intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năng lực hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên là những phẩm chất, khả năng được tạo ra do sự tác động qua lại giữa các thành tố (các cơ sở đào tạo giáo viên) của hệ thống để có thể thực hiện chức năng đào tạo, tư vấn và tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu chung của ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 9-18 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Đinh Quang Báo Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: baodq@hnue.edu.vn Tóm tắt. Năng lực hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên là những phẩm chất, khả năng được tạo ra do sự tác động qua lại giữa các thành tố (các cơ sở đào tạo giáo viên) của hệ thống để có thể thực hiện chức năng đào tạo, tư vấn và tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu chung của ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên có rất nhiều giải pháp, tuy nhiên có hai giải pháp cơ bản: xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống và xác định rõ các chức năng của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên. Để các giải pháp trên thực sự có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm triển khai những giải pháp này vào thực tiễn, đặc biệt cần phải trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo giáo viên. Các cơ sở đào tạo giáo viên phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hệ thống giáo dục, tạo sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về chất lượng giữa nơi đào tạo (các trường sư phạm) và nơi sử dụng (các cơ sở giáo dục). 1. Đặt vấn đề Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển ngành sư phạm, các trường sư phạm trong cả nước đã đào tạo được một đội ngũ đông đảo các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục, các trường sư phạm nói riêng phải phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo viên. Muốn phát huy hiệu quả tổng hợp năng lực của tất cả các cơ sở thì cần thiết lập các mối quan hệ về cấu trúc và chức năng giữa các cơ sở đào tạo giáo viên sao cho trở thành một tổ chức có tính hệ thống theo hướng phân tầng: trường quốc gia, trường vùng, trường liên tỉnh; dựa vào từng thế mạnh riêng của từng cơ sở và liên 9
  2. Đinh Quang Báo kết các cơ sở đào tạo giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên (CSĐTGV) có rất nhiều giải pháp. Nội dung nghiên cứu của bài báo là các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống CSĐTGV. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống 2.1.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống CSĐTGV Việc xây dựng cơ cấu tổ chức hệ thống CSĐTGV phải theo nguyên tắc xác định đơn vị cấu trúc và tạo được mối quan hệ tương trợ giữa các đơn vị đó. Chính các mối quan hệ này mới tạo ra hoạt động chức năng của hệ thống. Chức năng chính của hệ thống CSĐTGV là đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống giáo dục quốc dân. Như vậy khi thiết kế hệ thống phải hướng vào việc tạo cho nó có năng lực nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực đó. - Đơn vị cấu trúc của hệ thống CSĐTGV là các CSĐTGV. Trước hết đó là các trường sư phạm (SP): Trung học sư phạm (THSP), cao đẳng sư phạm (CĐSP), đại học sư phạm (ĐHSP). Các trường SP đó đào tạo giáo viên (GV) cho các cấp học: Giáo dục mầm non, phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Bên cạnh đó còn có các trường đa ngành có đào tạo giáo viên (được phát triển từ các trường sư phạm). Khái niệm “đào tạo giáo viên” ngày nay được hiểu rộng hơn với thuật ngữ mới “giáo dục giáo viên” theo khuyến nghị của UNESCO. Với nghĩa này giáo dục GV bao gồm giai đoạn đào tạo ban đầu ở các CSĐTGV và giai đoạn bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp trong cả quá trình hành nghề của người GV. Ngày nay, cũng theo xu hướng đó Việt Nam cũng cần và thực tế đã thực hiện gắn liền việc đào tạo ban đầu và bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp GV. Mặt khác các CSĐTGV không chỉ đào tạo ban đầu, mà còn bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp GV và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), ngược lại các cơ sở bồi dưỡng thường xuyên GV, CBQLGD cũng có chức năng đào tạo GV. Các trường bồi dưỡng CBQLGD cũng được hình thành và theo logic cùng thực hiện nhiệm vụ phát triển năng lực đội ngũ giáo viên và CBQLGD. Như vậy trong quá khứ, hiện tại và tương lai đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV, CBQLGD cho ngành giáo dục là những lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ lôgic hệ thống. Điều này đã được khẳng định trong các chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành GD. Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, hội thảo các ý kiến chuyên gia cũng khẳng định sự cần thiết xác lập và phát triển lôgic đó. Như vậy, có thể định nghĩa khái niệm: “CSĐTGV”- “Đơn vị cấu trúc của hệ thống CSĐTGV” là cơ sở thực hiện chức năng đào tạo - bồi dưỡng GV, CBQLGD. Cơ cấu tổ chức hệ thống CSĐTGV là mô hình cấu trúc, được thiết lập để có 10
  3. Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên thể tạo ra mối quan hệ tác động qua lại và chính các mối quan hệ này xác lập được chức năng của hệ thống ở các cấp độ khác nhau: Hệ lớn - Hệ con - các bậc tiếp theo. Theo tiếp cận hệ thống thì một hệ thống khi được hình thành sẽ có khả năng tự điều chỉnh chức năng dưới tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Đặc điểm này phải được tính đến khi thiết kế mô hình cấu trúc để sao cho hệ thống hoạt động vận hành có sự thống nhất hài hoà giữa cơ chế tự thân linh hoạt, chủ động (tự chủ, tự giác) với cơ chế quản lý hành chính. Điều này sẽ được phân tích kỹ hơn khi mô tả các chức năng của hệ thống. 2.1.2. Hệ thống tổng thể CSĐTGV - Hệ thống tổng thể CSĐTGV là hệ thống được cấu thành bởi tất cả các CSĐTGV. Có thể gọi đó là hệ thống lớn, trong quan hệ với các hệ con là các CSĐTGV. Trong một hệ thống các phần tử quan hệ với nhau theo nguyên tắc thứ - bậc: Hệ lớn, hệ nhỏ hơn theo các thứ bậc. Trong đó các hệ con vừa là đơn vị cấu trúc của hệ lớn, vừa là hệ lớn của những hệ con bậc dưới. Dù là cấp độ nào thì mỗi hệ con vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng. Theo nguyên tắc đó hệ thống CSĐTGV cũng được thiết kế thành các hệ con theo các thứ bậc khác nhau. Mỗi hệ con ở một bậc nào đó được đặc trưng bởi một loại quan hệ và theo đó là một loại chức năng nhất định. Đó cũng là nguyên tắc xác lập và phân loại các hệ con cấu thành hệ thống CSĐTGV. Hình 1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống CSĐTGV 11
  4. Đinh Quang Báo 2.1.3. Các hệ thống được xác lập theo phạm vi quản lý hành chính Nhà nước Hình 2. Hệ thống cấu trúc theo phạm vi quản lý hành chính Nhà nước Với cấu trúc này sẽ tạo ra được quan hệ giữa Bộ - Sở - Phòng giáo dục (gọi là quan hệ dọc) và quan hệ giữa các CSĐTGV cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện/quận (gọi là quan hệ ngang). Mỗi loại quan hệ này có thể nghiên cứu để tạo điều kiện thực hiện các chức năng cụ thể tác động hiệu quả đến đội ngũ GV. Các chức năng mà các mối quan hệ này có thể thực hiện sẽ được lựa chọn và xác định trong các chức năng mà hệ thống CSĐTGV có thể đóng góp cho sự phát triển đội ngũ GV cả nước. Các chức năng này sẽ được mô tả ở phần sau. 2.1.4. Các hệ thống xác lập theo quan hệ vùng lãnh thổ Quan hệ vùng lãnh thổ không chỉ phản ánh quan hệ không gian địa lý, mà còn phản ánh quan hệ đặc điểm văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Với các quan hệ này, hệ thống CSĐTGV có cấu trúc bao gồm: Các CSĐTGV các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Trung Trung Bộ, các tỉnh Nam Trung Bộ, các tỉnh Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Tây Nguyên. Với đặc điểm của loại quan hệ này, các hệ trong cấu trúc này khi hoạt động sẽ đóng góp được nhiều kết quả về nghiên cứu nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo, về biên soạn tài liệu bồi dưỡng; về tổ chức bồi dưỡng; hỗ trợ nguồn nhân lực; về biên soạn các chuyên đề, môn học tự chọn trong chương trình giáo dục các cấp học... 2.1.5. Cấu trúc hệ thống được thiết lập theo phân cấp đào tạo GV theo các trình độ khác nhau Với quan hệ phân cấp trình độ đào tạo này có thể tổ chức các hoạt động đào tạo liên thông phối hợp phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, tổ chức nghiên cứu khoa học về những 12
  5. Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên Hình 3. Hệ thống cấu trúc theo phân cấp đào tạo vấn đề liên quan để sự phát triển trình độ đào tạo, về nghiên cứu ứng dụng những thành tựu về khoa học giáo dục, tổ chức chia sẻ thông tin khoa học, v.v... 2.1.6. Cấu trúc hệ thống theo quan hệ các nhóm ngành đào tạo Đây là một loại quan hệ quan trọng vì khi thiết lập cấu trúc này sẽ tạo cho các hệ con theo nhóm ngành giải quyết được nhiều vấn đề cho ngành liên quan đến phát triển chương trình đào tạo GV; phát triển chương trình giáo dục các cấp học, liên kết biên soạn giáo trình, sách giáo khoa chuyên ngành cho các cấp học, chia sẻ các nguồn lực, kinh nghiệm đào tạo, trao đổi học thuật cho từng lĩnh vực chuyên sâu, tổ chức các nghiên cứu về khoa học chuyên ngành, khoa học giáo dục đào tạo chuyên ngành, v.v... Cấu trúc hệ thống theo quan hệ này có thể mô tả như sau: Hình 4. Cấu trúc hệ thống theo quan hệ nhóm ngành đào tạo 2.1.7. Xác định hệ thống theo phân cấp quản lý Theo phân cấp quản lý có quan hệ giữa các CSĐT trực thuộc Bộ GD&ĐT, trực thuộc Tỉnh, trực thuộc trường Quốc gia, trực thuộc trường vùng. Tạo được cơ cấu theo quan hệ này sẽ thuận lợi trong việc phối hợp nguồn lực đa dạng giữa các CSĐT GV, đặc biệt sự hỗ trợ chia sẻ nguồn lực giữa các cơ sở lớn do Bộ GD&ĐT quản lý, cho các cơ sở do địa phương quản lý. Quan hệ này được thiết lập sẽ thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa các CSĐT, bồi dưỡng GV và giữa các cơ sở này với nhà trường, các cấp học, đặc biệt trong các cuộc đổi mới, cải cách giáo dục. Để phát triển hiệu quả quan hệ này nhằm thực hiện các nhiệm vụ 13
  6. Đinh Quang Báo của toàn ngành giáo dục. Trong lịch sử phát triển ngành SP, đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa 8 đã quyết nghị xây dựng một số trường ĐHSP trọng điểm với chức năng đầu tàu, hỗ trợ thúc đẩy cả hệ thống SP nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQLGD các cấp học, ngành học. Từ năm 1998, Chính phủ đã quyết định tách ĐHSP Hà Nội và ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh khỏi ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng thành hai trường ĐHSP trọng điểm. Việc tách và xây dựng hai trường ĐHSP trọng điểm quốc gia là kết quả của chủ trương phát triển hệ thống SP - hệ thống có tổ chức, có chức năng và cơ chế phù hợp với chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ GV của đất nước. Từ việc xác định các bậc hệ thống theo các logic quan hệ nêu trên cho thấy mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của mỗi bậc hệ thống. Khi thiết kế cấu trúc của hệ thống lớn và hệ thống con luôn luôn định hướng kỳ vọng làm xuất hiện nhiều chức năng tác động đến nền GD nói chung và đặc biệt tác động đó được thể hiện qua chức năng phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD cho đất nước. Đó chính là biểu hiện của năng lực của hệ thống CSĐTGV. 2.2. Xác định chức năng của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên Giải pháp xác định cơ cấu tổ chức hệ thống và giải pháp xác định chức năng thực chất là thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của hệ thống. Hiệu quả của hai giải pháp này phụ thuộc lẫn nhau và nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó rất quan trọng tạo được logic quan hệ Nhân - Quả, và theo đó mối quan hệ Cấu trúc - Cấu trúc, Cấu trúc - Chức năng và Chức năng - Chức năng được hình thành một cách tự nhiên, tự giác xuất phát từ nhu cầu tự nhiên của cả hệ thống lớn và các hệ thống con. Điều này rất đáng quan tâm khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp trong bối cảnh sự phân cấp quản lý giáo dục đang diễn ra theo xu hướng tăng dần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và CSĐTGV, đặc biệt các trường ĐH. Hơn nữa hoạt động với động cơ từ nhu cầu tự thân thì bao giờ cũng mang lại hiệu quả thiết thực, kết quả hoạt động dễ được triển khai, phát triển trong thực tiễn giáo dục. Trong bối cảnh cơ chế quản lý đang biến đổi đó cũng nảy sinh vấn đề từ thực tiễn mà những nhà quản lý, nhà giáo dục đều phải quan tâm nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn. Vấn đề đó là: Liệu việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV - yếu tố quyết định chất lượng giáo dục sẽ trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các CSĐT, bồi dưỡng đến đâu?. Nói cách khác cơ chế quản lý Nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡng GV sẽ như thế nào cho phù hợp với nguyên tắc: “Đội ngũ GV là công cụ trực tiếp” của ngành giáo dục để bảo đảm chất lượng giáo dục quốc gia. Đề tài này không trực tiếp nghiên cứu vấn đề này, nhưng khi đề xuất các giải pháp hệ thống thì quán triệt một cách sâu sắc nguyên tắc này với mong muốn Bộ GD&ĐT sử dụng các CSĐTGV theo cách điều khiển một hệ thống chứ không theo kiểu “đánh lẻ”. Trong thực tiễn từ khi Bộ giáo dục nhập với Bộ ĐH và trung học chuyên nghiệp, đặc biệt từ khi Vụ GV giải thể thì 14
  7. Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên việc sử dụng, quản lý các CSĐTGV không bằng tiếp cận hệ thống. Tình trạng sử dụng đơn lẻ từng cơ sở, thậm chí từng cán bộ, giảng viên của các trường SP trong triển khai những chương trình, dự án lớn của ngành GD như cải tiến chương trình giáo dục phổ thông, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ GV khá phổ biến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng các trường SP hoạt động “không đồng pha” với đổi mới, cải cách giáo dục các cấp học, thậm chí có ý kiến đánh giá là “SP đứng ngoài cuộc” hay “SP lạc hậu so với phổ thông” ở một số lĩnh vực. Với các nhận xét trên đây, việc đề xuất các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống CSĐTGV sẽ có nhiều chức năng không nhấn mạnh tính quản lý hành chính của giải pháp mà nhấn mạnh tính hợp tác “hiệp hội”. Điều đó không hàm ý không cần, hoặc tách rời khỏi sự quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT mà kinh nghiệm các nước tiên tiến cho thấy tính hiệp hội nghề nghiệp đã phát huy nhiều mặt trong lĩnh vực phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Ở đây Nhà nước (cấp chính quyền) các cấp chỉ giám sát, tạo cơ hội và sử dụng tiềm năng của các hiệp hội nhằm phát huy tối đa năng lực của từng CSĐTGV trên tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp với pháp luật. Các chức năng của hệ thống CSĐTGV là những chức năng của một tổ chức hệ thống, nghĩa là các chức năng này chỉ bộc lộ khi các CSĐTGV được liên kết với nhau theo những cơ chế nhất định. Trên 60 năm kể từ ngày Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh số 194/SL ngày 8 tháng 10 năm 1946 về việc thành lập ngành học SP, các CSĐTGV ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, cùng theo đó mối liên hệ giữa các cơ sở đó cũng phát triển ứng với từng bối cảnh của từng giai đoạn phát triển ngành giáo dục. Có một xu hướng có thể nhận ra là mối quan hệ giữa các CSĐTGV càng được tổ chức chặt chẽ thì sự đóng góp cho ngành GD cho từng cơ sở, các cơ sở đó càng lớn, càng có ý nghĩa. Giai đoạn gần đây có thể do xu hướng tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH nên phần nào giảm đi mối quan hệ có tính tổ chức giữa các trường SP. Nhận xét này ra đi từ việc đối chiếu với các giai đoạn trước, từ quan sát, theo dõi thực tiễn, từ ý kiến của một số nhà SP, CBQLGD, nhất là của chính các trường SP. Gần đây trong nhiều hội thảo, nhiều văn bản quản lý của ngành đều nhấn mạnh đề cập đến vấn đề củng cố hoạt động của các trường SP theo hướng có tổ chức, được quản lý chặt chẽ hơn để thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn cho ngành. Những nguồn thông tin đó, đặc biệt qua những đóng góp của ngành học SP trên 60 năm qua, của nhu cầu thực tiễn cho thấy cần phải tổ chức các CSĐTGV với cơ chế quản lý phù hợp trong thời đại mới để giao cho tổ chức đó thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của ngành trong lĩnh vực giáo dục GV và giáo dục các cấp học. Điều cần nhấn mạnh là làm việc đó không chỉ tạo tình huống, cơ hội cho các CSĐTGV thực hiện nhiệm vụ cho ngành giáo dục, mà cũng chính là tăng cường tiềm lực phát triển chất lượng đào tạo của từng CSĐT đó. Đây là quan điểm cần được quán triệt. Khi tìm các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống CSĐTGV, 15
  8. Đinh Quang Báo chúng tôi quán triệt tiếp cận hoạt động, theo đó để phát triển năng lực hệ thống thì cần tạo cơ hội để hệ thống đó tham gia giải quyết các nhiệm vụ của ngành. Để thực hiện các nhiệm vụ đó có hiệu quả như trên, hệ thống CSĐTGV phải thực hiện hai chức năng chính: nghiên cứu và triển khai trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Giáo dục GV và giáo dục các cấp học (mầm non, phổ thông) có quan hệ Nhân - Quả, là động lực phát triển của nhau. Nghiên cứu và triển khai kết quả nghiên cứu do cùng một chủ thể - hệ thống CSĐTGV sẽ có tác dụng nhiều mặt quan trọng, đó là: - Tính mục đích của hoạt động được xác định rõ ràng kéo theo tính tự giác, chủ động, sáng tạo càng cao do đó hiệu quả càng lớn, càng thiết thực. - Tạo được kênh thông tin phản hồi phong phú giúp cho việc điều chỉnh, hoàn thiện kết quả nghiên cứu và kết quả ứng dụng. Đó là những thông tin phản hồi giữa nghiên cứu với kết quả ứng dụng, giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa đào tạo ở trường SP với giáo dục các cấp học. Một trong những khâu yếu nhất trong quá trình đào tạo GV là mối quan hệ giữa SP với PT, mầm non. - Tạo sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và triển khai những vấn đề của ngành giáo dục không chỉ là nguyên tắc của nghiên cứu khoa học mà còn là tạo cơ hội hợp tác, liên kết giữa các CSĐT với các cơ sở có chức năng chính là nghiên cứu khoa học giáo dục. Ý tưởng chuyển các viện nghiên cứu vào các trường ĐH hoặc thành lập viện nghiên cứu trong các trường ĐH chính là để thiết lập mối quan hệ đó. Thực tiễn nước ta trong thời gian qua nếu thiết lập được quan hệ này chắc chắn thì sẽ giải quyết được nhiều việc cho Bộ GD&ĐT. - Gắn nghiên cứu với triển khai cũng là một giải pháp quan trọng, gắn các cơ sở nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng với các nhà trường của các cấp học một cách tích cực. Trong quan hệ này các CSĐTGV, nghiên cứu khoa học giáo dục, các CSĐT, bồi dưỡng CBQLGD cùng hợp tác nghiên cứu với các nhà trường của các cấp học. Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra rằng một hệ thống tồn tại, phát triển, tự điều chỉnh được khi thiết lập được quan hệ với môi trường trong đó, và với các hệ thống khác. Trong quan hệ đó giá trị trao đổi thông tin có ý nghĩa quan trọng quyết định sự tồn tại của tổ chức hệ thống. Trong trường hợp hệ thống CSĐTGV, thì việc thiết lập quan hệ với hệ thống giáo dục các cấp học được coi là nguyên lý đảm bảo sự vận hành phát triển, tồn tại của cả hai hệ. Nguyên lý này là không mới nếu chỉ giải thích như là quan hệ Đào tạo – Sử dụng một cách tuyến tính. Sẽ là mới nếu quan hệ đó được thiết lập với ý tưởng giữa Hệ với Hệ (Hệ CSĐT GV với Hệ giáo dục cấp học), với ý tưởng cùng tác động với những hoạt động cụ thể trong giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQLGD, trong triển khai các chương trình, cải cách, đổi mới giáo dục. Sẽ là mới nếu quan hệ đó là kênh thông tin ngược của nhau để điều chỉnh, để hoàn thiện quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng GV. Khi xác định chức năng cho hệ thống CSĐTGV, chúng tôi quán triệt các ý tưởng mới này. Từ các quan điểm nêu trên, đề tài đề xuất một số chức năng chính 16
  9. Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên của hệ thống CSĐTGV sau đây: 1. Nghiên cứu chiến lược phát triển hệ thống CSĐTGV để tư vấn cho Bộ GD&ĐT hoạch định chính sách, giải pháp quản lý nhằm phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV và GD. 2. Phát triển đội ngũ giảng viên cho các CSĐTGV. 3. Phối hợp, chia sẻ, phát huy các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQLGD. Các nguồn lực đó là đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, chương trình, giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu, v.v... 4. Nghiên cứu để tư vấn cho Bộ GD&ĐT giải quyết những vấn đề liên quan đến đội ngũ GV, CBQLGD (Phát triển mạng lưới CSĐT, bồi dưỡng GV, CBQLGD; Quản lý việc cấp phép hành nghề GV; Xây dựng tiêu chí kiểm định chất lượng các CSĐT, bồi dưỡng GV, CBQLGD và tổ chức hoạt động kiểm định; Xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV các cấp học, ngành học và tổ chức đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp; Đề xuất các chính sách về GV; Phát triển các chuyên ngành đào tạo mới, v.v...). 5. Nghiên cứu đề xuất, thẩm định các chiến lược, chương trình, đề án phát triển GD các cấp học, đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQLGD, v.v... 6. Phát triển, đánh giá, thẩm định các chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV. Tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQLGD, biên soạn, thẩm định sách giáo khoa các môn học cho các bậc học, v.v... 7. Hỗ trợ cập nhật thông tin khoa học phát triển học thuật, tổ chức các sinh hoạt học thuật, trao đổi kinh nghiệm giáo dục, đào tạo; Tổ chức phối hợp nghiên cứu, triển khai các đề tài, chương trình khoa học, v.v... 8. Tổ chức hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, GV; Triển khai các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học. Nhìn chung, để các giải pháp nêu trên thực sự có hiệu quả, Bộ GD&ĐT với tư cách là cơ quan quản lý và điều hành ngành giáo dục và đào tạo cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai áp dụng các giải pháp nêu trên vào thực tiễn, đặc biệt trao quyền tự chủ cho các CSĐTGV. Các CSĐTGV, với tư cách là nơi tạo nên dản phẩm đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng của giáo viên sư phạm, cơ sở vật chất đáp ứng với sự phát triển nhanh của xã hội và nhu cầu ngày càng tăng của hệ thống giáo dục. Hơn nữa, cần tạo sự liên kết giữa các CSĐTGV với các cơ sở giáo dục nhằm tạo nên sự thống nhất về chất giữa nơi cung cấp và nơi sử dụng nguồn lực. 3. Kết luận Nội dung trên đây là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Bộ trọng điểm “Các giải pháp nâng cao năng lực củ hệ thống CSĐTGV”. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo tiếp cận hệ thống. Theo đó, phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm 17
  10. Đinh Quang Báo vụ chiến lược của ngành giáo dục trong khi đào tạo là nhiệm vụ của các CSĐTGV. Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng nên giáo dục của quốc gia vì vậy tất yếu Bộ giáo dục và đào tạo phải quản lý chặt chẽ các CSĐTGV. Quản lý vĩ mô chỉ có hiệu quả khi cấu trúc các CSĐTGV thành một hệ thống. Khi thành cấu trúc hệ thống các CSĐTGV sẽ có tác động qua lại vừa nâng cao năng lực đào tạo của từng cơ sở vừa thực hiện được các chức năng mới có tầm vĩ mô trong chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Khánh Đức, 2010. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Nxb Giáo dục. [2] Trần Bá Hoành, 2006. Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Bộ GD&ĐT, 2006. Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc các trường SP. Hà Nội tháng 12/2006. [4] Viện chiến lược và chương trình giáo dục, 2006. Báo cáo khảo sát các trường SP. Hà Nội tháng 11/ 2006. [5] Bộ GD&ĐT, 2009. Thống kê GD&ĐT năm học 2008 – 2009. Hà Nội. ABSTRACT To enhance the capacity of the system of teacher training institutions The capacity of the system of teacher training institutions includes the quali- ties and capabilities created by the interactions of components (i.e.teacher training institutions) of the whole system to be able to perform the functions to train, con- sult, advise and organize activities to meet common needs of the whole industry of education and teacher training institutions with a view to improving the training quality and the effectiveness of using the teaching staff at all levels of education in the national educational system” To enhance the capacity of the system of teacher training institutions, there are various solutions . However, there are two funda- mental solutions: 1/ building the organizational structure of the system and 2/ identifying clearly the functions of the system. For the above said solutions to be really effective, the Ministry of Education and Trainingt should implement them soon in reality and especially delegate autonomy to teacher training institutions. And teacher training institutions should constantly improve the quality of training teachers, physical facilities to meet the ever-growing needs of the educational system and create a close linkage and unity in quality conceptions between teacher training institutions and employers (schools). 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2