intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam. Dữ liệu cho phân tích thu được từ 979 người trả lời bảng hỏi khảo sát vào quý 3 năm 2022 (272 người thuộc ngành tài chính và 707 người thuộc ngành phi tài chính, ở các tỉnh thành trong cả nước).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam Lê Văn Hinh1, Nguyễn Tường Vân2 Học viện Ngân hàng, Việt Nam Ngày nhận: 03/03/2023 Ngày nhận bản sửa: 20/12/2023 Ngày duyệt đăng: 05/01/2024 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam. Dữ liệu cho phân tích thu được từ 979 người trả lời bảng hỏi khảo sát vào quý 3 năm 2022 (272 người thuộc ngành tài chính và 707 người thuộc ngành phi tài chính, ở các tỉnh thành trong cả nước). Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy có 7 nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê đến năng lực số. Ngoài ra, phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt về năng lực số giữa nhóm lao động trong khu vực tài chính và khu vực phi tài chính. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng có sự khác biệt về năng lực số giữa các nhóm học vấn (trong đó, năng lực số giảm dần theo các nhóm học vấn, tương ứng: tiến sĩ, thạc sĩ, trình độ đại học, cao đẳng và nhóm trung học phổ thông). Khuyến nghị chính sách về đào tạo năng lực số theo định hướng chiến lược quốc gia cũng được bài viết thảo luận. Từ khóa: Chuyển đổi số, Công dân số, Năng lực số Determinants of employees’ digital literacy in the financial and non-financial sectors in Vietnam Abstract: This study aims to explore the determinants of employees’ digital literacy in the financial and non-financial sectors in Vietnam. Data for analysis were obtained from 979 respondents (272 from financial sector and 707 from non-financial sector). The results of exploratory factor analysis (EFA) show that there are 7 factors have a statistically significant impact on digital literacy. In addition, ANOVA’s analysis shows that there is a difference in digital literacy between employees in the financial sector and those in other sectors. The study also found that there is a difference in digital literacy between groups of education levels (within educational groups, respectively digital literacy decreases: doctorate, master, university, colleges and high school). Policy recommendations on comprehensive digital literacy training in the direction of a national campaign are also discussed. Keywords: Digital literacy, Digital transformation, Digital citizen Doi: 10.59276/JELB.2024.04.2507 Le, Van Hinh1, Nguyen, Tuong Van2 Email: lehinhsbv@gmail.com1, vannt@hvnh.edu.vn2 Organization of all: Banking Academy of Vietnam © Học viện Ngân hàng Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng ISSN 3030 - 4199 85 Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024
  2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam 1. Đặt vấn đề tương thích với năng lực số được cho là đa chiều.Trong khi đó, chủ trương đẩy mạnh Ngày nay sự thâm nhập của công nghệ số chuyển đổi số ở Việt Nam (ĐCSVN, 2019; vào các mặt của đời sống kinh tế-xã hội là Thủ_tướng, 2020_Bo, 2022a, 2022b) đang rất mạnh mẽ. Trong điều kiện đó, đòi hỏi đặt ra yêu cầu về nâng cao năng lực số mọi mọi cá nhân phải (i) biết cách sử dụng công người dân nói chung và người lao động ở nghệ mới, (ii) biết cách tương tác trên môi một số khu vực nghề nghiệp. Cụ thể hơn, trường công nghệ số. Sự tích hợp những Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Thống_ năng lực cơ bản này được gọi là “Năng Đốc, 2022a, 2022b, 2022c) cũng đang rất lực số” (digital literacy) (Medlock Paul, quan tâm đến việc xây dựng khung năng Spires, & Kerkhoff, 2017). “Năng lực số” lực số cho một số đối tượng người lao động cũng là một loạt các năng lực cơ bản, cần trong hệ thống ngân hàng. thiết và phổ cập cho mọi “công dân số” Trong bối cảnh trên, bài viết này nhằm khám (digital citizen) (eLD, 2015; Jenkins, 2006; phá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số WB, 2020), do đó cũng được coi là “trình của người lao động trong khu vực tài chính độ dân trí số”. và khu vực phi tài chính; nhận diện một số “Năng lực số” đã và đang trở nên quan khác biệt về năng lực số của nhóm; qua đó trọng trên rất nhiều phương diện (Hamilton, có một số hàm ý chính sách liên quan. 2015; Leahy & Tran, 2020; PwC, 2021; Vidosavljevic & Vidosavljević, 2019). Do 2. Tổng quan nghiên cứu và xây dựng đó, nâng cao năng lực số cho mỗi công dân giả thuyết nghiên cứu đang là mối quan tâm chung ở mọi cấp độ xã hội và toàn cầu (Hamilton, 2015; WB, 2020). 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhiều nghiên cứu (Lankshear & Knobel, 2015; Tejedor, Cervi, Pérez-Escoda, & 2.1.1. Khái niệm và nội hàm năng lực số Jumbo, 2020; UNICEF, 2019) đã nỗ lực Năng lực số (digital literacy/competency) khám phá các yếu tố tác động đến năng lực được coi là năng lực mới cho mỗi cá nhân số và qua đó để có các khuyến nghị về đào trong kỷ nguyên số (eLD, 2015; Jenkins, tạo nâng cao năng lực số cho các công dân. 2006; Lankshear & Knobel, 2015; Medlock Tuy nhiên, công nghệ số là đột phá, sáng tạo Paul et al., 2017): và là khái niệm đa diện; liên tục và năng lực số là đa diện… do đó các gồm một nhóm kỹ năng sống cơ bản cần thiết nghiên cứu liên quan là khó có thể bắt kịp. để một cá nhân tham gia đầy đủ vào một xã Tại Việt Nam, rà soát cho thấy còn có khoảng hội giàu thông tin, bão hòa về truyền thông; trống nghiên cứu đáng kể: Các nghiên cứu Các năng lực thành phần có sự đan xen đa liên quan (Nguyen Tan & Marquet, 2018, lĩnh vực (eLD, 2015; Ferrari, 2012; Hague & 2019; PwC, 2021; Santos & Serpa, 2017- Payton, 2010; Hobbs, 2010; Jenkins, 2006; Bo; Tran et al., 2020; Vinh, Quang, & Lan, Medlock Paul et al., 2017; UNICEF, 2019). 2020) là khá khiêm tốn về số lượng; chưa Nội dung năng lực số đã coi là gồm tập hợp có nghiên cứu riêng biệt về cấu trúc (khung) các thực hành về chuyên môn và học thuật năng lực số cho công dân Việt Nam nói được hỗ trợ bởi các công nghệ vừa đa dạng chung cũng như cho người lao động trong lại vừa thay đổi liên tục (Jisc, 2014). một số lĩnh vực chuyên ngành (như ngành tài chính); Cách tiếp cận năng lực số cũng 2.1.2. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng thiên về góc độ kỹ thuật, phần nào chưa đến năng lực số 86 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024
  3. LÊ VĂN HINH - NGUYỄN TƯỜNG VÂN Các nhà nghiên cứu (Ala-Mutka, 2011; tin (CNTT) mang tính chức năng. Đặc biệt Dewi, Fahrurrozi, Hasanah, & Dj, 2021; năng lực số cũng hàm ý một loạt các hành Hatlevik, Guðmundsdóttir, & Lo, 2015; vi, thực hành, nhận dạng kỹ thuật số phong Ryder & Machajewski, 2017; Tang & phú và rất đa dạng. Năng lực số cũng thay Chaw, 2016) đã đồng thuận rằng năng lực số đổi liên tục theo thời gian với các bối cảnh được tích lũy từ các quá trình xã hội hóa như đa dạng nhưng vẫn nhất quán; và hàm ý học tập, lao động, quan hệ xã hội hay tham quá trình học hỏi liên tục để tích lũy năng gia các diễn đàn gắn với môi trường công lực cá nhân theo 5 cấp độ “trưởng thành nghệ số. Năng lực số được coi là được quyết về chuyên môn” đã được các nghiên cứu định bởi các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chỉ ra (Kaba & Ramaiah, 2020; Niyigena, năng lực tổng hợp của mỗi cá nhân gồm: Jiang, Ziou, Shaw, & Hasan, 2020). Cũng “K” Kiến thức về công cụ và phương tiện với quan điểm đa diện, Jisc (Jisc, 2014) coi kỹ thuật số; “S” Các kỹ năng vận dụng kiến năng lực số là một tập hợp các thực hành về thức nâng cao về giao tiếp, hợp tác, quản lý chuyên môn và học thuật được hỗ trợ bởi thông tin, học tập, giải quyết vấn đề và sự các công nghệ vừa đa dạng, vừa thay đổi tham gia có ý nghĩa; “A” Thái độ đối với liên tục. Các nghiên cứu gần đây về năng việc sử dụng các kỹ năng theo cách đa văn lực số (Vodă et al., 2022) tuy có giảm bớt hóa, có phản biện, sáng tạo, có trách nhiệm, các nhân tố năng lực số nhưng về bản chất tự chủ và cũng có tính độc đáo… là không thay đổi. Vodă và cộng sự (Vodă, Cautisanu, Đã có một số nghiên cứu (Kusumastuti & Grădinaru, Tănăsescu, & Moraes, 2022) đã Nuryani, 2020; Le et al., 2019; Nguyen đề xuất cấu trúc năng lực số gồm 06 vùng. Tan & Marquet, 2019; PwC, 2021; Santos Tuy nhiên 6 vùng này tập trung vào các nội & Serpa, 2017; Tran et al., 2020) về năng dung công nghệ thông tin và truyền thông, lực số ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong các cấu trúc năng lực này thiếu đi tính đa diện nghiên cứu này, khái niệm “năng lực số” so với cấu trúc 11 nhân tố đã được Janssen còn giới hạn trong khả năng làm chủ các và cộng sự đề xuất (Janssen et al., 2013). phương tiện công nghệ thông tin và truyền Giải thích về các yếu tố quyết định đến thông (CNTT-TT); Mô hình nghiên cứu năng lực số, các nghiên cứu (Bawden; & đánh giá năng lực số cho Việt Nam mới Robinson, 2009; Deursen & Van Dijk, là mô hình sơ khởi; còn sự hạn chế trong 2009; EU, 2018, 2022; Janssen et al., 2013; phạm vi năng lực CNTT-TT, chưa bắt kịp Jisc, 2014; Martin & Grudziecki, 2006; sự phát triển của thời đại số; hay yêu cầu về Pérez & Murray, 2010) dựa trên nguyên chuyển đổi số ở Việt Nam (ĐCSVN, 2019; lý về quá trình tích lũy năng lực của cá Thủ_tướng, 2020, 2022a, 2022b). nhân liên quan đến công nghệ mới. Các mô Tổng quan cho thấy, số lượng nghiên cứu hình nghiên cứu phản ánh bản chất của quá còn ít, chưa theo kịp tốc độ chuyển đổi số; trình học tập qua các kênh; qua đó tác động Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về năng đến con người phản ánh qua các nhân tố lực số theo cách tiếp cận cấu trúc đa diện cơ bản gồm: kiến ​​ thức (K), kỹ năng (S), của năng lực số, cho công dân nói chung thái độ (A) của cá nhân gắn với quá trình hay cho người lao động trong một số lĩnh thâm nhập của công nghệ số vào các mặt vực chuyên ngành như ngành tài chính, của đời sống xã hội; Do đó, năng lực số ngân hàng… có tính đa nhiệm, nhiều lĩnh vực; vượt ra ngoài lĩnh vực kỹ năng công nghệ thông 2.2. Giả thuyết nghiên cứu Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 87
  4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam Các nhân tố tác động đến năng lực số (M) các công nghệ kỹ thuật số thích hợp (L) theo giả thuyết như sau: tác động có ý nghĩa thống kê đến năng H1: Kiến thức và các kỹ năng chức năng lực số (M) (+) tổng quát (ký hiệu là A) tác động có ý nghĩa thống kê đến năng lực số (M) (+) H12: Có sự khác biệt về năng lực số (có ý nghĩa thống kê) giữa và bên trong các H2: Sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhóm nhân khẩu học (+/): người làm (B) tác động có ý nghĩa thống kê đến trong khu vực tài chính và khu vực phi năng lực số (M) (+) tài chính; Người có chuyên ngành đào tạo CNTT và nhóm khác... H3: Năng lực chuyên sâu và nâng cao để làm việc và thể hiện sự sáng tạo (C) tác động 3. Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê đến năng lực số (M) (+) 3.1. Khung lý thuyết H4: Giao tiếp và hợp tác qua các phương tiện công nghệ (D) tác động có ý nghĩa Khung lý thuyết liên quan cho rằng: năng thống kê đến năng lực số (M) (+) lực số có tính đa diện, là quá trình tích lũy tổng hợp và các năng lực thành phần gắn H5: Xử lý và quản lý thông tin (E) tác liền với công nghệ số của cá nhân (Deursen động có ý nghĩa thống kê đến năng lực & Van Dijk, 2009; Janssen et al., 2013; số (M) (+) Jisc, 2014; Kaba & Ramaiah, 2020; Martin & Grudziecki, 2006; Murray & Perez, H6: Quyền riêng tư và bảo mật (F) tác 2014; Vodă et al., 2022); động có ý nghĩa thống kê đến năng lực Năng lực là quá trưởng thành nghề nghiệp số (M) (+) chuyên môn liên quan theo 5 mức độ (“học việc”, “cán bộ mới”, “người biết việc”, H7: Góc độ pháp lý và đạo đức (G) tác “cán bộ hiệu quả” và” chuyên gia”) (Kaba động có ý nghĩa thống kê đến năng lực & Ramaiah, 2020). Năm cấp độ trưởng số (M) (+) thành nghề nghiệp chuyên môn như vậy là cơ sở cho việc thiết kế thang đo các biến H8: Có thái độ cân bằng đối với công (năng lực thành phần). nghệ (H) tác động có ý nghĩa thống kê đến năng lực số (M) (+) 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất H9: Hiểu biết và nhận thức về vai trò của Mô hình nghiên cứu đề xuất, được của công nghệ - thông tin và truyền thông mô tả theo theo Hình 1. Các đại lượng (CN-TT và TT trong xã hội (I) tác động có (A,B,C,D,E,F,G,H,I,K,L) tương ứng với ý nghĩa thống kê đến năng lực số (M) (+); 11 thành phần năng lực số (Janssen et al., 2013) được cho là có mối quan hệ tác động H10: Học hỏi về các công nghệ kỹ thuật đến năng lực số (Phụ lục 1). số (K) tác động có ý nghĩa thống kê đến năng lực số (M) (+) 3.3. Mô tả biến và giá trị H11: Khả năng phân tích quyết định về Các biến được xác lập và đo lường trên 88 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024
  5. LÊ VĂN HINH - NGUYỄN TƯỜNG VÂN Bảng 1. Ý nghĩa của thang đo và chất lượng thang đo Ký Số biến Cronbach’s hiệu Thang đo quan sát (*) Alpha A Kiến thức và các kỹ năng chức năng tổng quát 4 0,715 B Sử dụng trong cuộc sống hàng ngày 4 0,770 C Năng lực chuyên sâu/nâng cao để làm việc và thể hiện sự sáng tạo 4 0,837 D Giao tiếp và hợp tác qua các phương tiện công nghệ 4 0,860 E Xử lý và quản lý thông tin 4 0,798 F Quyền riêng tư và bảo mật 4 0,661 G Góc độ pháp lý và đạo đức 4 0,634 H Có thái độ cân bằng đối với công nghệ 4 0,734 I Hiểu biết và nhận thức về vai trò của CN-TT&TT trong xã hội 4 0,922 K Học hỏi về các công nghệ kỹ thuật số 4 0,774 L Khả năng phân tích quyết định về các công nghệ kỹ thuật số thích hợp 4 0,769 M Năng lực số 4 0,823 (*) Các biến quan sát hay câu hỏi tương ứng được thiết kế dưới dạng các câu hỏi theo thang đo hành vi (BARS) để đo lường đánh giá mức độ thành thạo chuyên môn ứng với vùng năng lực và được cụ thể theo “các biến quan sát” (Phụ lục 1) Nguồn: Nhóm tác giả, kết quả kiểm định cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây Klieger et al., 2018; McCoy, 2020). (Janssen et al., 2013); Ý nghĩa của các biến - Các nhân tố thuộc về nhân khẩu học (giới hay các thang đo được nêu tại Bảng 1 và tính, tuổi đời, thu nhập, học vấn, nghề Phụ lục 1. Giá trị các biến từ 1 đến 5 (EU, nghiệp…) được coi là biến kiểm soát có 2022; Kaba & Ramaiah, 2020; OECD, ảnh hưởng đến trình độ dân trí số do các 2017). Cụ thể như sau: đặc tính khác nhau của mỗi cá nhân. Phân - Biến phụ thuộc (M): M là năng lực số của cá tích ANOVA đánh giá sự khác biệt về năng nhân, thể hiện mức độ “Sử dụng liền mạch, lực số giữa các nhóm hay trong các nhóm có hệ thống chứng tỏ khả năng tự tin của bản nhân tố này. thân”, được đo lường theo 5 mức độ thành thạo từ thấp đến cao. Giá trị có thể từ 1 đến 5. 3.4. Phương pháp nghiên cứu - Các biến độc lập (A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, L): Đo lường 11 năng lực thành phần, - Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tương ứng với 11 vùng năng lực (Janssen lượng phù hợp với vấn đề xã hội. Việc et al., 2013) được chuyển thể vào bảng hỏi. chọn mẫu, thu thập thông tin và quy mô Các câu hỏi cụ thể trong bảng hỏi được mẫu được tiến hành phù hợp với điều kiện thiết kế theo dạng thang đo 5 mức độ. Các thực tế vào thời điểm Quý 3 năm 2022: (+) biến này có thể nhận giá trị từ 1 đến 5, phản Chọn mẫu: theo phương pháp thuận tiện, ánh 05 mức độ trưởng thành chuyên môn có sự linh hoạt; (+) Quy mô mẫu: với lực (Benner, 1982; Dreyfus & Dreyfus, 1980; lượng lao động của Việt Nam hiện nay Kaba & Ramaiah, 2020). Các câu hỏi khảo khoảng 51,9 triệu người (GSO, 2023), quy sát cũng được thể hiện dưới dạng thang đo mô khảo sát đề ra khoảng 1.000 người lao hành vi (Debnath, Lee, & Tandon, 2015; động; (+) Địa phương khảo sát: một số Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 89
  6. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam tỉnh thành phố phía Bắc và Bảng 2. Kết quả phân tích EFA- Các nhân tố ảnh hưởng phía Nam: (+) Công cụ và đến năng lực số các thức thu thập thông tin: Mã biến Các nhân tổ phỏng vấn trực tiếp và qua quan sát 1 2 3 4 5 6 7 email theo công cụ bảng I1 ,833 hỏi; (+) Số lượng tham gia: I3 ,814 có 979 người tham gia trả H1 ,800 lời phỏng vấn (tỷ lệ phản I4 ,754 hồi 98% so với kỳ vọng). K1 ,731 Trong đó (979 người) I2 ,719 48,5% người làm trong G1 ,685 ngành tài chính và 51,5% G2 ,672 trong các ngành khác (cụ K2 ,620 thể theo Phụ lục 2). E1 ,547 - Xử lý dữ liệu: Phần mềm G3 ,740 SPSS26 được sử dụng để L4 ,732 kiểm định các giả thuyết G4 ,705 nghiên cứu; (i) Phân tích L3 ,650 nhân tố khám phá (EFA) H2 ,566 và các thủ tục; (ii) Kiểm K4 ,560 định khác biệt về năng lực H4 ,510 số theo đặc điểm nhân khẩu A4 ,736 học (One-way ANOVA, và A3 ,710 Post Hoc). C4 ,577 - Mô hình kinh tế lượng cho B4 ,561 kiểm định giả thuyết nghiên B3 ,544 cứu như sau: C3 ,528 f(Mi) = β0 + ∑{i=1}^{11} A1 ,519 βiXi + ε (1) D1 ,739 Trong đó: βi là các hệ số; D3 ,690 Xi tương ứng với các nhân tố D4 ,625 (biến độc lập); Mi là “năng D2 ,599 lực số” của cá nhân thứ “i”. H3 ,629 L1 ,530 4. Kết quả kiểm định và A2 ,528 thảo luận L2 ,503 B2 ,665 4.1. Độ tin cậy của thang đo B1 ,557 F2 ,672 Kết quả kiểm định độ tin E4 ,542 cậy 12 thang đo (trong đó Eigenvalues 16,960 3,203 2,427 1,729 1,229 1,121 1,014 11 cho biến độc lập, 1 ứng - Phương sai trích tích lũy/Initial Eigenvalues (%): 62,916 với biến phụ thuộc). cho - KMO and Bartlett’s Test: 0,956; Sig = 0,000 giá trị Cronbach’s Alpha Nguồn: Kết quả kiểm định của nhóm tác giả 90 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024
  7. LÊ VĂN HINH - NGUYỄN TƯỜNG VÂN Bảng 3. Tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số (rút gọn) Digital_Com x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 Pearson Correlation 1 ,093** ,424** ,299** ,242** ,340** ,133** ,199** Digital_ Sig. (2-tailed) ,003 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 Com N 979 979 979 979 979 979 979 979 ** độ tin cậy thống kê ở mức 1% (2-tailed). Nguồn: Nhóm tác giả tự thực hiện phản ánh độ tin cậy tốt của các thang đo Từ phân tích EFA, theo tính hội tụ đã nêu, (Bảng 1). các nhân tố được đặt tên tương ứng thành 07 biến tương ứng theo thứ tự là: x1, x2, x3, 4.2. Phân tích nhân tố khám phá- EFA x4, x5, x6, x7. Các biến này là biến độc lập cho phân tích hồi quy tương quan với biến Kiểm định KMO và Bartlett’s cho thấy: phụ thuộc là năng lực số (M hay Digital_ Sig.= 0,000 (sig.0,50 Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến và phương sai trích tích lũy là 62,916 (đạt năng lực số (Digital_Com), kiểm định sự yêu cầu >50%), tức là 7 nhân tố này giải phù hợp giữa các biến độc lập (nhân tố) và thích được 62,916% biến thiên của dữ liệu biến phụ thuộc (năng lực số), nghiên cứu và tương ứng với Initial Eigenvalues từ 1,014 sử dụng hàm hồi qui tuyến tính bội, kiểm đến 16,960 (đạt yêu cầu >1). Kết quả EFA định tác động của nhiều biến độc lập định được mô tả tại Bảng 2. lượng đến một biến phụ thuộc định lượng Nhận xét: Kết quả tại Bảng 2 cho thấy EFA trong mô hình nghiên cứu: không có sự hội tụ hoàn toàn các nhân tố Digital_Com = β0 + ∑{j=1}^{n}βiXi + ε như kỳ vọng; Điều này phản ánh năng lực - Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Kết số có tính đa diện hay tính đột phá liên quả hồi quy đa biến cho R2 hiệu chỉnh là tục phát triển dẫn đến sự khác biệt không 0,506 như vậy, 51% sự thay đổi về năng theo tiền lệ như nghiên cứu đã chỉ ra (eLD, lực số (Digital_Com) được giải thích bởi 2015; Hobbs, 2010). Đặc tính này của năng các biến độc lập của mô hình; ANOVA lực số cho phép có thể chấp nhận kết quả có Sig = 0,000
  8. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Hệ số Beta Thành phần/ khía cạnh năng lực số Biến VIF chuẩn hóa Sử dụng liền mạch, có hệ thống và tự tin các công nghệ số cho Digital_Com cuộc sống Hệ số chặn 1,128E-15 Năng lực/khả năng cơ bản/nâng cao về kỹ thuật số nói chung và x1 0,093*** 1,000 các giao dịch kinh tế số trong cuộc sống Năng lực học hỏi về/với công nghệ; lựa chọn công nghệ phù hợp x2 0,424*** 1,000 Năng lực/khả năng cơ bản về xử lý, quản lý thông tin hiệu quả, x3 0,299*** 1,000 riêng tư, bảo mật với thái độ cân bằng với công nghệ… Năng lực xử lý và quản lý thông tin vể kinh tế số, tài chính ngân x4 ,242*** 1,000 hàng số (cho các hoạt động kinh tế số) Năng lực giao tiếp và hợp tác về kinh tế số, tài chính ngân hàng số x5 0,340*** 1,000 Năng lực về pháp lý và đạo đức về công nghệ số, các hoạt động x6 0,133*** 1,000 kinh tế số Năng lực sử dụng các công cụ số để quản lý phân tích đánh giá x7 0,199*** 1,000 thông tin, dữ liệu trong công việc và trong đời sống… R2 51,0% R hiệu chỉnh 2 50,6% Hệ số Sig F 0,000 Hệ số Durbin - Watson 2,017 Ghi chú: *: ý nghĩa thống kê 10%, **: ý nghĩa thống kê 5%, ***: ý nghĩa thống kê 1%, Nguồn: Kết quả hồi quy đa biến, nhóm tác giả thực hiện phương sai VIF (Variance Inflation factor- các hệ số hồi qui đa biến (Bảng 4) cho thấy VIF) có giá trị lớn nhất là 1,000 (nhỏ hơn 10) có 07 biến độc lập có tác động cùng chiều cho thấy các biến độc lập không có quan hệ vào biến phụ thuộc “năng lực số” () vì hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng số hồi qui chuẩn hóa của các biến này đều đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ dương và có ý nghĩa thống kê (Sig.
  9. LÊ VĂN HINH - NGUYỄN TƯỜNG VÂN Bảng 5. Đóng góp của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số Giá trị Đóng góp Tên yếu tố (biến) tuyệt đối (%) Năng lực/khả năng cơ bản/nâng cao về kỹ thuật số nói chung và các giao dịch 0,093 5,38 kinh tế số trong cuộc sống (x1) Năng lực học hỏi về và với công nghệ; lựa chọn công nghệ phù hợp (x2) 0,424 24,51 Năng lực/khả năng cơ bản về xử lý, quản lý thông tin hiệu quả, riêng tư, bảo mật 0,299 17,28 với thái độ cân bằng với công nghệ …(x3) Năng lực xử lý và quản lý thông tin về kinh tế số, tài chính ngân hàng số (cho các 0,242 13,99 hoạt động kinh kinh tế số) (x4) Năng lực giao tiếp và hợp tác về kinh tế số, tài chính ngân hàng số (x5) 0,340 19,65 Năng lực về pháp lý và đạo đức về công nghệ số, các hoạt động kinh tế số (x6) 0,133 7,69 Năng lực sử dụng các công cụ số để quản lý phân tích đánh giá thông tin, dữ liệu 0,199 11,50 trong công việc và trong đời sống… (x7) Tổng 1,730 100 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 4.4. Thảo luận kết quả hồi quy đa biến anova với SPSS) với các biến kiểm soát (Gend, Age, Org. Edu, Digit_ECO_train, Có thể nhận thấy kết quả chỉ ra các nhân Digit_BK train, Age, Job_ex, Major, Job_ tố không hoàn toàn như kỳ vọng hay giống Pos, IT_Train). các nghiên cứu trước đây (Janssen et al., - Biến Digital_Com cho thấy đây gần tương 2013); Tuy nhiên, điều này là vì công nghệ tự phân phối chuẩn (được xác định nếu vẽ số có tính đột phá và năng lực số có tính đa đồ thị Histogram tương ứng) và cho phép diện (eLD, 2015; Hobbs, 2010); Ngoài ra, tiến hành phân tích ANOVA. kết quả EFA không hội tụ hoàn toàn như - Sử dụng kiểm định Levene’s Test (điều kỳ vọng cũng cho thấy chuyển đổi số là có kiện sig >5%; phân tích ANOVA (điều tính liên tục sáng tạo. Thừa nhận các đặc kiện sig5%; phân tích ANOVA có sig= (ii) Hệ số hồi quy chuẩn hóa: Hệ số hồi 0,0005%; phân tích ANOVA có sig= 0,000
  10. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam sỹ (Ths); sau đó là đến nhóm Cao đẳng, dân, doanh nghiệp và các cơ quan có sự nhóm đại học và nhóm khác. quan tâm đúng mức đến chuyển đổi số; Đặc Trong khi kiểm định không tìm thấy sự biệt nhận thức được năng lực số là năng lực khác biệt về năng lực số theo một số biến của thế kỷ và nó có tính đa diện chứ không nhân khẩu học, kể cả các đối tượng học tin đơn thuần là công nghệ thông tin. học hay học về số theo các hình thức khác - Sớm có “khung năng lực số” cho người nhau: như theo giới tính đào tạo/bồi dưỡng lao động ở một số ngành nghề có chuyển kinh tế số, đào tạo/bồi dưỡng tài chính số đổi số cao để trên cơ sở đó xác định được theo khóa học…; tuổi đời, năm công tác; khoảng trống năng lực, qua đó có chương các hình thức đào tạo công nghệ/tin học trình đào tạo năng lực số. Như nghiên cứu (các giá trị sig > 5%). đã chỉ ra, năng lực số là vấn đề mới đối với Việt Nam; sự không hội tụ như kỳ vọng 5. Kết luận và hàm ý chính sách trong trả lời bảng hỏi nghiên cứu cũng có thể cho thấy cấu trúc năng lực số của 5.1. Kết luận người lao động Việt Nam có phần khác biệt hoặc cũng phản ánh sự nhận thức về các Với thông tin thu được từ 979 người (272 là vấn đề là khá khác nhau. Do đó, việc đưa người lao động trong khu vực tài chính và ra khung năng lực số và tiến hành đào tạo 707 người khu vực phi tài chính, phân tích theo khung năng lực sẽ góp phần cấu trúc nhân tố khám phá (EFA) phát hiện 7 nhân lại theo hướng hội tụ và đông nhất. tố tác động có ý nghĩa thống kê đến năng - Với người lao động trong ngành đặc thù, lực số. Phân tích ANOVA cho thấy năng có chuyển đổi số sâu rộng như kinh tế hay lực số của người lao động trong khu vực tài tài chính, cũng cần phát triển khung năng chính có khác biệt so với người lao động lực số cho người lao động (Prete, 2021). trong khu vực phi tài chính. Trong nhóm Cho dù phân tích ANOVA đã chỉ ra năng học vấn, năng lực số giảm dần từ người lực số của người lao động trong khu vực có học vị tiến sỹ đến thạc sỹ, đại học, cao tài chính cao hơn khu vực khác, tuy nhiên đẳng, cũng cùng là nhóm có trình độ học năng lực tài chính số là sự kết hợp giữa vấn thấp hơn. Trong khi không phát hiện năng lực số và năng lực quản lý tài chính sự khác biệt về năng lực số theo các nhóm cá nhân (FinEQUITY, 2021; WEF, 2015); tuổi, hay giữa nhóm sinh viên và nhóm có tính tích hợp hơn và đặc thù hơn, nên khác. Ngoài ra, phân tích EFA không cho cần có khung năng lực tài chính số riêng kết quả hội tụ (nhóm biến quan sát) như (Morgan, Huang, & Trinh, 2019). kỳ vọng; Điều này cho thấy các vùng năng - Thực hiện đào tạo nâng cao năng lực số lực thành phần có tính giao thoa, đa diện cần theo khung năng lực số được công nhưng cũng có thể biến đổi. nhận. Theo kết quả nêu trên, Việt Nam chưa có khung năng lực số cho người lao 5.2. Hàm ý chính sách động; sự hội tụ về các thành tố trong EFA liên quan đến cấu phần năng lực số khác so Từ kết quả kiểm định lượng nêu trên, nhóm với kỳ vọng (không hoàn toàn tương tự như tác giả đưa ra một số hàm ý liên quan như sau: nghiên cứu trước). Do đó cần nghiên cứu, - Cần đẩy nhanh thực hiện chủ trương của xác định khung năng lực số cho người lao Chính phủ (Thủ_tướng, 2022a) về nâng cao động trước khi đánh giá xem có sự thiếu hụt nhận thức về chuyên đổi số để mọi người ở điểm nào để can thiệp hay đào tạo. Trên 94 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024
  11. LÊ VĂN HINH - NGUYỄN TƯỜNG VÂN thực tế, nhiều nơi tiến hành đào tạo năng - Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, lực số nhưng chưa bám vào khung năng lực cần quan tâm đặc biệt đến đội ngũ tri thức chuẩn tắc nào; điều này có thể dẫn đến sự trong chuyển đổi số và coi đây là yếu tố lãng phí và không hiệu quả của xã hội. thúc đẩy, lan tỏa công nghệ ngay tại cơ sở. - Tăng cường đào tạo cho đối tượng cấp Phân tích ANOVA như đã nêu cho thấy lãnh đạo tổ chức và doanh nghiệp nhằm cải trong nhóm học vấn, năng lực số giảm dần thiện sự tiếp nhận công nghệ mới, hỗ trợ từ người có học vị tiến sỹ đến thạc sỹ, đại cho quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. học, cao đẳng. Các công ty, tổ chức hay Điều này gợi ý bởi phân tích ANOVA cho Nhà nước nên sử dụng đối tượng này làm thấy, không có sự khác biệt về năng lực số giảng viên cho chuyển đổi số và nâng cao giữa cấp giám đốc với phần còn lại mà chỉ nhận thức chuyển đổi số của các đối tượng thấy có sự khác biệt của nhóm cấp phòng. (Thủ_tướng, 2022a). - Cần đưa chương trình đào tạo năng lực số vào hệ thống giáo dục quốc gia các cấp. 5.3. Hạn chế của nghiên cứu Kiểm định ANOVA đã cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về năng lực số theo - Việc chọn mẫu theo hình thức thuận tiện, các nhóm tuổi và nhóm sinh viên với nhóm phù hợp với ngân sách hiện có, tuy nhiên lao động khác, điều này gợi ý rằng cần đưa có thể ảnh hưởng nhất định đến các phát chương trình giáo dục chuyển đổi số vào hệ hiện. Điều này có thể khắc phục trong thống giáo dục một cách có hệ thống. Việc nghiên cứu khác bằng việc tìm kiếm bổ đào tạo số cho giới trẻ (tuổi học) sẽ tạo ra sung nguồn lực liên quan. một lực lượng lao động có chất lượng cao - Việc dịch các thuật ngữ dùng cho bảng trong tương lai. hỏi từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt Nam liên Phụ lục 1. Các cấu phần năng lực số và các biến đặc trưng Mô tả và ý nghĩa các cấu phần năng lực số và các biến quan sát A-Kiến thức và các kỹ năng chức năng tổng quát: Người có năng lực này biết những điều cơ bản (thuật ngữ, điều hướng, chức năng) của các thiết bị kỹ thuật số và có thể sử dụng chúng cho các mục đích cơ bản. (A1) Trong đời sống và công việc hàng ngày, hiểu rõ các thuật ngữ về máy tính, về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT). Biến (A2) Hiểu rất rõ các thuật ngữ về kỹ thuật số (digital). quan (A3) Thành thạo về máy tính và các phầm mền, tiện ích cơ bản, do đó hàng ngày hầu như không sát cần sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. (A4) Ở nơi làm việc, thường được đồng nghiệp nhở, hỗ trợ xử lý một số lỗi về máy tính hay vận hàng các phần mên, tiện ích. B-Sử dụng trong cuộc sống hàng ngày: Người có năng lực này có thể tích hợp công nghệ vào các hoạt động của cuộc sống hàng ngày. (B1) Nếu không kể mục đích trao đổi thông tin, đọc tin tức. hàng ngày, tôi sử dụng điện thoại di động vào nhiều công việc của cuộc sống. Biến (B2) Trong công việc hàng ngày, tôi đã sử dụng không dưới 05 phần mềm ứng dụng (theo các quan chức năng ứng dụng riêng) trên máy tính để làm việc. sát (B3) Trên điện thoại di động của tôi, có không dưới 03 “App” có thể thực hiện đặt dịch vụ online. (B4) Không kể các thanh toán giá trị lớn, có quá nửa số lượng các lần chi tiêu khác của tôi là thực hiện online từ điện thoại của tôi hoặc không dùng tiền mặt. C-Năng lực chuyên sâu và nâng cao để làm việc và thể hiện sự sáng tạo: Người có năng lực này có thể sử dụng CNTT-TT để thể hiện sự sáng tạo của mình và nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao năng xuất công việc của mình. Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 95
  12. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam Mô tả và ý nghĩa các cấu phần năng lực số và các biến quan sát (C1) Nhờ có sử dụng, ứng dụng CNTT-TT trong đời sống hàng ngày, nhận thấy mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn trước đây rất nhiều. (C2) Từ khi sử dụng, ứng dụng CNTT-TT, các quan hệ gia đình và xã hội với cá nhân đã trở nên Biến gần gũi hơn rõ ràng. quan (C3) Từ khi sử dụng, ứng dụng CNTT-TT, các giao dịch liên quan đến kinh tế của cá nhân đã sát được gia tăng/ dễ dàng hơn đáng kể. (C4) Qua CNTT-TT cá nhân đã học được nhiều thứ liên quan chuyên môn và do đó cá nhân xử lý các công việc chuyên môn nhanh hơn và chính xác hơn. D-Giao tiếp và hợp tác qua các phương tiện công nghệ: Giao tiếp và sự hợp tác, làm việc qua trung gian công nghệ, truyền thông (D1) Có quá nửa SỐ cuộc trò chuyện của cá nhân với người thân, bạn bè là qua Zalo, Facebook… (D2) Có tới hơn 1/3 SỐ cuộc trao đổi về công việc chuyên môn với đồng nghiệp/người quản lý Biến là qua mạng nói chung mà không phải trực tiếp (face to face). quan (D3) Rất thường xuyên làm việc, họp hành, trao đổi công việc qua các phương tiện trung gian sát công nghệ, truyền thông. (D4) Việc thực hiện giao tiếp, hợp tác, làm việc trực tuyến hay qua mạng (qua trung gian công nghệ, truyền thông) đã giúp cá nhân xử lý các công việc hiệu quả hơn (nhiều hơn, nhanh hơn…). E-Xử lý và quản lý thông tin (Information processing and management): Người có năng lực kỹ thuật số sử dụng công nghệ để cải tiến khả năng của mình để thu thập, tổ chức, phân tích và có đánh giá về sự phù hợp và mục đích của tông tin kỹ thuật số. (E1) Qua mạng thông tin, cá nhân đã có được nhiều con số/thông tin một cách hệ thống hơn về lĩnh vực mà tôi quan tâm. (E2) Vào các trang Web của các cơ quan, tổ chức chính thức, có bề dầy lịch sử là thói quen khi Biến cần thông tin, dữ liệu tốt. quan (E3) Cho rằng, nếu không thu thập thông tin, dữ liệu qua mạng thì KHÔNG THỂ có kết quả hay sát hoàn thành việc học tập, nghiên cứu của cá nhân như vửa qua. (E4) Ngoài “Excel”, có sử dụng ít nhất 02 phần mềm khác chuyên xử lý, quản lí, phân tích dữ liệu. F-Quyền riêng tư và bảo mật: Người có năng lực này có khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp. (F1) Máy tính của cá nhân phân phải cài một trong số phần mềm như “Kaspersky”, “Bkav”… (có bản quyền) Biến (F2) Nói chung các dữ liệu quan trọng của cá nhân đều được lưu (cất) ở ít nhất hai nơi riêng quan biệt sát (F3) Các “Password” mà tôi sử dụng mở các thiết bị, truy cập tài khoản, mở tập tin, … đều có ít nhất một ký tự “@,#,$,%,& …” (F4) Mua bán online trên các trang website lạ là điều cá nhân rất thận trọng G-Góc độ pháp lý và đạo đức: Người có năng lực này hành xử phù hợp và có trách nhiệm với xã hội trong môi trường kỹ thuật số, thể hiện nhận thức và kiến thức về các khía cạnh pháp lý và đạo đức trong việc sử dụng CNTT-TT và nội dung kỹ thuật số. (G1) Trước khi đưa thông tin lên mạng (gửi cho người khác…), thường chú ý đến nguồn gốc của thông tin Biến (G2) Thường cân nhắc kỹ trước “bình luận’ hoặc bấm “like”, “share”… trên mạng xã hội nói quan chung sát (G3) Cho rằng các thông tin nếu chia sẻ trên mạng, có thể vô hại với người này nhưng rất có thể ảnh hưởng tiêu cực với người khác (G4) Cá nhân đã, đang và sẽ sử dụng các phần mềm có bản quyền H-Có thái độ cân bằng đối với công nghệ: Người có năng lực này thể hiện một thái độ hiểu biết, cởi mở và cân bằng đối với Xã hội thông tin, cũng như với việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Người có năng lực kỹ thuật số rất ham học hỏi, biết nắm bắt các cơ hội và sự phát triển mới, đồng thời thoải mái khám phá và khai thác chúng. 96 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024
  13. LÊ VĂN HINH - NGUYỄN TƯỜNG VÂN Mô tả và ý nghĩa các cấu phần năng lực số và các biến quan sát (H1) Cho rằng tiếp cận CNTT-TT là quyền lợi của cá nhân và của mọi công dân Biến (H2) Sử dụng CNTT-TT là phương tiện để cá nhân học tập và đã học được nhiều thứ quan (H3) Internet với cá nhân không thể thiếu trong đời sống và công việc hàng ngày sát (H4) Cho rằng với CNTT-TT, không nên dùng biện pháp cấm đoán mà nên dùng các chế tài đạo đức I-Hiểu biết và nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong xã hội: Người có năng lực này hiểu rộng hơn bối cảnh sử dụng và phát triển thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ mới (I1) Cho rằng tăng cường CNTT-TT (như Internet…) sẽ giúp xã hội phát triển (nâng cao dân trí nói chung) Biến (I2) Tăng cường CNTT-TT (như Internet…) sẽ làm xã hội bình đẳng hơn trên nhiều phương diện quan (I3) CNTT-TT (như Internet…) sẽ làm xã hội minh bạch hơn và qua đó người dân có cơ hội tham sát gia vào quá trình quản lý xã hội... (I4) CNTT-TT (như Internet…) sẽ tạo cơ hội cho mọi người dân về việc làm, về kinh doanh / thu nhập… K-Học hỏi về và với các công nghệ kỹ thuật số: Người có năng lực này tích cực và liên tục khám phá các công nghệ mới nổi, tích hợp chúng trong môi trường của mình và sử dụng chúng để học tập suốt đời. (K1) Cá nhân đã sử dụng Internet hay CNTT-TT nói chung và phát hiện ra nhiều điều mới (K2) Trước đây nghĩ phải đến trường/ lớp thì thời gian qua cá nhân đã sử dụng Internet (mạng) Biến để học tập quan (K3) Đôi lúc cá nhân nhận thấy tụt hậu so với những người xung quanh về CNTT-TT và các công sát nghệ mới (K4) Công nghệ mới nói chung và CNTT-TT nói riêng là vô tận mà chúng ta chưa khai thác được L-Khả năng phân tích quyết định về các công nghệ kỹ thuật số thích hợp: Người có năng lực này nhận thức được hầu hết các công nghệ có liên quan hoặc phổ biến và có thể quyết định công nghệ thích hợp nhất theo mục đích hoặc nhu cầu trong tầm quản lý của mình. (L1) Các công nghệ thay đổi rất nhanh và do đó phải dự trù hay tính đến việc thay đổi máy tính hay điện thoại một cách tương ứng (L2) Trước khi mua máy tính hay điện thoại cá nhân thường tham khảo giá cả là chính mà hiếm Biến khi xem đến cấu hình của máy quan (L3) Để quyết định mua sắm máy tính, điện thoại, cá nhân điều quan trọng nhất là mục đích sử sát dụng (yêu cầu công việc trong đời sống hàng ngày) (L4) Trong máy tính của cá nhân có nhiều phầm mềm chuyên dụng riêng cho một số công việc chuyên sâu M-Sử dụng liền mạch, có hệ thống chứng tỏ khả năng tự tin của bản thân: Người chứng tỏ sự tự tin và sáng tạo áp dụng công nghệ số hay công nghệ mới để tăng tính cá nhân, hiệu lực và hiệu quả về nghề nghiệp chuyên môn (M1) Hàng ngày, sử dụng các ứng dụng trên máy tính cá nhân sử lý được mọi tình huống nếu có sự cố cơ bản. (M2) Nhờ am hiểu về công nghệ (tin học, máy tính hay CNTT-TT) nên cá nhân đã tự thiết kế ra Biến sản phẩm riêng đã hỗ trợ nhiều cho cá nhân. quan (M3) Cá nhân đã (và nếu có thể) trình bày một/ một số nội dung chuyên sâu liên quan đến ứng sát dụng công nghệ (tin học, máy tính hay CNTT-TT, công nghệ mới) cho bạn bè đồng nghiệp. (M4) Đã là giảng viên (tương tự) trình bày một/ một số nội dung chuyên sâu liên quan đến ứng dụng công nghệ (tin học, máy tính hay CNTT-TT, công nghệ mới…) cho một khóa học/ tương tự. Nguồn: (Janssen et al., 2013) và bổ sung của nhóm tác giả Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 97
  14. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam Phụ lục 2: Bảng mô tả về mẫu nghiên cứu Các chỉ Tần Tỷ trọng Các chỉ Tần Tỷ trọng Mô tả Mô tả tiêu suất % tiêu suất % Kinh tế/Tài chính/ngân Dưới 30 tuổi 603 62% 556 57% hàng 31-40 tuổi 200 20% Chuyên Tin học/công nghệ 114 12% Độ tuổi 41-50 tuổi 131 13% ngành Ngoại ngữ 42 4% đào tạo Trên 50 tuổi 45 5% Kỹ thuật và khác 267 27% Tổng số 979 100% Tổng số 979 100% Ban giám đốc 97 10% Cấp phòng nghiệp vụ- Dưới 5 năm 592 60% 247 25% kinh doanh Chức vụ Kinh Từ 5-10 năm 131 13% hiện tại Cấp phòng khác 286 29% ngiệm nghề Trên 10-15 năm 90 9% Nhân viên và khác 349 36% nghiệp Trên 15 năm 166 17% Tổng số 979 100% Tổng số 979 100% Lĩnh Phi tài chính 707 72% vực Tài chính 272 28% công tác Tổng số 979 100% Tiển sỹ và sau tiến 27 3% Từ Phổ thông và khác 34 3% sỹ Thạc sỹ 198 20% Từ Đại học 43 4% Đại học 739 75% Đào tạo Từ Trung tâm tin học 143 15% Học vấn Tin học Cao đẳng 6 1% Học tại cơ quan 162 17% Khác 9 1% Học tuyền tay và bạn bè 597 61% Tổng cộng 979 100% Tổng số 979 100% Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả quan về “số” đang là vấn đề do đây là lĩnh đặc trưng của lĩnh vực số là đổi mới sáng vực rất mới. Tình trạng hiểu chưa thống tạo, khi chuyển đổi số đã sâu và rộng hơn nhất là không tránh khỏi, dẫn đến các biến trong xã hội thì sự hội tụ cao hơn sẽ đạt quan sát không thực sự “hội tụ”. Tuy nhiên, được. ■ Tài liệu tham khảo Ala-Mutka, K. (2011). Mapping Digital Competence: Towards a Conceptual Understanding. Bawden;, D., & Robinson, L. (2009). The dark side of information: overload, anxiety and other paradoxes and pathologies. Journal of Information Science, 35(2), 180-191. doi:10.1177/0165551508095781 Benner, P. (1982). From novice to expert. American Journal of Nursing, Mar, 402-407. ĐCSVN. (2019). Nghị Quyết Số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Debnath, S. C., Lee, B. B., & Tandon, S. (2015). Fifty Years and Going Strong: What Makes Behaviorally Anchored Rating Scales So Perennial as an Appraisal Method? International Journal of Business and Social Science, 6(2). Deursen, A. J. A. M., & Van Dijk, J. A. G. M. (2009). Improving digital skills for the use of online public information and services. Government Information Quarterly, 26, 333-340. doi:10.1016/j.giq.2008.11.002 Dewi, R. S., Fahrurrozi, Hasanah, U., & Dj, M. Z. (2021). Analysis Study of Factors Affecting Students ‘Digital Literacy Competency. Ilkogretim Online - Elementary Education Online, 20(3), 424-431. doi:10.17051/ilkonline.2021.03.42 98 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024
  15. LÊ VĂN HINH - NGUYỄN TƯỜNG VÂN Dreyfus, S., & Dreyfus, H. (1980). A Five-Stage Model of the mental Activities Involved in Directed Skill Acquisition. Supported by the U.S. Air Force, Office of Scientific Research (AFSC) under contract F49620-C-0063 with the University of California) Berkeley,. the University of California). eLD. (2015). Digital Literacy 21st Century Competences for Our Age The Building Blocks of Digital Literacy From Enhancement to Transformation Retrieved from https://education.gov.mt/en/elearning/Documents/Green%20 Paper%20Digital%20Literacy%20v6.pdf EU. (2018). DigComp: The European Digital Competence Framework. Retrieved from https://digital-skills-jobs. europa.eu/en/inspiration/resources/digital-competence-framework-citizens-digcomp EU. (2022). DigComp 2.2: The Digital Competence Framework for Citizens With new examples of knowledge, skills and attitudes. Retrieved from Luxembourg: Publications Office of the European Union,: Ferrari, A. (2012). Digital Competence in Practice: An Analysis of Frameworks. Retrieved from FinEQUITY. (2021). Enabling Women’s Financial Inclusion through Digital Financial Literacy A Synthesis of FinEquity Members’ Insights. Retrieved from GSO. (2023). Thông cáo báo chí tình hình lao động Việc Lam Quý III và 9 tháng đầu năm 2022 Retrieved from https:// www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va- 9-thang-nam-2022/ Hague, C., & Payton, S. (2010). Digital Literacy Across the Curriculum Retrieved from www.futurelab.org.uk/ Hamilton, A. (2015). The Importance of Digital Literacy in the Knowledge Era (Doctor of Philosophy ), Deakin University, Hatlevik, O. E., Guðmundsdóttir, G. B., & Lo, M. (2015). Examining Factors Predicting Students’ Digital Competen. Journal of Information Technology Education: Research, 14, 123-137. Hobbs, R. (2010). Digital and Media Literacy: A Plan of Action. Retrieved from Published in the United States of America in 2: Janssen, J., Stoyanov, S., Ferrari, A., Punie, Y., Pannekeet, K., & Sloep, P. (2013). Experts’ views on digital competence: Commonalities and differences. Computers & Education. doi:10.1016/j.compedu.2013.06.008 Jenkins, H. (2006). Convergence culture: Where old and new media collide. New York: New York University Press. Jisc. (2014). Developing digital literacies. Retrieved from https://www.jisc.ac.uk/guides/developing-digital-literacies Kaba, A., & Ramaiah, C. K. (2020). Measuring Knowledge Acquisition and Knowledge Creation: A Review of the Literature (2020). Library Philosophy and Practice (e-journal). 4723. Klieger, D. M., Kell, H. J., Rikoon, S., Burkander, K. N., Bochenek, J. L., & Shore, J. R. (2018). Development of the Behaviorally Anchored Rating Scales for the Skills Demonstration and Progression Guide Retrieved from Kusumastuti, A., & Nuryani, A. (2020). Digital Literacy Levels in ASEAN (Comparative Study on ASEAN Countries). Lankshear, C., & Knobel, M. (2015). Digital Literacy and Digital Literacies: Policy, Pedagogy and Research Considerations for Education. Nordic Journal of Digital Literacy,, 2016, 8–20. Le, A.-V., Do, D.-L., Pham, D.-Q., Hoang, P.-H., Duong, T.-H., Nguyen, H.-N., . . . Vuong, Q.-H. (2019). Exploration of Youth’s Digital Competencies: A Dataset in the Educational Context of Vietnam. Data/MDPI, 4(8). doi:10.3390/ data4020069 Leahy, S., & Tran, N. (2020). Digital Banking in Vietnam- A guide to Market. Retrieved from Martin, A., & Grudziecki, J. (2006). DigEuLit: Concepts and Tools for Digital Literacy Development. Innovation in Teaching and Learning in Information and Computer Sciences, 5(4), 249-267,. doi:10.11120/ital.2006.05040249 McCoy, J. W. (2020). Behaviorally Anchored Rating Scale: A Full Guide with Examples. Retrieved from https://www. aihr.com/blog/behaviorally-anchored-rating-scale/ Medlock Paul, C., Spires, H., & Kerkhoff, S. (2017). Digital Literacy for the 21st Century. In (pp. 2235-2242). Morgan, P., Huang, B., & Trinh, L. (2019). The Need to Promote Digital Financial Literacy for the Digital Age. In. Murray, M., & Perez, J. (2014). Unraveling the Digital Literacy Paradox: How Higher Education Fails at the Fourth Literacy. Issues in Informing Science and Information Technology, 11. doi:10.28945/1982 Nguyen Tan, D., & Marquet, P. (2018). Digital literacy in response to the needs of the society: International models and pratical approaches in Vietnam. Nguyen Tan, D., & Marquet, P. (2019). Năng lực công nghệ số của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội: Nghiên cứu mô hình ứng dụng sơ khởi tại Việt Nam. 249, 24-38. Niyigena, J.-P., Jiang, Q., Ziou, D., Shaw, R.-S., & Hasan, A. S. M. T. (2020). Modeling the Measurements of the Determinants of ICT Fluency and Evolution of Digital Divide Among Students in Developing Countries—East Africa Case Study. Applied Science, 10(2613). doi:10.3390/app10072613 OECD. (2017). Going Digital: Making The Transformation on Work for Growth And Well_being. Retrieved from Paris: www.oecd.org Pérez, J., & Murray, M. (2010). Generativity: The New Frontier for Information and Communication Technology Literacy. Interdisciplinary Journal of Information, Knowledge, and Management, 5. doi:10.28945/1134 Prete, A. L. (2021). Digital and financial literacy as determinants of digital payments and personal finance. Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 99
  16. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của người lao động trong khu vực tài chính và phi tài chính ở Việt Nam PwC. (2021). Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam - Retrieved from Ryder, R., & Machajewski, S. (2017). Investigating the relationship between students’ digital literacy and their attitude towards using ICT. nternational Journal of Educational Technology, 5(2), 26-34. Santos, A., & Serpa, S. (2017). The Importance of Promoting Digital Literacy in Higher Education. International Journal of Social Science Studies, 5, 90. doi:10.11114/ijsss.v5i6.2330 Santos, A., & Serpa, S. (2017-Bo). The Importance of Promoting Digital Literacy in Higher Education. International Journal of Social Science Studies, 5, 90. doi:10.11114/ijsss.v5i6.2330 Tang, C. M., & Chaw, L. Y. (2016). Digital Literacy: A Prerequisite for Effective Learning in a Blended Learning Environment? The Electronic Journal of e‐Learning, 14(1), 54-65. Tejedor, S., Cervi, L., Pérez-Escoda, A., & Jumbo, F. T. (2020). Digital Literacy and Higher Education during COVID-19 Lockdown: Spain, Italy, and Ecuador Publications, 8(48). Thông_Đốc. (2022a). Quyết định 1033/QĐ-NHNN ngày 15/6/2022của Thống đốc NHNN Ban hành kế hoạch của Ngành ngân hàng thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ Thông_Đốc. (2022b). Quyết định 1898/QĐ-NHNN ngày 8/11/2022 của Thống đốc NHNN phê duyệt Kế hoạch về ĐTBD chuyển đổi số, kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động NHNN giai đoạn 2020 -2025 và định hướng đến năm 2030. Ha Nội: Chính phủ Thông_Đốc. (2022c). Quyết định 1899/QĐ-NHNN ngày 8/11/2022 của Thống đốc NHNN phê duyệt Kế hoạch về ĐTBD chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp tham mưu, triển khai hoạt động chuyển đổi số tại NHNN giai đoạn 2020 -2025 và định hướng đến năm 2030. Ha Nội: Chính phủ Thủ_tướng. (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thủ_tướng. (2020_Bo). Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 /6/ 2020 về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thủ_tướng. (2022a). Quyết định 146/TTg Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ Thủ_tướng. (2022b). Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Tran, T., Ho, M.-T., Pham, T.-H., Nguyen, M.-H., Nguyen, K.-L. P., Vuong, T.-T., . . . Vuong, Q.-H. (2020). How Digital Natives Learn and Thrive in the Digital Age: Evidence from an Emerging Economy. Sustainability. Trọng, H., & Ngọc, C. N. M. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức. Trọng, H., & Ngọc, C. N. M. (2008 _Bo). Phân tích dữ liệu với SPSS Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức. UNICEF. (2019). Digital literacy for children: exploring definitions and frameworks Retrieved from Vidosavljevic, M., & Vidosavljević, S. (2019). The importance of Teachers’ Digital Literacy. 415-426. Vinh, L. A., Quang, P. D., & Lan, D. D. (2020). UNESCO DKAP- Viet Nam Country Report. Retrieved from Vodă, A. I., Cautisanu, C., Grădinaru, C., Tănăsescu, C., & Moraes, G. H. S. M. d. (2022). Exploring Digital Literacy Skills in Social Sciences and Humanities Students. Sustainability, 14(2483). doi:10.3390/su14052483 WB. (2020). Digital Skills: Frameworks and Programs. Retrieved from Internet: www.worldbank.org WEF. (2015). New Vision for Education Unlocking the Potential of Technology (Industry Agenda). Retrieved from 91-93 route de la Capite CH-1223 Cologny/Geneva: 100 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 263- Năm thứ 26 (4)- Tháng 4. 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1