Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY ĐAU SAU PHẪU THUẬT TRĨ<br />
BẰNG MÁY KHÂU NỐI<br />
Trần Thị Mai Trang*, Lê Minh Trí**, Nguyễn Trung Tín***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố liên quan đến biến chứng đau sau phẫu thuật trĩ<br />
bằng máy khâu nối.<br />
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu cắt dọc, can thiệp lâm sàng. Mẫu nghiên<br />
cứu bao gồm các trường hợp trĩ độ 3 hoặc độ 4 được áp dụng phương pháp phẫu thuật trĩ bằng máy khâu nối từ<br />
tháng 12/2009 đến tháng 5/2010. Mức độ đau sau mổ được đánh giá bằng thang điểm NRS. Các yếu tố đưa vào<br />
phân tích tương quan gồm có tuổi, giới tính, vị trí đường khâu nối, việc xử lý thương tổn khác tại chỗ, sự hiện<br />
diện của tế bào biểu mô ống hậu môn và sợi cơ trơn trong khoanh niêm mạc trực tràng, tụ máu đường khâu nối,<br />
tụ máu khoanh niêm mạc trực tràng và bầm máu quanh hậu môn.<br />
Kết quả: Mẫu nghiên cứu bao gồm 97 bệnh nhân, tuổi trung bình là 46,69 tuổi. 18,56% trường hợp đau<br />
nhiều sau mổ. Tỷ lệ bệnh nhân đau nhiều sau mổ trong nhóm có khoảng cách đường lược – đường khâu nối < 2<br />
cm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có khoảng cách đường lược – đường khâu nối ≥ 2 cm (p = 0,03).<br />
Biến chứng này cũng có tương quan với việc xử lý thương tổn khác tại chỗ (p = 0,006), sự hiện diện của tế bào<br />
biểu mô ống hậu môn trong khoanh niêm mạc trực tràng (p = 0,04), tụ máu khoanh niêm mạc trực tràng (p =<br />
0,03) và bầm máu quanh hậu môn (p = 0,02).<br />
Kết luận: Biến chứng đau nhiều sau phẫu thuật trĩ bằng máy khâu nối có thể tránh khỏi nếu chỉ định đúng<br />
và được tiến hành cẩn thận bởi những phẫu thuật viên chuyên khoa nhiều kinh nghiệm.<br />
Từ khóa: thang điểm NSR, phẫu thuật trĩ bằng máy khâu nối, đau sau phẫu thuật, trĩ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RISK FACTORS ASSOCIATED WITH POSTOPERATIVE PAIN AFTER STAPLED<br />
HEMORRHOIDECTOMY<br />
Tran Thi Mai Trang, Le Minh Tri, Nguyen Trung Tin<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 134 - 140<br />
Purpose: The purpose of the study was to determine the variables associated with postoperative pain after<br />
stapled hemorrhoidectomy.<br />
Methods: The study design was the longitudinal, interventional study. Patients with grade III to IV<br />
hemorrhoidal disease who underwent stapled hemorrhoidectomy from December 2009 to May 2010 were<br />
prospectively included. Postoperative pain was evaluated by means of a numeric rating scale. The variables<br />
analyzed included age, gender, level of staple line, additional procedure, presence of anal epithelium and muscle<br />
fibers in the resected specimen, hematoma of the staple li ne, hematoma of specimen and perianal hematoma.<br />
Results: 97 patients with a mean age of 46.69 years were included. 18.56% patients had severe<br />
<br />
* Bộ môn Ngoại Tổng quát, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
** Khoa Giải phẫu bệnh – BV Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre<br />
*** Bộ Môn Ngọai Tổng Quát– Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Trần Thị Mai Trang,<br />
ĐT: 0907681115,<br />
Email: tranthimaitrang@yahoo.com.<br />
<br />
134<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
postoperative pain. Severe pain was more frequently in patients with staple line height < 2 cm than in<br />
patients with staple line height ≥ 2 cm (p = 0.03). This complication was also associated with additional<br />
procedure (p= 0.006), presence of anal epithelium in the resected specimen (p = 0.04), hematoma of specimen<br />
(p = 0.03) and perianal hematoma (p = 0.02).<br />
Conclusions: Severe postoperative pain after stapled hemorrhoidectomy seems to be avoidable with correct<br />
indications and carefully performance by experienced colorectal surgeons.<br />
Keywords: numeric rating scale, stapled hemorrhoidectomy, postoperative pain, hemorrhoid.<br />
không khảo sát các yếu tố liên quan đến biến<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
chứng, đặc biệt là biến chứng đau nhiều sau mổ.<br />
Đau sau mổ vốn không phải là biến chứng<br />
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
của phẫu thuật. Nhưng với phẫu thuật điều trị<br />
nhằm xác định các yếu tố nguy cơ gây đau sau<br />
bệnh trĩ, vết thương ở vùng nhạy cảm khiến<br />
phẫu thuật điều trị bệnh trĩ bằng máy khâu nối.<br />
cho tình trạng đau nhiều sau mổ thật sự là nỗi<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
ám ảnh của bệnh nhân. Phương pháp phẫu<br />
thuật trĩ bằng máy khâu nối cùng lúc cắt một<br />
Mẫu nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân<br />
khoanh niêm – dưới niêm mạc của trực tràng<br />
được áp dụng phương pháp phẫu thuật trĩ bằng<br />
và khâu vị trí cắt lại, không can thiệp vào vùng<br />
máy khâu nối tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng<br />
da quanh hậu môn nên ít gây đau sau mổ(12).<br />
12/2009 đến tháng 5/2010, thỏa tất cả các tiêu<br />
Vì vậy, kỹ thuật này được đánh giá là một<br />
chuẩn sau:<br />
bước đột phá mới, có ý nghĩa quan trọng trong<br />
Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.<br />
điều trị bệnh trĩ.<br />
Có chẩn đoán trước mổ là trĩ nội độ 3, trĩ nội<br />
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng<br />
độ 4 hoặc trĩ hỗn hợp.<br />
ngẫu nhiên có đối chứng đã được tiến hành để<br />
Có sự tham gia của chúng tôi trong quá trình<br />
so sánh phẫu thuật trĩ bằng máy khâu nối với<br />
phẫu thuật.<br />
các phương pháp cắt trĩ thông thường khác, kết<br />
Có khoanh niêm mạc và dưới niêm mạc trực<br />
quả cho thấy phẫu thuật trĩ bằng máy khâu nối<br />
(6,7,8,19,20)<br />
tràng<br />
cắt ra được gởi giải phẫu bệnh lý.<br />
rõ ràng ít đau hơn<br />
. Nhưng sau một thời<br />
gian áp dụng, bắt đầu xuất hiện một số báo cáo<br />
Có địa chỉ và/hoặc số điện thoại có thể liên<br />
về các trường hợp đau nhiều kéo dài sau mổ<br />
hệ được sau thời gian theo dõi 1 tháng.<br />
bằng phương pháp này. Ortiz(17) ghi nhận được<br />
Bên cạnh đó, chúng tôi loại trừ khỏi nhóm<br />
1/27 trường hợp đau kéo dài hơn 14 tuần.<br />
nghiên cứu những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn<br />
Sileri(22) sau 1 năm theo dõi phát hiện 3/66 bệnh<br />
chọn mẫu nhưng thuộc các đối tượng:<br />
nhân vẫn còn đau dữ dội. Rầm rộ và nghiêm<br />
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
trọng hơn, Cheetham(4) báo cáo 5 trường hợp<br />
Không có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi.<br />
(31%) đau hậu môn kèm đi cầu gấp kéo dài hơn<br />
Cỡ mẫu cho nghiên cứu được tính theo công<br />
7 – 15 tháng theo dõi.<br />
thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:<br />
Các kết quả nghiên cứu khác nhau gây ra<br />
nhiều tranh luận. Một số nghiên cứu đã được<br />
tiến hành nhằm xác định các yếu tố nguy cơ gây<br />
đau nhiều sau phẫu thuật trĩ bằng máy khâu<br />
nối(3,16). Ở Việt Nam, nhiều nơi đã áp dụng và<br />
báo cáo kết quả điều trị của phương pháp<br />
này(1,15,14). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều<br />
quan tâm đến kết quả chung của phẫu thuật mà<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
n = Z12−α / 2<br />
<br />
p (1 − p )<br />
d2<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
n : cỡ mẫu tối thiểu phải có.<br />
z (21−α / 2) : hệ số tin cậy, z (21−α / 2) = 1,962 ở<br />
khoảng tin cậy 95%.<br />
<br />
135<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
p: tỷ lệ biến chứng đau của phương pháp<br />
phẫu thuật trĩ bằng máy khâu nối. Theo Ravo và<br />
cộng sự, p = 6,7%(21).<br />
d: sai số tuyệt đối so với thực tế, chọn d =<br />
0,05.<br />
<br />
⇒ n = 1,96 2 ×<br />
<br />
0,067 × 0,933<br />
≈ 96<br />
0,05 2<br />
<br />
Điểm NRS 7 – 10<br />
<br />
: đau nhiều.<br />
<br />
Nếu điểm NRS ≥ 7, bệnh nhân được xác<br />
định là có biến chứng đau nhiều sau mổ. Nếu<br />
tình trạng này kéo dài sang ngày hậu phẫu thứ<br />
7, bệnh nhân được xác định là có biến chứng<br />
đau kéo dài sau mổ.<br />
<br />
Ước lượng tỷ lệ bệnh nhân không liên lạc<br />
được sau 1 tháng là 10% thì số bệnh nhân cần<br />
phải có là ≥ 106 bệnh nhân.<br />
<br />
Các yếu tố đưa vào phân tích tương quan<br />
gồm có tuổi, giới tính, vị trí đường khâu nối,<br />
việc xử lý thương tổn khác tại chỗ, sự hiện diện<br />
của tế bào biểu mô ống hậu môn và sợi cơ trơn<br />
trong khoanh niêm mạc trực tràng, tụ máu<br />
đường khâu nối, tụ máu khoanh niêm mạc trực<br />
tràng và bầm máu quanh hậu môn.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu được thực hiện là<br />
nghiên cứu cắt dọc, can thiệp lâm sàng.<br />
<br />
Các dữ liệu được xử lý và phân tích bằng<br />
phần mềm SPSS 13.0.<br />
<br />
Phẫu thuật được tiến hành dựa theo kỹ<br />
thuật của Longo(11), cùng lúc cắt bỏ một khoanh<br />
niêm mạc – dưới niêm mạc trực tràng và khâu vị<br />
trí cắt lại bằng máy khâu nối. Các trường hợp<br />
phẫu thuật đều sử dụng bộ máy khâu nối PPH<br />
03 – Ethicon, nhưng vị trí đặt mũi khâu túi, cách<br />
cầm máu đường khâu nối, … khác nhau tùy<br />
theo phẫu thuật viên và tình trạng bệnh nhân.<br />
Khoanh niêm mạc trực tràng cắt ra được khảo<br />
sát vi thể để xác định sự hiện diện của tế bào<br />
biểu mô ống hậu môn và sợi cơ trơn, do một bác<br />
sĩ độc lập với nghiên cứu ghi nhận.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Vậy cỡ mẫu tối thiểu phải có là 96 bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
Mức độ đau sau mổ được đánh giá bằng<br />
thang điểm NRS (0: hoàn toàn không đau; 10:<br />
đau dữ dội không chịu đựng nổi)(2), ghi nhận<br />
qua phỏng vấn trực tiếp trong thời gian nằm<br />
viện và phỏng vấn bằng điện thoại 1 tháng sau<br />
mổ. Bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng thước<br />
đo NRS để tự đánh giá mức độ đau khi sinh<br />
hoạt bình thường và khi đi cầu trong tuần đầu<br />
tiên sau mổ, lúc cảm thấy đau nhiều nhất.<br />
<br />
Hình 1. Thang điểm đánh giá đau NRS.<br />
Điểm NRS 1 – 3 : đau ít.<br />
Điểm NRS 4 – 6 : đau vừa.<br />
<br />
136<br />
<br />
Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2009<br />
đến tháng 5/2010, tại bệnh viện Bình Dân<br />
TP.HCM, chúng tôi ghi nhận được 106 bệnh<br />
nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, trong đó có 97<br />
bệnh nhân liên hệ phỏng vấn được sau thời<br />
gian theo dõi 1 tháng.<br />
Mẫu nghiên cứu gồm có 49 bệnh nhân nam<br />
(50,52%) và 48 bệnh nhân nữ (49,48%). Tuổi<br />
trung bình của bệnh nhân là 46,69 ± 13,88 tuổi.<br />
Tuổi thấp nhất là 21, tuổi cao nhất là 93.<br />
Các trường hợp trĩ nội độ 3 chiếm đa số<br />
trong mẫu nghiên cứu (85 bệnh nhân, 87,63%),<br />
còn lại 7 bệnh nhân (7,22%) có trĩ nội độ 4 và 5<br />
bệnh nhân (5,15%) có trĩ hỗn hợp.<br />
55 bệnh nhân (56,70%) được tiến hành phẫu<br />
thuật Longo đơn thuần; 42 bệnh nhân còn lại<br />
(43,30%) cần kết hợp xử lý các thương tổn khác<br />
tại chỗ, bao gồm cắt da thừa, cắt trĩ và cắt nhú<br />
gai phì đại.<br />
Có 3 trường hợp (3,09%) đứt chỉ khi bấm<br />
máy, không cắt trọn được khoanh niêm mạc<br />
trực tràng. Khảo sát vi thể tìm thấy cơ trơn ở 91<br />
trường hợp (93,81%), trong đó, 8 trường hợp<br />
(8,25%) có thêm sự hiện diện của tế bào biểu mô<br />
ống hậu môn. 8 trường hợp này đều là bệnh<br />
nhân nam, tương quan giữa giới tính nam và sự<br />
hiện diện của tế bào biểu mô ống hậu môn trong<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
khoanh niêm mạc trực tràng có ý nghĩa thống kê<br />
(p = 0,006). Chúng tôi cũng tìm được sự tương<br />
quan có ý nghĩa thống kê giữa vị trí đường khâu<br />
nối và sự hiện diện của tế bào biểu mô ống hậu<br />
môn (p = 0,05).<br />
Biến chứng đau nhiều trong tuần đầu tiên<br />
sau mổ gặp ở 18 bệnh nhân, chiếm 18,56%. Sau<br />
mổ 1 tuần, chỉ còn 5 bệnh nhân đau nhiều,<br />
chiếm 5,15%. Các bệnh nhân còn lại (92 bệnh<br />
nhân, 94,85%) đều không đau hoặc đau ít,<br />
nhưng cảm giác đau này tồn tại khá lâu. Có 21<br />
bệnh nhân (21,65%) chưa hết đau hẳn khi phỏng<br />
vấn lại sau thời gian theo dõi 1 tháng.<br />
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ gây đau nhiều sau mổ<br />
(N = 97).<br />
Yếu tố<br />
<br />
Đau nhiều sau<br />
p<br />
mổ (%)<br />
Có<br />
Không<br />
(n = 18) (n = 79)<br />
55,56<br />
48,10<br />
0,57<br />
5,56<br />
16,46 0,46 (*)<br />
27,78<br />
7,59 0,03 (*)<br />
<br />
Giới nữ<br />
Tuổi > 60 tuổi<br />
Khoảng cách đường lược –<br />
đường khâu nối < 2 cm<br />
Xử lý thương tổn khác tại chỗ<br />
72,22<br />
Cósợi cơ trơn/khoanh niêm mạc<br />
100<br />
trực tràng<br />
Có tế bào biểu mô ống hậu<br />
22,22<br />
môn/khoanh niêm mạc trực tràng<br />
<br />
36,71<br />
92,41<br />
<br />
0,006<br />
0,59 (*)<br />
<br />
5,06<br />
<br />
0,04 (*)<br />
<br />
Tụ máu đường khâu nối<br />
<br />
16,67<br />
<br />
8,86<br />
<br />
0,39 (*)<br />
<br />
Tụ máu khoanh niêm mạc trực<br />
tràng<br />
Bầm máu quanh hậu môn<br />
<br />
61,11<br />
<br />
32,91<br />
<br />
0,03<br />
<br />
22,22<br />
<br />
3,80<br />
<br />
0,02 (*)<br />
<br />
(*)<br />
<br />
: Kiểm định Fisher.<br />
<br />
Chúng tôi tìm thấy mối tương quan giữa<br />
biến chứng đau nhiều sau mổ với các yếu tố:<br />
khoảng cách từ đường lược đến đường khâu<br />
nối, phương pháp phẫu thuật (có hay không có<br />
xử lý thương tổn khác tại chỗ), sự hiện diện của<br />
tế bào biểu mô ống hậu môn trong khoanh niêm<br />
mạc trực tràng, tụ máu khoanh niêm mạc trực<br />
tràng và bầm máu quanh hậu môn (bảng 1).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ biến<br />
chứng đau nhiều sau mổ là 18,56%. Sau mổ 1<br />
tuần, tỷ lệ này còn 5,15%. Có lẽ do khác nhau về<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quy ước xác định biến chứng mà tỷ lệ đau nhiều<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với<br />
kết quả của các tác giả khác (bảng 2).<br />
Bảng 2: Biến chứng đau nhiều sau mổ ở các nghiên<br />
cứu.<br />
Tác giả<br />
<br />
Oughriss và cs(18)<br />
Ravo và cộng sự (21)<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Số bệnh Trong tuần Kéo dài hơn 1<br />
nhân đầu tiên sau tuần sau mổ<br />
mổ (%)<br />
(%)<br />
550<br />
1107<br />
97<br />
<br />
2,3<br />
5<br />
18,56<br />
<br />
1,6<br />
1,7<br />
5,15<br />
<br />
5 trường hợp đau nhiều kéo dài hơn 1 tuần<br />
sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi đều bắt<br />
đầu giảm đau dần ở ngày hậu phẫu thứ 8 – 9 và<br />
lần lượt hết hẳn ở các ngày hậu phẫu thứ 11, 20<br />
và 28, riêng 2 trường hợp chưa hết đau hẳn khi<br />
phỏng vấn lại sau 1 tháng nhưng mức độ đau<br />
không đáng kể. Cheetham(4) báo cáo 5 trường<br />
hợp (31%) đau hậu môn kèm đi cầu gấp kéo dài<br />
suốt 7 – 15 tháng theo dõi, sau đó tác giả thôi<br />
không tiếp tục nghiên cứu. Ortiz(17) cũng ghi<br />
nhận được 1 trường hợp đau kéo dài hơn 14<br />
tuần. Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu khác đều<br />
không có trường hợp nào đau kéo dài sau thời<br />
gian theo dõi 1 – 2 năm(1,7,8,20). Nghiên cứu của<br />
chúng tôi có tất cả 21 bệnh nhân (21,65%) còn<br />
đau hậu môn 1 tháng sau mổ, đa số được mô tả<br />
như cảm giác vướng, tức mơ hồ ở hậu môn hoặc<br />
chỉ thốn khi ngồi lâu hay khi đi cầu bón. Vì thời<br />
gian theo dõi ngắn nên chúng tôi chưa thể xác<br />
định các trường hợp trên có tiếp tục đau kéo dài<br />
hay không. Tuy nhiên, kết quả ghi nhận được<br />
đến thời điểm này có thể cho thấy chúng tôi<br />
không gặp trường hợp nào có tình trạng đau<br />
như Cheetham đã đề cập.<br />
Theo Duthie và Gairns(5), vùng trên và dưới<br />
đường lược 0,5 – 1,5 cm rất nhạy cảm với cảm<br />
giác đau trong khi trực tràng hầu như không<br />
có đầu mút thần kinh tiếp nhận cảm giác này.<br />
Trên cơ sở đó, các phẫu thuật trên đường lược<br />
ra đời nhằm khắc phục biến chứng đau nhiều<br />
sau mổ trĩ. Đối với phương pháp phẫu thuật<br />
trĩ bằng máy khâu nối, Longo(12) đề nghị đặt<br />
mũi khâu túi trên đường lược 4 – 5 cm để sau<br />
khi cắt khoanh niêm mạc trực tràng, đường<br />
<br />
137<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
khâu nối nằm trên đường lược ít nhất 2 cm. Sự<br />
hiện diện của tế bào biểu mô ống hậu môn<br />
trong khoanh niêm mạc trực tràng chứng tỏ có<br />
tổn thương đến vùng nhạy cảm phía trên<br />
đường lược, đồng thời được xem như yếu tố<br />
phản ảnh vị trí đường khâu nối(16). Chúng tôi<br />
cũng tìm thấy sự tương quan có ý nghĩa thống<br />
kê giữa hai yếu tố này (p = 0,05). Tuy nhiên, có<br />
5 bệnh nhân có khoảng cách đường khâu nối –<br />
đường lược từ 2 cm trở lên nhưng khảo sát vi<br />
thể khoanh niêm mạc trực tràng vẫn tìm thấy<br />
tế bào biểu mô ống hậu môn. Đó có thể do cấu<br />
trúc mô học vùng hậu môn – trực tràng, nơi<br />
chuyển tiếp từ biểu mô lát tầng không sừng<br />
hóa thành biểu mô vuông tầng cách đường<br />
lược một khoảng cách không hằng định, đồng<br />
thời sự chuyển tiếp có thể không đều trên<br />
cùng mặt phẳng ngang(5). Thực tế, trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, tất cả trường hợp có<br />
tế bào biểu mô ống hậu môn trong khoanh<br />
niêm mạc đều là bệnh nhân nam – vốn có ống<br />
hậu môn dài hơn, tương quan giữa giới tính<br />
nam và sự hiện diện của tế bào lát tầng là có ý<br />
nghĩa thống kê (p = 0,006), phù hợp với báo<br />
cáo của Sileri và cộng sự (66,7% trường hợp có<br />
tế bào biểu mô ống hậu môn trong khoanh<br />
niêm mạc là bệnh nhân nam)(22). Từ đó cho<br />
thấy khoảng cách đường khâu nối – đường<br />
lược quan sát được khi kết thúc phẫu thuật chỉ<br />
giúp tiên lượng được phần nào về sự hiện diện<br />
của tế bào biểu mô ống hậu môn trong khoanh<br />
niêm mạc đã cắt. Mặc dù vậy, qua so sánh<br />
thống kê chúng tôi vẫn tìm được mối tương<br />
quan có ý nghĩa giữa khoảng cách này với biến<br />
chứng đau nhiều sau mổ (p = 0,03). Trong khi<br />
đó, theo kết quả của Gravié và cộng sự(7), mối<br />
tương quan giữa mức độ đau và vị trí đường<br />
khâu nối không có ý nghĩa thống kê (p =<br />
0,977).<br />
Giống như một số nghiên cứu khác(3,16),<br />
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân đau nhiều<br />
sau mổ trong nhóm có sự hiện diện của tế bào<br />
biểu mô ống hậu môn/khoanh niêm mạc trực<br />
tràng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm<br />
không có sự hiện diện của tế bào biểu mô (p =<br />
<br />
138<br />
<br />
0,04). Sileri và cộng sự không xác định được mối<br />
tương quan này(22). Ngược lại, theo báo cáo của<br />
Cheetham, không có tế bào biểu mô ống hậu<br />
môn trong khoanh niêm mạc cắt ra ở cả 5 bệnh<br />
nhân đau kéo dài nhưng lại hiện diện ở 2 trường<br />
hợp không biến chứng. Tuy nhiên, sự khác biệt<br />
này không có ý nghĩa thống kê(4).<br />
Trong báo cáo trên, Cheetham tìm thấy<br />
mối tương quan giữa tình trạng đau kéo dài<br />
với sự hiện diện của sợi cơ trơn (p = 0,012),<br />
xuất hiện ở 4 bệnh nhân trong 5 trường hợp có<br />
biến chứng(4). Theo tác giả, đây có thể là yếu tố<br />
liên quan đến đau sau mổ nhưng không phải<br />
là nguyên nhân chắc chắn và duy nhất. Chúng<br />
tôi không tìm thấy mối tương quan này, phù<br />
hợp với kết quả của một số tác giả khác(3,13,16,22).<br />
Giải thích cho những trường hợp đau nhiều<br />
nhưng khoanh niêm mạc không có cơ trơn,<br />
Ravo cho rằng các sợi cơ trơn không bị cắt ra<br />
nhưng đã bị đính vào đường khâu nối(21).<br />
Chúng tôi chưa gặp nghiên cứu nào chứng<br />
minh hoặc phản bác suy luận này.<br />
Có ý kiến cho rằng tụ máu đường khâu là<br />
một yếu tố gây đau sau mổ(9). Racalbuto báo<br />
cáo 1 bệnh nhân đau nhiều do có máu tụ dưới<br />
niêm mạc ở đường khâu nối, hết đau 10 ngày<br />
sau phẫu thuật dẫn lưu(20). Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi, tỷ lệ đau nhiều trong nhóm có<br />
tụ máu đường khâu nối (30%) cao hơn nhóm<br />
không tụ máu (17,24%), nhưng sự khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,39). Quan sát<br />
khoanh niêm mạc trực tràng cắt ra, chúng tôi<br />
ghi nhận có máu tụ ở 37 trường hợp, tỷ lệ đau<br />
nhiều trong nhóm tụ máu khoanh niêm mạc<br />
trực tràng cao hơn đáng kể so với nhóm không<br />
có tụ máu (p = 0,03). Chúng tôi cho rằng tụ<br />
máu khoanh niêm mạc trực tràng cắt ra là dấu<br />
hiệu gián tiếp của tình trạng tụ máu trong<br />
đường khâu nối với kích thước nhỏ nên không<br />
phát hiện được trực tiếp. Tuy nhiên, chưa thấy<br />
tài liệu nào đề cập đến vấn đề này.<br />
Xét các yếu tố liên quan đến tổn thương<br />
vùng rìa hậu môn là tình trạng bầm máu<br />
quanh hậu môn sau mổ và việc có xử lý<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />