LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ<br />
<br />
<br />
CÁC HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG - CƠ SỞ CỦA PHÁT TRIỂN<br />
DU LỊCH SINH THÁI VIỆT NAM<br />
THE TYPICAL ECOLOGICAL SYSTEM - THE BASIS FOR<br />
ECOLOGICAL TOURISM DEVELOPMENT IN VIETNAM<br />
Nguyễn Thị Thảo<br />
Email: nguyenthaosd@gmail.com<br />
Trường Đại học Sao Đỏ<br />
Ngày nhận bài: 24/01/2018<br />
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 23/9/2018<br />
Ngày chấp nhận đăng: 28/9/2018<br />
Tóm tắt<br />
Với ý nghĩa là du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, du lịch sinh thái là<br />
hoạt động có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hoá, đảm bảo mang lại lợi ích cao<br />
về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn. Sự phong phú và đa<br />
dạng của hệ động - thực vật là thế mạnh để du lịch sinh thái của nước ta có nhiều triển vọng phát triển.<br />
Hệ thống các hệ sinh thái Việt Nam có lịch sử phát triển độc đáo, điều này chi phối đặc điểm chung của<br />
các hệ sinh thái là tính phong phú và đa dạng. Đó là những đặc điểm cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của<br />
du lịch sinh thái Việt Nam. Bài viết này dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá những tiềm năng, lợi thế của<br />
các hệ sinh thái đặc trưng, những hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái, từ đó đề xuất giải pháp phát<br />
triển du lịch sinh thái một cách bền vững tại Việt Nam.<br />
Từ khóa: Hệ sinh thái; du lịch sinh thái; sinh thái và môi trường.<br />
Abstract<br />
With the meaning of natural tourism which has high education level in ecology and environment, ecological<br />
tourism is an activity which has positive effect to environment protection and culture, it is also certainly<br />
bring high financial benefit for local community and contribute to conservation efforts. The variety and<br />
diversity of ecosystem is so strong that our ecological tourism has a lot of development prospects. Each<br />
ecosystem is typical by ecological condition and development history. Vietnam ecosystem has unique<br />
development history causing the common characteristics of ecosystem which are variety and diversity.<br />
These are basic characteristics which make attraction for ecological tourism in Vietnam. This paper<br />
is based on analyzing and evaluating the potentials as well as the advantages of typical ecosystems<br />
and the disadvantages of ecotourism development, thereby proposing solutions to the sustainable<br />
ecotourism development in Vietnam.<br />
Keywords: Ecological system; ecological tourism; environment and ecological.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có vị trí chuyển tiếp trong bình đồ kiến<br />
tạo châu Á, là nơi chuyển tiếp từ lục địa xuống đại<br />
Tiếp cận sinh thái là một hệ phương pháp nghiên<br />
dương, từ núi cao châu Á (cao nhất hành tinh)<br />
cứu dựa trên sự xem xét quan hệ đặc thù giữa<br />
xuống vực sâu đại dương (sâu nhất hành tinh), là<br />
sinh vật và môi trường sinh tồn của chúng. Các<br />
đới tiếp xúc giữa miền nền Hoa Nam và miền nền<br />
sinh vật sống và các vật thể vô cơ bao quanh liên<br />
Indoxini Đông Dương. Chính vì vậy mà địa hình<br />
kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ tương<br />
Việt Nam có cấu trúc thành các dải thung lũng<br />
hỗ bền chặt. Mỗi đơn vị sinh thái bất kỳ đều<br />
xen kẽ nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông<br />
bao gồm tất cả các cơ thể chức năng trong một<br />
khu vực nhất định và tác động liên kết với môi Nam. Các dòng sông chảy trên địa phận Việt Nam<br />
trường xung quanh (sinh thái cảnh). Rõ ràng là phần lớn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ra biển<br />
mỗi hệ sinh thái của nước ta có các đặc trưng Đông xuống đại dương. Mặt khác, nước ta có vị<br />
sinh vật riêng trong một môi trường sinh tồn trí nằm ở giữa ô gió mùa châu Á, là nơi tiếp xúc<br />
nhất định. của ba khu vực gió mùa châu Á: khu vực Bắc Á,<br />
khu vực Nam Á và khu vực Đông Nam Á. Vì vậy,<br />
Môi trường sinh tồn cho sinh vật Việt Nam có đặc không nơi nào cùng vĩ tuyến lại có mùa đông lạnh<br />
thù riêng từ lịch sử hình thành và vị trí của lãnh thổ như ở phần miền Bắc nước ta.<br />
Người phản biện: 1. GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải Điểm lý thú khác là Việt Nam vừa là cái nôi của<br />
2. TS. Nguyễn Đăng Tiến các loài sinh vật bản địa, vừa là nơi tiếp giao của<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 107<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
<br />
các luồng sinh vật từ các khu hệ sinh vật phía Bắc lịch Việt Nam, song cho đến nay việc khai thác<br />
(Hymalaya - Nam Trung Hoa), khu hệ sinh vật những tiềm năng to lớn này còn nhiều hạn chế.<br />
phía Nam (Malaysia - Indonesia) và khu hệ sinh<br />
Có thể thấy rằng, các chuyến du lịch đến các khu<br />
vật phía Tây (Ấn Độ - Miến Điện).<br />
tự nhiên của Việt Nam hiện nay còn mang tính đại<br />
Những đặc điểm này được in đậm thêm bởi tính chúng, chưa đích thực là du lịch sinh thái. Du lịch<br />
chất kế thừa trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt với số đông thường gây nên những tác động tiêu<br />
Nam, nghĩa là các cấu trúc lãnh thổ vẫn còn được cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa, đặc biệt<br />
lưu giữ qua các giai đoạn. Lãnh thổ nước ta không là những khu vực nhạy cảm. Trong khi đó công tác<br />
bị ảnh hưởng trực tiếp của các đợt băng hà Đệ Tứ quy hoạch – phân vùng phát triển du lịch sinh thái<br />
xảy ra trên hành tinh mà chỉ bị ảnh hưởng bởi các còn nhiều bất cập do du lịch Việt Nam chưa có<br />
đợt lạnh đi của khí hậu xen với các đợt biển tiến chiến lược cụ thể phát triển du lịch sinh thái – một<br />
thời kỳ tan băng, do vậy, sinh vật nước ta có lịch trong bốn dòng sản phẩm chính của du lịch Việt<br />
sử phát triển dài từ Đệ Tam, có những thực vật tàn Nam. Đây là một trong những nguyên nhân cơ<br />
dư từ Trung Sinh cùng với sự hội nhập qua các bản hạn chế phát triển du lịch sinh thái hiện nay.<br />
đợt đi lên (khí hậu nóng lên vào thời kỳ tan băng) Quy mô và hình thức tổ chức hoạt động sinh thái<br />
của các sinh vật phía Nam, đi xuống của các sinh còn nhỏ lẻ, mờ nhạt. Đầu tư phát triển du lịch sinh<br />
vật phía Bắc (thời kỳ lạnh đi khi có băng hà Đệ Tứ) thái chưa cao, chủ yếu vẫn là các dự án hỗ trợ<br />
cũng như sự di chuyển của các sinh vật từ đất liền của các tổ chức quốc tế mang tính chất bảo tồn và<br />
ra hải đảo khi nước biển rút vào thời kỳ băng hà. nâng cao năng lực cộng đồng tham gia vào du lịch<br />
Chính vì vậy, các hệ sinh thái của nước ta có tính sinh thái tại một số vườn quốc gia và khu bảo tồn.<br />
chất pha trộn khá cao, nếu không xem xét kỹ sẽ Chưa có các nghiên cứu thị trường bài bản nên<br />
khó thấy những gì đặc thù và quan trọng hơn là việc xác định thị trường mục tiêu, các phân đoạn<br />
hướng du lịch sinh thái vào chính những nét pha thị trường khách du lịch sinh thái chưa rõ ràng,<br />
trộn đó để tìm ra các đặc biệt, trong đó nhằm cùng với đó là xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái<br />
tạo nên sự hấp dẫn trong từng hệ sinh thái nói còn yếu dẫn đến việc chưa thu hút, hấp dẫn khách<br />
riêng và trong đặc thù du lịch sinh thái Việt Nam đến với dòng sản phẩm du lịch sinh thái.<br />
nói chung.<br />
Mặt khác, một phần do hạn chế của công tác quản<br />
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có xu thế phát lý, một phần do ý thức du khách và người dân<br />
triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới, chưa cao nên những hiện tượng tiêu cực vẫn xảy<br />
ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều ra tại các khu bảo tồn thiên nhiên như: chặt phá<br />
người bởi đây là loại hình du lịch tự nhiên có trách rừng bừa bãi, săn bắn động vật trái phép, xả rác<br />
nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên, không đúng nơi quy định, khắc đẽo thân cây…<br />
môi trường và phát triển cộng đồng. Ngoài ý nghĩa Thiếu sự đầu tư về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật<br />
trên, sự phát triển của du lịch sinh thái trên cơ sở chất kỹ thuật đặc thù cho phát triển du lịch sinh<br />
khai thác các tiềm năng tự nhiên đã và đang mang thái hoặc lại xây dựng bừa bãi, không tuân thủ<br />
lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, gây phá<br />
cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển vỡ cảnh quan môi trường. Những trung tâm giáo<br />
kinh tế - xã hội nói chung. dục và diễn giải môi trường cho cả khách du lịch<br />
Theo Tổ chức Du lịch sinh thái quốc tế, du lịch sinh và dân cư địa phương tại các vườn quốc gia, khu<br />
thái là du lịch có ý thức và trách nhiệm đối với môi bảo tồn còn rất hạn chế.<br />
trường thiên nhiên, như bảo tồn môi trường và Điều bất cập hơn nữa là vai trò của cộng đồng địa<br />
bảo đảm lối sống lành mạnh cho người dân quanh phương chưa được coi trọng, lợi ích từ du lịch hầu<br />
khu vực. Đây là một loại hình du lịch mà mỗi cộng như chưa đến được với họ.<br />
đồng trong khu vực nên có trách nhiệm bảo tồn<br />
tính bền vững, hướng tới mục tiêu tạo công ăn Để góp phần tạo cơ sở ban đầu cho phát triển du<br />
việc làm cho người dân địa phương, khuyến khích lịch sinh thái ở Việt Nam, việc nghiên cứu đánh<br />
giá tiềm năng của các hệ sinh thái đặc trưng nhằm<br />
người dân có ý thức bảo vệ môi trường, tạo thuận<br />
phát triển loại hình du lịch này ở nước ta là quan<br />
lợi cho họ làm kinh tế du lịch và bảo vệ môi trường<br />
trọng và cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa<br />
tự nhiên [2].<br />
về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong<br />
Mặc dù du lịch sinh thái được xác định là một công tác quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở<br />
trong những tiềm năng và thế mạnh đặc thù của các khu bảo tồn tự nhiên, phát triển các tuyến<br />
du lịch Việt Nam và phát triển du lịch sinh thái là điểm du lịch sinh thái trên phạm vi cả nước phù<br />
một hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển du hợp với đặc điểm tài nguyên, kinh tế - xã hội và<br />
<br />
<br />
108 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018<br />
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ<br />
<br />
góp phần hạn chế những tác động tiêu cực tiềm ven đảo phân bố từ vùng triều thấp tới độ sâu<br />
ẩn của du lịch sinh thái đến môi trường tự nhiên, 10 m, trong đó có các rạn trong vùng kín điển hình<br />
văn hóa mà nhiều nước trong khu vực và trên thế ở vùng Vạn Bội, Vạn Hà ở Đông Nam đảo Cát Bà,<br />
giới đã phải trả giá khi phát triển loại hình du lịch các rạn ở eo biển hay lạch triều phân bố điển hình<br />
hấp dẫn này. ở phía ngoài Cát Cò, ở lạch triều gần Vạn Hà, ở<br />
Đông Bắc đảo Cô Tô và Tây Nam đảo Thanh Lân,<br />
2. CÁC HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG các rạn ở mũi nhô hay quanh đảo tách biệt thấy<br />
Tính chất đặc thù của thiên nhiên Việt Nam là mức được ở phía ngoài đảo Ba Mùn, phía ngoài hòn<br />
độ cao của đa dạng sinh học xuất phát từ đặc Vành, phía Đông Nam đảo Thân Lân và đảo Cô Tô.<br />
điểm hình thành đã nêu. Giới sinh vật Việt Nam có Trong các rạn san hô phía Bắc quần tụ nhiều loài<br />
số lượng loài rất lớn. sinh vật khác nhau, thường gặp là nhóm thân<br />
Về thực vật, có tới 14.624 loài thuộc gần 300 họ, mềm, nhiều đặc sản như tu hài, sò lông, trai ngọc,<br />
trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài bào ngư, bàn cuốc… có số lượng khá lớn, các<br />
thú, 346 loài bò sát lưỡng cư, 2.000 loài cá biển, loài trai ốc đẹp như ốc nón, ốc bảo bối chỉ gặp ở<br />
hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, các rạn quanh quần đảo Cô Tô. Nhóm giáp xác<br />
cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác [1]. cũng phong phú, trong đó có nhiều loài kinh tế<br />
như tôm hùm, ghẹ, cua… Các loài da gai như<br />
Loài cổ xưa và hiếm có như Tuế phát triển từ hải sâm, sao biển… Nhiều loài có màu sắc sặc<br />
Đại trung sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn sỡ. Xen vào đó là các loài cá, rắn, rùa biển. Thực<br />
1.000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, 90 loài có sợi, vật sống trên cạn với số lượng phong phú là tảo<br />
70 loài có nhựa, 100 loài có chất chát, hơn 1.000 vôi, tảo lục, tảo nâu, trong đó rong mỡ là loài<br />
loài cây thuốc, 15 loài có bột, 100 loài quả rừng ăn kinh tế.<br />
được… [1].<br />
Tính chất đặc thù của tự nhiên cũng thể hiện trong<br />
Việt Nam là một trong những cái nôi của cây nông tính đa dạng của các loài san hô ở Việt Nam. Trong<br />
nghiệp. Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì mỗi hệ sinh thái san hô đều phong phú thành phần<br />
3 trung tâm tập trung ở khu vực Đông Nam Á với loài, thường là hơn 100 loài, trong hệ sinh thái đều<br />
270 loài cây nông nghiệp, trong đó trung tâm lớn có thể thấy sự có mặt của hầu hết các dạng san<br />
nhất là Nam Trung Hoa có 136 loài. Tính sơ bộ ở hô ở các vùng khác.<br />
Việt Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong đó<br />
có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Trung Hoa, Sự phân bố của các rạn san hô theo hai miền liên<br />
70% cây trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến. Đây là quan đến các điều kiện khí hậu - hải văn trên vùng<br />
tiền đề cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông [4]. Biển Đông, đặc biệt là các vùng biển ven bờ mà<br />
nguyên nhân là hoạt động của các loài hoàn lưu<br />
Giới động vật Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt gió mùa, chủ yếu là không khí lạnh NPc vào mùa<br />
đới: cheo, đồi, chồn bay, cầy mực, culi, vượn, tê đông ở các vùng biển phía Bắc nước ta.<br />
tê, voi, heo vòi, tê giác.<br />
Tác động của hoàn lưu ảnh hưởng mạnh đến nhiệt<br />
Tuy số lượng loài rất phong phú song số lượng cá độ nước biển, sóng, dòng chảy, do vậy mà các hệ<br />
thể mỗi loài lại thấp. Vì vậy, trong quần thể độ bắt sinh thái san hô ở vùng biển phía Bắc kém phát<br />
gặp của các cá thể thường nhỏ, nhiều khi nhỏ hơn triển, nghèo về thành phần loài và kém đa dạng về<br />
chỉ số bắt gặp các loài khác nhau. cấu trúc, độ lớn và độ che phủ của các rạn.<br />
Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình đặc trưng gồm: Mặt khác, do vùng biển ven bờ phía Bắc hàng năm<br />
tiếp nhận một lượng cát bùn, phù sa lớn từ hệ<br />
2.1. Hệ sinh thái san hô<br />
thống các sông ngòi trên lục địa như hệ thống các<br />
Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam khá giàu về thành sông Hồng, Thái Bình, Mã, Cả…, đã ảnh hưởng<br />
phần loài, tương đương với các khu vực giàu san đến sự phát triển của các hệ sinh thái san hô.<br />
hô khác ở Tây Thái Bình Dương, trong đó:<br />
Tuy vậy, sự đa dạng về thành phần loài, về cấu<br />
- Vùng ven bờ phía Bắc bước đầu đã định tên 95 trúc các rạn san hô của Việt Nam có ý nghĩa lớn<br />
loài thuộc 35 giống,13 họ. về du lịch sinh thái. Để tăng sức hấp dẫn, cần có<br />
các hoạt động quảng bá trên các phương tiện<br />
- Vùng ven bờ phía Nam có 255 loài thuộc<br />
thông tin đại chúng về hệ sinh thái san hô của Việt<br />
69 giống.<br />
Nam. Đây chính là thực hiện yêu cầu cơ bản thứ<br />
- Vùng giàu san hô trên thế giới chỉ có số lượng hai của du lịch sinh thái.<br />
là 75 loài [5].<br />
Các loại hình du lịch sinh thái có thể được khai<br />
Các rạn san hô ở phía Bắc là các rạn san hô riềm thác dựa trên hệ sinh thái san hô là du lịch<br />
bờ. San hô tạo rạn thường mọc trên các sườn mạo hiểm, du lịch lặn biển, du lịch tham quan<br />
ngầm của các đảo hoặc trong các bãi tùng áng nghiên cứu…<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 109<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
<br />
<br />
2.2. Các hệ sinh thái đất ngập nước thái rừng tràm U Minh, Đồng Tháp (tứ giác Long<br />
Xuyên) của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là<br />
Cũng như các hệ sinh thái san hô, các hệ sinh thái<br />
rất nổi tiếng. Các hệ sinh thái này gắn liền với các<br />
đất ngập nước điển hình trên thế giới có thể tìm<br />
thấy trên lãnh thổ nước ta. sinh thái cảnh thấp, trũng của các đồng bằng sông<br />
Cửu Long và sông Hồng, với chế độ ngập nước<br />
Các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng có thường xuyên hoặc ngập nước theo mùa do ảnh<br />
những đặc thù riêng, trong đó nổi bật là các hệ hưởng của chế độ lũ của các hệ thống sông tạo<br />
sinh thái ngập mặn ven biển. châu thổ. Nguồn nước lũ hàng năm là nguồn cung<br />
Ở đồng bằng Đông Nam Bộ, trên châu thổ sông cấp các chất dinh dưỡng và tạo chế độ thay nước<br />
Cửu Long phân bố một diện tích lớn các hệ sinh định kỳ cho các vùng đầm lầy nội địa.<br />
thái đất ngập nước, chủ yếu là các hệ sinh thái<br />
Các hệ sinh thái đầm lầy nội địa kết hợp với các<br />
ngập mặn và các hệ sinh thái đất ngập phèn (hệ<br />
vùng sình lầy của sông tạo nên các vùng đất ngập<br />
sinh thái đầm lầy nội địa).<br />
nước lớn ở hai châu thổ, nơi có số lượng lớn chim<br />
Hệ sinh thái ngập mặn ven biển từ Vũng Tàu đến cư trú và chim di cư hàng năm cùng với nguồn lợi<br />
Cà Mau là 191.800 ha, chiếm 76,11% tổng diện hết sức quý là mật ong rừng.<br />
tích rừng ngập mặn ven biển toàn quốc. Trong số<br />
51 loài thực vật trong các vùng rừng ngập mặn Một dạng đất ngập nước khác là đầm phá ven<br />
toàn quốc thì rừng ngập mặn ở đất Mũi có 21 [6]. bờ. Đây là dạng đất ngập nước đặc biệt điển hình<br />
Trong các hệ sinh thái ngập mặn thì các hệ sinh của các cửa sông vùng cồn cát miền Trung, hình<br />
thái rừng ngập mặn châu thổ sông Cửu Long nuôi thành do cửa sông bị cát chắn theo chu kỳ.<br />
dưỡng một số lớn diệc, cò… tại đây có các sân Trong các đầm phá nổi tiếng là đầm Cầu Hai và<br />
chim lớn của Việt Nam. Rừng ngập mặn là nơi phá Tam Giang nằm trong tổng thể của quần thể<br />
sinh sản, cư trú của nhiều hải sản, chim nước, du lịch Huế. Nhiều đầm phá miền Trung nằm trong<br />
chim di cư và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế quần thể có bãi biển dài, nước khá trong, độ dốc<br />
lớn như khỉ, lợn rừng, kì đà, chồn, trăn…<br />
thoải trong mùa nắng, nhiệt độ vừa phải (mùa khô<br />
Nếu hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam có ở Thuận An) là đặc trưng của mô hình du lịch 3S:<br />
thành phần loài khá phong phú so với các nước Sun, Sea, Sand (nắng, biển và cát).<br />
khác ở khu vực Đông Nam Á thì đa dạng này tập<br />
Các đầm phá ở miền Trung trong điều kiện sinh<br />
trung chủ yếu ở các rừng ngập mặn châu thổ sông<br />
Cửu Long, điều này được giải thích bởi sinh thái thái khá ổn định và có mùa mưa lệch pha (từ<br />
cảnh ở đây rất thuận lợi với nền nhiệt cao, ổn định tháng 8 đến tháng 1) làm cho nguồn lợi sinh vật<br />
quanh năm, cùng với sự trao đổi nước hai mùa: phong phú, tạo những hấp dẫn lớn cho du lịch<br />
mùa lũ – nước từ lục địa đổ ra, mùa khô – nước sinh thái [5].<br />
biển tràn vào. Không chỉ vậy, khi triều cường và 2.3. Hệ sinh thái vùng cát ven biển<br />
triều rút cũng tác động đến lưu thông nước tạo<br />
nên nguồn thức ăn phong phú cho động vật và Hệ sinh thái vùng cát ven biển của nước ta đa<br />
điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển. Vì vậy dạng với hơn 60 vạn ha, tập trung chủ yếu ở ven<br />
mà các vùng ngập mặn ở châu thổ sông Cửu biển miền Trung (30% tổng diện tích).<br />
Long có sức hấp dẫn cao.<br />
Các nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên các loại<br />
Đứng sau rừng ngập mặn ven biển châu thổ sông cát khác nhau: hệ sinh thái vùng cồn cát trắng<br />
Cửu Long về diện tích là các rừng ngập mặn ven vàng, hệ sinh thái vùng đất cát biển, hệ sinh thái<br />
biển khu vực Đông Bắc (Quảng Ninh) với diện tích vùng đất cát đỏ.<br />
39.400 ha (15,6% tổng diện tích rừng ngập mặn).<br />
Trong ba nhóm trên, nhóm hệ sinh thái cồn cát<br />
Mức độ phong phú và đa dạng của hệ sinh thái<br />
trắng vàng phân bố ở hầu hết các tỉnh nhưng tập<br />
rừng ngập mặn Quảng Ninh kém hơn nhiều so<br />
trung ở vùng biển Nam Trung Bộ với các cồn cát<br />
với ở ven biển Nam Bộ, song các hệ sinh thái này<br />
di động, sạch thuần khiết có ý nghĩa lớn cho du<br />
có đặc trưng riêng của sinh thái cảnh, chịu ảnh<br />
lịch, nhất là trong điều kiện ven biển miền Trung<br />
hưởng của mùa đông lạnh với các loài chim di<br />
nơi mùa mưa ngắn và dịch về thu đông (từ tháng<br />
cư hàng năm đến đấy với số lượng lớn. Vì thế,<br />
9 đến tháng 12).<br />
việc nghiên cứu quy hoạch các điểm du lịch sinh<br />
thái rừng ngập mặn ở Đông Bắc cần được đầu tư, Nhóm 2, nhóm đất cát có độ mùn thấp 1% nhưng<br />
xem xét trong hệ thống tuyến du lịch Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sinh thái trên<br />
nói riêng và Đông Bắc nói chung. đất cát, tập trung ở Nam Trung Bộ và Khánh Hòa.<br />
Một dạng hệ sinh thái đất ngập nước điển hình Nhóm 3, đất cát đỏ có khoảng 77.000 ha, tập<br />
khác là các đầm lầy nội địa, trong đó có các hệ sinh trung ở hai tỉnh cực Nam Trung Bộ, là nhóm cát<br />
<br />
<br />
110 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018<br />
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ<br />
<br />
đặc biệt do tỷ lệ sắt cao, oxit silic có hàm lượng Đây là các hệ sinh thái hình thành trong điều kiện<br />
khá cao (85-90%) có độ thuần khiết lớn. Đặc biệt mùa mưa tập trung và mùa khô kéo dài đến bảy<br />
lớn là khối cát đỏ Tây Bắc Phan Thiết. Các cồn cát tháng. Vì vậy, vào mùa mưa các hệ sinh thái này<br />
đỏ do gió tác động thành các cồn cát di động nên đôi khi ngập đến 1 m ở các vùng trũng, mùa khô<br />
có khả năng vừa sử dụng trực tiếp các cồn cát đỏ đất nứt nẻ do thiếu nước.<br />
cho du lịch sinh thái, vừa có thể tạo sinh thái canh<br />
Thực vật đặc trưng của các cây họ dầu có nhiều<br />
nông trên đất cát (trồng hoa màu, dưa hấu, đào<br />
dầu nhựa cùng với các loại gỗ quý khác. Hệ động<br />
lộn hột…) tạo nên sức thu hút lớn du khách trong<br />
vật khá phong phú và đặc sắc với các loài nhiệt<br />
và ngoài nước.<br />
đới khô đặc trưng như voi, tê giác, bò rừng…<br />
2.4. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới<br />
Hệ sinh thái rừng khộp lưu giữ nhiều nguồn gen<br />
Đặc trưng của các hệ sinh thái này là hệ thống quan trọng không chỉ riêng đối với nước ta mà<br />
các vườn quốc gia, nơi lưu trữ các nguồn gen quý còn đối với thế giới. Trong số 51 loài động vật quý<br />
hiếm của nước ta phân bố ở khắp các miền từ hiếm ở Đông Dương thì trong hệ sinh thái rừng<br />
Nam ra Bắc, từ đất liền đến các hải đảo. khộp phát hiện được 39 loài [6].<br />
Mỗi đơn vị vườn quốc gia và hệ thống rừng đặc Du lịch trong rừng khộp trên lưng voi là một bản<br />
dụng có đặc điểm tự nhiên đặc thù, trong đó có sắc với sức hấp dẫn kì diệu.<br />
các loài động, thực vật quý hiếm cũng như sự<br />
khác biệt về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các đặc 3. GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ<br />
điểm nhân văn… do vậy là những địa điểm có ý CÁC HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG CHO PHÁT<br />
nghĩa lớn cho công tác nghiên cứu khoa học, cho TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM<br />
hoạt động tham quan thiên nhiên, trở về cội nguồn. 3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách<br />
Trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới có các dạng Để phát triển du lịch theo hướng thân thiện với<br />
đặc thù là hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái rừng môi trường thì việc tạo cơ chế, chính sách phát<br />
khô hạn và hệ sinh thái rừng mưa. triển du lịch sinh thái bền vững là rất quan trọng.<br />
Đặc trưng của các hệ sinh thái núi cao Việt Nam là Điều này tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt<br />
hệ sinh thái núi cao Fanxipang với đỉnh Fanxipang động du lịch sinh thái nhằm làm cơ sở cho việc<br />
cao 3.143 m. giám sát chặt chẽ hoạt động du lịch và quản lý<br />
nguồn tài nguyên.<br />
So với núi cao khác thì khu vực Fanxipang không<br />
phải là cao quá, song do địa hình hiểm trở, do thời Bên cạnh đó, cần giáo dục nâng cao ý thức thực<br />
tiết không mấy khi thuận lợi nên việc chinh phục hiện luật bảo vệ môi trường cho mọi người dân.<br />
đỉnh núi này cũng không dễ dàng. Mặt khác đây Việc này không chỉ dừng lại ở du khách, cộng<br />
là khối núi cao nhất Đông Nam Á, trên đó sự phân đồng dân cư địa phương mà còn phải tiến hành<br />
hóa sinh thái phức tạp giữa sườn Đông và sườn cả ở các cấp quản lý, các đơn vị và đối tượng kinh<br />
Tây, giữa các dạng địa hình, giữa các đá sinh vật doanh tại các điểm du lịch sinh thái bằng nhiều<br />
trên núi với rừng rêu, rừng đỗ quyên, rừng trúc hình thức, như tổ chức cuộc vận động, phổ biến<br />
lùn trên các sống phân thủy, các đỉnh núi, đặc biệt văn bản hướng dẫn, phát hành ấn phẩm, tổ chức<br />
trong điều kiện không có dòng chảy từ độ cao trên các buổi nói chuyện chuyên đề, phổ biến những<br />
2400÷2600 m đã thu hút nhiều hoạt động du lịch video clip về cảnh quan du lịch sinh thái hay thông<br />
sinh thái. qua việc thuyết minh về bảo vệ môi trường của<br />
Vùng núi cao Fanxipang nằm trong khu Bảo tồn các hướng dẫn viên du lịch…<br />
thiên nhiên Hoàng Liên Sơn với nhiều loài gen Cần đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phát<br />
quý hiếm như pơmu, tùng La hán, dương xỉ cây… triển du lịch sinh thái rộng rãi trên nhiều vùng miền<br />
Đa dạng sinh học của vùng núi cao Fanxipang và của đất nước. Cần có những quy hoạch hợp lý,<br />
khu nghỉ mát trên núi cao Sa Pa, là quần thể du chính sách và dự án tối ưu trong phát triển du lịch<br />
lịch đặc sắc, trong đó có hướng du lịch sinh thái nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường,<br />
đang hứa hẹn nhiều triển vọng.<br />
trong đó gồm cả môi trường du lịch tự nhiên, môi<br />
Ngoài ra còn có các vùng sinh thái núi cao khác trường du lịch nhân văn, môi trường du lịch kinh<br />
như Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì, mỗi vùng có sắc tế - xã hội.<br />
thái riêng đang chờ khai thác theo hướng du lịch<br />
Phải có được các cơ chế chính sách đồng bộ<br />
sinh thái.<br />
khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch<br />
Hệ sinh thái rừng khô hạn là loại hình đặc trưng sinh thái, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo<br />
ở Đông Nam Á, tập trung ở khu vực Tây Nguyên. tồn thiên nhiên. Điều này được thể hiện qua các<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 111<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
<br />
thông tư liên bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát dẫn viên du lịch sinh thái. Cần chú ý đến việc<br />
triển nông thôn, Bộ Tài chính và Tổng cục Du lịch đào tạo những người địa phương có năng lực để<br />
về vấn đề này. họ có thể trở thành những hướng dẫn viên phục<br />
vụ cho hoạt động du lịch sinh thái trên mảnh đất<br />
Tạo môi trường thuận lợi với những cơ chế cụ thể<br />
của họ.<br />
có tính khuyến khích để mọi thành phần kinh tế có<br />
thể đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái. Điều 3.5. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng<br />
này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hút vốn đầu tư Trước tiên, phát triển du lịch kéo theo việc xây<br />
các dự án này thường dài và khả năng rủi ro cao. dựng kết cấu hạ tầng khách sạn và các công<br />
3.2. Giải pháp về thị trường trình dịch vụ du lịch, tất yếu dẫn đến việc xâm lấn<br />
những diện tích đất đai vốn trước đây dành cho<br />
Cần đầu tư cho những nghiên cứu chuyên đề về trồng trọt và chăn nuôi, vừa làm giảm đi quỹ đất<br />
thị trường du lịch sinh thái để xác định rõ yếu tố nông nghiệp vừa gây ô nhiễm môi trường sống,<br />
cầu đối với loại hình du lịch này. Việc giải quyết làm mất đi cảnh quan tự nhiên, thậm chí làm tổn<br />
tốt vấn đề này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho các kế hại nghiêm trọng đến đa dạng sinh học cũng như<br />
hoạch phát triển một cách bền vững có hiệu quả sức khỏe của con người. Cụ thể là việc sử dụng<br />
cả về kinh tế và xã hội đất đai, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và<br />
Có đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến quảng các hoạt động liên quan đến việc vận hành và bảo<br />
bá du lịch sinh thái góp phần tạo thị trường đối với dưỡng các công trình du lịch cần thiết để duy trì<br />
loại hình du lịch hấp dẫn này. các hoạt động giải trí cho du khách có nhiều tác<br />
động tiêu cực trước mắt và lâu dài, như việc thải<br />
3.3. Giải pháp về quy hoạch bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất đá và các vật<br />
Căn cứ vào những đánh giá có tính tổng quan của liệu nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng<br />
những nghiên cứu về du lịch sinh thái, cần tập ngập mặn, làm cho chất lượng nước giảm đi rất<br />
trung xúc tiến việc quy hoạch chi tiết phát triển nhiều. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để<br />
các khu du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu xây dựng các công trình và làm đường có thể đã<br />
bảo tồn thiên nhiên làm cơ sở cho các dự án đầu gây ra xói mòn, sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp<br />
tư, đảm bảo sự phát triển bền vững ở những khu đến chất lượng nước mặt. Việc đổ rác bừa bãi,<br />
việc thải một lượng xăng dầu nhất định trong quá<br />
vực này.<br />
trình vận hành các thiết bị xây dựng làm cho chất<br />
Trong quá trình quy hoạch chi tiết, lập các dự án lượng nguồn nước kém đi, vừa ô nhiễm nước<br />
khả thi, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chuyên mặt vừa ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng nước<br />
gia quy hoạch du lịch với các chuyên gia ở những ngầm do nước thải không được xử lý đúng quy<br />
lĩnh vực liên quan, ban quản lý các vườn quốc trình. Việc tăng cường sử dụng giao thông cơ giới<br />
gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt với là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô<br />
chính quyền và cộng đồng địa phương. nhiễm không khí.<br />
3.4. Giải pháp về đào tạo<br />
Do đặc điểm các khu vực có tiềm năng du lịch<br />
Hoạt động du lịch sinh thái còn là lĩnh vực mới đối sinh thái thường nằm ở vùng sâu, vùng xa, vì<br />
với du lịch Việt Nam, nên đội ngũ các nhà quản vậy hiện nay điều kiện tiếp cận còn rất nhiều khó<br />
lý, kinh doanh và lực lượng lao động trực tiếp còn khăn. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác<br />
thiếu kinh nghiệm cả về lí luận và thực tiễn. Chính các tiềm năng phục vụ phát triển du lịch sinh thái.<br />
vì vậy, việc đào tạo một cách có hệ thống các nhà Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng<br />
quản lý và đội ngũ lao động trong lĩnh vực này là<br />
đến những khu vực này không chỉ có ý nghĩa kinh<br />
rất quan trọng.<br />
tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt đảm bảo cho<br />
Thực tế cho thấy các nhân viên, hướng dẫn viên<br />
sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái.<br />
du lịch sinh thái của các vườn quốc gia và khu bảo<br />
tồn thiên nhiên còn thiếu và yếu về chuyên môn. 3.6. Giải pháp về xã hội<br />
Có tới 88% cán bộ chưa có đủ năng lực về xây<br />
Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và những<br />
dựng kế hoạch và triển khai du lịch sinh thái, 73% mối quan hệ phát sinh do tác động qua lại giữa<br />
chưa có năng lực tốt về diễn giải môi trường khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính<br />
Cần gấp rút tiến hành đào tạo đội ngũ quản lý trực quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương, do<br />
tiếp các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đó du lịch có tác động không nhỏ tới cộng đồng<br />
về du lịch sinh thái để có thể phối hợp với các nhà dân cư sở tại. Du lịch tạo cơ hội về việc làm, tăng<br />
tổ chức có hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái ở thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đồng<br />
những khu vực này. thời chính lòng hiếu khách, phong tục tập quán,<br />
Có một chương trình đặc biệt đào tạo các hướng bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng dân cư cũng<br />
<br />
<br />
112 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018<br />
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ<br />
<br />
là yếu tố hấp dẫn du khách. Vì vậy, phát triển du triển và xây dựng các sản phẩm phù hợp. Chẳng<br />
lịch mà vẫn bảo vệ được môi trường sống, làm hạn như các tour xem chim, xem thú, tham quan<br />
phong phú thêm môi trường tự nhiên và bảo tồn, các hệ sinh thái và cảnh quan đặc trưng, các hoạt<br />
phát huy được những đặc sắc văn hóa bản địa là động tình nguyện gắn với công tác bảo tồn. Đây<br />
xu hướng tất yếu để bảo đảm sự bền vững. là điểm mấu chốt để làm nổi bật hoạt động du lịch<br />
Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng sinh thái tại các các vườn quốc gia và khu bảo<br />
dân cư địa phương tích cực tham gia vào các hoạt tồn thiên nhiên, song đến nay ngoài một số vườn<br />
động du lịch. như Cúc Phương, còn đa số vẫn chưa được thực<br />
hiện tốt.<br />
Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch<br />
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác các 4. KẾT LUẬN <br />
hệ sinh thái điển hình. Du lịch sinh thái ở Việt Nam là hướng phát triển<br />
Lồng ghép nâng cao nhận thức cho cộng đồng có nhiều triển vọng dựa trên sự đa dạng và phong<br />
về phát triển du lịch vào các chương trình dự án. phú của các hệ sinh thái đặc trưng, điển hình.<br />
Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng<br />
Các hệ sinh thái ở nước ta hình thành trong điều<br />
đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao<br />
kiện đặc thù, tạo bởi hoàn cảnh địa lý, vị trí và lịch<br />
dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền<br />
sử hình thành của thiên nhiên Việt Nam. Chính<br />
vững cho cư dân địa phương.<br />
điều này đã tạo nên sức hấp dẫn to lớn về mặt<br />
Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia sinh thái.<br />
tích cực vào hoạt động du lịch, vào nỗ lực bảo vệ,<br />
Tuy nhiên, để đưa những đặc thù sinh thái thành<br />
tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.<br />
tiềm năng du lịch đòi hỏi phải có công đoạn nghiên<br />
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của các dân cứu chuyển dạng, chuyển từ tiềm năng tự nhiên<br />
tộc ít người nhằm phát triển du lịch một cách bền sang tiềm năng du lịch sinh thái. Làm sao cho du<br />
vững, góp phần giảm thiểu sự xâm hại của cộng khách thấy được những gì mà thế giới sinh vật<br />
đồng dân cư địa phương vào các hệ sinh thái của khu vực có, của châu Á có, ở các hệ sinh thái<br />
điển hình. của chúng ta cũng có như một bức tranh sinh thái<br />
3.7. Giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp nhỏ của toàn khu vực, ngược lại cũng cho họ thấy<br />
sinh thái những gì mà có trong các hệ sinh thái của Việt<br />
Nam. Đây chính là tạo nên sức thu hút, hấp dẫn<br />
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông<br />
du lịch của du lịch sinh thái Việt Nam.<br />
nghiệp sinh thái là loại hình du lịch đưa du khách<br />
trở về thiên nhiên, tìm hiểu phong tục tập quán,<br />
đời sống sinh hoạt của bà con bản địa. Tuy nhiên, TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
thời gian tới Việt Nam cần tận dụng các nguồn vốn<br />
để đầu tư cơ sở hạ tầng, tích cực tuyên truyền, [1]. Lê Huy Bá (2016). Du lịch sinh thái. NXB Đại học<br />
vận động người dân gìn giữ nét đẹp văn hóa, khôi Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.<br />
phục làng nghề, trồng hoa ở các bản du lịch. Hình [2]. Phạm Việt Hà (2016). Phát triển du lịch sinh thái ở<br />
thành các vùng sản xuất tập trung như cây mắc nước ta hiện nay. Tạp chí Cộng sản số 879.<br />
ca, lúa, rau sạch để các bản làng trở thành điểm<br />
đến lý tưởng của du khách. [3]. Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái<br />
những vấn đề về lí luận và thực tiễn phát triển ở<br />
3.8. Giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
du lịch<br />
[4]. Phạm Trung Lương (2000). Tài nguyên và môi<br />
Một giải pháp hết sức quan trọng mà các vườn trường du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phải triển khai<br />
[5]. Nguyễn Minh Tuệ (2012). Địa lý du lịch Việt Nam.<br />
ngay, để phát huy các tiềm năng sẵn có và tăng<br />
cường sự cuốn hút với du khách, đó là phát triển NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù. Tùy theo [6]. Tuyển tập báo cáo Hội thảo về du lịch sinh thái<br />
tiềm năng và điều kiện thực tế, mỗi vườn quốc và phát triển bền vững ở Việt Nam (1998). Viện<br />
gia và khu bảo tồn thiên nhiên nghiên cứu, phát nghiên cứu phát triển du lịch, IUCN, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 113<br />