Các thách thức trong quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam
lượt xem 8
download
Bài viết xem xét các bằng chứng học thuật lẫn thực tiễn để đánh giá một cách toàn diện nhằm nhận diện các thách thức về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Từ cơ sở phân tích này, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm kiểm soát, quản lý và khai thác nguồn thu từ thuế hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các thách thức trong quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 207 CÁC THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM Trần Trung Kiên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Xu hướng chuyển đổi số đang dần làm thay đổi văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù đã có những bước cải cách đầu tiên, mô hình quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam chưa thật sự hiệu quả trong việc kiểm soát, quản lý thuế đối với các mô hình kinh doanh dựa trên kỹ thuật số này. Theo đó, bài viết xem xét các bằng chứng học thuật lẫn thực tiễn để đánh giá một cách toàn diện nhằm nhận diện các thách thức về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Từ cơ sở phân tích này, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm kiểm soát, quản lý và khai thác nguồn thu từ thuế hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế số. Từ khóa: Quản lý thuế, nền kinh tế số, Việt Nam. CHALLENGES IN TAX MANAGEMENT FOR THE DIGITAL ECONOMY IN VIETNAM Abstract The trend of digital transformation is gradually changing the consumption culture of consumers and the business culture of enterprises. However, tax management in Vietnam is slowly changing to accommodate this change. The article considers both academic and practical evidence to make a comprehensive assessment to identify tax management challenges in the digital economy. Based on these finddings, the author proposes recommendations to control, manage and exploit tax revenue sources more effectively in the context of a digitital economy. Keywords: Tax mangement, digital economy, Vietnam. 1. Giới thiệu Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu Bukht & Heeks (2017). Theo Olbert & Spengel (2019) nhận định, số hóa đã trở thành xu hướng phát triển hàng đầu trên thế giới kể từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được khởi xướng. Vì vậy, sự phát triển của nền kinh tế số là tất yếu và sự chuyển biến đang tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội ở nhiều quốc gia (Bukht & Heeks, 2017; Cassar & cộng sự, 2010). Xu hướng chuyển đổi số đang dần làm thay đổi cách thức tiêu dùng của người tiêu
- 208 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa dùng và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp (Cassar & cộng sự, 2010). Đứng trước sự thay đổi thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, quy trình sản xuất và mô hình kinh doanh phù hợp để tồn tại và phát triển (Sturgeon, 2021). Xu hướng này đang đặt ra nhiều thách thức đối với cách thức quản lý thuế hiện hành tại nhiều quốc gia (Olbert & Spengel, 2019). Tương tự, trước bối cảnh xu hướng số hóa đang ngày càng phát triển, mô hình quản lý thuế truyền thống ở Việt Nam dần bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập (Nguyễn Văn Thức, 2017; Phạm Việt Dũng, 2020; Phạm Trang, 2020). Mặc dù đã có những bước cải cách đầu tiên song nhìn chung công tác quản lý thuế hiện nay ở nước ta vẫn vẫn chưa kiểm soát, quản lý hiệu quả đối với các mô hình kinh doanh đặc trưng của nền kinh tế số (Phạm Trang, 2020). Về mặt lý thuyết, lược khảo nghiên cứu cho thấy, đây là chủ đề đang được nhiều học giả, nhà kinh tế quan tâm bởi sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa trên phạm vi toàn cầu (Garkushenko & Thiel, 2018; Moreno & Brauner, 2019; Olbert & Spengel, 2017, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu về chủ để này vẫn còn rất khiêm tốn ở Việt Nam. Trong đó, các nghiên cứu chủ yếu phân tích thực trạng tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp (Nguyễn Văn Thức, 2017; Phạm Việt Dũng, 2020). Ở bài viết này, tác giả chú trọng thiết lập phần cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Lược khảo các nghiên cứu trước cũng được phân tích nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Kết hợp cùng phân tích thực trạng, tác giả xem xét các bằng chứng học thuật lẫn thực tiễn để đánh giá một cách toàn diện nhằm nhận diện các thách thức về quản lý thuế trong quá trình số hóa. Từ các cơ sở này, tác giả đề xuất các khuyến nghị về quản lý thuế đối với nền kinh tế số ở nước ta hiện nay. Theo đó, mục tiêu nghiên cứu của bài viết là phân tích những thách thức về quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, ngoài phần tổng quan nghiên cứu, bài viết được cấu trúc như sau: Phần 2 trình bày cơ sở lý thuyết; phần 3 phân tích thực trạng về quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; phần 4 là kết luận và khuyến nghị. 2. Cở sở lý thuyết 2.1 Kinh tế số Lược khảo nghiên cứu cho thấy nhiều định nghĩa khác nhau về “Kinh tế số” (Digital Economy). Theo Cassar & cộng sự (2010), nền kinh tế số nghĩa được hiểu là các hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến hàng ngày giữa các cá nhân, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình. Hay nói cách khác, cốt lõi của nền kinh tế số là sự kết nối trực tuyến ngày càng tăng giữa của con người, tổ chức và máy móc thông qua Internet, công nghệ di động và Internet vạn vật (Internet of Things -IoT). Dahlman & cộng sự (2016) định nghĩa nền kinh tế số là sự kết hợp giữa các công nghệ có mục đích chung (General Purpose Technologies- GPT) và các hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện bởi con người thông qua môi trường trực tuyến. Khảo sát nhiều nghiên cứu khác nhau, Bukht & Heeks (2017) định
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 209 nghĩa kinh tế số là sự kết hợp giữa kỹ thuật công nghệ và các mô hình kinh doanh dựa trên kỹ thuật số. Như vậy, mặc dù có nhiều khác biệt, nền kinh tế số có thể được hiểu một cách khái quát như định nghĩa đơn giản của từ điển Oxford (Oxford University Press – OUP): Nền kinh tế số là nền kinh tế hoạt động chủ yếu bằng kỹ thuật công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử được thực hiện thông qua Internet. Sturgeon (2021) nhận định, các sản phẩm và dịch vụ thường được đề cập liên quan đến nền kinh tế số có thể được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp và tiêu dùng. Nhấn sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, theo Sturgeon (2021), nền kinh tế số được phân thành bốn lĩnh vực công nghệ cơ bản, xuyên suốt: (1) Internet vạn vật (IoT); (2) điện toán đám mây; (3) phân tích dữ liệu lớn và (4) Trí tuệ nhân tạo (AI). Các nghiên cứu đều thừa nhận những ưu điểm đặc trưng của kinh tế số so với các mô hình truyền thống. Với những ưu thế của mình, xu hướng số hóa diễn ra mạnh mẽ, lan tỏa trong nhiều lĩnh vực và đang phát triển nhanh trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Bukht & Heeks, 2017; Cassar & cộng sự, 2010; Sturgeon, 2021). Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế số đang dần thay đổi cách thức kinh doanh và tiêu dùng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nền kinh tế số đang dần đánh đổ các quan niệm thông thường về cách các doanh nghiệp được cấu trúc; cách các công ty tương tác; và cách người tiêu dùng mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ và trao đổi thông tin (Cassar & cộng sự, 2010). Theo Sturgeon (2021), xu hướng số hóa đang tạo ra những thay đổi trong cấu trúc và địa lý kinh tế đã được hình thành trong nhiều thập kỷ của nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, chính sách và mô hình kinh doanh để tồn tại và phát triển. 2.2 Quản lý thuế đối với nền kinh tế số Một cách khái quát, quản lý thuế được hiểu là quá trình nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự tuân thủ của đối tượng quản lý thuế nhằm đạt được mục tiêu đặt ra (Phạm Văn Khoan, 2008; Lê Xuân Trường, 2016). Quản lý thuế đóng vai trò then chốt, quyết định hiệu quả thu thuế. Chất lượng quản lý thuế đảm bảo số thuế thu được đúng quy định tập trung, thống nhất, và ổn định. Từ đó, nguồn thu từ thuế là nguồn tài trợ chi tiêu của chính phủ. Quản lý thuế hiệu quả còn đảm bảo sự tuân thủ thuế của người nộp thuế, hướng đến tinh thần thượng tôn pháp luật. Ngoài ra, thông qua thực tế quản lý thuế, các phản hồi góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về chính sách thuế cũng như cách thức quản lý thuế (Lê Xuân Trường, 2016). Về nội dung quản lý thuế, Luật quản lý thuế năm 2019 quy định mười một (11) nhiệm vụ quản lý thuế chính yếu, quy định bao hàm từ việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, kiểm tra xử phạt đến hợp tác quốc tế về thuế. Nền kinh tế số đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý thuế trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là các khía cạnh kiểm soát và đảm bảo sự tuân thủ của người nộp thuế như Quản lý thông tin người nộp thuế; Quản lý hóa đơn, chứng từ; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- 210 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật (Nguyễn Văn Thức, 2017; Phạm Việt Dũng, 2020; Phạm Trang, 2020). Theo Moreno & Brauner (2019), trong những năm qua, sự ra đời và phát triển của nền kinh tế số đã khiến chính phủ các quốc gia gặp khó khăn trong nỗ lực đánh thuế thu thập của các công ty bởi không có sự hiện diện một cách hữu hình trong phạm vi đánh thuế của họ. Tương tự, với thuế tiêu dùng mà điển hình là thuế Giá trị gia tăng (VAT), Garkushenko & Thiel (2018) nhận định, mặc dù VAT được xem công cụ hữu hiệu để khai thác nguồn thu với chi phí hành chính tương đối thấp, việc sử dụng rộng rãi các kỹ thuật số hiện đại mới và sự phổ biến của thương mại điện tử trên toàn thế giới ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của loại thuế này. Điều này làm gia tăng khả năng thất thu thuế hoặc rủi ro bị đánh thuế trùng, tạo ra sự không công bằng giữa hàng hóa và dịch vụ giao dịch truyền thống và giao dịch trực tuyến. Lược khảo và tổng hợp từ các nghiên cứu trước (Gruber, 2013; Lucas-Mas & Junquera-Varela, 2021; Moreno & Brauner, 2019; OECD, 2015; Olbert & Spengel, 2017, 2019), tác giả nhận diện cách thách thức về quản lý thuế đối với nền kinh tế số như sau: Thách thức đầu tiên là chính là bản chất của kỹ thuật số (Lucas-Mas & Junquera- Varela, 2021). Kỹ thuật số đề cập đến công nghệ mã hóa dữ liệu dạng chữ số nhị phân, sử dụng hệ thống hai ký hiệu gồm số 0 và số 1 để mã hóa dữ liệu. Một giao dịch phát sinh được cho là giao dịch kỹ thuật số nếu nó sử dụng công nghệ mã hóa dữ liệu như vậy, cho phép truyền dữ liệu trên toàn thế giới trong thời gian thực tế với chi phí biên bằng không. Theo đó, các yếu tố kỹ thuật số tạo nên sự khó khăn cho cơ quan quản lý thuế trong công tác quản lý thông tin người nộp thuế, kiểm tra, giám sát cách thức các giao dịch được thực hiện. Do đó, cơ quan quản lý thuế khó có thể đánh thuế theo cách truyền thống. Hay nói một cách khác, các yếu tố kỹ thuật số này làm tăng tính phức tạp của các hoạt động quản lý thuế và tuân thủ thuế truyền thống. Thứ hai, sự phổ biến Internet không chỉ làm thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống mà còn tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới ra đời (Lucas-Mas & Junquera-Varela, 2021; OECD, 2015). Một số mô hình đặt ra nhiều thách thức đối với cách thức quản lý thuế truyền thống như thương mại điện tử, phầm mềm trực tuyến hay dịch vụ trực tuyến. Theo Lucas-Mas & Junquera-Varela (2021) các mô hình kinh doanh mới này tiềm ẩn các yếu tố kỹ thuật số có thể phá vỡ hay khó xác định cơ sở đánh thuế theo cách truyền thống. Các yếu tố kỹ thuật số này rất đa dạng như cách xác định số lượng giao dịch, loại nội dung kỹ thuật số, chiến lược kiếm tiền được áp dụng, phạm vi hoạt động, chức năng và vai trò của các bên khác nhau trong giao dịch. Thứ ba, các vấn đề về quản lý thuế trên càng phức tạp hơn nữa với sự nếu thanh toán bằng đồng tiền ảo hay thông qua ngân hàng ảo (Gruber, 2013). Trong nhiều trường hợp, các ngân hàng ảo buộc phải ký thỏa thuận với các ngân hàng truyền thống sở hữu máy rút tiền tự động để họ có thể kết nối hệ thống của mình và khách hàng sử dụng ngân hàng ảo có thể rút tiền. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng truyền thống này là nhỏ so với vai trò
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 211 trung tâm của các công ty viễn thông trong mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Internet, vốn hoàn toàn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của họ. Thứ tư, trên phạm vi đa quốc gia, sự phát triển của các mô hình kinh doanh kỹ thuật số nói chung đã dẫn đến việc các công ty không cư trú có thể hoạt động trên thị trường của một quốc gia (OECD, 2015). Theo đó, chính phủ của một quốc gia sẽ gặp khó khăn trong nỗ lực đánh thuế thu thập của các công ty dạng này bởi sự không hiện diện một cách hữu hình của họ trên lãnh thổ của quốc gia đó (Moreno & Brauner, 2019). Hơn nữa, việc xác định quốc gia nào được quyền đánh thuế cũng còn nhiều tranh luận bởi về cơ bản, nó khác với các quy tắc thuế quốc tế được thiết kế. Chẳng hạn, như Terada-Hagiwara & cộng sự (2019), điều này dẫn đến khả năng các công ty đa quốc gia thực hiện các chiến lược chuyển lợi nhuận, gây xói mòn cơ sở thuế bằng cách thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không thuộc đối tượng chịu thuế của bất kỳ quốc gia nào (tránh thỏa mãn điều kiện theo các thông lệ thuế quốc tế như tạo ra sự hiện diện vật chất) và phân bổ thu nhập theo cách có lợi nhất về thuế. Tương tự, các mô hình kỹ thuật số hiện đại dạng này cũng gây khó khăn trong quản lý VAT bởi khó xác định được quốc gia nào được quyền đánh thuế (Garkushenko & Thiel, 2018; OECD, 2015). Điều này dẫn đến hai tình huống, hoặc là thất thu thuế hoặc rủi ro bị đánh thuế trùng, tạo ra sự không công bằng giữa hàng hóa và dịch vụ giao dịch truyền thống và giao dịch trực tuyến (Garkushenko & Thiel, 2018). 2.3 Lược khảo các nghiên cứu trước Trước sự bùng nổ của xu hướng số hóa trên phạm vi toàn cầu, quản lý thuế đối với nền kinh tế số trở thành chủ để được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, vì mục tiêu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu tập trung vào từng loại thuế hay một vài khía cạnh của quản lý thuế đối với nền kinh tế số (Agrawal & Fox, 2021; Garkushenko & Thiel, 2018; Moreno & Brauner, 2019; Olbert & Spengel, 2019; Terada- Hagiwara & cộng sự, 2019). Chẳng hạn, nghiên cứu của Moreno & Brauner (2019) và Olbert & Spengel (2019) chú trọng phân tích các thách thức đối với quản lý thuế thu nhập công ty trong khi nghiên cứu của Garkushenko & Thiel (2018) và Agrawal & Fox (2021) tập trung phân tích những khó khăn trong việc quản lý thuế VAT. Trong khi đó, nghiên cứu của Olbert & Spengel (2017) lại tập trung vào các thách thức của quản lý thuế quốc tế (Internatonal tax). Trong khi nghiên cứu Terada-Hagiwara & cộng sự (2019) phân tích các thách thức thuế ở trường hợp Trung Quốc, nghiên cứu của Garkushenko & Thiel (2018) thực hiện nghiên cứu với mô hình quản lý thuế của Ukraine. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, mô hình quản lý thuế ở các quốc gia có nhiều khác biệt (Jones & cộng sự, 2010). Rất ít các nghiên cứu tổng quan nhận diện các thách thức đối với nền kinh tế số, trong đó, nghiên cứu của OECD (2015) là một nghiên cứu điển hình. Mặc dù đánh giá cao nền kinh tế số, cái được dựa trên nền tảng công nghệ và mô hình kinh doanh sáng tạo, OECD (2015) nhận định những hậu quả và các vấn đề tiềm ẩn đối với quản lý thuế hiện nay vẫn chưa được thảo luận kỹ lưỡng. Trong loạt bài nghiên cứu về xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS), OECD đã gọi những hành động nhằm giải quyết những thách thức về thuế của
- 212 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa nền kinh tế số là Hành động số 1 (Action 1). Điều này cho thấy mối quan tâm đáng kể của OECD đối với thách thức cũng như cơ hội đáng kể của nền kinh tế. OECD đưa ra kết luận rằng các mô hình kinh doanh dựa trên kỹ thuật số mang lại cơ hội lớn cho việc hoạch định thuế (theo nghĩa tích cực) nhưng cũng tạo ra nhiều các vấn đề phức tạp đối với hệ thống thuế hiện hành. Báo cáo của OECD (2015) nhấn mạnh cách mô hình kinh doanh của các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc thương mại điện tử có thể tạo ra cơ hội để các công ty này đóng mức thuế thấp hoặc không đóng thuế. Hậu quả là thất thoát nguồn thu cho các chính phủ. Tuy nhiên, Olbert & Spengel (2017) nhận định, các phương án để giải quyết các thách thức về thuế mà OECD (2015) đưa ra có đặc điểm là giảm thiểu rủi ro về BEPS và tạo nhận thức về các thách thức thuế hơn là giải quyết với các vấn đề thuế một cách lâu dài. Trong khi đó, các phân tích của Lucas-Mas & Junquera-Varela (2021) lại chưa chú trọng phân tích các thách thức của quản lý thuế đối với nền kinh tế số trong bối cảnh đa quốc gia. Theo đó, tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu trên (Gruber, 2013; Lucas-Mas & Junquera-Varela, 2021; Moreno & Brauner, 2019; OECD, 2015; Olbert & Spengel, 2017, 2019), bài viết nhận diện các thách thức về quản lý thuế đối với nền kinh tế số bao gồm: (1) Các yếu tố kỹ thuật số làm phức tạp hóa việc kiểm soát, giám sát cách thức các giao dịch được thực hiện; (2) Sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh kỹ thuật số; (3) Khó kiểm soát giao dịch thông qua đồng tiển ảo; (4) Khó khăn trong việc đánh thuế các công ty, các giao dịch không có sự hiện diện một cách hữu hình và tranh luận về quyền đánh thuế. 3. Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với nền kinh tế số ở Việt Nam Trước sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam đã có những bước cải cách nhằm quản lý thuế đối với nền kinh tế số hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, công tác quản lý thuế đối với nền kinh tế số ở Việt Nam nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Vì quản lý thuế có nhiều nội dung và phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả tập trung phân tích những nội dung liên quan đến quản lý thuế đối với nền kinh tế số. 3.1 Về soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật về thuế Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải cách về quản lý thuế mà Luật Quản lý thuế 2019 được ban hành chính thức là một bước ngoặt lớn. Việc sửa đổi luật quản lý thuế tạo hành lang pháp lý cho hiện đại hóa hoạt động quản lý thuế, áp dụng rộng rãi quản lý thuế điện tử, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế thị trường (Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính, 2019). Trong đó, nhiều quy định mới giúp quản lý thuế đối với nền kinh tế số hiệu quả hơn. Đáng chú ý, việc quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại (NHTM) trong công tác quản lý thuế và quy định việc khấu trừ thuế thay đối với nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam là những thay đổi quan trọng, tạo nền tảng cho việc kiểm soát thu nhập của các tổ chức, cá nhân kinh doanh tốt hơn, đặc biệt là đối với lĩnh vực
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 213 kinh tế số. Những bước cải cách này tạo ra triển vọng khai thác nguồn thu thuế lớn cho NSNN. Dù vậy, các văn bản pháp luật hiện hành vẫn còn một số hạn chế trong việc tạo hành lang pháp lý toàn diện để quản lý thuế hiệu quả đối với nền kinh tế số. Hiện nay, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật quy định riêng về quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Các quy định có liên quan được trình bày đan xen trong nội dung của luật quản lý thuế và chưa đầy đủ. Điều này không chỉ gây khó khăn cho cơ quan quản lý thuế mà còn cho cả doanh nghiệp khi muốn tuân thủ thuế đúng quy định. Cụ thể, các văn bản pháp luật hiện hành văn chưa quy định thống nhất về nền kinh tế số và các hoạt động dựa trên kỹ thuật số là như thế nào, từ đó, công tác quản lý thuế phát sinh nhiều bất cập trong thực tế. Một tình huống điển hình là vụ kiện giữa Vinasun và Grab luận (Nguyễn Văn Thức, 2021). Trong đó, việc xác định ứng dụng Grab là “kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách” hay kinh doanh “dịch vụ kết nối khách hàng và lái xe” vẫn còn nhiều tranh luận. Một tình huống thực tế khác phát sinh từ bất cập này là tranh luận về nghĩa vụ khấu trừ thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Theo thông tư 40/2021/TT-BTC, cơ quan quản lý thuế yêu cầu các sàn TMĐT căn cứ doanh thu mà các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn nhận được để kê khai thuế thay, nộp thuế thay cho họ. Quy định này vấp phải sự phản đối từ các sàn TMĐT bởi các sàn TMĐT cho rằng mình không phải là tổ chức “trả thu nhập” (đơn vị cung cấp hạ tầng công nghệ kết nối người bán và người mua) nên không thuộc đối tượng có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ thuế thay. Vì vậy, với những đặc trưng rất khác biệt của nền kinh tế số, việc sớm thống nhất, soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về quản lý thuế đối với nền kinh tế số là rất cần thiết. 3.2 Về đăng ký thuế Như đã phân tích, sự phát triển của nền kinh tế số không chỉ làm thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống mà còn tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới ra đời. Khó khăn này liên quan đến nội dung đầu tiên trong công tác quản lý thuế là đăng ký thuế. Theo Tổng Cục Thuế Việt Nam, việc cấp phép kinh doanh gặp nhiều bất cập bởi các hoạt động kinh doanh kỹ thuật số chưa có trong danh mục “các ngành nghề kinh doanh”. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành cho phép kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm (Tạp chí tài chính Online, 2019). Bất cập này gây nhiều khó khăn cho việc quản lý thuế, đặc biệt là ở khâu phân loại đúng ngành nghề, xác định loại thu nhập và mức thu nhập để xác định nghĩa vụ thuế. 3.3 Về xác thực chủ thể giao dịch và giao dịch phát sinh Để phù hợp với các đặc trưng của giao dịch trực tuyến cũng như hạn chế các trường hợp gian lận hóa đơn, chính phủ quy định chi tiết việc xuất hóa đơn điện tử để xác thực giao dịch. Cụ thể, Luật Quản Lý Thuế 2019 quy định các trường hợp doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và ban hành các nguyên tắc
- 214 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa lập, quản lý và sử dụng hoá đơn; áp dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ; cơ sở dữ liệu về hoá đơn điện tử, chứng từ điện tử. Điều này góp phần khắc phục những gian lận trong việc sử dụng hoá đơn giấy, giảm chi phí cho người nộp thuế, nâng cao tính cạnh trạnh của toàn nền kinh tế, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoá đơn, phục vụ xây dựng quản lý thuế điện tử. Hóa đơn điện tử còn có tính bảo mật cao vì sử dụng chữ ký số nên khó làm giả hóa đơn (Vụ Pháp Chế - Bộ Tài Chính, 2019). Vì vậy, việc sử dụng hóa đơn điện tử đang được ngành thuế đẩy mạnh. Theo báo cáo của Tổng Cục Thuế Việt Nam (2021), số lượng hóa đơn điện tử đã sử dụng trong năm 2020 là khoảng 2,3 tỷ hoá đơn, chiếm 50% tổng số hóa đơn sử dụng trong năm 2020. Kết hợp cùng hóa đơn điện tử, chữ ký số trong giao dịch trực tuyến cũng như trong khai, nộp thuế điện tử đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. xác thực trong các giao dịch điện tử (Tổng Cục Thuế Việt Nam, 2018). Chữ ký số được xác định là giải pháp quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. Các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số mang tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ. Sau hơn 10 năm triển khai, chữ ký số đã trở thành một dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng và ngày càng phổ biến trong lĩnh vực khai, nộp thuế qua mạng, hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử... góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục thuế Việt Nam (2018), năm 2018, thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực số trên cả nước đang cung cấp cho khoảng 600.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng thực số với trên 70.000 chứng thư số đang hoạt động. Tuy nhiên, hạn chế hiện nay nằm ở xác thực chủ thể giao dịch và giao dịch phát sinh đối với dịch vụ xuyên biên giới. Rất khó xác định chủ thể giao dịch và giao dịch phát sinh để xác định các nghĩa vụ thuế trong trường hợp này. Một mặt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã hình thành các doanh nghiệp và cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, có phát sinh thu nhập từ các trang mạng xã hội. Các khoản thu nhập này được chuyển về Việt Nam thông qua các NHTM (Tổng Cục Thuế Việt Nam, 2021). Theo số liệu từ Tổng Cục Thuế Việt Nam (2021), tính đến tháng 12/2020, Cục Thuế TPHCM đã tiến hành rà soát 4.573 tổ chức, cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Trong đó, qua tuyên truyền, 3.630 doanh nghiệp và cá nhân đã tự giác khai bổ sung với số thuế tự kê khai và số tiền chậm nộp 35,2 tỷ đồng. Qua kiểm tra, cơ quan quan thuế đã truy thu và phạt vi phạm hành chính đối với 103 trường hợp với tổng số tiền là 13 tỷ đồng. Mặc khác, các mô hình kỹ thuật số mà các công ty công nghệ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam như quảng cáo trực tuyến hay game online ngày càng phổ biến và gây khó khăn cho công tác quản lý thuế vì không cần có sự hiện diện hữu hình tại Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, máy chủ (server) còn đặt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Các giao dịch và các khoản thanh toán của các tổ chức, cá nhân Việt Nam cho những công ty này ( ví dụ như quảng cáo online) khó có thể xác minh chính xác được (Báo Người Lao Động, 2021).
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 215 3.4 Về quản lý khai thuế và nộp thuế Trong những năm gần đây, ngành thuế đẩy mạnh triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế và nộp thuế điện tử. Các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) này giúp người nộp thuế thuận tiện hơn khi tuân thủ thuế và tạo nền tảng cho việc quản lý thuế đối với nền kinh tế số hiệu quả hơn. Hiện nay, ngành thuế đã triển khai dịch vụ thuế điện tử (Etax), tích hợp cả 2 chức năng khai thuế và nộp thuế điện tử. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống NHTM, hình thức khai và nộp thuế điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Từ nền tảng này, Tổng Cục Thuế Việt Nam (2021) kỳ vọng sẽ sớm xây dựng được cơ sở dữ liệu về thuế và hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc. Dù vậy, khai thuế và nộp thuế điện tử trong thực tế vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số. Các hạn chế này liên quan đến hai nhóm đối tượng chính sau đây: Thứ nhất là các công ty công nghệ số không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Nắm bắt được đặc trưng của nền kinh tế số, sự chưa phù hợp trong thông lệ quốc tế về quyền đánh thuế và hạn chế trong việc trao đổi dữ liệu giữa các quốc gia, các công ty này không khai và nộp thuế hoặc kê khai rất ít nhằm giảm nghĩa vụ thuế. Theo Báo Người Lao Động (2021), các mạng xã hội như Google, Facebook… đều đặt máy chủ ở nước ngoài. Các nhà mạng này tạo nền tảng cho các cá nhân đăng tải thông tin và nếu có lượt xem cao sẽ được họ trả tiền. Đổi lại, các nhà mạng lồng ghép quảng cáo vào các sản phẩm này để thu phí dịch vụ từ các đơn vị có nhu cầu. Thông qua việc phối hợp thông tin từ các NHTM, cơ quan thuế có thể xác minh được số tiền mà nhà mạng này đã chi trả cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam để tính thuế thu nhập đối với các đơn vị, cá nhân nhận thu nhập. Trong khi đó, các khoản thanh toán tiền quảng cáo của các tổ chức, cá nhân Việt Nam cho những nhà mạng này là bao nhiêu và đã khấu trừ thuế nhà thầu chưa thì cơ quan thuế chưa thể xác minh chính xác được. Thứ hai là nhóm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng trực tuyến, các sàn thương mại điện tử. Lợi dụng những đặc trưng của nền kinh tế số là khó xác định chủ thể giao dịch và giao dịch phát sinh, các cá nhân này không thực hiện khai và nộp thuế. Một số trường hợp còn thỏa thuận với đơn vị vận chuyển để thu tiền mặt nhằm tránh giao dịch qua hệ thống NHTM (Tổng Cục Thuế Việt Nam, 2021). 3.5 Về kiểm tra thuế và trao đổi thông tin người nộp thuế xuyên biên giới Để góp phần chống thất thu thuế và tăng cường quản lý thuế đối với nền kinh tế số, ngành thuế đã tiến hành các biện pháp kiểm tra, thanh tra để phát hiện các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới; bán sản phẩm trên các sản TMĐT, trên các trang website bán hàng, trên các trang mạng xã hội để truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Theo số liệu của Tổng Cục Thuế Việt Nam (2021), tính đến tháng 12/2020, Cục Thuế TP. HCM đã thực hiện rà soát 14.951 trang web. Từ đó xác định 1.092 chủ trang web thuộc đối tượng chịu thuế. Trong quá trình làm việc, 56 cá nhân tự giác kê khai với số thuế khai bổ sung và tiền chậm nộp là 1,83 tỷ đồng. Cục thuế đã xử lý qua kiểm tra đối với 580 trường hợp với
- 216 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa tổng số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 18,5 tỷ đồng. Tại Cục Thuế TP Đà Nẵng, tổng số trang web kinh doanh TMĐT đã được rà soát là 8.710 trang; số thuế người nộp thuế tự giác kê khai nộp hoặc bị xử lý truy thu thuế và phạt với tổng số tiền nộp NSNN là trên 24 tỷ đồng. Theo nhận định của Tổng Cục Thuế Việt Nam (2021), việc tăng cường trao đổi thông tin với hệ thống ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan đóng vai trò quan trọng trong quản lý thuế đối với nền kinh tế số. Trong khi đó, việc trao đổi thông tin xuyên biên biên giới vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Để đảm bảo việc trao đổi thông tin theo Hiệp định thuế, Tổng cục Thuế Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1294/QĐ-TCT ngày 13/8/2018 về Quy chế trao đổi thông tin theo Hiệp định thuế. Tuy nhiên, Quy chế này chủ yếu điều chỉnh về việc trao đổi thông tin theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đang có hiệu lực thi hành. Có thể nhận định, Việt Nam ngày càng chú trọng nhiều hơn đến công tác quản lý thuế đối với nền kinh tế số và đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Dù vậy, phân tích thực trạng cho thấy quản lý thuế đối với lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế. 4. Kết luận và hàm ý chính sách Tóm lại, các phân tích trên cho thấy, quản lý thuế đối với nền kinh tế số ở Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Đối sánh giữa các bằng chứng học thuật và thực tiễn về quản lý thuế đối với nền kinh tế số tại Việt Nam cho thấy nhiều điểm tương đồng. Các thách thức được báo cáo trong các nghiên cứu học thuật cũng xuất hiện trong thực tế quản lý thuế đối với các mô hình kinh doanh này ở Việt Nam. Mặc dù vậy, vượt qua thách thức là cơ hội. Phân tích cho thấy nền kinh tế số đang phát triển bùng nổ ở Việt Nam. Vì vậy, khi chúng ta cần đối mặt và xử lý hiệu quả các thách thức này, đây sẽ là nguồn thu vô cùng lớn và tiềm năng cho ngân sách nhà nước, tạo động cho kinh tế-xã hội phát triển vượt bậc. Theo đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị có liên quan như sau: (1) Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về chính sách thuế, quản lý thuế một cách cụ thể và toàn diện đối với các mô hình kinh doanh kỹ thuật số. (2) Nâng cấp cở sở hạ tầng công nghệ đủ khả năng giám sát, kiểm soát và quản lý thuế các mô hình kinh doanh kỹ thuật số. (3) Tiếp tục cải cách hành chính theo đơn giản hóa và tận dụng kỹ thuật số như kê khai, nộp thuế trực tuyến, cổng thông tin trực tuyến để các tổ chức, cá nhân (bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài) thuận tiện trong việc tuân thủ thuế. Tạo điều kiện cho cộng đồng đại lý thuế phát triển để thực sự là cánh tay nối dài của cơ quan thuế. (4) Chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên trách vừa có chuyên môn về thuế vừa có chuyên môn về công nghệ thông tin, tiến đến thành lập các bộ phận chuyên trách quản lý các loại hình này.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 217 (5) Đẩy mạnh đàm phán với các quốc gia trong khu vực và quốc tế nhằm đề ra các quy tắc chung về quản lý thuế, xác định quyền đánh thuế đối với các giao dịch, thu nhập phát sinh từ các mô hình kinh doanh kỹ thuật số. Tài liệu tham khảo Agrawal, D. R., & Fox, W. F. (2021). Taxing Goods and Services in a Digital Era. National Tax Journal, 74(1), 000-000. Báo Người Lao Động. (2021). Phải thu được thuế của Google, Facebook tại Việt Nam. Trích từ Báo Người lao động điện tử: https://nld.com.vn/ Bukht, R., & Heeks, R. (2017). Defining, conceptualising and measuring the digital economy. Development Informatics working paper(68). Cassar, C., Heath, D., & Micallef, L. (2010). What is digital economy? Unicorns, transformation and the internet of things. Deloitte Article. Dahlman, C., Mealy, S., & Wermelinger, M. (2016). Harnessing the digital economy for developing countries. Garkushenko, O. N., & Thiel, M. (2018). VAT in conditions of transition to the digital economy: lessons for Ukraine. Economy of Industry(4 (84)), 42-71. Gruber, S. (2013). Trust, identity and disclosure: Are bitcoin exchanges the next virtual havens for money laundering and tax evasion. Quinnipiac L. Rev., 32, 135. Jones, S. M., Rhoades-Catanach, S. C., & Lemler, B. (2010). Principles of taxation for business and investment planning. Issues in Accounting education, 25(3), 599-600. Lê Xuân Trường (2016), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Tài Chính, Hà Nội. Lucas-Mas, C. O., & Junquera-Varela, R. F. (2021). Tax Theory Applied to the Digital Economy: A Proposal for a Digital Data Tax and a Global Internet Tax Agency: World Bank Publications. Moreno, A. B., & Brauner, Y. (2019). Taxing the Digital Economy Post BEPS... Seriously. Colum. J. Transnat'l L., 58, 121. Nguyễn Văn Thức (2021). Quản lý thuế trong nền kinh tế số. Tạp chí Tài chính. OECD. (2015). Action 1 Tax Challenges Arising from Digitalisation. Retrieved from Paris: Olbert, M., & Spengel, C. (2017). International taxation in the digital economy: challenge accepted. World tax journal, 9(1), 3-46. Olbert, M., & Spengel, C. (2019). Taxation in the Digital Economy–Recent Policy Developments and the Question of Value Creation. ZEW-Centre for European Economic Research Discussion Paper(19-010). Phạm Trang (2020). Nền kinh tế số và thách thức thu thuế. Tạp chí Kinh tế Sài gòn Online. Phạm Văn Khoan (2008). Giáo trình quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
- 218 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa Sturgeon, T. J. (2021). Upgrading strategies for the digital economy. Global Strategy Journal, 11(1), 34-57. Terada-Hagiwara, A., Gonzales, K., & Wang, J. (2019). Taxation Challenges in a Digital Economy—The Case of the People’s Republic of China. Tổng Cục Thuế Việt Nam. (2018, 01 25). Lần đầu tiên có câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử. Trích từ Trang thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế Việt Nam:: http://www.gdt.gov.vn/ Tổng Cục Thuế Việt Nam. (2021). Khuyến cáo các sai phạm về thuế thường gặp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trích từ Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế của Tổng cục Thuế : http://www.gdt.gov.vn Tổng Cục Thuế Việt Nam. (2021). Tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử: Ngành thuế đã thu về cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Trích từ Trang thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế Việt Nam: http://www.gdt.gov.vn/ Tổng Cục Thuế Việt Nam. (2021). Tổng cục Thuế tổ chức hội thảo về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Trích từ Trang thông tin điện tử : của Tổng cục Thuế http://www.gdt.gov.vn/ Trần Trung Kiên (2019). Triển khai diện rộng hóa đơn điện tử. Tạp Chí Thuế Nhà Nước 49 (772). Vụ Pháp Chế - Bộ Tài chính. (2019). Tài liệu giới thiệu Luật Quản Lý Thuế. Hà Nội: Bộ Tài chính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cung ứng dịch vụ công - Quản lý nhà nước đối: Phần 2
169 p | 227 | 58
-
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp - Chuyên đề 6: Quản lý nhà nước về kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
26 p | 131 | 36
-
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp - Chuyên đề 8: Thách thức trong quản lý nhà nước về dịch vụ công
21 p | 157 | 28
-
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp - Chuyên đề 9: Định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực xã hội
22 p | 175 | 27
-
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp - Chuyên đề 13, 14, 15, 16: Thách thức trong quản lý nhà nước về khoa học-công nghệ, về tôn giáo và dân tộc, về đô thị - Cơ chế phối hợp giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước
11 p | 173 | 21
-
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp - Chuyên đề 12: Thách thức trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
2 p | 112 | 20
-
Bài giảng Thách thức của các cơ quan kiểm toán nhà nước về đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý chi tiêu công - PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên
11 p | 104 | 12
-
Thuận lợi và thách thức trong kiểm soát lạm phát
3 p | 76 | 7
-
Thách thức của Chính phủ Việt Nam trong quản lý chi tiêu công
7 p | 116 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhà nước - Bài 5: Các chức năng của Nhà nước
17 p | 78 | 6
-
Các thách thức trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam
14 p | 36 | 6
-
Những thách thức đối với quản lý nước đô thị Hà Nội
11 p | 19 | 6
-
Cơ hội và thách thức trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì các mục tiêu phát triển bền vững nhằm thích ứng với bối cảnh mới ở Việt Nam: Một số phân tích, nhận xét ban đầu
13 p | 14 | 6
-
Quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam: Thực trạng và thách thức
12 p | 28 | 5
-
Thách thức trong quan hệ lao động khi tham gia AEC
9 p | 34 | 5
-
Quy hoạch tích hợp và cơ chế hợp tác trong quản lý phát triển vùng ven đô
6 p | 26 | 4
-
Sự tác động của FTAs "thế hệ mới" đến ngành bán lẻ Việt Nam - cơ hội và thách thức
9 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn