Các Các trường, khoa sư phạm cần thay đổi cách đào tạo<br />
<br />
Các trường, khoa sư phạm cần thay đổi cách đào tạo<br />
<br />
CÁ CÁC TR<br />
ƯỜNG CÁC KHOA SƯ PHẠM CẦN THAY ĐỔI <br />
CÁCH ĐÀO TẠO<br />
<br />
sư phạm cần thay đổi cách đào tạo<br />
<br />
Yêu cầu đổi mới giáo dục đặt ra cho các trường, khoa sư phạm <br />
cần thiết phải thay đổi cách đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho người <br />
giáo viên tương lai. Việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất <br />
lượng đào tạo đối với sinh viên sư phạm sẽ góp phần không nhỏ vào <br />
việc nâng cao chất lượng của cả hệ thống giáo dục nói chung. Báo <br />
GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Đệ Hiệu trưởng <br />
Trường ĐH Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PV. Theo ông, đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong các <br />
trường, khoa sư phạm hiện nay cần tập trung vào nội dung chính nào?<br />
<br />
<br />
TS. Nguyễn Văn Đệ: Để phù hợp cơ chế mới trong bối cảnh hội nhập, <br />
tinh thần chung là các trường, khoa sư phạm phải quán triệt quan điểm: <br />
nhà trường dạy những điều người học cần, xã hội cần, nền kinh tế cần, <br />
chứ không chỉ dạy cái giáo viên có; đồng thời, cần làm sáng tỏ: cái gì cần <br />
dạy ở phổ thông và dạy như thế nào?<br />
<br />
Trên tinh thần như vậy, điều đầu tiên là trường, khoa sư phạm hiện <br />
nay cần đưa giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy. Hiện nay, Bộ GD&ĐT <br />
đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để đưa môn học giáo dục kỹ năng <br />
sống vào nhà trường phổ thông; do vậy, sinh viên các trường (khoa) sư <br />
phạm cũng cần được giáo dục kỹ năng sống một sự chuẩn bị năng lực <br />
nghề nghiệp cấp thiết để họ tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh <br />
phổ thông sau này. <br />
<br />
<br />
Cùng với đó là đào tạo cách dạy phương pháp học. Đã có một thời gian <br />
dài, chương trình đào tạo của các trường sư phạm tập trung vào chuẩn bị <br />
cho người giáo viên tương lai nắm vững hoạt động dạy, những phương <br />
pháp, kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt động dạy. Ngày nay, theo chúng tôi, <br />
vấn đề quan trọng nhất để những giáo viên phổ thông tương lai biết dạy <br />
cách học là mỗi giảng viên sư phạm phải thường xuyên rèn luyện cho sinh <br />
viên kỹ năng tự học thông qua bộ môn mình phụ trách. <br />
<br />
Điều tiếp theo cần làm là đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư <br />
phạm. Các trường, khoa sư phạm cần chủ động chuyển hướng từ tập <br />
trung vào đào tạo kiến thức chuyên môn thuộc môn học sẽ phải dạy khi ra <br />
trường là chủ yếu sang tập trung đào tạo các năng lực nghề nghiệp, đảm <br />
bảo sinh viên tốt nghiệp biết hành động có hiệu quả trong các hoạt động <br />
nghề nghiệp. <br />
<br />
<br />
Việc bồi dưỡng kỹ năng giải quyết vấn đề cũng phải được quan tâm. <br />
Ngoài ra, trường sư phạm cần hình thành kỹ năng hợp tác cho sinh viên sư <br />
phạm. Những kỹ năng hợp tác cụ thể mà các trường sư phạm cần quan <br />
tâm rèn luyện cho sinh viên là kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp, hợp tác <br />
với học sinh và hợp tác với các lực lượng giáo dục khác... <br />
<br />
PV. Trước xu thế đổi mới nền giáo dục và trong bối cảnh hội <br />
nhập, các trường sư phạm cần quan tâm bồi dưỡng nhiều hơn nữa <br />
các năng lực cơ bản cho sinh viên như: năng lực khoa học, năng lực <br />
hiểu trình độ học sinh, năng lực thiết kế tài liệu học tập, năng lực <br />
ngôn ngữ, năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học. Ý kiến của ông trước <br />
vấn đề này thế nào?<br />
<br />
<br />
TS. Nguyễn Văn Đệ: Đúng vậy, để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ <br />
hoạt động dạy học ở trường phổ thông, ngay khi còn ngồi trên giảng <br />
đường đại học, đòi hỏi sinh viên sư phạm cần được trang bị nhiều năng <br />
lự c khác nhau. <br />
<br />
<br />
Một yêu cầu đặt ra đối với sinh viên sư phạm là cần phải có khả năng <br />
hiểu biết về đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc biệt là sự hiểu biết về <br />
trình độ của học sinh trong quá trình dạy học. Đây là một năng lực mang <br />
tính nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, hiện nay do tính tích <br />
cực học tập của sinh viên sư phạm chưa cao, mối liên hệ giữa trường sư <br />
phạm và trường phổ thông chưa chặt chẽ, các hoạt động thăm lớp, dự giờ <br />
của sinh viên sư phạm chưa nhiều. Đây là một trong những nguyên do <br />
khiến cho khả năng hiểu tâm lí học sinh của sinh viên sư phạm còn nhiều <br />
hạn chế. <br />
Năng lực thiết kế tài liệu học tập là khả năng làm cho tài liệu học tập phù <br />
hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Năng lực này biểu hiện ở khả <br />
năng gia công và sáng tạo kiến thức bài giảng của giáo viên, tài liệu học <br />
tập trở nên phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học <br />
sinh, và đảm bảo logic sư phạm. <br />
<br />
Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng của <br />
người giáo viên, vì ngôn ngữ là “phương tiện” chính trong dạy học và giáo <br />
dục. Thực tế hiện nay cho thấy sau 12 năm học Tiếng Việt ở trường phổ <br />
thông, số đông các sinh viên đại học vẫn chưa thật sự tinh thông tiếng mẹ <br />
đẻ. Nguyên nhân của thực trạng này một phần có liên quan đến chức năng, <br />
nhiệm vụ bộ môn, chương trình, sách giáo khoa và năng lực của giáo viên <br />
ở bậc học phổ thông. Sự hạn chế về khả năng ngôn ngữ chính là nguyên <br />
nhân cơ bản dẫn đến nhiều sự bất cập khác trong chất lượng đào tạo. <br />
<br />
<br />
Năng lực truyền đạt tài liệu học tập là khả năng nắm vững cách thức tổ <br />
chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh qua bài giảng. Năng <br />
lực này là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện tay <br />
nghề. Những năng lực này thường được hình thành thông qua việc sinh <br />
viên tích cực luyện tập trong các giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở <br />
trường sư phạm hoặc trường phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên vẫn <br />
chưa dành nhiều thời gian cho công việc này. <br />
<br />
<br />
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với sự hiểu biết của giáo <br />
viên đòi hỏi sinh viên sư phạm không ngừng học hỏi, tìm tòi để mở rộng <br />
kiến thức. Tuy nhiên, rời trường phổ thông bước vào trường sư phạm, <br />
sinh viên mang theo rất ít khả năng tự học và ý thức chủ động. Bên cạnh <br />
đó, các trường đại học hiện nay cũng chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để <br />
giúp sinh viên nâng cao khả năng và ý thức tự học. Đây là vòng lẩn quẩn <br />
khép kín giải thích vì sao học sinh các cấp học và sinh viên hiện nay đều <br />
thiếu khả năng tự học và ý thức chủ động trong học tập. <br />
<br />
<br />
Theo chúng tôi, kết quả của hiện tượng này là do thói quen và kĩ năng tự <br />
học của nhiều giáo viên còn hạn chế. Chính vì vậy, ngay khi vào trường <br />
sư phạm, nhà trường cần hình thành cho sinh viên sư phạm thói quen và <br />
tính tích cực học tập, tư duy sáng tạo trong làm việc để các thầy cô giáo <br />
không ngừng hoàn thiện năng lực của bản thân đáp ứng được các yêu cầu <br />
của xã hội.<br />
<br />
<br />
<br />
Sinh viên Trường ĐH Đồng Tháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PV.Vậy, Trường ĐH Đồng Tháp đã thực hiện việc đổi mới này như <br />
thế nào, thưa ông?<br />
<br />
<br />
TS. Nguyễn Văn Đệ: Thực hiện đổi mới cần những giải pháp toàn diện, <br />
học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tôn trọng người học, lấy người <br />
học làm trung tâm sẽ là phù hợp nhất nếu biết khai thác các mặt tích cực <br />
và khắc phục các nhược điểm của hệ thống này. Triển khai từng bước hệ <br />
thống tín chỉ, chọn hướng tiếp cận từ người học, vì người học, theo quan <br />
điểm này, Trường Đại học Đồng Tháp thực hiện đổi mới qua các hoạt <br />
động cơ bản sau:<br />
<br />
<br />
1. Thay đổi nhận thức về vai trò của sinh viên trong quá trình đào tạo cho <br />
cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường, đặc biệt là đối với sinh viên. <br />
Biện pháp chủ yếu qua các hình thức sinh hoạt đầu khóa học, đầu năm <br />
học, sinh hoạt lớp chủ nhiệm. Sinh viên phải nhận thức được vai trò tự <br />
chủ trong đào tạo và chủ động trong học tập, nghiên cứu; hiểu biết về <br />
quyền lợi và trách nhiệm trong học chế tín chỉ, để từ đó tự chịu trách <br />
nhiệm về kết quả đào tạo. Qua những bài học rút ra sau hội nghị tổng kết <br />
4 năm đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhà trường có kế hoạch đưa môn học <br />
nhập môn ngành vào chương trình giáo dục để khẳng định rằng đây không <br />
chỉ là nhận thức, mà còn là kiến thức, kỹ năng cần thiết cho quá trình tự <br />
đào tạo của sinh viên. Đây có thể ví như điều kiện cần phải có của quá <br />
trình đổi mới, nếu không có, nghĩa là sinh viên chưa sẵn sàng đổi mới, thì <br />
mọi nỗ lực hỗ trợ khác của nhà trường cũng trở lên vô nghĩa.<br />
<br />
2. Đổi mới mục tiêu giáo dục, chuyển từ mục tiêu “dạy” sang mục <br />
tiêu “học”, chuyển từ nặng về “kiến thức” sang “cách học và năng lực <br />
nghề nghiệp”; xây dựng chuẩn đầu ra và công khai chuẩn đầu ra. <br />
<br />
<br />
3. Xây dựng mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện <br />
của nhà trường, từng bước triển khai các chức năng của hệ thống nhằm <br />
tạo điều kiện cho sinh viên làm chủ quá trình đào tạo của mình, tiến tới cá <br />
nhân hóa quá trình đào tạo. Trong mô hình đào tạo của mình, nhà trường đã <br />
xây dựng được mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo hướng tích <br />
hợp, cá nhân hóa và có sự tham gia của các trường phổ thông, mầm non.<br />
<br />
<br />
4. Phát triển chương trình đào tạo được coi là công việc thường xuyên sau <br />
mỗi năm học, khóa học. Qua 4 năm đào tạo, nhà trường đã tổ chức 2 lần <br />
phát triển chương trình một cách toàn diện, nhằm từng bước cung cấp các <br />
môn học đáp ứng nhu cầu học tập và yêu cầu của ngành nghề, của xã hội.<br />
<br />
<br />
Trong hai năm học gần đây, do chưa xây dựng được các môn học về các <br />
kỹ năng mềm, nhà trường đã hợp đồng với Công ty CP Quản lý Tri thức <br />
Quốc tế GBI (Hà Nội) hợp tác thực hiện Dự án “Chuyển giao kinh <br />
nghiệm và phương pháp làm việc hiệu quả” để trang bị các kỹ năng mềm <br />
cho sinh viên. Trong năm học 2012 – 2013, nhà trường đã ký duyệt dự án <br />
xây dựng môn học kỹ năng mềm để đưa vào chương trình đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
5. Chuẩn bị môi trường học tập tích cực, tạo điều kiện cho sinh viên tự <br />
học và chủ động trong học tập, nghiên cứu. Trong học chế tín chỉ, sinh <br />
viên phải tự học rất nhiều, vì vậy môi trường học tập là một trong các <br />
điều kiện quan trọng trong quá trình đổi mới đào tạo và nâng cao chất <br />
lượng đào tạo. Môi trường học tập tích cực sẽ là những tác động tích cực <br />
từ bên ngoài vào quá trình tự đào tạo của sinh viên, chẳng hạn như: truyền <br />
thống, văn hóa nhà trường; cơ sở vật chất phục vụ học tập (đặc biệt là cơ <br />
sở hạ tầng về công nghệ thông tin); đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập; <br />
chương trình giáo dục...<br />
Trong 5 hoạt động trên, nếu coi hoạt động 1 là điều kiện cần, thì bốn hoạt <br />
động sau sẽ là điều kiện đủ cho quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng <br />
đào tạo của Trường Đại học Đồng Tháp. <br />
<br />
Xin trân trọng cảm ơn ông!<br />
<br />
<br />
<br />
Tin: Giáo dục & Thời đại Online<br />
<br />
<br />
<br />
Link: http://www.dthu.edu.vn/events.aspx?id=89&la=vn<br />