intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC LOẠI THIÊN ĐỊCH SỐNG KÝ SINH

Chia sẻ: Kim Dong Ae | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

217
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Càng thâm canh cây trồng cao thì sâu bệnh phát sinh càng nhiều, càng phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều thì càng hủy diệt nhiều sinh vật có ích đối với con người và càng gây tính kháng thuốc với sâu hại, làm mất cân bằng sinh thái.Vì vậy yêu câu đặt ra là phải có những phương pháp tiêu diệt sâu bệnh khác có hiệu quả hơn. Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm sinh vật có ích giữ vai trò quan trọng trong việc giữ mối cân bằng về số lượng sâu hại. Với mỗi loại cây trồng có cả một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC LOẠI THIÊN ĐỊCH SỐNG KÝ SINH

  1. CÁC LOẠI THIÊN ĐỊCH SỐNG KÝ SINH Nhóm 3 1. Lê Thanh Hoàng 2. Đinh Thị Hương 3. Nguyễn Thị Lan Anh 4. Lý Thị Thắm 5. Đinh Thành Hới PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU Càng thâm canh cây trồng cao thì sâu bệnh phát sinh càng nhi ều, càng phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều thì càng hủy diệt nhiều sinh vật có ích đối với con người và càng gây tính kháng thuốc với sâu hại, làm m ất cân b ằng sinh thái.Vì vậy yêu câu đặt ra là phải có những phương pháp tiêu di ệt sâu b ệnh khác có hiệu quả hơn. Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm sinh vật có ích gi ữ vai trò quan trọng trong việc giữ mối cân bằng về số lượng sâu hại. Với mỗi loại cây trồng có cả một tập đoàn sâu hại và vi sinh vật gây h ại s ống và ký sinh trên đó, đi kèm với nó là một tập đoàn thiên địch khống chế những côn trùng và vi sinh vật gây hại này. Có ba nhóm thiên địch có thể giúp chúng ta bảo vệ được cây trồng, đó là nhóm ăn mồi, nhóm ký sinh và nhóm gây bệnh. Do nhóm ký sinh thường có kích thước rất nhỏ nên phần lớn chúng ta chỉ biết nhóm ăn mồi vì đây là nhóm có kích thước lớn hơn, dễ quan sát hơn. Để giúp cô và các bạn có nh ững hi ểu bi ết thêm về các loài thiên địch sống ký sinh này, nhóm chúng tôi xin trình bày ch ủ đề: “Các loài thiên địch sống ký sinh”.
  2. PHẦN HAI: NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ THIÊN ĐỊCH SỐNG KÝ SINH 1. Ký sinh là gì? Sinh vật ký sinh là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Trong tự nhiên rất nhiều sinh vật tự ki ếm lấy thức ăn cho mình nhưng ký sinh trùng phát triển theo hướng khác, chúng sống gửi, sống bám hoàn toàn hoặc một phần vào loài khác. • Một số khái niêm liên quan: - Vật chủ: là những sinh vật bị ký sinh, tức là bị ký sinh trùng chi ếm sinh chất, trong quan hệ này, vật chủ là đối tượng bị thiệt hại, ví dụ khi ng ười b ị nhiễm giun thì người là vật chủ, giun là vật ký sinh. - Ký sinh trùng ký sinh vĩnh viễn: suốt đời sống trong hoặc trên v ật ch ủ, ví dụ như giun đũa. - Ký sinh trùng ký sinh tạm thời: khi cần thức ăn thì m ới bám vào v ật ch ủ đ ể lấy, ví dụ như muỗi đốt người khi đói. - Nội ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống sâu trong cơ th ể, ví dụ nh ư sán trong ruột người - Ngoại ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống ở da, tóc móng ví dụ nh ư nấm sống ở da. Tóm lại, ký sinh trùng nhỏ hơn nhiều so với vật chủ của nó, qua kết lu ận của chuyên gia sinh vật học của các loài sống, và sinh sản nhanh hơn và nhiều hơn vật chủ. 2. Thiên địch – Thiên địch sống ký sinh 2.1. Thiên địch
  3. Nhìn chung, chúng ta có thể chia các loài động vật ra làm 3 nhóm l ớn. Nhóm thứ nhất ăn các phần khác nhau của th ực vật hoặc chích hút nh ựa gây ra những thiệt hại cho cây trồng của chúng ta, nhóm này được gọi là dịch hại. Nhóm thứ hai và là đa số các loại động vật, dĩ nhiên, sử dụng các loại th ức ăn khác có sẵn trong ruộng hay vườn của chúng ta và nhóm này không gây bất kỳ vấn đề nào cho chúng ta.Ví dụ như ong thụ phấn cho cây trồng, trùn đ ất và nhiều loại sinh vật khác. Nhóm thứ ba bao gồm những loài động vật sinh sống bằng cách ăn những động vật khác, bao gồm cả các loại gây hại, nhóm này được gọi là thiên địch. Thiên địch là từ chỉ các loài sinh vật sống bằng ăn cơ thể các loài sinh vật hại cây, là kẻ thù tự nhiên của các loài dịch hại. Thiên địch gồm nhi ều loài đ ộng v ật (như côn trùng, nhện, chim, rắn, ...) và vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virut). Nếu chúng ta biết cách đối sử đúng với những thiên địch này thì thiên đ ịch s ẽ có th ể giúp chúng ta rất nhiều trong việc bảo vệ cây trồng và điều này không nh ững sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được tiền bạc, mà còn giúp cho chúng ta và gia đình có sức khoẻ tốt hơn, môi trường được an toàn hơn. Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn sản xuất. 2.2. Thiên địch sống ký sinh Thiên địch sống ký sinh là các loài sinh vật sống ký sinh vào cơ thể các loài sinh vật gây hại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp để diệt trừ các sâu bệnh hại, bảo vệ mùa màng. Ký sinh trong bảo vệ thực vật là một dạng đặc biệt của hiện tượng ký sinh. Nhóm thiên địch ký sinh thường ít được biết đến so với nhóm thiên đ ịch ăn mồi vì nhóm này thường có kích thước nhỏ rất nhỏ, nh ỏ hơn 2 mm, nên r ất khó quan sát thấy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nhóm này ít quan tr ọng trong việc bảo vệ ruộng vườn của chúng ta. Trong lúc nhóm ăn mồi tấn công nhiều loại mồi khác nhau thì nhóm ký sinh th ường rất chuyên bi ệt. Các b ạn có bi ết là
  4. nhóm ký sinh giữ vai trò rất quan trọng trong việc kềm gi ữ m ật s ố các lo ại r ầy mềm, sâu vẽ bùa, rệp sáp, rệp sáp giả và nhiều loại dịch hại khác, dưới ngưỡng phòng trừ không? Vì vậy mà nhóm này có thể bổ sung một cách hoàn h ảo cho tác động của các nhóm ăn mồi. Có 3 nhóm thiên địch sống ký sinh: - Côn trùng ký sinh. - Tuyến trùng ký sinh. - Nấm ký sinh côn trùng. II. CÁC NHÓM THIÊN ĐỊCH SỐNG KÝ SINH 1. Côn trùng ký sinh 1.1. Đặc điểm đặc trưng của côn trùng kí sinh - Thông thường vật ký sinh sử dụng hết hoàn toàn các mô của c ơ th ể v ật chủ, và vật ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn thành phát dục. - Trưởng thành cái của loài ký sinh tìm vật chủ để đẻ trứng, ấu trùng ký sinh không tự tìm vật chủ. - Trong quá trình phát dục, mỗi một cá thể ký sinh thường chỉ liên quan đến một cá thể vật chủ. - Hầu hết các côn trùng ký sinh sâu h ại có bi ến thái hoàn toàn, ch ỉ pha ấu trùng của chúng có kiểu sống ký sinh, còn khi ở pha trưởng thành thì chúng s ống tự do. - Kích thước cơ thể loài côn trùng ký sinh tương đối lớn so với kích th ước cơ thể loài côn trùng ký chủ 1.2. Tập tính của côn trùng kí sinh và ý nghĩa của nó đối với BPSH a. Tìm kiếm nơi ở của vật chủ Trước tiên, con trưởng thành cái ký sinh tìm nơi ở có cây thức ăn của vật chủ. Trong lịch sử tiến hóa, ở loài ký sinh đã hình thành phản ứng nh ận bi ết cây thức ăn của vật chủ. Điều này cho phép ký sinh và vật chủ cũng tìm tới nh ững nơi ở giống nhau có chưa cây thức ăn của vật chủ. Điểm định hướng quan trọng của con trưởng thành cái ký sinh trong khi đi tìm nơi ở của vật chủ là các ch ất dẫn dụ dễ bay hơi do cây thức ăn của vật chủ tiết ra. Con trưởng thành cái ký
  5. sinh tiếp nhận những chất dẫn dụ dễ bay hơi này nhờ cơ quan nh ận cảm hóa học từ xa. b. Phát hiện vật chủ Sau khi đã tìm được nơi đẻ của vật chủ, vật ký sinh tiếp tục tìm phát hiện vật chủ. Để tìm vật chủ trong phạm vi nơi ở của vật ch ủ, con trưởng thành cái ký sinh đã sử dụng nguồn kích thích từ phía vật chủ hay từ các sản phẩm hoạt động sống của vật chủ. Thị giác và khứu giác giữ vai trò quan trọng trong tìm kiếm vật chủ. c. Lựa chọn vật chủ Khi vật chủ đã được xác định, con trưởng thành cái ký sinh vẫn không th ể tiếp cận để đẻ trứng nếu nó thấy vật chủ đó không thích hợp. Sự không ch ấp nhận đó thường xảy ra khi con trưởng thành cái ký sinh nào đó khảo sát, kể cả chính nó. Bởi vì mùi của con trước đó còn vương lại đã có tác dụng xua đuổi nó. d. Cách thức đẻ trứng Không phải tất cả các loài ký sinh đều có đặc tính lựa ch ọn cá th ể v ật chủ chặt chẽ như nhau. Tuy nhiên, nhiều loài lại rất kỹ lưỡng khi lựa chọn vị trí đẻ trứng cụ thể trên cơ thể vật chủ. Tùy theo vị trí đẻ trứng mà có thể phân biệt các kiểu sau: + Đẻ trứng ngoài cơ thể vật chủ. + Đẻ trứng trên cơ thể vật chủ. + Đẻ trứng trong cơ thể vật chủ Phần lớn bộ 2 cánh và 1 số loài cánh màng đẻ trứng nơi vật chủ th ường cư trú. Ruồi Tachinidae Acroceridae hay đẻ trứng trên lá hay các bộ phận khác của cây. Nếu trứng bé thì ấu trùng có thể nuốt trứng vào bụng. Nếu trứng lớn thì khi nở ra ấu trùng có cơ thể dẹp (planidi), thường bám vào vật chủ gần chúng. Trong số các loài Cánh màng thì họ Perilampidae đẻ trứng trên lá, ấu trùng planidi mới nở tấn công ngay vào ấu trùng đã lớn của loài ấy. Ong cái họ Eucharidae đẻ hang trăm trứng lên chồi hay lên lá, sâu non bám vào kiến và kiến sẽ mang ấu trùng về tổ, tạo điều ki ện cho ấu trùng di chuy ển sang ký sinh trên kiến chúa trưởng thành sinh dục.
  6. Nhiều loài đẻ trứng trên cơ thể vật chủ, ấu trùng nở ra ăn th ịt v ật ch ủ t ừ bên ngoài hoặc chui vào bên trong vật chủ trở thành kí sinh trong. Mỗi loài có một vị trí đẻ trứng riêng và cách đính trứng khác nhau trên cơ thể vật chủ. Các loài ong thuộc họ Tiphiidae khi phát hiện ra vật chủ của mình đã có kí sinh thì lập tức hất trứng con đi trước và đẻ con của mình vào đó. Ong thuộc h ọ Eulophidae cũng tiêu diệt trứng của con đẻ trước rồi mới đẻ trứng của mình lên. Nói chung khi vật chủ sống nơi kín đáo thường bị kí sinh ngoài, còn vật chủ sống ở nơi thoáng đãng thường hay bị kí sinh trong. Khi ở trong cơ thể vật chủ, trứng thường hay trôi nỗi trong xoang cơ thể hay ở cố định vào một vị trí nhất định như hạch thần kinh, phôi…Ví dụ như ong Triclistus (họ Ichneumonidae) đẻ trứng vào hạch thần kinh của sâu cuốn lá Zeirapherra griseana, ong kí sinh trứng niềng niễng Caraphractus cintus (họ Mymaridae) c ắm máng đẻ trứng sâu vào tận ruột giữa của phôi niềng niễng để đẻ trứng. Nhiều loài cánh màng tiêm chất độc làm cho vật chủ bị tê liệt trước khi đẻ trứng. Loài ong Bracon Hebetor chỉ cần tiêm một liều bằng 1/200 triệu máu vật chủ đã đủ gây hiệu quả làm tê vật chủ. Nhiều lúc sau một th ời gian tác động tê liệt thì vật chủ được hồi phục. 1.3. Những nhóm côn trùng ký sinh phổ biến. Theo Sweetman(1936), côn trùng ký sinh có ở 86 họ của 5 bộ trong lớp côn trùng (Insecta): + Cánh cứng- Coleoptera. + Cánh cuốn- Strepsiptera. + Cánh vảy- Lapidotera. + Cánh màng- Hymenoptera. + Hai cánh- Diptera. Nhưng có ý nghĩa thực tiễn trong biện pháp sinh h ọc ch ống côn trùng h ại thì những kí sinh thuộc bộ Cánh màng và bộ Hai cánh. - Bộ Cánh màng (Hymenoptera) quan trọng và phổ biến là các họ sau: + Họ ong cự Ichneumonnidae (10-25mm chiều dài), có ấu trùng thường kí sinh ở sâu non, nhộng của nhiều sâu hại và cả nhện n ữa: chúng có kích thước tương đối lớn.
  7. + Họ ong kén nhỏ Branconidae có ấu trùng kí sinh ở sâu non của nhiều loài côn trùng hại, là một họ lớn, giống quan trọng nhất là Apanteles (có khoảng 13.000 loài). + Họ Aphidiidae: chỉ kí sinh trên các loài rệp muội, gặp các giống Aphydius, praon. +Họ Trichogrammatidae, Scelionidae kí sinh trứng nhiều loài côn trùng thuộc họ Cánh vảy, Cảnh nữa, Cánh thẳng, Cánh cứng… +Họ Aphelinidae thường ký sinh rệp sáp, bọ phấn. - Bộ Hai cánh(Diptera): đứng sau bộ Cánh màng về tầm quan trọng trong BPSH chống côn trùng hại. + Họ Pipunculidae tìm thấy là kí sinh của nhiều loài côn trùng thuộc bộ Cánh đều. + Họ Tachinidae có ý nghĩa thực tiễn lớn nh ất đối với BPSH, có khoảng 1.500 loài: là ký sinh trong, ký sinh đơn và ký sinh b ậc 1. Ký sinh trên sâu non của bộ Cánh vảy, ong ăn lá và bọ ánh kim, b ọ trưởng thành, b ọ hung, xén tóc, bọ vòi voi, bọ vảy, bọ xít. Một số ví dụ những loài ký sinh có ích trên đồng ruộng: 1) Ong cự ký sinh sâu non Tên khoa học là Itoplectis narangae, thuộc họ ong cự, có kích thước vừa, đầu và ngực đen, chân màu da cam, đuôi bụng đen. Đây là một loài ong chuyên săn mồi đơn độc, tìm mồi chủ yếu ở ruộng lúa nước. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá hoặc trong thân cây lúa. Chúng ký sinh sâu cu ốn lá non, sâu Rivula atimeta, sâu đục thân 5 vạch màu nâu, sâu đục thâm bướm cú mèo và sâu đo. Mặc dầu một con sâu ký chủ có thể bị nhiều con ong ký sinh, nh ưng ch ỉ có th ể nở ra một con ong cái. Một con ong có th ể đẻ 200-400 trứng trong th ời gian 2-3 tuần. 2) Ong ký sinh hình đèn lồng Tên khoa học là Charops brachypterum, thân hình màu đen có các đ ường viền vàng – vàng da cam ở đầu râu, chân và bụng. Bụng to về phía cuối. Ong này tìm sâu non của sâu cuốn lá, sâu đo xanh và sâu đục thân hai ch ấm ở lá lúa. Để ký sinh sâu đục thân trong thân cây lúa, trước tiên ong xác định sâu non, sau
  8. đó chọc ống dẫn trứng vào thân lúa và đẻ trứng gần chỗ sâu non ký ch ủ. Ong non ký sinh không có chân và sau đó ngọ nguậy đến sâu đục thân. Chúng c ắn thân ký chủ và ăn dịch của sâu ký chủ chảy ra ngoài. 3) Ong vàng ký sinh sâu đục thân Có tên khoa học là Xanthopimpla thuộc bộ cánh màng, họ ong cự, là loài ong to vừa, màu vàng da cam, có vạch đen ở mỗi đốt bụng. Những ong này không có các chấm đen ở bụng. Thân hình thô và ống dẫn trứng màu đen. Loài ong này ký sinh sâu đục thân cả ở môi trường ẩm và môi trường khô. Chúng không bay nhiều, thường đậu ở trên lá lúa. Mỗi con ong ký sinh m ột con nh ộng sâu đục thân trong thân cây lúa. 4) Ong kén nhỏ ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Tên khoa học là Macrocentrus Philippinensis, là loài ong có kích th ước v ừa ph ải đến lớn, có hoặc không có gân chéo thứ hai. Loài ong này có thân hình g ầy, kích thước vừa phải, bụng dài màu da cam hoặc vàng sẫm. Ống dẫn trứng dài gấp đôi bụng con cái. Con đực cũng có kích thước và màu tương t ự nh ư v ậy, nh ưng không có ống dẫn trứng. M.Philippinensis có ở tất cả môi trường trồng lúa, bay trên tán lúa và tìm sâu cuốn lá. 5) Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân Tên khoa học là Stenpbracon nicevilei. Ong trưởng thành màu nâu vàng có 3 vạch đen ở cánh trưóc và 2 băng đen ở bụng. Ống dẫn trứng dài gấp đôi cơ thể của chúng. Loài ong này thường xuất hiện ở ruộng khô, chúng tìm sâu đục thân 2 chấm và sâu đục thân bướm cú mèo, chúng đẻ vào m ỗi con sâu đục thân nằm trong thân lúa một quả trứng, từ mỗi trứng ký chủ nở ra một ong ký sinh. 6) Ong đen kén trắng lập thể Tên khoa học là Cotesia. Có nhiều loài ong Cotesia trên ruộng lúa. Đây là những loài ong nhỏ nhưng mập, cánh trong. Râu dài bằng thân. Loài ong này có ở tất cả các môi trường trồng lúa. Chuyên ký sinh sâu cuốn lá nhỏ. Con cái đẻ từ 10 trứng trở lên bên trong một con sâu cuốn lá. Ong nở và ăn các mô bên trong của sâu cuốn lá. Khi chuẩn bị làm nhộng, ong non rời khỏi sâu cuốn lá đã ch ết và làm tổ kén trắng gần đấy. 7) Ong kiến ký sinh hay thiên địch của rầy
  9. Tên khoa học là Halogonatopus sp. Các loài ong này có ngoại hình rất giống kiến. Con cái thường không có cánh, đôi cựa trước giống nh ư cái kìm dùng để giữ chặt mồi. Con đực có cánh. Chúng thường xuất hiện ở ruộng lúa nước, tấn công bọ rầy xanh và bọ rầy nâu. 8) Bộ cánh cuốn ký sinh rầy Tên khoa học là Halictophagus spectrus, thuộc bộ cánh cuốn, là những ký sinh nhỏ, cánh xoắn, gần giống bọ rùa. Con cái không có cánh, sống bên trong cơ thể ký chủ, chỉ có đầu nhô ra khỏi bụng ký chủ. Ruồi đực trưởng thành có cánh trước giống như hình cái bướu và cánh sau mỏng, giống nh ư hình cái qu ạt. Con cái nằm yên tại ký chủ, sau khi được giao ph ối s ẽ đ ẻ ra 500-2.000 dòi con, chúng bò ra khỏi ký chủ đã chết và tìm ký chủ m ới. Loài ru ồi này ký sinh r ầy lá và rầy thân. 9) Ruồi đầu to ký sinh rầy xanh Tên khoa học là Tomosvaryella subvirescens, chúng là nh ững loài ruồi nh ỏ, đen, đầu tròn, to do mắt phức hợp tạo nên. Ruồi đầu to đ ậu trên l ưng r ầy và đ ẻ trứng vào bụng rầy, chỉ có một ruồi ký sinh phát triển trên một rầy xanh. Sau khi phát triển trong cơ thể ký chủ, ruồi làm nhộng trong đất hoặc d ưới g ốc cây. T ừ trứng đến trưởng thành mất 30-40 ngày. Ruồi sống được 4 ngày và ký sinh 2-3 rầy trong mỗi ngày. Việc nuôi nhân tạo các loài ong ký sinh đẻ thả ra ruộng lúa là hết sức tốn kém. Trên đồng ruộng luôn sẵn có các loài ong có ích, vì thế c ần t ạo đi ều kiện cho chúng phát triển, tránh dùng bừa bãi các lo ại thu ốc tr ừ sâu ph ổ rộng, đặc biệt là các loại thuốc cực độc với các loài ong. 2. Tuyến trùng ký sinh 2.1. Tuyến trùng ký sinh là gì? Tuyến trùng ký sinh là một nhóm động vật không xương sống, đa bào và có kích thước hiển vi trong môi trường sinh thái nhiệt đới. Tuyến trùng là một trong những nhóm sinh vật sống đa dạng nhất. Mặc dù về mặt hình thái học, chúng rất đơn giản, nhưng chúng có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau, bao gồm ký sinh trên động vật không có xương sống. Một con trùng trưởng thành, ước
  10. tính bao gồm 1000 thể xoắn và hàng trăm tế bào tạo thành c ơ quan sinh s ản. V ề kích cỡ chúng có thể chỉ có 0,3mm, nhưng cũng có thể dài trên 8m. Tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (Entomopathogenic nematodes – EPN) thuộc hai giống Steinernema và Heterorhabditis hiện đ ược sử d ụng nh ư một tác nhân phòng trừ sinh học sâu hại rất có hiệu quả trên thế gi ới. Tuy ến trùng gây hại trên côn trùng đã đươc biết đến từ năm 1623 khi Aldrovandi tìm thấy tuyến trùng trong xác chết của một con cào cào (sau này được đặt tên là Mermisnigrescens). Mặc dù tuyến trùng có lợi đã biết đến rất lâu, nhưng việc sử dụng chúng trong bảo vệ mùa màng chỉ được tăng vọt từ thập niên 1970 và 1980. EPN được tìm thấy ở các vùng sinh thái đa dạng như đất rừng, bãi cỏ, đất hoang hóa, đất trồng trọt .v.v. và chúng đã được phát hiện ở 37 quốc gia. EPN có nhiều ưu thế trong phòng trừ sinh học bởi lẽ chúng hoàn toàn vô h ại v ới c ơ th ể động vật và môi trường. Ấu trùng cảm nhiễm của chúng có thể sống khá lâu trong đất trong thời gian chờ vật chủ, chúng có phổ vật chủ rộng, có khả năng tìm kiếm vật chủ, khả năng sinh sản mạnh và đặc biệt chúng còn tương thích với nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học và các tác nhân phòng trừ sinh h ọc khác. Hiện nay EPN đã được ứng dụng thành công trong phòng trừ sinh học d ế trũi phá hoại sân golf ở Mỹ, sâu xanh bướm trắng ở Indonesia Trung Quốc và Pakistan, dòi đục thân su hào ở Bỉ, Hà Lan và Đức, sâu đục thân c ọ ở Ả-r ập Xê- út, và càng ngày càng có nhiều quốc gia nghiên cứu ứng dụng EPN trong phòng trừ nhiều loài sâu hại khác nhau. EPN rất dễ dàng nhân nuôi trong phòng thí nghiệm bằng ấu trùng b ướm sáp lớn Galleria mellonella hoặc bằng chính đối tượng phòng trừ (in-vivo) hoặc nhân nuôi bằng môi trường nhân tạo (in-vitro). Ở Việt Nam, EPN có tính đa dạng khá cao; từ hơn 40 chủng EPN thu được từ 12 tỉnh thuộc 5 vùng khí hậu và đã mô tả được 8 loài m ới cho khoa h ọc và 9 loài khác đang được tiếp tục mô tả. So với một số thiên địch khác thì EPN có kh ả năng thương mại hoá cao. Ong mắt đỏ (Tricogramma), Ong ký sinh giống Cotesia, Bọ rùa đỏ, Bọ xít bắt mồi và Cánh cứng bắt mồi ch ỉ nhân nuôi được bằng phương pháp in-vivo sử dụng sâu non và trứng của các loài sâu khác nên
  11. giá thành còn khá cao nên khó có thể ứng dụng trong đi ều ki ện Viêt Nam. Ví d ụ Bọ xít bắt mồi nuôi bằng sâu khoang hoặc ngài gạo, giá thành trên th ế gi ới khoảng $600/ha hay Ong mắt đỏ nuôi bằng trứng ngài gạo, giá thành ở Vi ệt Nam khoảng $230/ha còn trên thế giới khoảng $150/ha (nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật). Trong khi đó giá thành sản xuất EPN bằng môi trường đặc khoảng $100/ha còn sản xuất bằng môi trường lỏng giá thành kho ảng $60/ha. 2.2. Đặc điểm đặc trưng của tuyến trùng ký sinh - Hầu hết tuyến trùng có rất nhiều ký chủ nên khi khám phá được m ột loài tuyến trùng có tác hại cao, tuyến trùng này có th ể đ ược sử d ụng đ ể di ệt tr ừ nhiều loại côn trùng trên nhiều hoa màu khác nhau. - Nhóm tuyến trùng có thể được nuôi với số lượng lớn, thích hợp cho việc sử dụng ngoài đồng với một tổn phí vừa phải. - Việc sử dụng tuyến trùng không đem đến một tai hại nào cho môi trường xung quanh, cũng không gây độc cho người, động vật và cây trồng. - Những nông cụ thông thường trong nông nghiệp như bình xịt, máy x ịt thuốc sát trùng có thể được dùng cho tuyến trùng mà không đem đ ến tai h ại nào cho chúng. - Tuyến trùng có thể được dùng chung với thuốc sát trùng, thuốc di ệt c ỏ, thuốc trừ nấm mà không gây hại cho tuyến trùng ngoại trừ thu ốc di ệt tuy ến trùng và 3 hoá chất sau đây: thuốc trừ nấm Dodine, thuốc di ệt c ỏ Alachlor và Paraquat. - Tuyến trùng có thể tự tồn tại trong đất để tiếp tục di ệt trừ côn trùng b ằng cách ký sinh trên côn trùng và tiếp tục sinh sản trong một th ời gian mà không cần sử dụng thêm. 2.3. Cơ chế gây bệnh Cơ chế gây bệnh của EPN là nhờ vào vi khuẩn cộng sinh (VKCS) (Xenorhabdus ở Steinernema và Photorhabdus ở Heterorhabditis) mà ấu trùng của chúng mang theo trong ruột. Khi thâm nhập vào vật chủ qua mi ệng, h ậu môn, tuyến tơ hoặc nơi có lớp cutin mỏng, ấu trùng giải phóng VKCS vào xoang máu của vật chủ. Ở đây, các vi khuẩn này nhân lên nhanh chóng và tạo ra độc t ố gi ết
  12. chết vật chủ trong vòng 48h. Trong cơ thể vật chủ, các ấu trùng ăn vi khu ẩn và phát triển qua 1-2 thế hệ. Khi thức ăn trong vật ch ủ cạn ki ệt, ấu trùng c ủa EPN thoát ra ngoài và tiếp tục tìm vật chủ mới. Vòng đời c ủa EPN kho ảng 10-12 ngày và trung bình từ 1 vật chủ cho khoảng 5×104 đến 50×104 ấu trùng tùy thuộc vào loài và trọng lượng vật chủ. 2.4. Những tuyến trùng ký sinh phổ biến Tuyến trùng ký sinh cào cào: Mermis nigrescens. Qua nhiều thí nghiệm trong vùng Bắc Mỹ, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng tuyến trùng mermithid là một trong những yếu tố đã giữ mật số cào cào ở mức độ không quá cao. Một số loài khác như Agamermis decaudata, Amphimermis sp. cũng là tuyến trùng ký sinh cào cào. Nông dân Nga đã xịt trứng tuyến trùng M. nigrescens trong việc bảo vệ mùa màng trên bắp cải. Tác hại của tuy ến trùng này s ẽ càng nhi ều nếu vũ lượng của vùng ảnh hưởng càng cao. Tuyến trùng ký sinh muổi: Tuyến trùng Romanomermis culicivorax được gọi là tuyến trùng ký sinh muổi vì đã được tìm thấy ký sinh trên rất nhi ều loài muổi: 16 loài của giống Aedes, 9 loài của giống Anopheles, 19 loài cua gi ống Culex, 4 loài của giống Culiseta , 1 loài của Orthopodomyia, 7 loài của Psodophora, và 2 loài của Uranotaenia. Sự ký sinh của tuyến trùng tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện như tuổi của ấu trùng (ấu trùng tuổi 1 và 2 b ị ký sinh nhiều hơn những tuổi sau đó), nhiệt độ thích hợp cho sự xăm nh ập là trên 15oC và nhiệt độ tốt cho tuyến trùng phát triển là 18- 32oC. Tuyến trùng gây bệnh Steinernema và Heterorhabditis: Tuyến trùng trong nhóm này được gọi là tuyến trúng gây bệnh côn trùng (entomopathogenic nematodes = EPN) và được xem là quan trọng nhất trong việc sử d ụng tuy ến trùng trong bảo vệ mùa màng. Hầu hết tuyến trùng này có kh ả năng di ệt tr ừ r ất nhiều loại côn trùng khác nhau, nhưng cũng có một số khác có tính cách chuyên biệt, chỉ tác hại trên một loại côn trùng hoặc một nhóm nhỏ côn trùng. Thí dụ, Steinernemacarpocapsae, S. riobrave, H. bacteriophora có khả năng gây hại cho rất nhiều loại côn trùng; S. scapterisci rất chuyên biệt, chỉ gây hại cho dế nhũi (Scapteriscus,Neocurtilla) và một số côn trùng trong bộ Orthoptera; S. kushidai chỉ gây hại cho Anomala cuprea và một số côn trùng cánh c ứg trong b ộ
  13. Coleoptera. Nhóm tuyến trùng này còn có một khả năng rất đặc biệt, chúng có thể tự tồn tại ngoài đồng bằng cách tiếp tục sinh sản trên côn trùng ký chủ. Diệt sùng bọ rầy (họ Scarabaeidae) bằng tuyến trùng: Sùng bọ rầy là một loại côn trùng gây hại trầm trọng cho sân cỏ, sân golf trong nước Mỹ. Mặc dù trong nước ta sân cỏ chưa được chú ý trong bảo vệ mùa màng nhưng trong tương lai sân cỏ sẽ trở nên quan trọng hơn. Hai loại tuyến trùng Steinernema và Heterorhabditis đã được thí nghiệm bằng cách xịt lên trên sân cỏ và cho biết là có thể diệt đến 100% côn trùng hiện diện trên sân. Ngoài bọ rầy trên sân c ỏ, những tuyến trùng này còn có thể dùng để diệt các loại sùng phá hại trên các cây trồng khác. Diệt côn trùng họ Curculionidae trên cam quýt: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhà kiếng và ngoài đồng với những loại tuy ến trùng S. carpocapsae, S. glaseri, S. riobrave và Heterorhabditis bacteriophora cho thấy những tuyến trùng này có thể diệt trừ một phần hoặc toàn b ộ côn trùng gây h ại cam quýt Diaprepesabbreviatus. Đây là những loài tuyến trùng mà nông dân trồng cam quýt đã sử dụng để tăng gia năng suất cam quýt. Diệt trừ dế nhủi: Dế nhủi là một côn trùng gây hại trầm trọng cho sân cỏ, sân đánh golf và đồng cỏ nuôi gia súc. Tuyến trùng s ẽ chui vào mình d ế nh ủi sau 2-4 giờ và cuối cùng thả những dế nhủi bị bệnh này ra đồng. D ế nh ủi bị nhiễm bệnh này sẽ bay về hang ổ của chúng và sẽ ch ết, t ừ thân th ể c ủa nh ững con chết này sẽ có khoảng 50 ngàn tuyến trùng lây nhiễm (từ một con d ế) đ ược phóng thích, và những tuyến trùng con này sẽ đi tìm và ký sinh nh ững ký ch ủ mới. Trên đây là một vài thí dụ về tuyến trùng đã được sử dụng trong phòng trừ sinh học. Còn nhiều thí dụ cho việc sử dụng tuy ến trùng đ ể trừ các loài côn trùng khác như côn trùng trong bộ Lepidoptera, Hymenoptera, Coleoptera vv.. mà chúng tôi không thể kể ra hết ở đây. Đặc biệt là tuyến trùng trong nhóm này có tác hại rất cao trên những côn trùng có tập quán sống trong đất hay ở nh ững ch ỗ kín đáo không có ánh sáng như côn trùng ở trong thân cây. Lý do để có những ưu điểm này là tuyến trùng sẽ chết một cách mau chóng nếu bị phơi bày ra dưới ánh mặt trời hay những chỗ khô ráo.
  14. 3. Nấm ký sinh côn trùng 3.1. Hiểu biết chung về nấm ký sinh côn trùng Có nhiều bạn thắc mắc vì nghĩ rằng, người ta sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trị các loài nấm gây bệnh chứ làm sao mà sử dụng nấm để tiêu diệt côn trùng. Tuy nhiên, có nhiều loài nấm được các nhà khoa học nghiên cứu sản suất để ký sinh tiêu diệt côn trùng gây hại và gọi là bi ện pháp sinh học (BPSH) trong bảo vệ thực vật (BVTV). Năm 2008-2010 ng ười trồng lúa ở miền Tây Nam bộ đã thành công rực rỡ, gây ti ếng vang lớn trong vi ệc BVTV bằng biện pháp sinh học khi sử dụng 2 loài nấm (Lục cương và Bạch cương) để tiêu diệt rầy nâu trên lúa. Cho vụ mùa bội thu và s ản ph ẩm nông s ản sạch, an toàn đến người tiêu dùng. Nấm ký sinh côn trùng đóng vai trò to lớn trong vi ệc kh ống ch ế côn trùng có hại. Nấm gây hại cho côn trùng và nhện nhỏ hại cây được quan tâm nghiên cứu gồm các loài nấm Bạch Cương (Beauveria bassiana), Lục Cương (Metarhizium anisopliae) và một số loài nấm khác. 3.2. Những nhóm nấm ký sinh phổ biến. 3.2.1. Nấm Bạch cương Beauveria bassiana (Bb) a. Đặc điểm - Là bào tử trần, hình cầu hoặc hình trứng 1-1,5 x 3-3,5μm. - Tế bào sinh bào tử trần đơn phát sinh từ sợi dinh d ưỡng có cu ống phình to. - Trong quá trình phát triển, nấm tiết ra độc tố gọi Beauvericin làm côn trùng chết. b. Cơ chế tác động Khi gặp phải côn trùng chúng sẽ nảy mầm, mọc thành sợi xuyên qua vỏ kitin và phát triển trong cơ thể làm tiêu hao các tế bào bạch huyết và cuối cùng côn trùng bị chết, trên cơ thể phủ kín lớp phấn trắng. Khi bị chết cơ thể côn trùng cứng lại, các bào tử tiếp tục phát tán trong không khí.
  15. Trên nguồn thức ăn nấm sinh ra các men thuỷ phân thành các chất đơn phân tử rồi đồng hoá. Việc phân giải vỏ kitin được tiến hành ngay khi nấm xâm nhập trên côn trùng, sau đó là phân giải protein và lipid ở các mô bên trong. Các loại nấm trừ bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm. Ngoài côn trùng, Bb còn tấn công trên nhiều loài nhện nhỏ hại cây trồng thuộc giống Tetranychus, Tarsonemus... 3.2.2. Nấm lục cương Metarhizium anisopliae (Ma) a. Đặc điểm Bào tử trần hình que 3,5 x 6,4 x 7,2 μm màu l ục xám đ ến xanh l ục. Khu ẩn lạc có màu xanh, đôi chỗ có màu xanh hồng. Có 2 dạng bào tử là bào tử lớn Metarhizium anisopliae var. major có kích thước 10-14μm và bào tử nhỏ Metarhizium anisopliae var. anisopliae kích thước 3,5-5,0 μm. Có khoảng trên 200 loài côn trùng mẫn cảm với loài nấm này đặc biệt là bộ cánh cứng. Độc tố của nấm là destuxin A, B, C, D. Độc tố destuxin A (C 29H47O7N5), B (C30H51O7N5). Chúng có điểm sôi 1880C-2340C. b. Cơ chế tác động Sau khi rơi vào bề mặt côn trùng, sau 24 giờ nấm s ẽ m ọc s ợi n ấm xuyên qua vỏ côn trùng, phát triển thành các nhánh chằng chịt trong cơ thể. Trong quá trình phát triển chúng tiết ra độc tố A và B là ch ất độc làm côn trùng chết. Ma có mặt trong môi trường sống không khí, đất, các phụ phẩm... Môi trường phù hợp nhiệt độ 24-250C, pH 6-7,4. Nghiên cứu ứng dụng nấm kí sinh côn trùng đã được tiến hành h ơn 100 năm. Ở Bắc Mỹ đã phát hiện 175 loài côn trùng bị nấm Bb t ấn công. Ở Trung Qu ốc, Nhật Bản, Thái Lan... hướng sử dụng nấm côn trùng đối với sâu h ại trong đất. Ở Việt Nam từ những năm 1990, Viện Bảo vệ thực vật, Đại học Lâm nghiệp đã nghiên cứu thu thập, tuyển chọn, nhân và bảo quản các chủng nấm để s ản xuất thuốc trừ sâu. Đã có ghi nhận 31 loài côn trùng bị Bb và 40 loài công trùng bị Ma tấn công.
  16. 3.3. Một số ví dụ về nấm ký sinh côn trùng 3.3.1. Beauveria bassiana (Balsamo) Vuillemin Rầy nâu nhiễm nấm bị bao phủ khắp cơ thể lớp sợi nấm màu trắng dày đặc, mịn như lớp bông, về sau khi khô biến dần sang màu vàng sữa. Sợi nấm phân nhánh, có nhiều vách ngăn ngang rộng khoảng 3-5 mm. Trên lớp sợi nấm mọc chi chít các cành bào tử phân sinh (Conidiophore). Cành bào tử phân sinh m ọc đơn hoặc mọc thành cụm vòng, không phân nhánh, dạng th ể bình (Phialide), v ới chiều dài không đều nhau, phần gốc phình to, vuốt nhỏ dần về ngọn gấp zigzag. Ở các góc zigzag có một gai nhỏ mang một bào tử phân sinh (Conidia). Bào tử phân sinh hình cầu đường kính 1-4 mm hoặc hình trứng kích th ước 1,5-5,5 x 1,3 mm. 3.3.2. Metarrhizium anisopliae (Metschnikov) Sorokin Sợi nấm phát triển trong cơ thể rầy nâu và mọc dày đặc trên bề mặt cơ th ể rầy. Sợi nấm phân nhánh, có nhiều vết ngăn ngang, bề rộng 3-4mm, trong tế bào sợi nấm có nhiều giọt mỡ (thấy óng ánh dưới kính hiển vi). Cành bào tử phân sinh mọc trên đám sợi dày đặc, thẳng hoặc hơi cong, màu lục nh ạt, khi già kéo dài ra, mảnh, có màu xám nhạt. Cành bào tử phân sinh có vách ngăn ngang, nhẵn, phân nhánh cấp 1-2, ở phần ngọn hình thành một lớp dày gồm các th ể bình ở đỉnh các nhánh. Thể bình mọc đối hoặc vòng. Bào tử phân sinh hình que, m ột t ế bào, kích thước 3,5 x 6,4 - 7,2 mm, có màu lục xám đ ến màu ôliu-l ục, k ết thành chuỗi dài, dính kết vào nhau tạo thành lớp phấn màu lục trên b ề mặt c ơ th ể r ầy nâu. 3. Hirsutella citriformis Speare Sợi nấm mọc dày đặc trên cơ thể rầy nâu bị nhiễm nấm. Sợi nấm lúc đầu có màu trắng, sau biến dần sang màu trắng xám, có bề rộng 1,7-3,3 mm. S ợi thường kết lại thành bó sợi đơn hoặc bó sợi phân nhánh vuông góc (Bó s ợi nh ư các tua nấm nên gọi là “Nấm tua”). Cành bào tử phân sinh m ọc quanh bó s ợi, một tế bào, trong suốt, thể bình phồng to ở phần gốc, đột ngột hoặc dần dần vuốt hẹp thành cành mảnh dài, ở đỉnh cành hình thành các bào t ử phân sinh. Bào
  17. tử phân sinh một tế bào, hình cầu hay hình que ngắn, trong suốt, có lớp nhầy bao bọc chung quanh, kích thước khoảng 2,1 x 3,3 mm. 4. Entomophthora sp Trên bề mặt rầy nâu hình thành lớp nấm trắng, đó là lớp cành bào nang (Sporangiophore). Cành bào nang hình trụ, không phân nhánh, bề ngang 14-24 mm, dài 60-200 mm, ở đỉnh hình thành các tiểu bào tử nang (Sporagiole). Ti ểu bào tử nang hình trứng hoặc hình bầu dục, kích thước 28-45 x 23-35 mm. Nấm hình thành bào tử tiếp hợp (Zygospore) trong cơ thể rầy nâu, hình cầu, đ ường kính 29-46 mm. Khi thân rầy chết nứt vỡ, các bào tử này được gi ải phóng, phát tán, nảy mầm xâm nhập hình thành cơ thể nấm mới. 5. Paecilomyces sp Sợi nấm có bề rộng 3-5 mm, phát triển chìm trong cơ thể rầy nâu có thể phồng to đến 16 mm. Cành bào tử phân sinh nhiều nhánh, nh ẵn, m ọc trên b ề mặt rầy nâu, sợi nấm có bề rộng 3-5 mm, phát triển chìm trong cơ th ể rầy nâu có thể phồng to đến 16 mm. Cành bào tử phân sinh phân nhi ều nhánh, nh ẵn, mọc trên bề mặt rầy nâu, kích thước 4-7 x 30-120 mm. Ở đỉnh các nhánh có nhiều thể bình mọc thành cụm vòng. Thể bình dài 2-7 mm, phần gốc phình to hình ellip, phần cổ hình trụ dài. Phần đỉnh thể bình lần lượt kéo dài phân chia thành các bào tử phân sinh một tế bào, hình trứng kích thước 2,5-4,0 x 3,5-5 mm, trong suốt, bề mặt sù sì nhiều gai nhỏ, kết thành chuỗi hướng từ gốc lên ngọn. Các loài vi nấm này có mặt rất phổ biến trên đồng ru ộng. Ngoài r ầy nâu, chúng còn ký sinh trên nhiều loài côn trùng khác, gi ữ vai trò quan tr ọng trong việc điều hòa số lượng côn trùng, bảo đảm sự cân bằng của h ệ sinh thái. Sử dụng các chế phẩm sinh học từ các loài vi nấm như Bemetent, Ometar, Vimetazimm…, hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học BNTV nh ất là các lo ại thuốc trừ bệnh cây có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh h ọc và quản lý dịch hại.
  18. Hiện nay một số tỉnh phía Nam như Sóc trăng, Bến Tre, Trà Vinh… đang mở rộng việc nghiên cứu và chuyển giao các quy trình đơn giản, giúp nông dân tự sản xuất các chế phẩm nấm trừ sâu tại hộ gia đình để nông dân ch ủ động phòng trừ sâu hại, giá thành thấp, có hiệu quả kinh tế PHẦN BA: KẾT LUẬN Các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều loại côn trùng ký sinh trên các các loại sâu hại. Ở mỗi loại cây có một hay nhiều côn trùng có ích. Ở m ột t ỷ l ệ nhất định, những loại thiên địch này làm hạn ch ế sự phát tri ển c ủa sâu b ệnh mà không cần phải phun thuốc. Hiện nay người ta đang tìm cách nhập ký sinh từ nước này sang nước khác. Cần bảo vệ các ký sinh để đảm bảo cho hệ sinh thái nông nghiệp phát triển tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2