CÁC NGUỒN TÀI TRỢ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DƯNG NÓI CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN TÀI TRỢ
lượt xem 288
download
I. Nguồn tài trợ dài hạn Căn cứ vào phạm vi huy động, các nguồn tài trợ nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp xây dựng chia thành: Nguồn tài trợ bên trong ( nguồn nội sinh) và nguồn tài trợ bên ngoài( ngoại sinh).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC NGUỒN TÀI TRỢ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DƯNG NÓI CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN TÀI TRỢ
- CÁC NGUỒN TÀI TRỢ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DƯNG NÓI CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN TÀI TRỢ Nguồn tài trợ dài hạn I. Căn cứ vào phạm vi huy động, các nguồn tài trợ nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp xây dựng chia thành: Nguồn tài trợ bên trong ( nguồn nội sinh) và nguồn tài trợ bên ngoài( ngoại sinh). 1. Nguồn tài trợ bên trong: Nguồn huy động vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ tài chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp ngoài số vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp xây dựng thường bao gồm: Lợi nhuận để lại: hàng năm doanh nghiệp có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp. Khoản khấu hao tài sản cố định: Tiền trích khấu hao tài sản cố định (TSĐC) chủ yếu dung để tái sản xuất ginả đơn TSCĐ. Tuy nhiên do thời gian sử dụng của các TSCĐ thường rất dài, phải sau nhiều năm mới cần thay thế đổi mới; trong khi hàng năm doanh nghiệp đều tính khấu hao và tiền khấu hao được tích lũy lại. Vì vậy, trong khi chưa có nhu cầu thay thế TSCĐ cũ, các doanh nghiệp có thể sử dụng tiền khấu hao đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của mình. Ngoài hai nguồn trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động một số nguồn vốn bên trong khác,như tiền nhượng bán tài sản vật tư không cần dung, hoặc khoản thu nhập ròng về thanh lý tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn dầu tư dài hạn của mình. NGUỒN TÀI TRỢ BÊN NGOÀI A)Vay dài hạn ngân hàng Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp huy động vốn bằng cách đi vay Ngân hàng dưới dạng một hợp đồng tín dụng và doanh nghiệp phải hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận Đặc điểm: Vay dài hạn được hoàn trả vào những thời hạn định kỳ với những khoản tiền bằng nhau - sự hoàn trả dần khoản tiền vay bao gồm cả gốc và lãi. Lãi suất tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng: lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi. ưu điểm: - linh hoạt người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của mình - chi phí sử dụng thấp và được tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
- Công thức tính giá trị tương lai của tiền (1 + i) n-1 Fi F = A x-------------- A = ------------------ i (1 + i) n-1 Trong đó F: giá trị tương lai của khoản tiền vay A: Khoản tiền trả nợ hàng năm n: số năm vay nợ i: lãi suất của 1 chu kỳ B)Cổ phiếu thường Đặc trưng: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cho phép người nắm giữ nó được hưởng những quyền lợi thông thường trong công ty Cổ phiếu được phát hành bởi công ty cổ phần, nó là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu và huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty trong quá trình hoạt động. Các quyền của cổ đông trong công ty - Quyền đối với tài sản và phân chia thu nhập của công ty nhưng ở vị trí sau cùng - Quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các công việc của công ty thông qua đại diện của họ là hội đồng quản trị - Quyền kiểm tra sổ sách kế toán - Quyền ưu tiên mua cổ phần mới Để phát hành cổ phiếu thường có 03 hình thức phát hành: - Dành quyền ưu tiên đặt mua cho cổ đông - Chào bán cổ phiếu cho người thứ 3 - Phát hành rộng rãi ra công chúng
- Lợi thế huy động bằng cổ phiếu - Tăng vốn đtư dai hạn mà không phải trả phí sử dụng vốn và có thể không phân chia lợi nhuận nếu lỗ hoặc lãi ít - Không phải hoàn trả gốc theo kỳ hạn cố định. - Tăng vốn chủ sở hữu làm hệ số nợ giảm Bất lợi huy động bằng cổ phiếu - Phân chia quyền bỏ phiếu và kiểm soát công ty cho những cổ đông mới - Chia sẻ quyền phân phối lợi nhuận cho cổ đông mới - Lợi tức cổ phần không được trừ vào thu nhập chịu thuế Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới của cổ đông Quyền này nhằm bảo vệ: Quyền kiểm soát của cổ đông hiện hành Tránh sự thiệt hại về sụt giá cổ phiếu trên thị trường phát hành. Một số công thức khi phát hành cổ phiếu mới theo quyền này Số lượng cp mới cần ph hành = số tiền cần huy động/ giá ghi bán một cp Số chứng quyền = Số cp cũ/số cp mới Trị giá cp sau phhành(theo lý thuyết) = Tổng giá trị tt của tbộ cp/Số lượng cp trên tt Gtrị một chứng quyền = (trị giá cp sau phhành – Giá bán ưu đãi 1 cp)/Số cp cũ cần thiết để mua cổ phiếu mới C) Cổ phiếu ưu đãi Đặc trưng: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, có những đặc điểm giống như cổ phần thường ngoài ra nó còn được hưởng một số quỳên lợi sau: - Ưu tiến về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty - Tích luỹ cổ tức - Lỗ được chuyển sang năm tiếp theo
- - Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không trả được cổ tức thì các cổ đông của cổ phiếu ưu tiên có thể được quyền bỏ phiếu. Cố phiếu ưu đãi là loại chứng khoán trung tính, vừa có đặc tính giống cp thường và trái phiếu: Giống cổ phiếu thường: Cùng thể hiện quyền sở hữu đối với cty Không có thời gian đáo hạn Lợi tức cổ phần ưu đãi không được giảm trừ tính thuế thu nhập Lợi tức cổ phiếu được trả hàng năm trong nhiều năm Giống trái phiếu: Lợi tức ưu đãi được trả theo một mức cố định Về cơ bản thì cổ đông không có quyền biểu quyết. Có mệnh giá và lợi tức cổ phần là tỉ lệ phần trăm so với mệnh giá Lợi tức cổ phần được ưu tiên nhận trước cổ phần thường nhưng sau trái phiếu Lợi thế khi huy động - Bắt buộc phải trả cổ tức nhưng không nhất thiết phải trả đúng hạn - Tăng được vốn chủ sở hữu nhưng khi bị san sẻ quyền lãnh đạo Bất lợi khi huy động - Lợi tức thường cao hơn trái phiếu - Lợi tức cổ phiếu ưu đãi không được trừ vào thu nhập chịu thuế D) Trái phiếu Công ty Trái phiếu cty là chứng chỉ vay vốn do cty phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của Công ty thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời điểm xác định cho trái chủ. Lợi thế của trái phiếu công ty
- - Lợi tức cố định xác định được trước - Chi phí phát hành thấp - Mức độ rủi ro thấp - Không bị phân chia quyền kiểm soát khi huy động thêm vốn - Doanh nghiệp có thể chủ động điều hành vốn linh hoạt Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu trong một số điều kiện nhất định Bất lợi của trái phiếu công ty - Phải trả cổ tức cố định và đúng kỳ hạn - Làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp Sự khác biết chủ yếu giữa cổ phiếu và trái phiếu Cổ phiếu Trái phiếu Phát hành tăng vốn chủ sở hữu Tăng vốn vay dài hạn 1. Không được rút vốn chỉ chuyển Có thời gian xác định trả gốc 2. nhượng Cổ tức phụ thuộc vào kết quả KD Lợi tức không phụ thuộc vào KQKD 3. Cổ đông là chủ sở hữu Cty có quyền Trái chủ là người cho vay, không tham 4. quản lý, chịu rủi ro giá quản lý, không chịu rủi ro Cty cổ phần Cty cổ phần, Cty TNHH, DN nhà nước 5. được quyền phát hành E)Thuê tài sản
- Thuê tài sản là một hợp đồng thoả thuận giữa hai bên, trong đó người thuê được quyền sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê theo thời hạn hai bên thoả thuận; người cho thuê là người sở hữu và nhận được tiền thuê. Có hai phương thức giao dịch: Thuê vận hành và thuê tài chính. Thuê vận hành Có 03 đặc trương chủ yếu: Thời hạn thuê ngắn so với đời sống hữu ích của tài sản Người cho thuê chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản và mọi rủi ro thiệt hại về tài sản Thường thì người thuê có quyền huỷ ngang hợp đồng Chi phí thuê thấp hơn nhiều tổng giá trị tài sản do đó khi kết thúc hợp đồng, chủ sở hữu có thế bán hoạc gia hạn cho thuê tài sản đó. Thuê tài chính Để phân biệt thuê tài chính: Theo IASC có 4 tiêu chuẩn: Quyền sở hữu được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng Thời gian của HĐ thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do người thuê trả phải lớn hơn hoặc bằng giá trị thị trường của tài sản thời điểm hợp đồng Theo Việt nam có 4 điều kiện: Chuyển quyền sở hữu tài sản khi kết thúc hợp đồng hoặc tiếp tục thuê Trong HĐ có quy định bên thuê được quyền mua theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê
- Tổng số tiền thuê tài sản phải tương đương giá trị tài sản thuê tại thời điểm ký hợp đồng Khác biệt giữa thuê vận hành và thuê tài chính: Điểm lợi sử dụng thuê tài chính Không phải tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua tài sản Sử dụng hình thức bán và tái thuê giúp DN có thêm vốn lưu động KD Điểm bất lợi: Chi phí sử dụng vốn ở mức độ tương đối cao so với tín dụng thông thường Khi quyết định thuê tài chính doanh nghiệp cần tính NPV và IRR của dự án và lựa chọn phương án nà có NPV lớn nhất(tiêu chuẩn có tính ưu tiên nhất) đồng thời IRR nếu IRR lớn hơn không thì dự án được chọn. II. Nguồn tài trợ ngắn hạn 1)Tín dụng thương mại Khái niệm: TDTM tài trợ thông qua việc bán trả chậm của nhà cung cấp để có vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh Công cụ để thực hiện là: là kỳ phiếu và hối phiếu ưu điểm: - Giúp doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu vốn ngắn hạn - Thuận lợi với doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với nhà cung cấp - Người cho vay có thể dễ dàng mang chứng từ này đến chiết khấu tại ngân hàng khi chưa đến hạn thanh toán Chi phí của tín dụng thương mại Tỷ lệ chiết khấu 360 Tỷ lệ chi phí = --------------------------- x ------------------------------------------------------- 1-%chiết khấu Số ngày mua chịu-thời gian hưởng chiết khấu Nợ tích lũy: là khoản tài trợ miễn phí cho doanh nghiệp 2) Tín dụng ngắn hạn
- Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm Hạn mức tín dụng: là thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng về một hạn mức tín dụng tức là ngân hàng sẽ cho công ty vay trong một hạn mức mà không cần thế chấp. Trong hạn mức này công ty có thể vay bất kỳ lúc nào mà Ngân hàng không cần thẩm định Đặc điểm: - hạn mức được xây dựng cho hàng năm - Tiền lãi được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp - Chi phí thấp Bất lợi: - khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính hay thanh toán thì cty phải hoàn trả hay không vay được Thoả thuận tín dụng tuần hoàn: tương tự như hạn mức tín dụng và doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả chi phí từ sử dụng vốn trên toàn bộ hạn mức tín dụng đã thoả thuận với Ngân hàng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sử dụng vốn. Tín dụng thư: áp dụng với các đơn vị nhập khẩu hàng hoá. Khi mua hàng NNK không có tiền trên tài khoản thì có thể đề nghị ngân hàng cung cấp tín dụng để mua hàng từ một nhà xuất khẩu nước ngoài dưới hình mở thư tín dụng như là một bản cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ bên bán. Khi mở thư tín dụng nhà NK phải ký quỹ một số tiền tại Ngân hàng. Sau khi số tiền theo thư tín dụng được ngân hàng phục vụ bên NK thanh toán hoàn tất nó sẽ trở thành một khoản nợ do ngân hàng tài trợ cho nhà nhập khẩu Nguồn tài trợ ngắn hạn có bảo đảm Vay thế chấp bằng khoản phải thu: Công ty có thể đem các hoá đơn thu tiền để làm vật bảo đảm khoản vay. Tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của các hoá đơn nhưng thông thường ngân hàng cho vay khoảng từ 30-90% giá trị danh nghĩa của hoá đơn thu Mua nợ: công ty có thể tăng vốn ngắn hạn bằng các khoản nợ của mình. Sau khi mua nợ thì công ty mua nợ phải thu hồi khoản nợ và chịu rủi ro. Giá mua được xác định tuỳ thuộc vào tính chất mức độ khó đòi Thế chấp bằng hàng hoá: Giá trị của khoản vay phụ thuộc vào giá trị thực tế của hàng hoá, khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng hoá và tính ổn định giá cả của hàng hoá đó. Chiết khấu thương phiếu: Chiết khấu là nghiệp vụ trong đó ngân hàng dành cho KH được quyền sử dụng cho đến kỳ hạn của thương phiếu một khoản tiền của thương phiếu sau khi đã trừ đi lãi phải thu tức tiền chiết khấu và các khoản chi phí chiết khấu
- Phân biệt giữa nguồn tài trợ dài hạn và ngắn hạn Tiêu thức Ngắn hạn Dài hạn Thời gian hoàn trả < 1năm >1 năm Lãi suất Thấp hơn Cao hơn Nguồn tài trợ nhận Vay nợ Vay nợ+vốn cổ phần được Khả năng trao đổi Trên thị trường tiền tệ Trên thị trường vốn III. Chi phí sử dụng vốn Chi phí vốn là chi phí cho nguồn vốn huy động và sử dụng được đo lường bằng tỷ suất doanh lợi mà doanh nghiệp cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho cổ đông cổ phiếu thường hay lợi nhuận trên vốn tự có. Chi phí sử dụng vốn vay CF sử dụng vốn vay là mức doanh lợi tối thiểu phải làm được do đầu tư bằng một khoản vốn vay sao cho quyền lợi của người sử dụng vốn vay không thay đổi. V = T1/(1+r)1 + T2/(1+r)2 +....+ Tn(1+r)n V: khoản vay nợ mà doanh nghiệp được sử dụng hôm nay Ti: Số tiền doanh nghiệp phải trả năm thứ i cho chủ nợ (i = 1-n) R: chi phí sử dụng vốn trước khi tính thuế Nếu số tiền phải trả hàng năm đều nhau thì: V = T x(1/r) {1-[1/(1+r)n] } CF sử dụng vốn sau thuế = CF sử dụng vốn trước thuế X (1-thuế suất thuế TN)
- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Là tỷ lệ lợi tức và giá của cổ phần thường, là mức doanh lợi tối thiểu mà các cổ đông đòi hỏi. 1. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường G = D1/(1+r)1 + D2/(1+r)2 + ... + Dn/(1+r)n Di: cổ tức trên một cổ phiếu thường năm thứ i (i=1-n) G: giá cổ phiếu thường hiện hành r: chi phí sử dụng cổ phiếu thường g: tỷ lệ tăng trưởng cổ tức d1 cổ tức dự kiến được chia ở năm tiếp theo d1 r = ------ + g G Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới d1 r = -------- + g G(1-e) e: tỷ lệ chi phí phát hành G: giá phát hành cổ phiếu thường mới Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi d r = --------- G(1-e)
- G: giá phát hành cổ phiếu ưu đãi e: tỷ lệ chi phí phát hành d: lợi tức cố định III) XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠI LỤC NĂM 2010 CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2010 A- NỢ PHẢI TRẢ (300 300 11,026,336,40 = 310 + 330) 0 I. Nợ ngắn hạn 310 11,026,336,40 0 II. Nợ dài hạn 330 - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 3,254,024,81 (400 = 410 + 430) 5 I. Vốn chủ sở hữu 410 3,254,024,815 44 TỔNG CỘNG NGUỒN 14,280,361,215 0 VỐN (440 = 300 + 400) CƠ CẤU NGUỒN VỐN CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2010 I. Nợ ngắn hạn 310 7 7% II. Nợ dài hạn 330 - I. Vốn chủ sở hữu 400 2 3% 410 10 TỔNG CỘNG NGUỒN 0% VỐN (440 = 300 + 400) NHẬN XÉT Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của doanh nghiệp ta thấy có sự chênh lệch khá cao giữa nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu ( không có nợ dài hạn). Trong khi nợ ngắn hạn chiếm 77% nguồn vốn, thì vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 23% nguồn vốn, như vậy nhìn khái quát cơ cấu nguồn vốn ta có thể đoán là doanh nghiệp đang tăng trưởng theo hướng sử dụng đòn bẩy tài chính. Doanh nghiệp có khả năng chiếm dụng vốn cao,nhưng cũng có thể gặp rủi ro về khả năng thanh toán nếu hoạt động không hiệu quả, sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả. Tuy nhiên,nhìn vào cơ cấu vốn như trên, có thể doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc huy động vốn trong thời gian tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề Bài: Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng đòn bẫy trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
10 p | 304 | 67
-
Đề tài: Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
26 p | 368 | 63
-
luận văn: Góp phần tìm hiểu các quy định mua sắm của một số nhà tài trợ chính trong ngành Y tế ở Việt Nam
69 p | 133 | 41
-
Đề tài: Đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính
17 p | 225 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi
97 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ kinh tế: Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam
290 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
98 p | 53 | 11
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nguồn tài trợ vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Trường hợp tiểu vùng Tây Bắc
0 p | 66 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quyết định tài trợ, lý thuyết định thời điểm thị trường và lý thuyết đầu tư thực
76 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực tài chính của DNNVV tại Việt Nam
123 p | 39 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu nguồn vốn của các công ty Thuỷ sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27 p | 83 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ hỗ trợ vốn của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
107 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
86 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh
75 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Tăng cường quản lý các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
22 p | 58 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút các nguồn vốn tài trợ phát triển Thanh Long Bình Thuận giai đoạn năm 2010 – 2020
95 p | 36 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nguồn tài trợ vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Trường hợp tiểu vùng Tây Bắc
0 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn