Các vị tổ nghề trong nghề thủ công truyền thống Việt Nam: Phần 1
lượt xem 14
download
Tài liệu Các vị tổ nghề trong nghề thủ công truyền thống Việt Nam: Phần 1 giới thiệu đến bạn một số nội dung về: Một số vấn đề về các ngành nghề - làng nghề - phố nghề truyền thống Việt Nam, nghề thủ công truyền thống việt nam và các vị tổ nghề, nghề đồng,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các vị tổ nghề trong nghề thủ công truyền thống Việt Nam: Phần 1
- l l l l l l Ì E DÂN GIAN VIỆT NẠM rRÀN QUÓC VƯỢNG - ĐỎ THỊ HẢO m NHẢ XUẤT BẢN VÀN HỎA THÔNG TIN
- NGHÈ THỦ CÔNG TRUYỀN THÓNG VIỆT NAM VÀ CÁC VỊ TỎ NGHỀ
- HỘI ■ VĂN NGHỆ • DÂN GIAN VIỆT • NAM TRÀN QUỐC VƯỢNG - ĐỎ THỊ HẢO NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ CÁC VỊ TỔ NGHÊ NHÀ XUÁT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN
- D ự ÁN CỘNG BỐ, PHỎ BIÉN TÀI SẢN VĂN HÓA, VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM (E l, Ngõ 29, Tạ Quang Bửu - Bách Khoa - Hà Nội Điện thoại: (04) 3627 6439; Fax: (04) 3627 6440 Email: duandangian@gmail.com) BAN CHỈ ĐAO • 1. GS. TSKH. TÔ NGOC • THANH Trưởng ban 2. ThS. HUỲNH VĨNH ÁI Phó Trưởng ban 3. GS.TS. NGUYÊN XUÂN KÍNH Phó Trưởng ban 4. TS. TRÀN HỮU SƠN ủy viên 5. Ông NGUYÊN KIỂM ủy viên 6. Nhà văn ĐỎ KIM CUÔNG ủy viên 7. ThS. VŨ CÔNG HỘI ủy viên 8. Nhà giáo NGUYÊN NGỌC QUANG ủy viên 9. ThS. ĐOÀN THANH NÔ ủy viên 10. Ông TRƯƠNG THANH HÙNG ủy viên GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG D ự# ÁN ThS. ĐOÀN THANH NÔ
- Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH. TÔ NGỌC THANH Thẩm định nội dung: HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BẢN THẢO
- LỜI GIỚI THIỆU ■ Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (VNDGVN) là một tô chức chính trị xã hội nghề nghiệp, nằm trong khối Liên Hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Quyết định số 82/NV, ngày 01/03/1967 của Bộ Nội vụ thay mặt Chính phủ đã cho phép Hội Văn nghệ dân gian thành lập và hoạt động trên phạm vi toàn quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài. Tôn chỉ mục đích của Hội là “S ư u tầm , n g h iê n cứuy p h ổ b iến và tru yền dạy vốn văn h ó a - văn n g h ệ dân g ia n cá c tộ c người Việt N a m ”. T rên cơ sở th à n h quả của các công việc trên, Hội là một trong những đội quân chủ lực góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc đã được ông cha ta sáng tạo và giữ gìn trong suốt mấy nghìn năm của lich • sử dân tôc. » Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc người Việt Nam với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nồng nghiệp; với xã hội thông qua phong tục tập quán, hội xuân; với nhân sinh quan thông qua các íighi lễ vòng đời người; với vũ trụ và thế giới tự nhiên đã được siêu nhiên hóa thông qua các loại hình tín ngưỡng tôn giáo; với lý tưởng thâm mỹ thông qua các sáng tạo văn học nghệ thuật. 9
- Ở mỗi tộc người Việt Nam, những lĩnh vực và hình thái văn hóa - văn nghệ này lại được thề hiện trong một săc thái riêng. Chính kho tàng văn hóa đa dạng đó là nội dung, là đổi tượng hoạt động của hội viên Hội VNDGVN. Sau hơn bốn mươi năm hoạt động, được sự lãnh đạo của Đảng và sự chăm sóc của Nhà nước, Hội VNDGVN đã lớn mạnh với gần 1200 hội viên, số công trình do hội viên của Hội đã hoàn thành lên đến gần 5.000 công trình, hiện đang được lưu trữ và bảo vệ tạỉ Văn phòng Hội. Nay, được sự quan tâm của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, Dự án “ Công bố và phổ biến tài sản văn hóa - vãn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam ” đã được phê duyệt. Trong thời gian 10 năm, Dự án sẽ chọn lọc khoảng 2000 công trình trong số bản thảo Hội lưu trữ của hội viên và xuất bản dưới dạng các cuốn sách nghiên cứu, sưu tầm. Trước mắt trong giai đoạn đầu (2008 - 2012) chúng tôi dự định sẽ chọn xuất bản 1.000 công trình. Hy vọng, các xuất bản phẩm của Dự án sẽ cung cấp cho bạn đọc trong và ngoài nước một bộ sách mang tính chất bách khoa thư về các sắc màu văn hóa của các tộc ngườỉ Việt Nam, phục vụ thiết thực vào việc tra cứu, mở rộng hiểu biết của bạn đọc về truyền thống văn hóa giàu có và độc đáo đó; góp phần xây dựng nền “Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Dự án mong nhận được ý kỉến chỉ bảo kịp thời của bạn đọc gần xa. Xin chân thành cảm ơn. Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh 10
- THAY LỜI M Ở ĐẦU VÈ THỦ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Đâu năm 1994, tôi cùng bà Ling Nga Niê K’Đăm đi thăm hỏi nhân học - dân tộc học ở vùng ngoại vi thành phố Buôn - Ama - Y Thuột. Tại Palăm, buôn của bố nuôi ngài bác sĩ Y Ngông Niê K’Đầm, nay là Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt • 9 t C / • ữ • Nam tôi nhặt được vài viên đá cuội có gia công (galet amé nagé) có vẻ thuộc thời đá cũ vạn ngàn năm trước (năm sau 1995), phó tiến sĩ Phạm Đức Mạnh cũng thu lượm được 1 số viên đá cuội có gia công như thế và sau khi cho tôi xem và hỏi ý kiến, ồng đã công bố việc phát hiện thời đá cũ ở Tây Nguyên trên tạp chí chuyên môn Khảo cỗ học. Cũng ờ đây, ven thềm cổ gần con suối chi lưu Ea H’leo của sông Sơ-nê-pôk, tôi cũng lượm được ít mảnh gốm thô và một cụ già làng bà con của bà Ling Nga tặng tôi một chiếc rìu đá có vai mài nhẵn vừa đào được ở vườn nhà khi trồng cây. Kết hợp với những phát hiện trước của Viện khảo cổ học ở quanh hồ Lak có nguồn gốc núi lửa, chúng tôi khẳng quyết Tây Nguyên có sự tồn tại của con người từ thời đại 11
- đá, cũng như ở xứ Lạng, xứ Nghệ, xứ Đoài, xử Thanh... tại miền Bắc. Đầu năm 1996, tôi cùng Giáo sư tiến sĩ Brian Hayden đi thăm hỏi dân tộc - khảo cổ học ở vùng Tà Rụt của người Tà Ôi Quảng Trị. Các già làng Tà Ôi đưa chúng tôi xem nhiều rìu đá tìm thấy ở ven các suối khi đi đãi vàng, về Huế, ông bạn Mai Khắc ứ n g đưa cho hai chúng tôi xem một viên cuội có gia công tìm được ở trang trại của ông trên vùng đồi ven suối Long Hồ, dưới chân núi Kim Phụng. Giáo sư Tiến sĩ Brian Hayden - chuyên gia lớn về đồ đá ở đại học Simon Frager nhận ra ngay đó là một chopper (công cụ chặt thô) thời đá cũ tuổi vạn năm trở lên và mở tiệc bia • • / 9 • mừng phát hiện quan trọng của ông Mai Khắc ứng... Thê là cả Việt Nam, Băc - Trung - Nam, ở vùng núi đôi đều có thời đại đá cũ mấy vạn năm về trước... Việt Nam và các vùng Đông Nam Á khác, có lẽ như Charles Darwin đã dự kiến đúng, là một trong những cái nôi của loài người, cùng với Đông Phi. Có con người là có thủ công (Handicralft). Vì con người, vừa là một cá nhân vừa là một sinh vật mang tính xã hội cao nhất (lời F.Engels), có ý thức, có tư duy, có ngôn ngữ, có mô hình hành động do mình tự do lựa chọn và chịu trách nhiệm (theo nhà xã hội học Fichte), đã biết chế tạo công cụ lao động (Homofaber, Homosapiens, theo lời B.Franklin) và cải biến công cụ, dụng cụ, máy móc, qua diễn trình lịch sử loài người... 12
- Theo các nhà khảo cổ học và các nhà mác xít, con người sở dĩ trở thành con người vì do một hoàn cảnh tự nhiên nào đó họ đã ở dưới đất... ... Đội trời, đạp đất, ở đời... Do vậy, hai chi dưới (“chân”) đã đi ngấy càng thẳng (Homoerectus) và vì thế hai chi trên (“tay”) được giải phóng (vẫn theo lời của F.Engels) và “Bắt tay vào lao động”, “vào việc chế tạo công cụ”. Thật ra?việc chế tạo công cụ hay bất cứ việc làm gì khác của con người đều cần huy động năng lượng. Năng lượng của toàn thể người như quan niệm “chủ toàn”, “cầu tính” (spheric) của tư tưởng phương Đông cổ truyền mà đã từng có một thời, tư tưởng phương Tây theo tuyến tính (linear) thích “phân tích” và đã chia ra nào là: - Năng lượng thần kinh - Năng lượng cơ bắp (người và thú) - Năng lượng trí não... Riêng ông Giáo sư Marcel Mauss ở đại học Paris từ thập kỷ 50 - 60 đã có một luận đề nổi tiếng. (Mọi việc nhân vỏn đều là sự kiện tổng thể) (Tout fait humain est fait to tal) Thủ công (và thủ công nghiệp) cũng vậy. Nó không thể chỉ được định nghĩa là việc làm (nghề) bằng tay (thủ là tay) Handiéraíìt mà là hand là tay và craft là nghề, là việc làm, cũng như Métier manuel (artisanat) của tiếng Pháp, 13
- công (I) là việc làm, như chữ Anh người làm nghề thủ công không chỉ làm bằng tay (chân chạy đi chạy lại đi tìm nguyên liệu, đồ dùng... chẳng hạn) mà cả bằng TRI L ự c , TRÍ TUỆ, bằng cả cái TÂM (tâm lực, tâm t r í ...) bằng cả TÁM LÒNG của mình nữa chứ! Tôi chưa bao giờ phản đối việc cấp bằng chứng nhận bàn tay vàng” cho các nghệ nhân, nghệ sĩ thủ công nghiệp 44 dân gian (đã bị dừng lại vài chục năm nay) cũng như tôi rất tán thành với các cố họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Y ... và lãnh đạo Bộ Văn hóa khi định danh, định tính cho ngôi nhà 66 phố Nguyễri Thái Học là Viện bảo tàng Mỹ thuật - Mỹ nghệ. Thời thuộc Pháp, người Tây đã tách chia hai trường: - Trường Mỹ thuật (Ecole des Beaux arts) - Trường Kỹ nghệ thực hành (Ecole des arts appliqués) Âu đó cũng là một thời thuộc địa. Rồi sau ngày giải phóng thủ đồ (10/10/1954), ta gọi một trường (ở phố Yết Kiêu) là cao đẳng (rồi Đại học) Mỹ thuật và (một trường ở ven đê La thành) là trung cấp rồi cao đẳng rồi Đại học Mỹ thuật công nghiệp. •9 Tôi được hân hạnh quen và “đánh bạn” với nhiều giảng sư học sinh ở trường Mỳ thuật công nghiệp mà tôi và dư luận Hà Nội coi là những NGHỆ s ĩ đầy tài năng như Nguyễn Trọng Kiệm, như Nguyễn Hải, như Nguyễn Công Thành, như Trần Khánh Chương, Trần Tuy, Nguyễn Tấn Cứ V . V . . . . 14
- Hội Văn hóa - văn nghệ dân gian Việt Nam mà Giáo sư Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh con trưởng nhà danh họa Tô Ngọc Vân là tổng thư kí từ 1989 đến năm 2000 và tôi là cấp phó đã “dang cả hai tay” đón các cụ nghệ nhân, nghệ sĩ, kể cả bà/cô nghệ sĩ làm “hoa giả” (“hoa lụa”, “hoa giấy” . ..) MAI HẠNH hay trước đó ít lâu cụ “Thợ thêu” tài danh SONG HỶ, rồi thì là cụ thợ thủy tinh “Anh hùng lao động, HTX dân chủ” làm hội viên hội văn nghệ dân gian Hà Nội - Việt Nam. Thủ công nghiệp như UNESCO thừa nhận là một thành tổ của văn hỏa dân gian, vớỉ các bí quyết (know-how), quy trình công nghệ và các sản phẩm hữu thể của các nghề thủ công, hợp thành di sản văn hóa dân tộc - dân gian mà như nghị quyết giữa nhiệm kỳ Đại hội của đảng cộng sản Việt Nam đã viết là phải “Nghiên cứu, phục hồi các nghề thủ công truyền thống coi như một hưởng công nghiệp hỏa của Việt Nam”. Như vậy, thủ công nghiệp đã có truyền thống tự lâu đời. Đầu tiên là nghề đẽo đá (cuội gia công). Theo nhiều nhà khảo cổ học, ở thời ĐÁ c ũ (vài triệu năm đến khoảng 01 vạn năm cách ngày nay), con người đã làm ra các sản phẩm thủ công với khoảng 12 loại nguyên liệu (đá, gỗ, tre, vỏ sò, vỏ ốc, đất, vỏ cây, dây leo, xương, sừng, ngà, da...) Nhưng khi đó thủ công chưa phải là những nghề chuyên nghiệp , nó chỉ phục vụ cho việc hái lượm, săn bắt (bắn) của loài người. 15
- Từ thời đại ĐỒ ĐÁ MỚI (01 vạn - 6000 năm cách ngày nay), nghề nông (trồng trọt, chăn nuôi) ra đời và THƯ CÔNG NGHIỆP dần dà tách khỏi nông nghiệp và theo hướng chuyên môn hóa. Xã hội loài người được phân hóa và dần dần hình thành, bên cạnh NÔNG DÂN, một tầng lớp THỢ THỦ CỒNG. Thời đá mới, ta có thợ gốm, thợ dệt ... Thời sơ kỳ kim khí, ta có thợ ĐÚC ĐỒNG, THỢ RÈN, SẮT, THỢ MỘC, THỢ N Ề... rồi nào là thợ KIM HOÀN, THỢ THEƯ, t h ợ n h u ộ m , t h ợ m â y t r e đ a n , t h ợ SON SON THẾP (THIẾP) VÀNG v.v... Khéo tay hay làm là một bản sắc văn hóa thủ công truyền thống Việt Nam. Tôi nhớ, từ cuối thế kỷ trước, đã có nhà nghiên cứu từ phương Tây viết rằng thợ thủ công “An Nam” (Việt Nam) nhất là thợ đan, thợ gốm ... khéo tay nhất thế giới (! ?). Thủ công nghiệp cũng như các ngành văn hóa, văn nghệ dân gian khác và văn hóa nói chung bao giờ bên các nhân tố, thành tổ NỘI SINH cũng có các nhân tổ - thành tố NGOẠI SINH, do kết quả của những sự giao lư, tiếp xúc, giao thoa, hội nhập văn hóa, là quá trình cải biến, bản địa hóa, dân tộc hóa, Việt Nam hóa... Đấy là QUY LUẬT. Không có gì ngạc nhiên, khi trên trường kỳ lịch sử giao lưu văn hỏa kinh tế - xã hội với Trung Quốc, nhiều người Hoa đã sang đất Việt mở xưởng, mở lò... hay và nhiều người Việt đã sang Trung Hoa... do vậy người Việt đã học được của người Hoa nhiều nghề như: nghề làm GIÂY, 16
- nghề IN MỘC BẢN, nghề dệt GẤM VÓC cài hoa kết hoa, nghề chế tạo đồ s ứ với nhiều men mầu, hoa văn khác nhau v.v... Cũng vậy, nhiều địa phương ở miền Bắc và miền Trung đã học được từ người Ẩn, người Chàm... cách xây THÁP đất nung, điêu khắc đá, làm thủy tinh, dệt lụa... Do “uống nước nhớ nguồn”, trong danh mục Bách nghệ tổ sư của Vỉệt Nam cỏ nhiều vị gốc Hoa, gốc Chàm hay là những vị sứ giả người Việt đã từng sang Trung Hoa (như Bùi - Trần Quốc Khái, Lê Công Hành tồ nghề thêu), như thám hoa Lương Nhữ Hộc (tổ nghề in mộc bản) như Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan, tổ nghề dệt “lượt bùng ”, trồng NGỎ, KHOAI, ĐẬU, VỪNG v.v... Thủ công mới cũng được du nhập từ Pháp, từ phương Tây vào Việt Nam, như nghề thêu “đăng ten”, “bô đê”, may quần áo âu phục, đan len, sơn dầu v.v... Từ thế kỉ XIX đến nay, đã có nhiều sách viết về nghề. Song cũng nên chú ý (tôi không muốn dùng chữ “cảnh giác” - nặng nề quá) đến đôi ba điều mà một số học giả trong, ngoài nước đã lưu tâm - lưu ý. 1. Có xu hướng “vọng ngoại”,'“sùng ngoại” hay nói như giáo sư Tsu (Từ Tùng Thạch, Đại học Princeton) là xu hướng “Nam nhân Bắc hướng”. Nghề MỘC ở đất Việt chẳng hạn có từ thời đại Đá nhưng cứ hỏi nhiều bác thợ mộc và nhiều phường mộc về tổ nghề LÕ BAN ở tít Bắc Trung Hoa! 17
- . 2. Cũng như nghề NỒNG và việc thờ các vị “Tiền khai canh, hậu khai khẩn” (hay tiền khai cơ, hậu khai canh tùy từng địa phương ờ miền Trung thì: a) Có vị là tiền tổ sư (nghề đúc đồng có từ thời Phùng Nguyên Đông Sơn mấy ngàn năm trước, “tổ sư thời vua Hùng ai còn nhớ được ?)” b) Cỏ vị là hậu tổ sư ; phục hồi hay cải tiến một nghề nào đó. Dân đúc đồng ở Ngũ Xá (Hà Nội) chảng hạn và nhiều làng nghề, phổ nghề khác thờ “Tổ sư nghề đồng” là thiền sư Minh Không - Không Lộ - Không Lồ thời Lý và “gán” cho vị (hậu) tổ sư này đã đúc “An Nam tứ đại khí”. - Vạc Phổ Minh (xứ Nam Hà) - Chuông Qui Điền (Thăng Long Hà Nội) - Tượng Phật Quỳnh Lâm (xứ Đông Hải Hưng) - Tháp Báo Thiên (bên bờ hồ Gươm, chỗ nhà thờ Lớn Hà Nội bây giờ, đỉnh tháp bằng đồng).v.v... c) Nghề thủ công Việt Nam là đa dạng và từng nghề cũng có các làng nghề đa dạng, thí dụ có Gốm Bát Tràng, nhưng cũng có gốm Hương Canh, Phù Lãng (xứ Bắc), lại có gốm Móng Cái (Quảng Ninh ), gốm Quế Quyển xứ Nam, gốm “Mỹ tích của Quảng Trị Thừa Thiên, gốm Thanh Hà của Hội An xứ Quảng, gốm Biên Hòa, sông Bé của miền Đông Nam Bộ, gốm Mnoong ở Buồn Hồ, gốm Tà ôi ở vel (làng) T m uôi v.v...”. 18
- Có làng nghề đúc đồng ờ Hè Nôm lại cũng có làng nghề gò đồng ở Đại Bái (Bưởi Nồi), ở Vó (Quảng Bố), ở Thiệu Lý Thanh Hóa, ở Phường Đúc xứ Huế, có nghề rèn sắt thép Đa Sĩ (Hà Tây) rèn Canh Diễn, phố Lò Rèn Hà Nội, lại cỏ nghề rèn của người H ’Mông (Mèo ), của người B ’Ru, Tà Ỏi, K T u v.v... đa dạng về bí quyết - quy trình công nghệ, về chất liệu, về các mặt hàng v.v... Cho nên cũng không lấy gì làm lạ là MỘT NGHÈ mà có thể có nhiều TỐ SƯ, tùy làng, tùy địa phương... v ề chi tiết, xin bạn đọc cố gắng xem ở phần lược sử thủ công nghệp Việt Nam và phần tổ sư cóc nghề[ Người xưa - Người nay đều nói: “Cái ngu dốt là cái không có bến bờ nào. Còn cái hiểu biết thì luôn luôn có hạn”. Hiểu biết của Câu lạc bộ Nghề truyền thống và ban chủ nhiệm đề tài “N ghề thủ công Việt N am ” của hội văn hóa - văn nghệ dân gian Việt Nam chúng tôi là luôn luôn hữu hạn. Lại • vì khuôn khổ cuốn sách và sự hạn« chế # về tài chính nên hãy chỉ xin trình làng cuốn sách nhỏ bé này... rất mong được sự góp ý bổ sung. Xin trân trọng cảm ơn! Trần Quốc Vượng 19
- MỘT SÓ VÁN ĐỀ VỀ CÁC NGÀNH NGHÊ - LÀNG NGHÊ - PHỐ NGHÈ TRUYÈN THỐNG VIỆT NAM I. ĐÔI LỜI NHẬP ĐẺ 01 1.1. Trung tâm văn hóa Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội, hội văn nghệ dân gian Việt Nam và câu lạc bộ nghề truyền thống Việt Nam... từ các Hội thảo khoa học và Triển lãm “Hội nghề truyền thống” hàng năm đã nhất trí về định hướng nghiên cứu, phục hồi - phát triển các ngành nghề - làng nghề - phố nghề truyền thống Việt Nam. 1.2. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam từ Đại hội lần thứ I (1986 -1989) đã nghiên cứu và in ấn một số sách về làng nghề cổ truyền như Bát Tràng (gốm sứ), Bưởi, Vó (đúc đồng)... và về tổ sư bách nghệ Việt Nam (Năm nay (1996), Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam lại đầu tư nghiệp vụ nghiên cứu về “Thủ công và các vị tổ nghề truyền thống Việt Nam”. Sách này phát hành vào dịp giải phóng thủ đô và 30 năm thành lập hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (10/10/1966 đến 10/10/1996). 21
- Từ sau đại hội II (1989 - 1995) và đại hội III (1995 - 2000), Hội chúng tôi đã có một trương trinh tổng quát nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền. Chúng tôi tiếp tục liên kết với các địa phương (thông qua Sở Văn hóa - thông tin và hội - Chi hội văn nghệ dân gian các tỉnh, thành) sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, in ấn về các nghề - làng nghề - phố nghề ở thủ đô Hà Nội và các xử Đông (Hải Hưng), Đoài (Hà Tây), Nam (Nam Hà), Bắc (Hà Bắc), Thanh Hoa, Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh), Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Quảng Nam, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sông Bé, đồng bằng sông Cửu Long... 1.3. Sau triển lãm và hội thảo “hội nghề truyền thống 95” tại trung tâm triển lãm Văn Hóa Van Hồ - Hà Nội, được phép của ban tổ chức - cán bộ chính phủ, Bộ Văn hóa - thông tin đã có quyết định thành lập “Câu lạc bộ nghề truyền thống”, chính thức dựng bàn thờ tổ sư bách nghệ Việt Nam, tôn vinh những làng nghề truyền thống, những nghệ nhân lão thành có đôi bàn tay vàng v à k h u y ến khích những tài năng trẻ sáng tạo. * 1.4. Tháng 10 tới đây, cùng với hội văn nghệ dân gian Hà Nội, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 đến 10/10/1996), và kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Hội liên hiệp V ăn học nghệ th u ật H à N ội, H ội V ăn nghệ dân gian Việt Nam và Câu lạc bộ Nghề truyền thống tổ chức triển lãm tranh - tượng, ảnh nghệ thuật và các sản phẩm mỹ 22 m x ii
- nghệ của một số làng nghề - phố nghề ở Hà Nội và các vùng xung quanh. Chúng tôi cũng chính thức tổ chức Đại hội thành lập câu lạc bộ (Hội) Nghề truyền thống Việt Nam và Hội thảo khoa học về Lịch sử - Hiện trạng và những định hướng mới về Phát triển thủ công nghiệp Việt Nam. Chúng tồi đề nghị Đảng - Chính phù, các địa phương cả nước, Bộ Công nghiệp, liên minh các Hợp tác xã toàn quốc, các nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ ủng hộ và tài trợ cho Triển lãm và Hội thảo khoa học này. Làm như vậy, theo chúng tôi là vì: Việc bảo tồn văn hóa dân tộc - dân gian bao gồm việc bảo tồn truyền thống thủ công Việt Nam có tầm quan trọng hàng đầu đối với thế hệ tương lai của Việt Nam. Cũng theo chúng tôi, đấy là lời giải đúng của phép biện chứng qua lại giữa: TRUYỀN THỐNG___________ HIỆN ĐẠI GIÀ___________ TRẺ GIỮ GÌN TIN H __________ SÁNG TẠO MỚI HOA VỐN CŨ Chúng ta không để và không cho phép bất cứ một thế lực nào phá vỡ được hình ảnh truyền thống của văn hóa Việt Nam trong đó có truyền thống thủ công nghiệp Việt Nam. Theo chúng tôi hiểu, đấy là một trong những cách triển khai Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giữa nhiệm kì VII và nghị quyết Đại hội VIII (6 - 7/96) của Đảng về việc Nghiên cứu và Phục hồi các làng nghề Thủ công truyền thống, coi đó là một trong các hướng CỒNG 23
- NGHIỆP HÓA và HIỆN ĐẠI HÓA : “Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân”. Chủ trương mang tính chiến lược ở tàm vĩ mô này trong cả nước đáp ứng lòng mong mỏi bấy lâu nay và làm nức lòng giới nghệ nhân - nghệ sĩ dân gian - già/trẻ, gái/ trai, đã/đang/sẽ có tác dụng “vừa lợi nhà vừa ích nước”, để họ được hòa cùng các tầng lớp lao động - kinh doanh trí - nông - cồng - thương khác góp phần xây dựng một quốc gia - đa dân tộc Việt Nam đạt lý tưởng “Dân giàu, nước mạnh, Xã hội công bằng, văn minh” trên tảng nền Dân chủ và với định hướng xã hội chủ nghĩa. UNESCO giờ đây cũng coi Thủ công nghiệp là Công nghiệp truyền thống (traditional Industy). 02. Đã từng có nhiều thời - thời đô hộ - thực dân - thuộc địa - do tâm lý tự ti, sùng ngoại, khát khao công nghiệp và mong mỏi “sánh vai Trung Hoa”,“đuổi kịp Tây phương”, nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ, nhiều người Việt Nam có phức cảm tự ti (complexe d’infériorité) với các mặt hàng “nội”- nội địa - nội hóa... - Những người ấy phần lớn thuộc tầng lớp “vua - quan” hay “giới thượng lưu”, “thị dân Kẻ Chợ”... Ưa thích và khoe khoang biết dùng “trà Tàu”, “đồ sứ Tàu” - triều đình Lê - Trịnh - Nguyễn chẳng hạn, dù biết 24
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố
105 p | 549 | 127
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 382 | 23
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến định sử dụng ví điện tử Momo khu vực TP. Hồ Chí Minh
6 p | 89 | 9
-
Các vị tổ nghề trong nghề thủ công truyền thống Việt Nam: Phần 2
113 p | 73 | 9
-
Truyền thuyết tổ ca trù và những đền thờ
6 p | 90 | 8
-
Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học “Lập trình hướng đối tượng” cho sinh viên cao đẳng nghề Tin học ứng dụng tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
5 p | 60 | 6
-
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề - trường hợp nghiên cứu ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
9 p | 58 | 5
-
Khai thác yếu tố phản xạ trong phương pháp Callan để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
13 p | 18 | 4
-
Xây dựng khung năng lực của chuyên viên ở vị trí việc làm tổ chức, cán bộ trường đại học công lập
7 p | 24 | 4
-
Vai trò của doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý dạy nghề ở Việt Nam
29 p | 42 | 3
-
Ảnh hướng của vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX đối với sự nghiệp Nguyễn Công Trứ
8 p | 69 | 3
-
Đề xuất khung năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học cơ sở
14 p | 7 | 3
-
Nghề dạy học và sự hấp dẫn của nghề dạy học
11 p | 8 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia tiếp xúc cử tri trực tuyến: Trường hợp tại tỉnh Long An
12 p | 2 | 1
-
Kịch hát Nghệ Tĩnh - một hình thức để bảo tồn và phát triển dân ca Nghệ Tĩnh
6 p | 5 | 1
-
Vài suy nghĩ về quan điểm nghề nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
13 p | 6 | 1
-
Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
9 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn