CÁC TRƯỜNG HỢP PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN THỦY LỢI<br />
<br />
HỒ CHỨA CHÓP VUNG TIỂU DỰ ÁN TRÀ CÂU<br />
<br />
PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân<br />
Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi<br />
Email: vanngo@wru.edu.vn<br />
Tóm tắt<br />
Hợp phần Liệt Sơn – Chóp Vung của TDA Trà Câu luôn được xem là một phát triển tổng hợp và<br />
đã được phân tích theo cách đó. Tháng 6/2008, ADB đã nêu ra vấn đề tính khả thi kinh tế của<br />
việc thi công đập và hồ Chóp Vung và yêu cầu đánh giá lại hợp phần này. Để làm được điều đó,<br />
cần tiến hành phân tích phần chi phí gia tăng của hợp phần TDA. Các trường hợp (kịch bản)<br />
dưới đây cần được đánh giá:<br />
Trường hợp 1: Tương lai không có dự án. Viễn cảnh này duy trì tình trạng không có bất<br />
kỳ nâng cấp nào từ CRWRP. Đây là trường hợp cơ sở để đánh giá các lợi ích phát triển<br />
tương lai.<br />
Trường hợp 2: Nâng cấp hệ thống kênh Liệt Sơn hiện tại để khai thác đầy đủ năng lực<br />
cấp nước hiện có của hồ Liệt Sơn. Như đã lưu ý trong Chương 2, phát triển đầy đủ có thể<br />
cho phép tưới 2.150ha.<br />
Trường hợp 3: Xây dựng đập và hồ chứa Chóp Vung để tối đa diện tích được tưới dự<br />
kiến. Diện tích tối đa là 2.900ha. Vì thế, thi công Chóp Vung bổ sung 750ha cho toàn hệ<br />
thống. Phân tích kinh tế cần chứng minh là chi phí đầu tư cho Chóp Vung đảm bảo gia<br />
tăng lợi ích.<br />
1. Giới thiệu chung<br />
Hệ thống tưới Liệt Sơn – Chóp Vung trải rộng trên địa bàn 6 xã: Phổ Minh, Phổ Hòa, thị trấn Đức Phổ,<br />
một số vùng Phổ Vinh, Phổ Ninh và Phổ Cường ở huyện Đức Phổ, và có tổng diện tích nông nghiệp là<br />
3200ha. Trước năm 1980, các kế hoạch phát triển nguồn nước có mục tiêu là tưới cho vùng này từ 2 hồ,<br />
Chóp Vung (700ha) và Liệt Sơn (2500ha). Tuy nhiên, chỉ hồ Liệt Sơn là được xây dựng (hoàn thành năm<br />
1980) cùng với một số hồ nhỏ và đập cấp nước tưới cho 300ha đất nông nghiệp.<br />
Vùng dự kiến xây dựng đập và hồ Chóp Vung thuộc xã Phổ Ninh, Tây Nam huyện Đức Phổ. Vị trí đập ở<br />
gần hạ lưu thung lũng, không xa thượng lưu khu vực sông La Vi làm nhiệm vụ tiêu cho thung lũng và đổ<br />
vào cuối kênh đập Liệt Sơn. Đập Chóp Vung dự kiến xây dựng tại địa điểm cách đập Liệt Sơn 600m về<br />
phía Bắc.<br />
<br />
Tình hình sản xuất và thị trường hiện có của địa phương<br />
Người dân trong khu vực này chủ yếu sống về nông nghiệp, không có công nhân lành nghề. Tình trạng<br />
hiện tại của công trình thủy lợi và sản xuất trong năm 2008 bao gồm các mô hình trang trại, các khu vực<br />
công trình thủy lợi, sản lượng lúa gạo và rau quả, và giá cả đã được báo cáo.<br />
<br />
Các số liệu thống kê dữ liệu trong 10 năm qua bao gồm các số liệu về thủy lợi diện tích lúa gạo và rau<br />
trong năm 2008 đã được cung cấp bởi các cán bộ của DARD, PPMU, IMC Quảng Ngãi. Các sản lượng và<br />
giá bán tại cổng trang trại của lúa gạo và rau quả đã được cung cấp bởi phỏng vấn cán bộ của DARD,<br />
PPMU, IMC và hộ gia đình nông dân.<br />
<br />
Sản xuất nông nghiệp<br />
Dựa trên các phỏng vấn của người dân ở xã Phổ Cường, thì sản lượng của lúa Đông - Xuân đạt 5,7 tấn/ha,<br />
sản lượng của màu đạt đến 2,3 tấn/ha. Như vậy, tổng số lợi nhuận đạt đến 60 triệu đồng/ha/năm vào năm<br />
2008. Các kết quả từ việc phỏng vấn với người dân trong khu vực được tưới cho biết: Năng suất trung<br />
bình của lúa Đông - Xuân là khoảng 5,5 tấn/ha, thì giá bán là từ 3500/kg đồng đến 3700 đồng/kg. Và các<br />
loại hoa màu Đông - Xuân như dưa hấu và màu Hè - Thu thóc gạo mang lại những lợi ích tổng số 70 triệu<br />
đồng/ha/năm.<br />
<br />
Phỏng vấn của một số nông dân tại đồng ruộng vào vụ Hè - Thu năm 2008, họ cho biết: vì thời tiết tốt<br />
cho cây trồng, đặc biệt đối với lúa gạo, trung bình sản lượng thóc lúa đạt đến 5,5 tấn/ha, trong một số<br />
vùng lúa đã đạt được 6,1 tấn/ha. Điều này mang lại cho toàn vụ tổng giá trị là 38.500.000 đồng/ha với<br />
mức năng suất trung bình 5,5 tấn/ha, và giá thóc gạo tương đối cao lên đến 7,000,000 đồng/tấn trong vụ<br />
này, trong đó có các chi phí đầu vào là 8,240,000 đồng/ha, do đó, lợi ích thuần là 30,260,000 đồng/ha<br />
trong vụ này.<br />
<br />
Người dân ở huyện Đức Phổ, chủ yếu sống về nông nghiệp, gần 90% người dân là nông dân và lao động<br />
không lành nghề. Tại thời điểm bắt đầu trồng trọt nhân lực trong gia đình được sử dụng, và tại thời điểm<br />
thu hoạch một số gia đình lao động chỉ cần thuê nhân công trong một vài ngày. Số liệu giá cả phân bón là<br />
giá nhập khẩu.<br />
<br />
Sản phẩm nông nghiệp hiện đang được bán trong địa phương và dự kiến sẽ được bán tại các tỉnh khác của<br />
Việt Nam.<br />
<br />
Nuôi trồng thủy sản<br />
Thực tế cho thấy, tình hình nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, ở một số<br />
địa phương, hầu hết những người dân nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng. Qua phỏng vấn<br />
cán bộ địa phương, toàn tỉnh thả nuôi 167 ha tôm thẻ chân trắng với 2 hoặc 3 vụ/ năm; đạt năng suất bình<br />
quân từ 10 đến 12 tấn/ ha trong một vụ, cao hơn khoảng 10 tấn/ ha so với nuôi tôm sú.<br />
<br />
<br />
2. Những lợi ích không lượng hóa được<br />
Trong quá trình xem xét và phỏng vấn, nhiều lợi ích không thể lượng hóa được nhưng đã được xác định,<br />
mà không thể tính toán được bằng tiền. Tuy nhiên, những lợi ích này là đáng kể, đặc biệt là lợi ích mang<br />
lại cho xã hội trong vùng thực hiện dự án. Trong số các lợi ích là:<br />
- Lợi ích từ nuôi cá trong hồ Chop Vung<br />
Nuôi cá trong hồ Liệt Sơn, Sở Thủy sản thu được khoảng 12 tấn cá mỗi năm và giá bán là 15.000<br />
đồng/kg. Nếu hồ Chop Vung được xây dựng thì lợi ích từ nuôi cá sẽ được nhiều hơn.<br />
- Lợi ích từ nguồn nước mặt<br />
Tình trạng về lợi ích nước mặt hiện tại cũng như là khi có dự án không rõ, nên để tính toán lợi ích này là<br />
rất khó. Về cấp nước sinh hoạt và công nghiệp thì được đề nghị (140 000 m3/tháng, hay 4667 m3/ngày).<br />
Tổng lượng nuớc này được bao gồm trong tính toán cân bằng nước cho hồ chứa. Tuy nhiên lợi ích này<br />
cũng rất khó tính toán.<br />
Những lợi ích của việc cung cấp nước sạch, hoặc thông qua các kênh hoặc tạo nguồn nước ngầm là khó<br />
tính toán trong giai đoạn này. Nó có thể góp phần đem lại lợi ích cho xã hội về tiết kiệm thời gian cho các<br />
hộ đi lấy nước từ xa trong thời gian mùa khô (khoảng 4 tháng trong một năm mà giếng cạn khô và người<br />
dân phải lấy nước từ sông hoặc kênh). Giá nhân công là 12000VND mỗi ngày và là một hộ gia đình có<br />
thể sử dụng 2 giờ cho việc lấy nước. Như vậy tổng số tiền tiết kiệm là 72 triệu đồng/năm.<br />
- Các lợi ích khác<br />
Tái định cư, số tiền khoảng 25 tỷ được đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho 55 hộ dân có một cuộc<br />
sống mới tốt hơn, có đường đi giao thông thuận tiện, trường học, trạm xá chữa bệnh… mà noi ở hiện tại<br />
là không có.<br />
Sau khi kiên cố hóa kênh mương và xây dựng hồ Chóp Vung, có đủ nước để trồng mía và nuôi tôm. Các<br />
doanh nghiệp sẽ đầu tư nhà máy đường và nhà máy chế biến thủy sản với quy mô lớn hơn, nhằm đưa các<br />
sản phẩm này ra xuât khẩu. Như vậy sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân ở vùng này được nhiều hơn<br />
và tăng thu nhập cho người nông dân vùng này.<br />
Khu di tích lịch sử của anh hùng Bác sỹ Đặng Thùy Trâm thuộc vùng này đang được hoàn thành, người<br />
dân trong nước sẽ về tham quan lại di tích lịch sử và đồng thời kết hợp nghỉ mát tại vùng ven biển. Từ đó<br />
sẽ có thể tạo nên các dịch vụ, việc làm cho người dân vùng này.<br />
Ngoài các lợi ích trên, hồ Chóp Vung và hệ thống kênh mương được kiên cố hóa còn nhằm mục đích:<br />
Tạo cơ sở hạ tầng nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân trong vùng Dự án.<br />
Góp phần điều tiết lũ Sông Lò Bó, giảm bớt nguy cơ thiệt hại vì lũ lụt cho vùng hạ du sông trong các mùa<br />
mưa lũ hàng năm.<br />
<br />
3. Các trường hợp phân tích kinh tế<br />
<br />
1) Trường hợp cơ sở - Khi không có dự án<br />
Hiện nay tổng thu nhập thuần túy từ sản phẩm nông nghiệp trên diện tích 1850 ha, là 17,673 tỷ đồng,<br />
trong đó diện tích được tưới là 1244 ha mang lại 16,082 tỷ đồng và diện tích tưới 606 ha mang lại<br />
1,590 tỷ đồng.<br />
<br />
Diện tích còn lại là diện tích tiềm năng 1050 ha, theo phỏng vấn với các nhân viên từ DARD, thì đây<br />
không phải là sản xuất và người nông dân dựa vào đó làm kế sinh nhai, tự cung tự cấp. Diện tích này<br />
không đem lại lợi ích từ các mùa vụ sản xuất.<br />
<br />
2) Trường hợp 2 - Nâng cấp hệ thống Liệt Sơn<br />
Thu nhập thuần túy tăng thêm: Theo báo cáo kỹ thuật về cân bằng nước, sau khi kiên cố hóa kênh<br />
mương, hồ Liệt Sơn có đủ nước tưới cho diện tích 2150 ha, trong đó bao gồm 500 ha mía và 50 ha<br />
nuôi tôm tăng lên. Tổng thu nhập thuần túy từ kịch bản này là 50 803,4 triệu đồng. Vì vậy thu nhập<br />
thuần túy tăng lên của kịch bản thứ hai (khi có dự án), và kịch bản đầu tiên (khi không có dự án) là<br />
33130 triệu đồng (= 50.803-17.673).<br />
Giá thế giới được sử dụng để phân tích nơi mà giá cho kinh tế thương mại kết quả đầu ra và đầu vào<br />
là dựa trên giá của Ngân hàng Thế giới vào tháng 12 năm 2008. Lợi ích từ sản xuất nông nghiệp được<br />
xác định, giá đầu vào cho các hạt giống, tôm được xác định tại thị trường trong nước, với giá đầu vào<br />
như phân bón xác định bằng giá nhập khẩu. Hệ số chuyển đổi 0,85 được sử dụng để chuyển đổi giá từ<br />
giá kinh tế sang giá tài chính. Đối với nhân công không lành nghề được tính với hệ số 0,6 để mô tả<br />
các mức lương trong điều khoản của các chi phí cơ hội.<br />
Để xác định giá trị EIRR và ENPV với thời gian xây dựng dự án là 2 năm với thời gian kinh tế của dự<br />
án là 30 năm. Tỉ lệ chiết khấu là 12% được sử dụng để phân tích kinh tế. Tổng chi phí đầu tư của<br />
kiên cố hóa kênh mương là 72153 triệu đồng (trước thuế). Đối với sản phẩm thu hoạch nông nghiệp<br />
và thêm 50 ha tôm thì thu nhập thuần túy tăng thêm là 33130 triệu đồng hàng năm được tính theo<br />
tăng dần thứ tự từng năm như sau 10%, 30%,70%, 90%.<br />
<br />
3) Trường hợp 3 – xây thêm đập Chóp Vung<br />
Đối với trường hợp này, chúng tôi giả thiết rằng trường hợp 2 là không có dự án và tăng chi phí là chi<br />
phí cho công trình xây thêm. Tổng dự toán ước tính cho các công trình là 92.982 triệu đồng, bao gồm<br />
công trình đầu mối, tái định cư và các chi phí khác.<br />
<br />
Hồ chứa Chóp Vung sẽ cung cấp đủ nước tưới cho 500 ha mía và 250 ha nuôi tôm, và cung cấp một<br />
sự tăng đối với 50 ha diện tích nuôi tôm là 200 000 triệu đồng trong trường hợp 2. Tổng thu nhập<br />
thuần túy tăng thêm so với trường hợp 2 giả định là không có dự án so với trường hợp có dự án, là<br />
36146 triệu đồng. Điều này bao gồm 10145,73 triệu đồng cho mía và 26000 triệu đồng cho sản xuất<br />
tôm.<br />
<br />
Thời gian xây dựng dự án là 2 năm với thời gian kinh tế của dự án là 30 năm. Tỉ lệ chiết khấu là 12%<br />
được sử dụng để phân tích kinh tế. Đối với sản phẩm thu hoạch từ 500ha mía và 250 nuôi tôm là<br />
36146 triệu đồng được xắp xếp tăng dần hàng năm là 10% năm đầu, 30% năm thứ 2, 70% năm thứ 3,<br />
90% năm thứ 4, and 100% năm thứ năm và sau đó.<br />
4. Phân tích kinh tế đã cho các kết quả dưới đây:<br />
1) Đối với Trường hợp 1 lợi ích thuần tương lai có thể mong đợi là 17,673 tỷ đồng cho một<br />
diện tích là 1.850ha.<br />
2) Đối với Trường hợp 2, diện tích hưởng lợi có thể tăng lên 2.150ha. Lợi ích thuần gia tăng<br />
có thể là 33.130 tỷ đồng. IRR có thể là 24,10% với tỷ lệ chiết khấu là 12%. Các phân tích<br />
cũng chỉ ra rằng đầu tư này không nhạy về tăng chi phí hoặc giảm lợi ích.<br />
3) Đối với Trường hợp 3, bổ sung Chóp Vung, phân tích chi phí gia tăng chỉ ra rằng đầu tư<br />
này khả thi về mặt kinh tế. Diện tích hưởng lợi có thể lớn hơn Trường hợp 2 là 750ha,<br />
gồm 250ha nuôi trồng thủy sản và 500ha mía. Lợi ích thuần gia tăng của Trường hợp 2 là<br />
36,146 tỷ đồng. IRR của đầu tư này là 21.1%. Phân tích độ nhạy cho thấy đầu tư này<br />
không nhạy về tăng chi phí hoặc giảm lợi ích. Tuy nhiên, cần lưu ý tính khả thi về tăng<br />
chi phí đầu tư xây dựng Chóp Vung phụ thuộc vào thủy sản.<br />
Kết luận:<br />
Có thể kết luận rằng hệ thống Liệt Sơn – Chóp Vung là một hợp phần khả thi để thực hiện trong<br />
dự án CRWRP, như đã duyệt ban đầu. Các phân tích kinh tế bổ sung chỉ ra rằng các hoạt động<br />
nâng cấp trong hệ thống Liệt Sơn và bổ sung Chóp Vung đều khả thi về mặt kinh tế.<br />
Bên cạnh các lợi ích có thể định lượng được chỉ ra trong các phân tích, có nhiều lợi ích xã hội và<br />
vô hình mà việc thực hiện nâng cấp hệ thống Liệt Sơn và thi công Chóp Vung sẽ mang lại.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1) Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân: Giáo trình Kinh tế thủy lợi, Nhà Xuất bản Xây<br />
dựng, 2006<br />
2) Bộ NN và PTNT, 2006: 14 TCN 112 – 2006/ Bộ NN và PTNT Hướng dẫn về đánh giá hiệu quả<br />
kinh tế các công trình phục vụ tưới tiêu.<br />
3) Tài liệu của dự án Thủy lợi miền Trung ADB4, 2006.<br />
<br />
<br />
Abstract<br />
The Liet Son – Chop Vung component of the Tra Cau Subproject has always been considered as an<br />
integrated development and has always been analyzed as such. In June 2008, ADB questioned the<br />
economic viability of constructing Chop Vung dam and reservoir and requested a reevaluation of this<br />
component. In order to do this, an incremental analysis of the subproject component is required. The<br />
following cases (scenarios) need to be evaluated:<br />
Case 1: The future without project scenario. This scenario maintains the status quo without any<br />
project improvements from CRWRP. It is the base case upon which to measure the benefits of<br />
future development.<br />
Case 2: Improving the existing Liet Son system to fully exploit the available water supply in<br />
Liet Son reservoir. As noted in Chapter 2, full development would allow for an area of 2,150 ha<br />
to be irrigated.<br />
Case 3: Constructing Chop Vung dam and reservoir to maximize the potential irrigated area.<br />
The maximum area is 2,900 ha. Therefore, the construction of Chop Vung adds 750 ha to the total<br />
scheme. The economic analysis needs to demonstrate that the investment cost for Chop Vung<br />
warrants the incremental increase in benefits.<br />