Các cô là ai?
lượt xem 6
download
Chuyện là, nhân một lần "trà dư tửu hậu", tôi và mấy người bạn "tóm" được thông tin về một dự án di dân lên núi, rồi để đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các cô là ai?
- Các cô là ai? Chuyện là, nhân một lần "trà dư tửu hậu", tôi và mấy người bạn "tóm" được thông tin về một dự án di dân lên núi, rồi để đó. Mấy mươi hộ dân nghe cán bộ dự án thuyết minh sướng lỗ tai quá nên cắt hộ khẩu ở quê cũ, "cơm đùm gạo bới" lên núi lập nghiệp với giấc mơ... tỷ phú. Chúng tôi quyết định tìm về khu dân cư mới đó, tìm hiểu xem hư thực thế nào. Sau mấy lần dời đi dời lại vì bận việc đột xuất, chúng tôi cũng chọn được ngày để lên đường. Ba đứa con gái trên hai chiếc xe máy đã sẵn sàng với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho một chuyến đi xa. Nhưng nghiệt thay, trời bỗng đổ mưa tầm tã. Mưa
- Huế thì các bạn biết rồi đấy. Không mưa thì thôi. Còn đã mưa thì...chẳng biết bao giờ tạnh. Mà kế hoạch này vốn đã dời kha khá lần rồi nên 3 đứa tặc lưỡi: "Thôi thì gắng đi, chứ dời nữa thì biết bao giờ". Từ thành phố đi ra trung tâm huyện mất 40km. Từ trung tâm huyện vô trung tâm xã mất thêm 10km. Từ trung tâm xã nọ đến vùng di dân kinh tế mới kia thêm 10km nữa. Hôm đó, chẳng hiểu sao mưa tầm tã. Mưa xối xả, vuốt mặt không kịp. Tức một cái là mũ bảo hiểm không có... cần gạt nước. Nên mưa càng to, đi càng khó. Rồi gió, ôi chao, gió xô qua đẩy về hai chiếc xe máy đến là tội nghiệp. Có lúc, tưởng chừng như sắp bị quăng xuống ruộng đến nơi khiến chúng tôi xanh cả mắt. Nói tóm lại, 50km đầu khó đi vì mưa gió. Còn 10km cuối thì phải nói là... thậm khốn khổ.
- Xuất phát tại Huế lúc 8h. Thông thường, với quãng đường tương tự, chỉ mất khoảng 1h30' đi bằng xe máy, nhưng chúng tôi vật vã mãi, gần 11h trưa mới đến UBND xã nọ. Cởi áo mưa ra, ba đứa con gái nhìn nhau cười phá lên. Thôi thì tóc tai rối bời, áo quần ướt lướt thướt từ đầu đến chân. Đã đi thì phải đến. Vào làm việc thôi! (Tất nhiên là có chỉnh trang sơ sơ). Vì đã liên hệ xin làm việc từ trước nên cả bọn xăm xăm đi vào. Vừa ướt vừa lạnh, vừa mệt, chúng tôi cáu tiết lên được khi cô nhân viên UB thông báo Chủ tịch đi vắng, hẹn chiều quay lại. Đi đâu bây giờ! Ba đứa bàn nhau: "Lẽ ra nên để cán bộ UBND đưa đi. Nhưng bây giờ không có ai thì tụi mình tự đi". Nghe chúng tôi hỏi đường
- lên khu di dân nọ, mấy cô nhân viên văn phòng ái ngại: "Đường khó đi lắm. Liệu mấy chị có đi nổi không?" Ba đứa cười to: "Đi chứ, ngại gì". Chúng tôi hăng hái leo lên xe, để lại sau lưng những cái lắc đầu ái ngại cho mấy đứa con gái thành phố điên khùng. Không lâu sau, chúng tôi nhận ra, lời cảnh báo của mấy chị ở UBND không sai chút nào. Ui, đường đất đỏ nhoè nhoẹt bùn. Rồi lại lổn nhổn toàn đá hộc đá hòn. Vừa bặm môi trợn mắt vọt qua con dốc vượt mặt, đã thấy một khe nước chảy xiết sâu đến đầu gối. Bà con ở đó lót tạm bằng mấy hộc đá. Người vượt khe á, quá dễ. Thế còn "con" Deahan của tôi và chiếc Attila của cô bạn tôi thì sao? Không lẽ quay về. Quyết không về! Chúng tôi tìm mọi cách đẩy xe qua. Chiếc xe của tôi qua trước. Phù, xong! Đến lượt
- chiếc Attila, qua được nửa khe rồi, thì chiếc giày cao gót của cô bạn (trời ạ!) trật gót. Cô bé nhào ùm xuống khe. Tôi lao vội xuống suối, hi sinh luôn đôi Adidas mới mua, để lôi cô bạn đang chới với dưới nước lên. Người còn lại lo giữ xe. Híc! Qua được khe thứ nhất, 3 đứa tôi trông giống ăn mày quá lắm rồi. May nhất là xe không lăn xuống nước. Không thì, chắc chỉ còn có nước... ngồi khóc vì làm sao mà dắt về cho nổi. Rồi khe thứ hai, rồi khe thứ ba, khe thứ tư. Người đầu tiên lột giày đi chân không là cô bé vừa nhào xuống khe. Người thứ hai là con bạn ốm yếu của tôi. Nó mang một đôi xăng đan, bật quai khi lội qua con khe thứ hai. Tôi thì phải đến khe thứ ba mới phải đi chân đất do không còn sức để lê đôi giày to sụ lõm bõm toàn nước. Rồi cũng đến được nơi cần đến. Quên chưa nói rằng suốt quãng đường vừa rồi của chúng tôi, trời vẫn tiếp tục mưa gió.
- Vào nhà thứ nhất, hỏi chủ nhà, hai vợ chồng đi làm cao su chưa về. Chỉ còn mấy đứa trẻ và một bà cụ. Thấy chúng tôi ướt hết,tay chân run bần bật, môi tím tái vì lạnh, và...đói, bà cụ lôi cả ba vào bếp, cạnh một bếp củi đang rừng rực lửa. Trên bếp là một chiếc nồi đang vần. Mùi sắn hấp thơm lựng. Thú thật, lâu lắm rồi, dễ đến 5, 6 năm rồi tôi không còn có cảm giác ấm áp dễ chịu khi hơ tay bên bếp lửa vào mùa đông, nên thấy vui kinh khủng. Tiện tay, giở nồi cơm, cả ba lặng người. Chỉ toàn là sắn, và... sắn. Bà cụ bảo, "cơm trưa" của cả nhà đấy. Bọn tôi nghe mà nước mắt rân rấn trên mi. Không ngờ, họ khổ ngoài sức tưởng tượng của cả bọn. Bà cụ biết chúng tôi đói, cố mời ăn cơm. Từ chối không được,
- chúng tôi nói: "Mệ cho bọn con ắn sắn thôi, tụi con thèm sắn lắm". Rứa là mệ khoác áo mưa vào, ra sau vườn nhổ sắn vô lọt vỏ, hấp cho ba đứa một nồi tướng. Hai vợ chồng con trai mệ về, chúng tôi vừa ăn sắn, vừa trao đổi. Mới biết, dân lên đây bây giờ chẳng biết kêu ai. Nhà hàng xóm gần nhất cũng cách 3 quả đồi. Điện, đường, trường, trạm, chẳng có gì. Trẻ con đi học, phải bới cơm theo, đạp xe ra tận ngoài xã mà học. Tối về thắp đèn dầu. Lỡ đau ốm gì chỉ có chịu chết. Trẻ con ở đây đen thui, quắt queo vì thiếu ăn và làm việc quá nhiều. Hai vợ chồng anh con trai than vãn :"Họ đem con bỏ chợ cô à. Chúng tôi bây giờ muốn về cũng không về được. Mà chờ, thì không biết đến bao giờ. Còn bọn trẻ nữa, chắc tui cho nghỉ học quá. Lo không nổi. Lâu lắm mới thấy có khách đến thăm. Còn cán bộ dự án, chỉ hồi mới đưa bọn tui lên là còn đi lại. Chứ bây chừ thì...".
- Xong việc rồi, chúng tôi xin phép đi nhà khác. Bà cụ và hai vợ chồng người con trai còn cố dúi vào tay ba đứa một gói lá chuối to sắn hấp nóng sực. Trong đời tôi, chưa bao giờ thấy ấm như khi ngồi bên bếp lửa của bà cụ, và những củ sắn mà chúng tôi ăn, cũng chưa bao giờ ngon như thế. Đi thêm mấy nhà nữa, bàn chân của ba đứa đau rát vì đi trên đá dăm, và lội suối. Sau khi chụp ảnh, thu thập đủ ý kiến của người dân, chúng tôi quay về UBND. Chặng về cũng vất vả không kém nhưng rồi cũng qua. Đặt chân trở lại sân UBND xã, chúng tôi: chân đất, quần xăn đến gối, tóc tai rối bù, áo quần xộc xệch. Văn thư đưa chúng tôi lên gặp Chủ tịch. Như không tin vào mắt mình rằng đây là những phóng viên
- mà ông chuẩn bị làm việc, ông nhìn chúng tôi với cặp mắt lạnh lẽo: "Các cô là ai?". Tất nhiên là sau đó, ông Chủ tịch thay đổi cao độ của giọng nói khi chúng tôi xuất trình giấy giới thiệu. Buổi làm việc diễn ra hết sức tốt đẹp vì trách nhiệm với dự án di dân thuộc về vị Chủ tịch tiền nhiệm. Cuối buổi, tiễn chúng tôi ra về, ông trách: "Về cơ sở mà tự đi, không để xã đưa đi là không được mô nghe mấy cô". Chúng tôi chỉ cười. Về đến thành phố đã 6h tối. Ba đứa bụng đói cồn cào, mắt hoa, đầu nóng ran, đôi chân bật máu, sưng vù. Thực sự là lết không nổi nữa rồi, mệt tưởng chết đi được. Hai cô bạn đau tóe loe. Còn tôi, cũng nằm dán trên gường vì cảm nước mất mười ngày mới khỏi.
- Thật tiếc, bài viết sau chuyến đi đó của tôi không được sử dụng vì nhiều lí do. Và đến bây giờ, những người dân ở đó vẫn đang bị bỏ mặc với nhiều số 0 tròn trĩnh./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các Phương pháp tư duy sáng tạo
3 p | 1094 | 414
-
Lịch sử thế giới cổ trung phần 14
7 p | 443 | 120
-
Lịch sử thế giới cổ trung phần 11
4 p | 340 | 105
-
Lịch sử thế giới cổ trung phần 4
10 p | 236 | 89
-
Văn hóa của Ai Cập
10 p | 654 | 37
-
Trần Thủ Độ - Tài kinh bang tế thế
5 p | 136 | 16
-
Thành cát Tử Hãn và đế quốc Mông Cổ
19 p | 65 | 10
-
Chương 6 - TRẬN MA-REN-GÔ, SỰ CỦNG CỐ NỀN ĐỘC TÀI - PHÁP CHẾ CỦA TỔNG TÀI THỨ NHẤT 1800-1803
15 p | 83 | 10
-
Hải quân La Mã
3 p | 66 | 7
-
Bài thuyết trình: Ai Cập thế kỷ X - I Trước Công Nguyên
19 p | 126 | 7
-
Các Nhà Văn Quốc Ngữ Tiền Phong II
9 p | 95 | 5
-
Ai con Rồng, cháu Tiên?
10 p | 80 | 4
-
Bóng ma xuất hiện khi có sóng hạ âm
4 p | 94 | 4
-
Những luật ly hôn có một không ai trên thế giới
7 p | 69 | 4
-
Bí ẩn của việc xây dựng các phiến đá thời cổ đại
3 p | 78 | 3
-
TRỞ LẠI QUÊ HƯƠNG - Zarathustra đã nói như thế
9 p | 60 | 3
-
Ai dạy người Maya cách tính lịch?
3 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn