Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị, nhằm giúp nhà quản lý của các đơn vị sử dụng đưa ra lựa chọn một cách đúng đắn. Đồng thời, giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán có những chính sách bán hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh Factors affecting the selection of accounting firms for commercial businesses in Ho Chi Minh City Th.S. Ngô Ngọc Nguyên Thảo* *Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) Tóm tắt Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng, tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ kế toán (DVKT) của các doanh nghiệp thương mại (DNTM) tại TP.HCM. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số kiến nghị, nhằm giúp nhà quản lý của các đơn vị sử dụng đưa ra lựa chọn một cách đúng đắn. Đồng thời, giúp các đơn vị cung cấp DVKT có những chính sách bán hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Từ khóa: dịch vụ kế toán. doanh nghiệp thương mại, công ty cung cấp dịch vụ kế toán. Abstract By utilizing both qualitative and quantitative methods, the author conducted this research to identify factors affecting the selection of accounting firms for commercial businesses in Ho Chi Minh City. Based on the findings, several recommendations were made to assist managers to make accurate decisions, as well as to enable accounting firms to issue appropriate sales policy. Keywords: accounting service, commercial businesses, accounting firms. JEL Classification: M00, M40, M49. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.0320235 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, kế toán Việt Nam không ngừng được đổi mới, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính thông qua công cụ hữu hiệu này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để tổ chức một bộ phận kế toán riêng thì chi phí chi để vận hành là cao so với quy mô và tiềm lực của DN, đồng thời hiệu quả mang lại trong việc tổ chức công tác kế toán để cung cấp thông tin phục vụ quản lý không cao. Do vậy, các DN mong muốn sử dụng một đơn vị chuyên nghiệp để cung cấp làm DVKT, nhằm giúp DN có được thông tin kế toán phục vụ quản lý và kinh doanh với chi phí hợp lý là nhu cầu có thật. Mặt khác, theo Luật Kế toán Việt Nam (2015), DN hoàn toàn có thể lựa chọn DVKT với chi phí thấp mà hiệu quả chấp nhận được. Do vậy trong thời gian gần đây, các DN nói chung và đặc biệt là các DNTM thường tìm đến công ty DVKT như là một nhu cầu thiết
- yếu đối với họ. Hơn nữa theo xu hướng hiện nay, đối với các DN việc sử dụng DVKT trong tổ chức công tác kế toán mà không phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán đang là xu hướng phổ biến ở tất cả các nước phát triển mà các DN đang triển khai thực hiện ngày càng nhiều, với Việt Nam cũng không là ngoại lệ. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái quát về DVKT 2.1.1. Khái niệm DVKT Theo Luật Kế toán Việt Nam năm 2015 do Quốc Hội ban hành ngày 20/11/2015, thì hoạt động kinh doanh DVKT là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp DVKT của tổ chức hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện DVKT. DVKT là loại dịch vụ nhằm trợ giúp, tư vấn cho các nhà đầu tư, các DN về luật pháp, chế độ, thể chế tài chính kế toán của Nhà nước, cũng như việc lập, ghi sổ kế toán, tính thuế và lập báo cáo tài chính. Hiện nay, các dịch vụ tài chính kế toán phổ biến thường là dịch vụ làm kế toán, lập báo cáo tài chính, các dịch vụ thuế như hướng dẫn và tư vấn thuế, lập tờ khai thuế,… và các dịch vụ về kế toán quản trị như phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh và lập chiến lược kinh doanh cho các DN. 2.1.2. Các sản phẩm của DVKT Tại Điều 55, Luật Kế toán Việt Nam (2015) có quy định, tổ chức và cá nhân có đăng ký kinh doanh DVKT được thực hiện các DVKT sau: làm kế toán; làm kế toán trưởng; thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán; cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán; bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán; tư vấn tài chính; kê khai thuế; các dịch vụ khác về kế toán theo quy định của pháp luật. Điều kiện hành nghề kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư 72/2007/TT-BTC, ngày 27/06/2007 của Bộ Tài chính được thể hiện, như sau: - Đối với cá nhân kinh doanh DVKT: có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không thuộc đối tượng không được làm kế toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật Kế toán; có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp; có văn phòng và địa chỉ giao dịch; có đăng ký kinh doanh DVKT; người đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham dự đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định tại khoản 6 của Thông tư 72/2007/TT-BTC.
- - Đối với doanh nghiệp kinh doanh DVKT: có đăng ký kinh doanh DVKT; có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, trong đó giám đốc DN phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên; người đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham dự đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định tại khoản 6 của Thông tư 72/2007/TT-BTC. 2.2. Các lý thuyết nền phục vụ nghiên cứu 2.2.1. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng Theo Brander, K.M. & Bennett D.B (1989), hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Mặt khác, theo Philip Kotler & Kevin Keller (2013), khách hàng là nhân tố quyết định thành công của DN, thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận cho DN. Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, sẽ góp phần cho DN hiểu được những nhu cầu cũng như các yếu tố ảnh hưởng, chi phối trong tiến trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng, từ đó đề ra các chính sách tiếp thị, chăm sóc phù hợp để thu hút khách hàng mới cũng như duy trì khách hàng hiện hữu. Điểm khởi đầu trong hành vi tiêu dùng là các kích thích tiếp thị và môi trường tác động đến nhận thức của người tiêu dùng; sau đó một bộ quy trình tâm lý kết hợp với các cá tính tiêu dùng nào đó, dẫn đến quy trình ra quyết định và quyết định mua hàng. Nhiệm vụ của các nhà tiếp thị là hiểu những gì đang diễn ra trong nhận thức của người tiêu dùng, từ lúc bắt đầu nhận được kích thích tiếp thị từ bên ngoài đến quyết định mua hàng cuối cùng. Phillip Kotler đã hệ thống các yếu tố dẫn tới quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng, thông qua mô hình hành vi người tiêu dùng như sau: Bảng 1: Các yếu tố dẫn đến quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng Kích Kích Tâm Đặc Quá trình Quyết định thích thích khác lý người điểm ra quyết định của người mua Marketin mua người g mua
- - Sản - Kinh - Độn - Vă - Nhận biết - Chọn sản phẩm tế g cơ n hóa vấn đề phẩm - Giá - Côn - Nhậ - Xã - Tìm hiểu - Chọn nhãn - Địa g nghệ n thức hội thông tin hiệu điểm - Chín - Học - Cá - Đánh giá - Chọn đại lý - Lợi h trị hỏi nhân các phương án - Chọn thời ích - Văn - Ký - Tâ - Quyết gian chuyên hóa ức m lý định - Chọn số môn - Hậu mãi lượng (Nguồn: Philip Kotler & Kevin Keller,2013. Quản trị Marketing. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội, Trang 177) 2.2.2. Mô hình mua dịch vụ do Philip Kotler (2013) Mô hình mua dịch vụ do Philip Kotler (2013) đề xuất, theo đó hành vi mua dịch vụ là toàn bộ hoạt động mà khách hàng bộc lộ ra trong quá trình nhận diện, mua sắm, sử dụng, đánh giá dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu. Để có một giao dịch, người mua phải trải qua 5 giai đoạn. Quá trình mua bắt đầu, khi khách hàng nhận diện nhu cầu có khả năng được đáp ứng bằng việc mua dịch vụ. Xác định mục tiêu của việc mua dịch vụ, để làm cơ sở cho việc đánh giá và lựa chọn cho các giai đoạn tiếp theo. Thông tin về dịch vụ được tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau như qua bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng đánh giá các khả năng thay thế. Quyết định mua là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình mua, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu, đem lại lợi ích cho khách hàng sẽ được lựa chọn. Sự hài lòng hoặc không hài lòng sau khi mua và sử dụng dịch vụ, sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi mua tiếp theo và khi họ truyền bá thông tin cho người khác. Hình 2: Quy trình mua dịch vụ của Philip Kotler (2013)
- Tìm hiểu sản phẩm và Đánh giá, so sánh sản Nhận thức nhu cầu phẩm thuộc các nhãn những thông tin liên quan hiệu khách nhau Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng Mua sản phẩm Bổ sung nguồn? 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập gồm cả dữ liệu thứ cấp để tìm hiểu thực trạng về việc thuê ngoài các công ty cung cấp DVKT của các DNTM trên địa bàn TP.HCM và dữ liệu sơ cấp, nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia và các nhà quản lý của các đơn vị. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát, thông qua phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phần mềm Google Docs Form. Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường các loại trung tâm trách nhiệm và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – Hoàn toàn đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý. Đối tượng khảo sát là thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc của các DNTM tại TP.HCM. Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006) cho rằng, để sử dụng phương pháp EFA, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số thang đo (biến quan sát) của các biến độc lập. Nghiên cứu này có 6 biến độc lập với tổng cộng 25 biến quan sát, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 25x5 = 125. Theo Tabachnick và Fidell (2007) thì cỡ mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy đa biến cần đạt được, xác định theo công thức là n>=50 + 8k (k: số biến độc lập). Theo đó, nghiên cứu này có 6 biến độc lập, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 50 + 8x5 = 90. Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp EFA và hồi quy tuyến tính, nên cỡ mẫu được chọn theo nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt, do vậy cỡ mẫu tối thiểu phải là 125. Từ tháng 7/2022 đến 10/2022, tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 180 cán bộ công nhân viên của các đơn vị. Kết quả thu về được 156 bảng trả lời, trong đó có 14 bảng trả lời không hợp lệ (chủ yếu là do trả lời thiếu thông tin); còn lại 142 bảng trả lời hợp lệ và tác giả đưa vào phân tích. Vì vậy, tác giả chọn điều tra 142 mẫu ( >125) là phù hợp.
- 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Từ kết quả tổng quan của các công trình nghiên cứu trước đây, cơ sở lý luận và kết hợp với khảo sát ý kiến chuyên gia, tác giả xác định mô hình nghiên cứu gồm có 6 nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM, bao gồm: Hình 3: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất Đội ngũ nhân viên nhà cung cấp Yêu cầu của người sử dụng Quyết định lựa chọn công ty cung cấp Lợi ích chuyên môn DVKT của các DNTM tại TP.HCM Giá phí dịch vụ Sự tin cậy của nhà cung cấp DV Dịch vụ sau bán hàng Bổ sung nguồn? Theo mô hình nghiên cứu dự kiến trên, tác giả đã đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, như sau: Giả thuyết H1: Đội ngũ nhân viên nhà cung cấp có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM. Giả thuyết H2: Yêu cầu của người sử dụng có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM. Giả thuyết H3: Lợi ích chuyên môn có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM. Giả thuyết H4: Giá phí dịch vụ có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM. Giả thuyết H5: Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM. Giả thuyết H6: Dịch vụ sau bán hàng có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM. 3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Căn cứ số liệu khảo sát, tác giả thực hiện việc xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, để xác định trọng số và tầng suất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, dữ liệu thu thập qua bước phương pháp định lượng sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS Statistics 26.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố, cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố. Đồng thời, áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp - so sánh, nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM. Cụ thể tác giả thực hiện, như sau: Đánh giá độ tin cậy các thang đo. Phân tích nhân tố khám phá, nhằm đảm bảo mô hình EFA và đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định: kiểm định tính thích hợp EFA; kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện. Phân tích hồi quy đa biến, để mô hình đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi hỏi thực hiện các bước kiểm định là: kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy; mức độ phù hợp của mô hình; hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm định chất lượng thang đo Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ST Nhóm biến Số biến Cronbach T 1 Đội ngũ nhân viên nhà cung cấp 6 quan sát 0.878 Alpha 2 Yêu cầu của người sử dụng 4 0.706 3 Lợi ích chuyên môn 4 0.869 4 Giá phí dịch vụ 4 0.776 5 Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ 4 0.801 6 Dịch vụ sau bán hàng 3 0.712 7 Lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các 3 0.892 DNTM tại TP.HCM (Nguồn: tính toán của tác giả) Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở Bảng 2 ta thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy, hệ thống thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt, với 28 biến quan sát đặc trưng. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập - Kiểm định tính thích hợp EFA:
- Bảng 3: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần Hệ số KMO 0.818 1524.59 Giá trị Chi-Square Mô hình kiểm 5 traBartlett Bậc tự do 300 Sig (p – value) 0.000 (Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả) Ta thấy, KMO = 0.818 thoả mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. - Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát: Qua Bảng KMO and Bartlett's Test ta thấy, Sig. < 0,01, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. - Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với các nhân tố: Bảng 4: Bảng phương sai trích Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Phươ Phươ Tích Tích ng Tíchl ng lũy Phư lũy Nh sai ũy phương sai phương ơng sai phương ân tố Tổ trích % saitrích T trích % sai trích Ttrích % sai trích 1 6.0 24.1 24.19 6. 24.1 24.1 3 15.6 15.6 ng % ổng % ổng % 2 49 3.6 98 14.5 8 38.70 049 3. 98 14.5 98 38.7 .913 3 52 12.0 52 27.7 3 27 2.3 07 9.28 5 47.98 627 2. 07 9.28 05 47.9 .017 2 66 11.1 18 38.8 4 20 1.5 1 6.24 6 54.22 320 1. 1 6.24 86 54.2 .787 2 49 9.75 67 48.6 5 60 1.5 2 6.11 8 60.34 560 1. 2 6.11 28 60.3 .439 2 7 8.98 24 57.6 6 29 1.2 7 5.07 5 65.41 529 1. 7 5.07 45 65.4 .246 1 6 7.80 10 65.4 7 69 0.8 4 3.49 9 68.91 269 4 19 .952 9 19 73 2 1 (Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả) 4.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc Biến phụ thuộc “Lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM” với 03 biến quan sát. Kết quả phân tích EFA cho thấy, tất cả các điều kiện về phân tích nhân tố khám phá đều đáp ứng: hệ số KMO = 0.750 > 0,5; Sig. = 0,000 < 0.05; hệ số tải nhân tố > 0.5; giá trị
- trích Eigenvalue = 2.469 > 1 (yêu cầu lớn hơn 1); và tổng phương sai trích đạt khá cao 82.301% > 50% và đạt yêu cầu. Bảng 5: Hệ số KMO và kiểm định Barlett Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.750 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 243.654 Bậc tự do 3 Sig (giá trị P – 0.000 (Nguồn:phân tích dữ liệu của tác giả) value) Bảng 6: Phương sai trích biến phụ thuộc Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Nhân tố Phương Tích lũy Tích lũy Phương Tổng sai trích phương sai Tổng phương sai trích sai trích % % trích % % 1 2.469 82.301 82.301 2.46 82.301 82.301 2 0.278 9.268 91.569 9 3 0.253 8.431 100.000 - Phân tích hồi quy bội: phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM và kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố (1) Đội ngũ nhân viên nhà cung cấp; (2) Yêu cầu của người sử dụng; (3) Lợi ích chuyên môn, (4) Giá phí dịch vụ; (5) Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ; (6) Dịch vụ sau bán hàng ảnh hưởng đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM. Phương trình hồi quy: LC = β1 DN + β2 YC+ β3 LI+ β4 GP + β5 TC β5 DV + ε - Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Bảng 7: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình - Model Summaryb Sai Thống kê thay đổi Hệ số Hệ số chuẩn Mô Hệ Hệ số R2 - của ước Hệ số Bậc Bậc hình số R số R2 hiệu lượng R2 sau Hệ số tự do 1 tự do 2 Durbin- chỉnh khi đổi F khi đổi Watson 2.037 1 .848a .800 .795 .20750 .800 201.518 6 135
- (Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả) Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.848 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.795. Nghĩa là, mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 79.5%. Điều này cho biết khoảng 79.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc (LC) là do tác động của các biến độc lập (DN, YC, LI, GP, TC, DV); các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 2.037 trong khoảng 1< D < 3, nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), trong đó: Bảng 8: Thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số Thống kê đa cộng Hệ sốchưa chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến \Sai số Hệ số B Beta t Sig. Hệ số VIF chuẩn Tolerance (Constant) -0.448 0.128 - 0.00 DN 0.101 0.028 0.121 3.493 1 3.5 0.00 0.650 1.538 YC 0.102 0.042 0.113 80 2.4 0 0.00 0.547 1.879 LI 0.213 0.051 0.225 41 4.2 2 0.00 0.560 1.847 GP 0.264 0.045 0.282 14 5.8 0 0.00 0.525 1.081 TC 0.274 0.034 0.297 82 8.0 0 0.00 0.549 1.820 DV 0.137 0.036 0.136 59 3.8 0 0.00 0.587 1.705 32 (Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả) 0 Trong Bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy, thì các biến độc lập đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig thể hiện độ tin cậy khá cao đều < 5%. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều < 10, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. 4.2.3. Phương trình hồi quy LC = 0.297TC + 0.282GP + 0.225LI + 0.136DV + 0.121DN + 0.113YC Để so sánh mức độ ảnh hưởng từng nhân tố độc lập đối với lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM, ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 6 nhân tố ảnh hưởng lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM thì: nhân tố Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ ảnh hưởng mạnh nhất đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT, với Beta = 0.297; nhân tố Giá phí dịch vụ ảnh hưởng mạnh thứ hai, với hệ số Beta = 0.282; nhân tố Lợi ích chuyên môn ảnh hưởng mạnh thứ ba, với hệ số Beta = 0.225;
- nhân tố tiếp theo là Dịch vụ sau bán hàng thứ tư, với hệ số Beta = 0.136; nhân tố Đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp ảnh hưởng mạnh thứ 5, với hệ số Beta = 0.121 và cuối cùng là nhân tố Yêu cầu của người sử dụng ảnh hưởng thấp nhất, với hệ số Beta = 0.113. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Thông qua các kiểm định của mô hình nghiên cứu có thể khẳng định, các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM theo thứ tự từ cao đến thấp, như sau: Biến độc lập Hệ số bate chuẩn hóa Thư tự tác động Đội ngũ nhân viên nhà cung cấp 0.121 5 Yêu cầu của người sử dụng 0.113 6 Lợi ích chuyên môn 0.225 3 Giá phí dịch vụ 0.282 2 Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ 0.297 1 Dịch vụ sau bán hàng 0.136 4 Xuất phát từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở trên tác giả đưa ra một số đề xuất, nhằm giúp nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn công ty cung cấp DVKT của các DNTM tại TP.HCM, như sau: Đối với lợi ích chuyên môn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng: thông qua các DVKT, các chuyên gia kế toán của các công ty cung cấp DVKT sẽ tư vấn cho các chủ DN lựa chọn mô hình tổ chức quản lý kinh doanh phù hợp và hiệu quả, cũng như những vận dụng chính sách kinh tế, tài chính, thuế trong hoạt động của mình nhằm làm giảm chi phí, tăng thu nhập, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo hiệu suất kinh tế cao nhất. Việc tiếp cận các DVKT, tư vấn là giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất, để doanh nghiệp nhận được những ý kiến tư vấn tốt nhất. Đối với dịch vụ sau bán hàng: các DNTM cần lựa chọn những nhà cung cấp có các đặc tính sau: cần phải quan tâm và luôn có chính sách nâng cao, cải thiện các dịch vụ sau bán hàng, thông qua việc cam kết thực hiện các dịch vụ bảo trì sản phẩm; huấn luyện cho người sử dụng những dịch vụ mới; sẵn sàng giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình khai thác dịch vụ của khác hàng một cách kịp thời và hiệu quả; bên cạnh đó, nhà cung cấp cần xây dựng hệ thống các kênh thông tin hỗ trợ khách hàng từ xa như trả lời trực
- tuyến qua mail, điện thoại,… để mang đến cho khách hàng những tiện ích tốt nhất, nhằm tạo sự tin tưởng và giữ chân khách hàng. Đối với đội ngũ nhân viên của đơn vị cung cấp: trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực dịch vụ là rất cần thiết. Theo đó, các DNTM cần căn cứ vào các tiêu chí sau, để có thể lựa chọn công ty cung cấp DVKT phù hợp cho mình: công ty cung cấp dịch vụ phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp; nhân viên phải có kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của mình; nhân viên tư vấn đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp; nhân viên có thể sử dụng công nghệ mới để đưa ra các giải pháp tài chính kế toán kịp thời và nhân viên phải được cập nhật kịp thời những thay đổi chính sách thuế và kế toán của Bộ Tài chính, cũng như của các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Đối với giá phí dịch vụ: các DNTM khi chọn công ty cung cấp DVKT cũng cần xem xét đến sự hợp lý về giá phí dịch vụ sao cho đảm bảo tính cạnh tranh; tiết kiệm cũng như phù hợp với khả năng tài chính của DN mình. Tài liệu tham khảo Quốc hội. (2015). Luật số 88/2015/QH13, Luật Kế toán do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2015. Bộ Tài chính. (2007). Thông tư 72/2007/TT-BTC, Về việc hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán do Bộ Tài chính ban hành ngày 27/6/2007. Brander, K.M. & Bennett D.B. (1989). Norway lobsters in the Irish Sea: modeling one component of a multispecies resource. In: J.F. Caddy (Ed). Marine Invertebrate Fisheries: Their Assessment and Management, John Wiley and Sons, New York. Hair, J., Aderson, R., Tatham, P., and Black, W. (2006). Multivariate Data Analysis, 6 ed, Prentice – Hall. Upper Saddle River, N.J. Philip Kotler & Kevin Keller. (2013). Marketing Management, Publishing as prentice Hall, One Lake Street. Tabachnick, B.G., & Fidell, L.S. (2006). Using multivariate statistics (ấn bản lần 3), New York, Mỹ: HarperCollins.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ
4 p | 243 | 35
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam
5 p | 308 | 34
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh huởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế
9 p | 247 | 30
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
7 p | 176 | 15
-
Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn từ mô hình tĩnh đến mô hình động: Nghiên cứu trong ngành bất động sản Việt Nam
17 p | 148 | 14
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
19 p | 197 | 14
-
Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến giá đất đô thị
5 p | 130 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay ngắn hạn của ngân hàng
9 p | 141 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng nhà ở của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ
3 p | 120 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
8 p | 72 | 5
-
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp: Dữ liệu tại các đơn vị trực thuộc tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
8 p | 120 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
16 p | 108 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
6 p | 42 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví MOMO của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 29 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
7 p | 21 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước Đông Nam Á
7 p | 12 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bảo hiểm nhân thọ Sun Life tại thành phố Hà Nội
5 p | 5 | 1
-
Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) để xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại các ngân hàng Việt Nam
12 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn