CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO <br />
TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Doanh nghiệp hoạt động không thể tách rời khỏi môi trường kinh doanh, trong môi trường đó <br />
sự tương tác giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác với tần suất nhiều hay ít, phạm vi rộng <br />
hay hẹp, thời gian dài hay ngắn ngày càng phụ thuộc nhiều vào yếu tố niềm tin trong kinh <br />
doanh. Một trong những nhân tố làm gia tăng niềm tin của các chủ thể đối với hoạt động của <br />
doanh nghiệp đó chính là hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Sự biến <br />
động ngày càng nhanh chóng của các biến cố của môi trường kinh doanh đặt một thách thức <br />
không nhỏ đối với hoạt động quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp.<br />
<br />
Các nhân tố bên ngoài:<br />
<br />
(1) Môi trường chính trị<br />
<br />
Doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu được sự tác <br />
động của rủi ro hệ thống tới doanh nghiệp, ngược lại nếu môi trường chính trị bất ổn như <br />
xảy ra chiến tranh, việc thay đổi chế độ cầm quyền … thì ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh <br />
doanh của doanh nghiệp gây gián đoạn kinh doanh, sụt giảm lợi nhuận thậm chí có thể gây <br />
phá sản doanh nghiệp.<br />
Môi trường chính trị ổn định cũng là tiền đề giúp doanh nghiệp có cơ sở thiết lập và triển <br />
khai các hoạt động quản trị rủi ro tài chính một cách hiệu quả dựa trên khả năng dự báo tốt <br />
hơn những biến động tới hoạt động của doanh nghiệp.<br />
<br />
(2) Môi trường pháp lý<br />
<br />
Mọi doanh nghiệp hoạt động điều chịu sự tác động của hệ thống luật pháp, hệ thống luật <br />
pháp hoàn chỉnh và có quy định rõ ràng, chặt chẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp thuận lợi trong <br />
việc tuân thủ và triển khai hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu hệ thống luật pháp thiếu <br />
đồng bộ, chồng chéo, thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp <br />
trong việc tuân thủ, điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với những quy định trong <br />
luật.<br />
Môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ không những giúp nhà nước thuận lợi trong việc <br />
quản lý hoạt động của doanh nghiệp, mặt khác tính minh bạch trong hoạt động quản lý, <br />
trong công tác thanh tra, kiểm tra cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ <br />
pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật.<br />
<br />
(3) Môi trường kinh tế<br />
<br />
Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế tới hoạt động quản trị rủi ro tài chính của doanh <br />
nghiệp ta nghiên cứu những biến số quan trọng của nền kinh tế như:<br />
– Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông thông <br />
tin liên lạc, điện, nước…) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng <br />
thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.<br />
– Tình trạng của nền kinh tế: một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều <br />
cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng <br />
các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong <br />
tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.<br />
– Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính <br />
của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng <br />
vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng <br />
gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng <br />
cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu <br />
thụ sản phẩm của doanh nghiệp.<br />
– Lạm phát: khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh <br />
nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh <br />
nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. <br />
Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp <br />
không ổn định.<br />
– Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp: như các chính sách <br />
khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài <br />
sản cố định… đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề đề tài chính của doanh nghiệp.<br />
– Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có <br />
mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết <br />
bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thụ và tiêu thụ sản <br />
phẩm v.v.<br />
– Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp gắn <br />
liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có <br />
thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có <br />
thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng <br />
hoá các công cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất <br />
hiện và phát triển các hình thức thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường <br />
chứng khoán v.v.<br />
Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế – tài chính không chỉ xem xét ở phạm vi trong <br />
nước mà còn cần phải xem xét đánh giá môi trường kinh tế tài chính trong khu vực và trên <br />
thế giới. hiện nay, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, những biến <br />
động lớn về kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng mau lẹ đến nền kinh <br />
tế và hoạt động kinh doanh của một quốc gia.<br />
<br />
Các nhân tố bên trong:<br />
<br />
(1) Năng lực và quyết định của nhà quản trị<br />
<br />
Hoạt động quản trị rủi ro tài chính nói riêng, quản trị tài chính nói chung chịu sự tác động rất <br />
lớn bởi năng lực của nhà quản trị. Nhà quản trị có năng lực chuyên môn tốt sẽ nhìn nhận <br />
đúng mức về rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải, đề ra được những chiến lược <br />
phù hợp, các giải pháp cần thiết để quản trị rủi ro tài chính, ngược lại nếu năng lực của nhà <br />
quản trị hạn chế thì ngay từ việc nhận diện rủi ro gặp phải, đánh giá chính xác mức độ tác <br />
động cũng như các giải pháp đưa ra không phù hợp sẽ tác động rất lớn tới chi phí bỏ ra, kết <br />
quả kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Các quyết định tài chính được nhà quản trị đưa ra cũng cần đặt trong bối cảnh tính đến <br />
những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải, như một doanh nghiệp đang có hệ số nợ cao nên <br />
cân nhắc việc huy động vốn từ việc phát hành vốn chủ sở hữu hay vay nợ, việc vay nợ một <br />
mặt có thể gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ tuy nhiên khi có sự biến động của dòng <br />
tiền của dòng nghiệp thì rủi ro về mất khả năng thanh khoản sẽ tăng cao.<br />
<br />
(2) Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh<br />
<br />
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau có đặc điểm khác nhau sự khác biệt này thể <br />
hiện ở một số khía cạnh như nhu cầu đầu tư tài sản cố định, vòng quay vốn, những rủi ro <br />
mang tính đặc thù riêng. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩng vực xây dựng thông <br />
thường có tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định lớn, nhu cầu vốn kinh doanh lớn do vậy những <br />
doanh nghiệp này thường đa dạng hóa nguồn huy động, có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay. <br />
Ngược lại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có tỷ trọng đầu tư vào tài sản <br />
dài hạn thấp, vốn tập trung nhiều vào hàng tồn kho và nợ phải thu. Do vậy trong công tác <br />
quản trị đề ra có trọng tâm khác nhau.<br />
<br />
(3) Chính sách tài chính của doanh nghiệp<br />
<br />
Các chính sách tài chính của doanh nghiệp đặc biệt các chính sách tài chính chiến lược dài <br />
hạn như chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn hay chính sách phân phối lợi nhuận mà <br />
doanh nghiệp theo đuổi ảnh hưởng lớn tới rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải.<br />
Doanh nghiệp theo đuổi sự gia tăng quy mô kinh doanh bằng việc ưu thích sử dụng nợ vay <br />
với kỳ vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, tuy nhiên việc gia tăng vốn vay làm hệ số nợ <br />
tăng cao, nhu cầu dòng tiền chi trả gốc và lãi hàng năm tăng cao do vậy cũng đẩy rủi ro tài <br />
chính của doanh nghiệp tăng cao. Chỉ cần biến động của một biến cố trong môi trường kinh <br />
doanh làm mất cân đối dòng tiền của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng <br />
căng thẳng về tài chính, khó khăn trong cân đối dòng tiền. Ngược lại, nếu doanh nghiệp theo <br />
đuổi việc tăng trưởng bằng nguồn vốn nội sinh hay nguồn vốn chủ sở h ữu áp lực dòng tiền <br />
trả gốc và lãi vay thấp tình ổn định trong hoạt động kinh doanh cao tuy nhiên sẽ bị ảnh <br />
hưởng tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.<br />
Chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng là một chính sách tài chính ảnh hưởng mạnh tới <br />
rủi ro tài chính của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sang những lĩnh vực, <br />
ngành nghề kinh doanh mới sẽ mang tới rủi ro tài chính cao hơn việc mở rộng kinh doang <br />
những ngành nghề truyền thống. Việc tích hợp, phát triển hoạt động kinh doanh theo chuỗi <br />
giá trị dựa trên sự liên kết trong chuỗi sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho doanh nghiệp, <br />
ngược lại chạy theo xu hướng của thị trường đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất như tài <br />
chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản trong thời gian phát triển nóng tiềm ẩn rủi ro cho <br />
hoạt động của doanh nghiệp.<br />
Hoạt động quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố <br />
khách quan và chủ quan. Đặt trong bối cảnh các mối quan hệ kinh tế biến động ngày càng <br />
phức tạp, không những chỉ các chủ thể trong một nền kinh tế, mà còn là sự tương tác giữa <br />
các chủ thể trong các nền kinh tế khác nhau. Đòi hỏi trong công tác quản trị rủi ro tài chính <br />
trong doanh nghiệp ngày càng được quan tâm, triển khai một cách hiệu quả.<br />