<br />
PE cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho mỗi CP cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần<br />
PE là chỉ số cho biết giá CP đang ở mức được đánh giá cao hay thấp trên thị trường.<br />
Chú ý: Nếu chỉ số PE càng cao thì nó cho thấy CP được thị trường đánh giá cao và ngược lại.<br />
So sánh chỉ số PE giữa các Cty cùng ngành để đánh giá giá trị của CP mình quan tâm.<br />
Theo quan điểm "bảo thủ", P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang nắm giữ CP có mức P/E từ 10 <br />
12 lần thì không nên bán và có thể mua tiếp. P/E 12 18 có thể mua được khi thị trường <br />
đang trong giai đoạn ổn định theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem xét bán CP. Tuy nhiên, với <br />
NĐT theo trường phái "tăng trưởng", P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc độ tăng LN <br />
(E) cao<br />
Đây là chỉ số mà các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư lớn như HSBC, ML đã lợi dụng tâm lý yếu <br />
của NĐT VN khi tung ra các báo cáo xoay quanh chỉ số này nhằm đánh đổ thị trường cho các <br />
NĐT của mình mua vào.<br />
<br />
Nếu NĐT quan tâm nhiều đến chỉ số P/E và muốn tìm hiểu chuyên sâu, có thể đọc thêm bài <br />
viết: chỉ số P/E, và phương thức định giá cổ phiếu<br />
Chỉ số P/B: Thị giá / Giá trị sổ sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giả sử rằng Cty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 100 tỷ, tổng nợ là 75 <br />
tỷ, như vậy giá trị ghi sổ của Cty là 25 tỷ. Nếu hiện tại Cty có 10 triệu CP đang lưu hành, <br />
mỗi CP sẽ đại diện cho 2.5k giá trị ghi sổ của Cty. Nếu mỗi CP này có giá thị trường là 50k, <br />
như vậy tỉ lệ P/B là 2=5/2.5.<br />
<br />
Chú ý: P/B là công cụ giúp có thể tìm kiếm được các CP có giá thấp mà phần lớn thị trường <br />
bỏ qua. Nếu một Cty đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có <br />
tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng <br />
giá trị tài sản của Cty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của Cty là quá <br />
thấp.<br />
<br />
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi xem xét các Cty có mức độ tập trung vốn cao hoặc các <br />
Cty tài chính bởi giá trị tài sản của các Cty này tương đối lớn. Vì công tác kế toán phải <br />
tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của TS hoàn toàn không tính <br />
tới các TSVH như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ <br />
khác do Cty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các Cty dịch vụ vì họ <br />
giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn<br />
Ví dụ: Microsoft là Cty mà phần lớn tài sản của Cty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền <br />
phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của Cty này chẳng mấy khi <br />
được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.<br />
<br />
Chỉ số D/E: Nợ/ Vốn CSH<br />
<br />
DE là chỉ số cho biết tài sản của Cty được hình thành chủ yếu là do nguồn nào, nợ phải trả <br />
hay vốn chủ sở hữu.<br />
<br />
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu được dung để phân tích tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở <br />
hữu. <br />
<br />
Tuy nhiên có một số điều cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này:<br />
<br />
Giá trị của nợ phải trả trên báo cáo gần với giá trị thực tế hơn so với vốn chủ sở hữu.<br />
Tùy thuộc vào quan điểm về nợ phải trả có bao gồm thuế thu nhập hoãn lại phải trả hay LN <br />
phải chuyển về cho Cty mẹ hay không mà chỉ số này mang lại những kết quả khác nhau.<br />
<br />
Chỉ số ROE: Return on Equity<br />
<br />
ROE được dùng để đo lường xem Cty tận dụng vốn của NĐT tốt đến mức nào. Hay hiểu <br />
một cách đơn giản ROE phản ánh mức độ sinh lời của một Cty, tính hiệu quả trong việc sử <br />
dụng tài sản được NĐT trang bị.<br />
<br />
Thông thường thì một Cty tốt thì cần phải có ROE cao hơn mức trung bình của các Cty cùng <br />
ngành vì điều này cũng đồng nghĩa với việc Cty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ <br />
ra đầu tư<br />
<br />
Trung bình toàn thị trường là 20,55%<br />
<br />
Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng LN và quản lý hiệu quả của cty.<br />
<br />
Chú ý: Nói chung, nên tránh những Cty có chỉ số này nhỏ hơn 15%. Hầu hết mọi ngành, chỉ <br />
số này của những Cty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những <br />
Cty đạt trên 40%. Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công <br />
nghệ mới làm giảm chi phí và nâng cao năng suất<br />
<br />
Chỉ số ROA: ROA là gì, tính thế nào<br />
<br />
Nhận xét: Thể hiện Cty có được quản lý tốt hay không? Có hai chỉ số phản ánh tính hiệu quả <br />
của bộ máy vận hành Cty: tỷ suất LN trên tổng tài sản (ROA) và doanh sổ bán hàng trên một <br />
nhân viên<br />
<br />
ROA cho ta biết Cty thu lợi bao nhiêu từ tổng số tài sản Cty sử dụng (gồm vốn CSH (vốn <br />
góp của tất cả cổ đông) và các khoản vay nợ) <br />
<br />
nên tìm Cty có ROA cao hơn các Cty cùng ngành. <br />
<br />
Chú ý: Trung bình toàn thị trường 11,69%<br />
<br />
Các Chỉ số quan trọng khác<br />
<br />
Chỉ số LN thuần/doanh thu: Cty hoạt động có lãi nhiều không? Mức LN của Cty phụ thuộc <br />
rất nhiều vào chiến lược phát triển thị trường, khả năng tiết kiệm chi phí và sức mạnh cạnh <br />
tranh của cty. Nhìn chung thì một cty tốt thường làm ăn có lãi nhiều hơn các cty cùng ngành. <br />
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngoại lệ, một số doanh nghiệp phải hy sinh LN trong ngắn hạn <br />
để nhắm tới nguồn LN lâu dài. <br />
<br />
Chú ý: Trung bình toàn thị trường 9,95%<br />
<br />
Chỉ số nợ: Tổng Vay nợ/Vốn<br />
<br />
Chính sách về nợ của Cty thế nào? Tỷ lệ nợ trên tổng vốn giúp chúng ta thấy được khả năng <br />
chiếm dụng vốn của Cty. Mỗi ngành nghề kinh doanh lại có mức độ nợ nần khác nhau, nên <br />
chúng ta cần so sánh tỷ suất nợ với các Cty cùng ngành và với bản thân Cty đang phân tích.<br />
<br />
Chú ý: Nếu tỷ xuất này có sự khác biệt lớn, hoặc thay đổi mạnh, đó có thể là tín hiệu rất <br />
không tốt. Nếu tỷ suất này quá cao, Cty có thể đang chìm trong lâm nguy tài chính; nếu nó <br />
quá thấp, doanh nghiệp có thể đã để lỡ cơ hội kiếm thêm tiền cho cổ đông (bằng việc chiếm <br />
dụng thêm vốn của người khác, như vay tín dụng, mua trả chậm v.v.) Trung bình toàn thị <br />
trường: 1,02<br />
<br />
Lãi cổ tức (Yield) Tỷ lệ cổ tức của Cty ra sao? <br />
<br />
Cổ tức là khoản tiền mà cổ đông được chia khi Cty làm ăn có lãi, cổ tức cao cũng có nghĩa là <br />
cổ đông bỏ túi đều đặn nhiều tiền. <br />
<br />
Chú ý: Tuy nhiên bạn phải hết sức thận trọng với chính sách cổ tức của các Cty, nhiều Cty <br />
đang cần vốn để phat triển sản xuất, thậm chí phải vay ngân hàng, nhưng sợ giá CP sẽ <br />
xuống thấp nếu trả cổ tức thấp nên vẫn cố “rút ruột” mình ra, thậm chí lấy “tạm” tiền vay <br />
nợ để trả cho cổ đông. Trong trường hợp này cổ đông giống chủ nợ của Cty hơn là chủ sở <br />
hữu<br />
<br />
Beta (mức biến động giá)<br />
<br />
Giá CP của Cty biến động thế nào so với biến động chung của toàn thị trường? Beta được <br />
dùng để đo lường mức độ phản ứng giá của một CP với các giao động của thị trường trong <br />
quá khứ. Bản thân thị trường sẽ có chỉ số beta = 1.<br />
<br />
Chú ý: Những CP có beta lớn hơn 1 tức là có độ rủi ro cao hơn thị trường, khi toàn thị trường <br />
bị mất giá, CP có xu hướng mất gia nhiều hơn, tuy nhiên khi thị trường tăng giá đều đều thì <br />
những CP này có xu hướng tăng nhanh hơn. Trên lý thuyết, NĐT chấp nhận CP có beta cao <br />
hơn thường được đền bù bằng thu nhập cao hơn trong tương lai.<br />
<br />
Vốn thị trường<br />
<br />
CP này có giúp bạn đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình hay không? Nhìn chung thì bạn <br />
nên đa dạng hoá đầu tư của mình để tránh rủi ro tổn thất lớn có thể sảy ra. Trên thực tế tại <br />
các thị trường phát triển, các Cty có vốn thị trường càng lớn thì càng có độ rủi ro thấp. <br />
Chú ý: Do ở Việt Nam hiện nay chưa có tiêu chí thống nhất phân nhóm các Cty theo giá trị <br />
thị trường chúng tôi so sánh vốn thị trường của Cty với vốn thị trường trung bình của toàn thị <br />
trường để bạn tự xác định phân loại CP.<br />
<br />
ROI (Hệ số thu nhập trên đầu tư)<br />
<br />
được Cty Du Pont phát triển cho mục đích sử dụng riêng, nhưng ngày nay nó được rất nhiều <br />
Cty lớn sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định tổng thể các ảnh hưởng của các <br />
biên lợi nhuận doanh thu tổng tài sản<br />
<br />
Chú ý: Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một Cty, và cách <br />
thức Cty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu <br />
nhập (và ROI) sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.<br />
<br />
Hệ số Tổng lợi nhuận<br />
<br />
Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và lao động trong <br />
quy trình sản xuất của ban quản lý một Cty<br />
<br />
Khi chi phí lao động và chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, hệ số tổng lợi nhuận chắc chắn <br />
sẽ giảm xuống, trừ khi Cty có thể chuyển các chi phí này cho khách hàng của mình dưới hình <br />
thức nâng giá bán sản phẩm. <br />
<br />
Chú ý: Một cách để tìm xem các chi phí này có quá cao không là so sánh hệ số tổng lợi nhuận <br />
của một Cty với hệ số của các Cty tương đồng. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các Cty đối <br />
thủ cạnh tranh cao hơn, thì Cty cần phải thực hiện một biện pháp nào đó để có được sự <br />
kiểm soát tốt hơn đối với chi phí lao động và nguyên liệu.<br />
<br />
Hệ số lợi nhuận hoạt động <br />
<br />
cho biết Ban quản lý của một Cty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ <br />
hoạt động của Cty<br />
EBIT là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được sau khi lấy doanh thu trừ <br />
trị giá hàng bán đã tính theo giá mua và các chi phí hoạt động.<br />
<br />
Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đoàn bẩy hoạt động mà một Cty đạt <br />
được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động <br />
cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu EBIT. <br />
<br />
Chú ý: Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là <br />
doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân <br />
khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem Cty hoạt <br />
động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn <br />
chi phí vốn.<br />
<br />
Hệ số lợi nhuận ròng <br />
<br />
là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác đây, là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với <br />
doanh số bán.<br />
<br />
Một số Cty có mức lợi nhuận ròng hơn 20%, và một số khác có chỉ đạt khoảng từ 3% đến <br />
5%. Hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Thông thường, các Cty <br />
được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các Cty này quản lý các <br />
nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. <br />
<br />
Chú ý: Xét từ góc độ nhà đầu tư, một Cty sẽ ở vào tình trạng thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận <br />
ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục <br />
tăng. Ngoài ra, một Cty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả ở bất kỳ doanh số <br />
nào thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao.<br />
<br />
Hệ số thu hồi nợ trung bình <br />
<br />
cho bạn biết Cty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Lưu ý <br />
rằng doanh số bán thu tiền ngay được loại khỏi tổng doanh thu.<br />
Ví dụ: Nếu bảng cân đối kế toán của một Cty cho biết số liệu của các khoản phải thu là <br />
700tr và báo cáo thu nhập của nó cho biết doanh số bán chịu là 5tỷ5 thì<br />
<br />
Hệ số thu hồi nợ trung bình Nếu chính sách của Cty là bán chịu cho khách hàng trong vòng 38 <br />
ngày thì thời hạn 45.8 ngày cho thấy là Cty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và <br />
cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình. Ngược lại, nếu chính sách thông thường của <br />
Cty là ấn định thời hạn thu hồi nợ là 55 ngày, thì thời hạn trung bình 45.8 ngày cho thấy chính <br />
sách thu hồi nợ của Cty là có hiệu quả. Cần chú ý là hệ số thu hồi nợ trung bình chỉ là một <br />
số trung bình và có thể dẫn đến sự hiểu nhầm. Ví dụ, xem xét Cty A và b, có cùng giá trị các <br />
khoản phải thu nhưng có thời biểu thu hồi nợ khác nhau.<br />
<br />
Giả sử Cty A và Cty B có chung một số lượng khách hàng, khoản phải thu thì thời hạn thu <br />
hồi nợ trung bình của hai Cty này sẽ giống nhau. Nhưng việc phần bổ các kỳ thu hồi nợ lại <br />
là yếu tố không được đề cập đến trong hệ số, rõ ràng Cty B có lợi thế hơn nếu chỉ nhìn trên <br />
bảng hệ số thu hồi nợ trung bình<br />
<br />
Hệ số thanh toán trung bình <br />
<br />
Đối lập với các khoản phải thu là các khoản phải trả. Để tìm ra thời hạn thanh toán trung <br />
bình đối với các khoản phải thu, ta chia các khoản phải trả cho tiền mua hàng chịu mỗi năm.<br />
<br />
Chú ý: Tuy nhiên, tiền mua hàng chịu hàng năm không được đề cập trong một báo cáo tài <br />
chính. Để có được số liệu này, phải dự tính tỷ lệ giá trị hàng hoá được mua chịu <br />
<br />
Hệ số thanh toán trung bình: qua ví dụ trên Thời hạn thanh toán trung bình (đối với các khoản <br />
phải trả) của Cty là 41 ngày. Bất kỳ thời hạn nào ngắn hơn có nghĩa là người bán dành cho <br />
Cty một khoản chiết khấu hoặc người bán cho rằng Cty đang trong tình trạng rủi ro cao nên <br />
đã đưa ra các điều khoản chặt chẽ hơn về thời hạn thanh toán nợ. Bất kỳ thời hạn nào dài <br />
hơn cũng có nghĩa là Cty đã nhận được các điều khoản tín dụng ưu đãi, hay Cty là một <br />
“người trả chậm”, tức là Cty đang sử dụng những người cung cấp nguyên liệu như một <br />
nguồn tài trợ.<br />
Người bán, nói chung bao giờ cũng muốn nhận được tiền càng sớm càng tốt, thường tính <br />
toán hệ số này nhằm biết được bao lâu thì họ có thể thu hồi tiền của mình từ Cty. Do việc <br />
thanh toán chậm thường có lợi cho Cty, nên nhà quản lý người kiểm soát việc thanh toán có <br />
nhiệm vụ phải làm cân bằng hai thái cực lợi ích giữa nhà cung cấp và Cty. Nếu thời hạn <br />
thanh toán trung bình của ngành vượt quá hệ số của Cty, thì nhà quản lý có thể tìm ra lý do <br />
tại sao việc mua chịu của Cty lại bị hạn chế và phải làm gì để có được thời hạn mua chịu dài <br />
hơn từ những nhà cung cấp.<br />
<br />
Hệ số hàng lưu kho <br />
<br />
Tỷ lệ doanh số hàng bán trên hàng lưu kho là quan trọng đối với Cty bởi vì hàng lưu kho là <br />
loại tài sản ít lưu hoạt nhất trong các tài sản lưu động. Vì Cty phải dùng một lượng vốn để <br />
duy trì hàng lưu kho nên Cty sẽ được lợi khi bán hàng càng nhanh càng tốt lượng hàng này để <br />
giải phóng tiền mặt cho các mục đích sử dụng khác<br />
<br />
Ví dụ: Nếu giá trị hàng hoá bán hàng năm của một Cty là $ 3.000.000 (tính theo giá mua) và <br />
giá trị hàng lưu kho trung bình là $ 300.000, thì tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho của Cty <br />
này sẽ là 10 lần<br />
<br />
Chú ý: Số liệu này phải được so sánh với hệ số trung bình của ngành trước khi đưa ra bất kì <br />
một bình luận nào, vì các hệ số trung bình của từng ngành khác nhau rất lớn<br />
<br />
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ <br />
Đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi EBIT) để trả lãi <br />
của một Cty. Hệ số này cho biết một Cty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của <br />
nó đến mức nào. Rõ ràng, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi <br />
của Cty cho các chủ nợ của mình càng lớn.<br />
<br />
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/Chi phí trả lãi hàng năm <br />
<br />
Ví dụ: Nếu EBIT là 8.000 USD và chi phí tiền nợ lãi hàng năm là 3.000USD thì hệ số trả lãi <br />
định kỳ hàng năm là 2,67 hay nói cách khác, thu nhập cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi<br />
<br />
Chú ý: Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt <br />
động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà Cty này được hạn chế <br />
bởi thực tế EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các Cty cũng có thể <br />
tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì <br />
mà một Cty cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán <br />
cho các chủ nợ của mình. Chỉ riêng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ thì chưa đủ để đánh giá <br />
một Cty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như tiền nợ gốc, <br />
chi phí tiền thuê và chi phí cổ tức ưu đãi<br />
<br />
Tình trạng nợ nần của Cty<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hệ số trang trải chung. Do Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ chưa đủ để đánh giá.<br />
<br />
Tất cả chi phí trong mẫu số của hệ số này là cố định và đều phải được cân nhắc. rõ ràng, <br />
một Cty và các nhà đầu tư của Cty muốn có hệ số trang trải chung cao nhất, nhưng điều này <br />
phụ thuộc một phần vào khả năng sinh lãi của Cty.<br />
<br />
Chú ý: Khi các hệ số nợ lớn quá mức, Cty có thể nhận thấy chi phí vốn của mình tăng lên. <br />
Giá trị các cổ phiếu của Cty cũng có thể giảm xuống tương ứng với mức độ rủi ro của Cty <br />
tăng lên. Do đó, các nhà quản lý tài chính phải thận trọng để tránh tình trạng nợ trầm trọng <br />
trong cơ cấu vốn của mình. Các nguồn dữ liệu quan trọng của ngành có thể tìm thấy trong <br />
các BCTC hàng quý từ TTDGCK về các ngành sản xuất, bán lẻ, khai thác mỏ. Bạn cũng có <br />
thể tham chiếu các báo cáo của các tổ chức định mức tín nhiệm để có các số liệu tổng hợp <br />
tương tự.<br />
<br />
Tóm tắt: Các NĐT cần quan tâm đến các chỉ số EPS, PE, ROE, ROA, PB và các chỉ số đã nêu <br />
để chọn CP thích hợp.<br />
<br />
PHẦN 2: Các màn phù phép trong BCTC<br />
<br />
Mục đích của trò phù phép BCTC: Có nhiều lý do mà các nhà lãnh đạo Cty cho phù phép <br />
BCTC nhằm mục đích đẩy giá CP của mình lên cao.<br />
<br />
* Phù phép thông qua các ước tính kế toán<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các Cty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán <br />
(Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới LN trong kỳ của Cty. Vì không có <br />
một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực <br />
để phù phép LN. Một số thủ thuật làm tăng mức LN thường gặp như giảm mức khấu hao, <br />
giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi <br />
nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi <br />
phí không đủ điều kiện... <br />
<br />
Thủ thuật phù phép LN dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng LN mà chỉ <br />
đơn thuần chuyển LN của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là LN các năm sau sẽ bị <br />
giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm <br />
tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức LN cần phù phép càng lớn <br />
khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Đến khi “giấy không thể gói <br />
được lửa”, khủng hoảng là điều khó tránh khỏi<br />
<br />
* Phù phép thông qua các giao dịch thực <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phù phép LN thông qua việc giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management) <br />
nhằm tăng LN trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho Cty về lâu <br />
dài.<br />
Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng <br />
<br />
Một biện pháp các doanh nghiệp thường sủ dụng để tăng LN khi thấy có nguy cơ không đạt <br />
kế hoạch đặt ra là giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng <br />
bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng giá <br />
bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng LN Quí IV/2007, một Cty sản xuất ôtô có thể công bố kế <br />
hoạch tăng giá bán từ Quí I/2008, lập tức DT Quí IV/2007 sẽ tưng vọt. Hai biện pháp này cho <br />
phép Cty tăng LN trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực chất Cty đã <br />
chuyển LN của năm sau sang năm hiện tại. Mặt khác, tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả <br />
năng cạnh tranh của Cty trên thị trường.<br />
<br />
Cắt giảm chi phí hữu ích <br />
<br />
Cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi <br />
phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng là cũng là một cách có thể làm tăng LN. Tuy nhiên, vì các <br />
chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Cty về lâu dài, nên sử dụng <br />
giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản LN tiềm năng trong tương lai.<br />
<br />
Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không hiệu <br />
quả <br />
<br />
Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không <br />
mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản <br />
thường đem lại một khoản lỗ cho Cty trong năm hiện tại. Do đó, nếu LN trong năm hiện tại <br />
có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo Cty có thể không muốn <br />
thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho Cty như làm phát sinh chi phí bảo quản, <br />
cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng <br />
nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ<br />
Bán các khoản đầu tư hiệu quả <br />
<br />
Ngoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, Cty có thể bán các khoản đầu tư <br />
sinh lời nhằm tăng thêm LN cho năm hiện tại. Động thái này được ví như “gặt lúa non”. Vì <br />
thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là Cty tự nguyện bỏ qua tiềm năng sinh lời lớn từ các <br />
khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.<br />
<br />
Sản xuất vượt mức công suất tối ưu<br />
<br />
Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất tối <br />
ưu, tuỳ thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trường Tuy nhiên, trong trường <br />
hợp cần tăng LN, Cty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho <br />
phép Cty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện <br />
pháp này là máy mó, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cự tới năng suất và độ <br />
bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản <br />
và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.<br />
Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế toán hay các giao <br />
dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển LN của các năm sau sang năm hiện tại. <br />
<br />
Điểm khác biệt là ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng <br />
sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép LN sẽ <br />
gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của Cty trong dài hạn. <br />
<br />
Xét về mặt này, làm tăng LN thông qua các ước tính kế toán được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, <br />
trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế toán không đủ sức giúp các doanh nghiệp <br />
đạt được mức LN kỳ vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm toán viên. Do đó, doanh <br />
nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng LN. <br />
<br />
Kiểm toán viên dù phát hiện các thủ thuật này nhưng vì nó tuân thủ các chuẩn mực kế <br />
toán, nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại<br />
Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho NĐT cũng như cho chính <br />
Cty. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một Cty <br />
không chỉ ảnh hưởng riêng đến Cty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của NĐT đối với thị <br />
trường. <br />
Để ngăn chặc những tác động tiêu cực của “Overvaluation”, các doanh nghiệp cần có ý thức <br />
cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các NĐT cũng cần tỉnh <br />
táo để không đẩy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. <br />
<br />
Tuy nhiên, nhiều khi lợi ích ngắn hạn của “Overvaluation” quá hấp dẫn khiến các doanh <br />
nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc <br />
Cty Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Monitor Group: “Overvaluation cũng giống như một loại <br />
heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng lúc ban đầu, nhưng không lâu sau đó sẽ là những <br />
nối đau không cùng.<br />