<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ <br />
<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của<br />
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam<br />
Phạm Dương Phương Thảo<br />
Nguyễn Linh Đan<br />
Ngày nhận: 30/03/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 03/05/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 22/05/2018<br />
<br />
Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 27 ngân hàng thương mại<br />
cổ phần (NHTMCP) đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005- 2016<br />
để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân<br />
hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Sử dụng phương pháp hồi<br />
quy GMM sai phân với ưu điểm có thể khắc phục hiện tượng nội<br />
sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan, bài nghiên cứu phát hiện<br />
thấy rằng các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ<br />
nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ<br />
xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng. Đồng thời, các ngân hàng<br />
càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, chi phí<br />
hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp<br />
các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Kết quả của<br />
nghiên cứu này cũng cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ<br />
tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của<br />
các ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số ý kiến<br />
nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.<br />
Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại cổ phần, đặc điểm ngân<br />
hàng, kinh tế vĩ mô, phương pháp hồi qui GMM<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
ệ thống ngân<br />
hàng đóng<br />
vai trò quan<br />
trọng đối với<br />
sự phát triển<br />
của nền kinh tế, là cầu nối<br />
cho vốn được luân chuyển<br />
<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
từ nơi thừa vốn đến nơi có<br />
nhu cầu sử dụng. Do đó, sự<br />
ổn định của ngành ngân hàng<br />
được xem là yếu tố then chốt<br />
đối với sự phát triển của nền<br />
kinh tế. Theo Kwambai và<br />
Wandera (2013), các NHTM<br />
đóng vai trò quan trọng ở thị<br />
trường mới nổi- nơi mà người<br />
<br />
1<br />
<br />
đi vay khó tiếp cận với thị<br />
trường vốn. Các NHTM chính<br />
là trung gian tài chính phân<br />
bổ vốn giữa người gửi tiền<br />
và người đi vay. Tuy nhiên,<br />
trong thời gian gần đây, các<br />
ngân hàng trở nên thận trọng<br />
hơn trong công tác cho vay do<br />
vấn đề nợ xấu. Hoạt động cho<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 194- Tháng 7. 2018<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
vay mang đến rủi ro tín dụng<br />
cho ngân hàng- được xem là<br />
rủi ro nghiêm trọng nhất khi<br />
mà các khoản nợ xấu trực tiếp<br />
làm giảm lợi nhuận của ngân<br />
hàng và hiệu quả hoạt động<br />
trong dài hạn. Khi nợ xấu<br />
gia tăng lên một cách đáng<br />
kể trong danh mục cho vay<br />
của ngân hàng thì sẽ gây ra<br />
các ảnh hưởng nghiêm trọng<br />
đối với quá trình hoạt động<br />
kinh doanh của ngân hàng.<br />
Một mức nợ xấu càng cao cho<br />
thấy sự tồn tại của các hạn<br />
chế tài chính và sự ảnh hưởng<br />
đến hoạt động quản lý ngân<br />
hàng và cơ quan quản lý. Nợ<br />
xấu còn ảnh hưởng đáng kể<br />
đến các chức năng của ngân<br />
hàng thông qua sự suy yếu<br />
tài sản ngân hàng và sự suy<br />
giảm trong thu nhập khi các<br />
khoản nợ không thu hồi được<br />
ngày càng lớn. Trong trường<br />
hợp xấu nhất, một tỷ lệ nợ<br />
xấu cao trong hệ thống ngân<br />
hàng có thể cho thấy tồn tại<br />
rủi ro hệ thống, từ đó có thể<br />
ảnh hưởng đến lượng tiền gửi<br />
và hạn chế hoạt động của các<br />
trung gian tài chính, kết quả<br />
là sẽ có tác động tiêu cực đến<br />
sự tăng trưởng đầu tư và kinh<br />
tế (Ahmed và các cộng sự,<br />
2006). Chi phí tài chính của<br />
các khoản nợ xấu cũng rất<br />
đáng kể. Việc giải quyết các<br />
khoản nợ xấu thường được<br />
xử lý bởi các doanh nghiệp<br />
quản lý tài sản được lập ra<br />
dưới sự quản lý của nhà nước.<br />
Nhiệm vụ chính của các doanh<br />
nghiệp này là tiếp nhận và xử<br />
lý các khoản nợ xấu của các<br />
tổ chức tài chính. Hậu quả<br />
là, nguồn thu ngân sách của<br />
chính phủ sẽ bị giảm. Theo<br />
<br />
2<br />
<br />
Số 194- Tháng 7. 2018<br />
<br />
Galindo và Tamayo (2000),<br />
việc xử lý nợ xấu của các<br />
ngân hàng sẽ chiếm từ 10%<br />
đến 20% tổng GDP của quốc<br />
gia. Vì thế nghiên cứu về nợ<br />
xấu nhằm giảm thiểu chúng<br />
là một vấn đề thu hút được<br />
nhiều sự quan tâm của các nhà<br />
nghiên cứu lẫn các nhà quản<br />
trị ngân hàng và các nhà điều<br />
hành chính sách của quốc gia<br />
trên thế giới (Boudriga và các<br />
cộng sự, 2009).<br />
Trong năm 2016 tại Việt Nam,<br />
tỷ lệ nợ xấu của hệ thống<br />
NHTM là dưới 3% tổng dư<br />
nợ, đã đạt yêu cầu mà Chính<br />
phủ đặt ra. Tuy nhiên, việc<br />
xử lý nợ xấu chưa có nhiều<br />
triển vọng, chỉ giảm nhẹ từ<br />
2,9% năm 2015 xuống 2,8%.<br />
Dù tiếp tục giảm nhẹ và một<br />
lượng lớn nợ được xử lý<br />
nhưng Ủy ban Giám sát Tài<br />
chính Quốc gia đánh giá, nợ<br />
xấu chờ xử lý và nợ xấu tiềm<br />
ẩn trong tái cơ cấu vẫn lớn.<br />
Sang năm 2017, nợ xấu lại có<br />
xu hướng tăng. Xuất phát từ<br />
thực tiễn về nợ xấu của ngân<br />
hàng Việt Nam và ảnh hưởng<br />
của nợ xấu đối với ngành ngân<br />
hàng, đối với nền kinh tế,<br />
bài nghiên cứu này phân tích<br />
tác động của các yếu tố kinh<br />
tế vĩ mô và đặc điểm ngân<br />
hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các<br />
NHTM cổ phần với kỳ vọng<br />
từ kết quả nghiên cứu, tác giả<br />
đề xuất một số ý kiến nhằm<br />
cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các<br />
ngân hàng Việt Nam.<br />
2. Cơ sở lý thuyết<br />
2.1. Yếu tố đặc điểm của<br />
ngân hàng ảnh hưởng đến<br />
nợ xấu<br />
<br />
2.1.1. Quy mô ngân hàng<br />
Các nghiên cứu trước đây<br />
cung cấp bằng chứng cho<br />
thấy, tồn tại mối tương quan<br />
ngược chiều giữa quy mô<br />
ngân hàng và nợ xấu của các<br />
ngân hàng (Salas và Saurina,<br />
2002; Hu và các cộng sự,<br />
2004; Cole và các cộng sự,<br />
2004; Micco và các cộng<br />
sự, 2007; García-Marco và<br />
Robles-Fernández, 2008;<br />
Swamy, 2012). Theo Hu<br />
và các cộng sự (2004), các<br />
ngân hàng có quy mô lớn sẽ<br />
có nhiều nguồn lực và kinh<br />
nghiệm hơn trong công tác xử<br />
lý và phân tích các vấn đề sự<br />
lựa chọn đối nghịch (adverse<br />
selection) và rủi ro đạo đức<br />
(moral hazard). Trong khi đó<br />
các ngân hàng có quy mô nhỏ<br />
không thể giải quyết tốt vấn<br />
đề sự lựa chọn đối nghịch do<br />
thiếu năng lực và kinh nghiệm<br />
để đánh giá chất lượng tín<br />
dụng của người đi vay. Do<br />
vậy, các ngân hàng có quy mô<br />
nhỏ thường có tỷ lệ nợ xấu<br />
cao trong danh mục cho vay<br />
hơn so với các ngân hàng có<br />
quy mô lớn.<br />
2.1.2. Mức độ sử dụng chi phí<br />
hoạt động<br />
Trong thực tế, nợ xấu và chi<br />
phí hoạt động có tương quan<br />
với nhau nhưng mối quan hệ<br />
giữa hai biến này vẫn chưa<br />
rõ ràng. Do đó, ảnh hưởng<br />
của chi phí hoạt động lên tỷ<br />
lệ nợ xấu của các ngân hàng<br />
có thể là cùng chiều hoặc<br />
ngược chiều. Hughes và<br />
Moon (1995) tìm thấy rằng<br />
khi hiệu quả của việc sử<br />
dụng chi phí thấp thì tỷ lệ nợ<br />
xấu của các ngân hàng tăng.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
Các nhà nghiên cứu tìm thấy<br />
sự thất bại của các ngân hàng<br />
dường như có liên quan đến<br />
vấn đề quản trị của các ngân<br />
hàng (Berger và Humphery,<br />
1992; Barr và Siems, 1994;<br />
DeYoung và Whalen, 1994;<br />
Wheelock và Wilson, 1994;<br />
Berger và DeYoung, 1997),<br />
họ cho rằng, có mối tương<br />
quan cùng chiều giữa mức<br />
độ sử dụng chi phí hoạt động<br />
và nợ xấu; quản trị yếu kém<br />
thì tốn kém chi phí và nợ xấu<br />
tăng. Lập luận cơ bản của các<br />
nhà nghiên cứu này là, khi<br />
hiệu quả của việc sử dụng chi<br />
phí là thấp cho thấy khả năng<br />
quản trị của các nhà quản trị<br />
ngân hàng yếu kém, do đó có<br />
thể tác động lớn đến hành vi<br />
cung cấp tín dụng của ngân<br />
hàng. Theo đó, các tác giả<br />
xác định sự quản trị yếu kém<br />
là do: (1) Yếu kém kỹ năng<br />
trong việc xếp hạng tín dụng<br />
và do đó sẽ có thể quyết định<br />
cho vay các khoản vay không<br />
sinh lời hoặc thậm chí làm cho<br />
ngân hàng mất vốn; (2) không<br />
có trình độ thẩm định tài sản<br />
đảm bảo của khoản vay đúng;<br />
(3) khó kiểm soát và theo dõi<br />
mục đích sử dụng vốn của<br />
khách hàng sau khi cấp tín<br />
dụng cho khách hàng. Mặt<br />
khác, hiệu quả chi phí thấp lại<br />
có thể tác động ngược chiều<br />
đến nợ xấu của các ngân hàng.<br />
Berger và DeYoung (1997)<br />
cho rằng có sự đánh đổi giữa<br />
việc phân bổ các nguồn lực<br />
để theo dõi khoản vay và hiệu<br />
quả chi phí. Nói cách khác,<br />
các ngân hàng ít nỗ lực trong<br />
việc đảm bảo chất lượng<br />
khoản vay thì dường như sẽ có<br />
hiệu quả chi phí tốt hơn, tuy<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
nhiên, trong dài hạn nợ xấu sẽ<br />
gia tăng.<br />
2.1.3. Hiệu quả hoạt động<br />
Hiệu quả hoạt động của ngân<br />
hàng thường có liên quan<br />
đến hành vi chấp nhận rủi<br />
ro của các nhà quản trị ngân<br />
hàng (Hu và các cộng sự,<br />
2004; Jimenez và Saurina,<br />
2006; Boudriga và các cộng<br />
sự, 2009; Nikolaidou và<br />
Vogiazas, 2011). Theo Hu và<br />
các cộng sự (2004), các ngân<br />
hàng càng có lợi nhuận cao<br />
sẽ ít có động cơ tham gia vào<br />
các hoạt động rủi ro bởi vì các<br />
ngân hàng này ít bị áp lực bởi<br />
việc tạo ra lợi nhuận. Đồng<br />
thời các ngân hàng có lợi<br />
nhuận càng cao thì sẽ có cơ<br />
hội để lựa chọn ra các khách<br />
hàng có khả năng tài chính<br />
tốt và rủi ro thấp. Do đó, khi<br />
lợi nhuận của các ngân hàng<br />
gia tăng, xác suất mà các nhà<br />
quản trị ngân hàng tham gia<br />
vào các dự án đầu tư rủi ro<br />
sẽ giảm và do đó xác suất mà<br />
các khoản vay của ngân hàng<br />
chuyển sang nợ xấu cũng sẽ<br />
giảm tương ứng. Ngược lại,<br />
các ngân hàng không có lợi<br />
nhuận (hoặc hoạt động không<br />
hiệu quả) thì sẽ tham gia vào<br />
các hoạt động cho vay có rủi<br />
ro khi các nhà quản trị bị áp<br />
lực về việc tạo ra lợi nhuận<br />
trong ngắn hạn. Khi các nhà<br />
quản trị tham gia vào các<br />
hoạt động rủi ro sẽ làm gia<br />
tăng khả năng các khoản vay<br />
chuyển sang nợ xấu, và do đó<br />
sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu<br />
của các ngân hàng.<br />
2.1.4. Đa dạng hóa thu nhập<br />
Các nhà nghiên cứu trước<br />
<br />
đây đã ủng hộ lý thuyết đa<br />
dạng hóa danh mục đầu tư có<br />
thể giúp các ngân hàng giảm<br />
thiểu rủi ro bởi việc đa dạng<br />
hóa danh mục sẽ giúp cho các<br />
ngân hàng có thể bù đắp phần<br />
tổn thất từ một sản phẩm bởi<br />
thu nhập của sản phẩm khác<br />
(Winton, 1999; Templeton<br />
và Severiens, 1992; Gallo<br />
và các cộng sự, 1996). Do<br />
đó, những tổn thất tiềm tàng<br />
của hoạt động cho vay có thể<br />
được bù đắp bởi doanh thu<br />
từ các hoạt động kinh doanh<br />
phi truyền thống. Mặt khác,<br />
các nhà nghiên cứu trước đây<br />
như Maksimovic và Philips<br />
(2002), DeYoung và Roland<br />
(2001) và Stiroh (2006) đã<br />
lập luận rằng đa dạng hóa thu<br />
nhập không phải là một đảm<br />
bảo cho mức độ nợ xấu thấp<br />
ở các ngân hàng. Bởi vì quá<br />
nhiều hoạt động kinh doanh<br />
thì sẽ làm cho các ngân hàng<br />
không thể tập trung vào lĩnh<br />
vực chuyên môn và do đó<br />
làm giảm hiệu quả giám sát<br />
của các khoản vay, kết quả là<br />
sẽ làm gia tăng khả năng các<br />
khoản vay chuyển sang nợ<br />
xấu. Do đó, các ngân hàng nên<br />
tập trung vào một mảng kinh<br />
doanh thì sẽ có thể tận dụng<br />
được kinh nghiệm của nhà<br />
quản trị trong việc làm giảm<br />
xác suất xảy ra nợ xấu.<br />
2.2. Các biến số kinh tế vĩ mô<br />
ảnh hưởng đến nợ xấu<br />
Bên cạnh các yếu tố gây ra<br />
bởi đặc điểm của ngân hàng,<br />
các nhà nghiên cứu còn cho<br />
rằng nợ xấu và khủng hoảng<br />
ngân hàng xảy ra còn do môi<br />
trường kinh tế vĩ mô tác động<br />
<br />
Số 194- Tháng 7. 2018<br />
<br />
3<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
(Festic và cộng sự, 2011;<br />
Louzisvà cộng sự, 2012;<br />
Nkusu, 2011) như kinh tế suy<br />
giảm, thất nghiệp gia tăng,<br />
lãi suất, lạm phát. Llewellyn<br />
(2002) còn quan sát thấy rằng<br />
các rắc rối và rủi ro xảy ra cho<br />
ngân hàng thường được dẫn<br />
dắt bởi sự yếu kém về cấu trúc<br />
của nền kinh tế và hệ thống tài<br />
chính.<br />
Vì vậy, kế thừa từ nghiên cứu<br />
của Chaibi và Ftiti (2015),<br />
nghiên cứu của chúng tôi sẽ<br />
kiểm định mức độ tác động<br />
của các biến số vĩ mô sau đây<br />
lên nợ xấu của các ngân hàng:<br />
Tăng trưởng kinh tế: Các<br />
nghiên cứu trước đây như<br />
Salas và Suarina (2002),<br />
Jajan và Dhal (2003), Fofack<br />
(2005), Jimenez và Saurina<br />
(2005), Pasha và Khemraj<br />
(2009), Louzis và các cộng sự<br />
(2012) và Saba và các cộng<br />
sự (2012) đã cho rằng tồn<br />
tại mối quan hệ ngược chiều<br />
giữa tốc độ tăng trưởng kinh<br />
tế với mức độ nợ xấu của các<br />
NHTM. Các nghiên cứu giải<br />
thích cho kết quả này như là<br />
sự thay đổi trong chu kỳ kinh<br />
doanh có tác động đến khả<br />
năng thanh toán lãi vay và nợ<br />
của người đi vay. Do đó, tốc<br />
độ tăng trưởng kinh tế sẽ có<br />
tương quan cùng chiều với<br />
thu nhập của các cá nhân lẫn<br />
tổ chức trong nền kinh tế, kết<br />
quả là sẽ cải thiện khả năng<br />
thanh toán lãi vay và nợ của<br />
người đi vay, và do đó sẽ làm<br />
giảm tỷ lệ nợ xấu của các<br />
ngân hàng. Ngược lại, khi nền<br />
kinh tế suy thoái (chẳng hạn<br />
như tốc độ tăng trưởng kinh<br />
tế thấp hoặc âm), các hoạt<br />
động kinh tế nhìn chung sẽ<br />
<br />
4<br />
<br />
Số 194- Tháng 7. 2018<br />
<br />
suy giảm, lượng tiền mặt được<br />
nắm giữ bởi các tổ chức kinh<br />
doanh hoặc các hộ gia đình<br />
cũng sẽ suy giảm theo. Những<br />
yếu tố này sẽ làm giảm khả<br />
năng trả nợ của người đi vay,<br />
và dẫn đến gia tăng xác suất<br />
các khoản vay của ngân hàng<br />
thành các khoản nợ xấu.<br />
Lạm phát: Lạm phát sẽ có ảnh<br />
hưởng đáng kể đến khả năng<br />
thanh toán lãi vay và trả nợ<br />
của các khách hàng vay của<br />
ngân hàng thông qua nhiều<br />
kênh khác nhau, và do đó tác<br />
động của lạm phát đến nợ<br />
xấu có thể là cùng chiều hoặc<br />
ngược chiều (Fofack, 2005;<br />
Pasha và Khemraj, 2009;<br />
Nkusu, 2011). Các nghiên cứu<br />
giải thích mối quan hệ này<br />
như là lạm phát cao có thể<br />
làm cải thiện năng lực trả nợ<br />
của các khách hàng bởi việc<br />
làm giảm giá trị thực của các<br />
khoản vay khi lãi suất cho<br />
vay là cố định (các ngân hàng<br />
không thể điều chỉnh lãi suất<br />
nhưng lạm phát lại thay đổi<br />
suất sinh lợi thực của khoản<br />
vay này). Tuy nhiên, lạm phát<br />
cũng có thể làm giảm năng lực<br />
trả nợ của các khách hàng bởi<br />
việc làm giảm thu nhập thực<br />
của các khách hàng. Hơn thế<br />
nữa, khi lãi suất cho vay là thả<br />
nổi, thì lạm phát sẽ làm giảm<br />
năng lực trả nợ của khách<br />
hàng khi các ngân hàng điều<br />
chỉnh lãi suất cho vay nhằm<br />
duy trì lãi suất thực áp dụng<br />
cho các khách hàng, kết quả<br />
là sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu<br />
của các ngân hàng. Do đó,<br />
mối quan hệ giữa lạm phát và<br />
nợ xấu có thể là cùng chiều<br />
hoặc ngược chiều.<br />
Tỷ giá hối đoái: Giống như<br />
<br />
lạm phát, sự thay đổi trong<br />
tỷ giá hối đoái cũng có thể<br />
ảnh hưởng đến khả năng trả<br />
nợ của các khách hàng thông<br />
qua các kênh khác nhau và<br />
do đó tác động của tỷ giá<br />
hối đoái đến nợ xấu có thể là<br />
cùng chiều hoặc ngược chiều<br />
(Nkusu, 2011). Như đã được<br />
đề cập bởi Pasha và Khemraj<br />
(2009), tỷ giá hối đoái bị định<br />
giá thấp có tác động đáng<br />
kể đến khả năng trả nợ của<br />
khách hàng. Một mặt, sự định<br />
giá thấp này có thể cải thiện<br />
năng lực cạnh tranh của các<br />
doanh nghiệp có hoạt động<br />
xuất khẩu. Bởi khi đó các<br />
doanh nghiệp này có thể đẩy<br />
mạnh doanh thu nhờ vào chi<br />
phí thấp. Do đó, sự định giá<br />
thấp của tỷ giá hối đoái có<br />
thể cải thiện năng lực trả nợ<br />
của các khách hàng có hoạt<br />
động xuất khẩu. Mặt khác, tỷ<br />
giá hối đoái bị định giá thấp<br />
có tác động ngược chiều đến<br />
khả năng trả nợ của các doanh<br />
nghiệp có tham gia vào hoạt<br />
động nhập khẩu.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên<br />
cứu<br />
Trên cơ sở khung lý thuyết<br />
trên, nghiên cứu thu thập số<br />
liệu từ các báo cáo tài chính<br />
(bảng cân đối kế toán, bảng<br />
kết quả hoạt động kinh doanh<br />
và thuyết minh báo cáo tài<br />
chính) của các NHTMCP đang<br />
hoạt động tại Việt Nam từ<br />
năm 2005 đến năm 2016. Các<br />
báo cáo này được tổng hợp<br />
bởi Hệ thống FiinPro. Mẫu<br />
nghiên cứu được lựa chọn sau<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
Bảng 1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần trong<br />
mẫu nghiên cứu<br />
Tên ngân hàng<br />
<br />
Viết<br />
tắt<br />
<br />
Giai đoạn<br />
<br />
Số<br />
quan<br />
sát<br />
<br />
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam<br />
<br />
BID<br />
<br />
2005 - 2016<br />
<br />
12<br />
<br />
NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam<br />
<br />
EIB<br />
<br />
2006 - 2016<br />
<br />
11<br />
<br />
NHTMCP Phát triển TP. HCM<br />
<br />
HDB 2007 - 2016<br />
<br />
10<br />
<br />
NHTMCP Bưu điện Liên Việt<br />
<br />
LVB<br />
<br />
2008 - 2016<br />
<br />
9<br />
<br />
NHTMCP Hàng hải Việt Nam<br />
<br />
MSB 2006 - 2016<br />
<br />
11<br />
<br />
NHTMCP Quân Đội<br />
<br />
MBB 2006 - 2016<br />
<br />
11<br />
<br />
Ngân hàng TMCP Á Châu<br />
<br />
ACB 2005 - 2016<br />
<br />
12<br />
<br />
NHTMCP An Bình<br />
<br />
ABB 2010 - 2016<br />
<br />
7<br />
<br />
NHTMCP Bắc Á<br />
<br />
NASB 2009 - 2016<br />
<br />
8<br />
<br />
NHTMCP Bản Việt<br />
<br />
GDB 2007 - 2016<br />
<br />
10<br />
<br />
NHTMCP Kiên Long<br />
<br />
KLB<br />
<br />
2005 - 2016<br />
<br />
12<br />
<br />
NHTMCP Nam Á<br />
<br />
NAB 2007 - 2016<br />
<br />
10<br />
<br />
NHTMCP Quốc Dân<br />
<br />
NVB 2006 - 2016<br />
<br />
11<br />
<br />
NHTMCP Tiên Phong<br />
<br />
TPB<br />
<br />
2008 - 2016<br />
<br />
9<br />
<br />
NHTMCP Việt Á<br />
<br />
VAB 2008 - 2016<br />
<br />
9<br />
<br />
NHTMCP Phương Đông<br />
<br />
OCB 2007 - 2016<br />
<br />
10<br />
<br />
NHTMCP Sài gòn Thương tín<br />
<br />
STB<br />
<br />
2005 - 2016<br />
<br />
12<br />
<br />
NHTMCP Sài Gòn Công thương<br />
<br />
SGB 2006 - 2016<br />
<br />
11<br />
<br />
NHTMCP Đông Nam Á<br />
<br />
SEAB 2009 - 2016<br />
<br />
8<br />
<br />
NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội<br />
<br />
SHB 2006 - 2016<br />
<br />
11<br />
<br />
NHTMCP Kỹ thương Việt Nam<br />
<br />
TCB 2006 - 2016<br />
<br />
11<br />
<br />
NHTMCP Quốc tế Việt Nam<br />
<br />
VIB<br />
<br />
2007 - 2016<br />
<br />
10<br />
<br />
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam<br />
<br />
VCB 2005 - 2016<br />
<br />
12<br />
<br />
NHTMCP Công thương Việt Nam<br />
<br />
CTG 2005 - 2016<br />
<br />
12<br />
<br />
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng<br />
<br />
VPB 2007 - 2016<br />
<br />
10<br />
<br />
Tổng số quan sát<br />
<br />
khi thực hiện (i) loại trừ các<br />
NHTMCP không công bố đầy<br />
đủ báo cáo tài chính cũng như<br />
số liệu về nợ xấu của ngân<br />
hàng trong giai đoạn xem xét;<br />
(ii) loại trừ các NHTMCP đã<br />
được Ngân hàng Nhà nước<br />
Việt Nam (NHNN) mua lại 0<br />
đồng hoặc sáp nhập vào các<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
259<br />
<br />
NHTM khác. Mẫu nghiên<br />
cứu cuối cùng bao gồm 27<br />
NHTMCP từ năm 2005- 2016<br />
với tổng số 259 quan sát<br />
(Bảng 1). Bên cạnh đó, bài<br />
nghiên cứu cũng sử dụng một<br />
số biến số đại diện cho các<br />
yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh<br />
hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của<br />
<br />
các ngân hàng. Các chỉ tiêu<br />
này được thu thập từ cơ sở<br />
dữ liệu World Development<br />
Indicators của Ngân hàng Thế<br />
giới (WB).<br />
3.2. Mô hình nghiên cứu<br />
Bài nghiên cứu phân tích tác<br />
động của các yếu tố đặc điểm<br />
của ngân hàng và yếu tố kinh<br />
tế vĩ mô đến tỷ lệ nợ xấu của<br />
các NHTM cổ phần đang hoạt<br />
động tại Việt Nam trong giai<br />
đoạn 2005- 2016 chủ yếu dựa<br />
vào phương pháp tiếp cận của<br />
Chaibi và Ftiti (2015). Cụ thể<br />
phương trình nghiên cứu được<br />
thể hiện như sau:<br />
NPLit = β0 + β1×NPLit-1 +<br />
β2×Llpit + β3×Costit + β4×Levit<br />
+ β5×Nonintit + β6×Sizeit +<br />
β7×Profitit + γ×Xit + εit (1)<br />
Trong đó:<br />
NPLit là nợ xấu của ngân hàng<br />
năm t, được tính bởi tỷ lệ nợ<br />
xấu (bao gồm nợ nhóm 3,<br />
nhóm 4 và nhóm 5) trên tổng<br />
dư nợ cho vay của ngân hàng<br />
năm t;<br />
NPLit-1 là nợ xấu ngân hàng ở<br />
thời điểm năm (t-1);<br />
Llpit là chi phí trích lập dự<br />
phòng rủi ro tín dụng của ngân<br />
hàng được tính toán bởi tỷ lệ<br />
chi phí trích lập dự phòng rủi<br />
ro tín dụng trên tổng tài sản<br />
của ngân hàng năm t;<br />
Costit là chi phí hoạt động của<br />
ngân hàng được tính toán bởi<br />
tỷ lệ chi phí hoạt động trên<br />
thu nhập hoạt động năm t;<br />
Levit là đòn bẩy của ngân hàng<br />
được đo lường bởi tỷ lệ nghĩa<br />
vụ nợ trên tổng tài sản của<br />
ngân hàng năm t;<br />
Nonintit là thu nhập phi lãi của<br />
ngân hàng được đo lường bởi<br />
<br />
Số 194- Tháng 7. 2018<br />
<br />
5<br />
<br />