CÁC ẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ<br />
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
TS. Đặng Đức nh1<br />
ThS. Lương Thu Hương<br />
Chu Thị Nhường<br />
Ban Phân tích và Dự báo<br />
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia<br />
Tóm tắt:<br />
<br />
Bài viết này xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ của<br />
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam. Dựa trên mô hình Probit và bộ dữ<br />
liệu điều tra hơn 2000 doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2005 - 2015, kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy các nhân tố tác động đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp SMEs bao<br />
gồm khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp, thời gian<br />
hoạt động, quan hệ của doanh nghiệp với doanh nghiệp cùng ngành và với khu vực<br />
công; các đặc điểm của chủ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số<br />
khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, qua đó thúc đẩy hoạt động<br />
đầu tư, đổi mới công nghệ của các SMEs tại Việt Nam<br />
<br />
Từ khóa: Đổi mới công nghệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách mạng công nghiệp<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tƣ hƣớng tới công nghệ về<br />
trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, tự động hóa, rô-bốt, dữ liệu lớn/phân tích dữ<br />
liệu lớn đã mở ra nhiều cơ hội để phát triển các phƣơng thức sản xuất, phân phối<br />
và mô hình kinh doanh mới trên toàn cầu. Nền công nghiệp số hóa giúp tăng<br />
năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí, giảm<br />
thiểu thời gian xử lí, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nƣớc, doanh nghiệp và<br />
ngƣời tiêu dùng. Đặc biệt, đối với riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs),<br />
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội tăng trƣởng rõ rệt bởi<br />
nếu trƣớc đây các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng nhìn nhận công nghệ là điểm<br />
yếu của mình do khả năng tài chính để đầu tƣ vào đổi mới công nghệ, thiết bị<br />
hiện đại thì trong thời đại công nghệ 4.0, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn có<br />
thể thừa hƣởng công nghệ hiện đại với chi phí rất thấp, cũng nhƣ có thể dễ dàng<br />
1<br />
Email: dang.ducanh78@yahoo.com; Tel: 0904825882<br />
<br />
<br />
119<br />
tiếp cận khối lƣợng dữ liệu khổng lồ về thị trƣờng, khách hàng để xây dựng chiến<br />
lƣợc kinh doanh hiệu quả. Do tiến bộ công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, các<br />
doanh nghiệp SMEs có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua<br />
tối ƣu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lƣợng<br />
sản phẩm, nâng cao chất lƣợng khâu tiêu thụ sản phẩm và chính sách hậu mãi.<br />
<br />
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đổi mới công nghệ<br />
là vô cùng cần thiết. Nếu doanh nghiệp không thích ứng nhanh và tận dụng lợi<br />
ích từ nền tảng công nghệ hiện đại mà cuộc cách mạng công nghiệp mới mang lại<br />
sẽ bị tụt hậu và không thể tồn tại. Tuy nhiên, việc đầu tƣ cho công nghệ cũng nhƣ<br />
thực trạng đổi mới công nghệ đối với các SMEs của Việt Nam còn nhiều hạn<br />
chế. Theo khảo sát của UNDP và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng<br />
thực hiện, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam chỉ ở mức 10% (thấp hơn<br />
nhiều con số trung bình 40% của các nƣớc đang phát triển) trong đó nhiều công<br />
nghệ thuộc thập niên 80-90 và 75% máy móc đã hết khấu hao2. Sự yếu kém trong<br />
cải tiến công nghệ của các SMEs xuất phát bởi các yếu tố chi phối đến khả năng<br />
đổi mới của doanh nghiệp nhƣ quy mô nguồn lực của doanh nghiệp, đặc điểm<br />
của chủ doanh nghiệp, cơ chế chính sách cho đổi mới sáng tạo, và đặc biệt là tiếp<br />
cận tín dụng.<br />
<br />
Nghiên cứu này đo lƣờng tác động của một số nhân tố, đặc biệt là tiếp cận<br />
tín dụng, đến đổi mới khoa học công nghệ của các doanh nghiệp SMEs của Việt<br />
Nam và đề xuất một số hàm ý chính sách về cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng<br />
của các SMEs nhằm tăng cƣờng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp này.<br />
<br />
1. Tổng quan về đổi mới công nghệ của SMEs ở Việt Nam<br />
Khái niệm đổi mới công nghệ đƣợc đề cập đầu tiên trong nghiên cứu của<br />
Schumpeter (1942). Theo đó, Schumpeter cho rằng đổi mới công nghệ là động<br />
lực cốt lõi dẫn tới phát triển của nền kinh tế và chính lý thuyết về sự “phá hủy<br />
sáng tạo” cho thấy những đổi mới công nghệ sẽ dẫn tới sự diệt vong của các công<br />
nghệ lỗi thời, sự loại bỏ của các doanh nghiệp không có sức cạnh tranh và từ đó<br />
giúp nền kinh tế phát triển. Khái niệm đổi mới công nghệ đã đƣợc phân tích và<br />
xem xét bởi rất nhiều nhà nghiên cứu và mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách<br />
hiểu khác nhau về “đổi mới công nghệ”. Theo Acs và Audretsch (1988) đổi mới<br />
<br />
2<br />
http://natif.vn/index.php?language=vi&com=tin-tuc&fun=print&id=181<br />
<br />
<br />
120<br />
công nghệ là quá trình đƣợc bắt đầu bởi những sáng chế và những sáng chế đó<br />
đƣợc phát triển và tạo ra những sản phẩm mới, dây chuyền sản xuất mới hoặc<br />
dịch vụ mới cho thị trƣờng. Theo Damanpour and Gopalakrishnan (1998), đổi<br />
mới là quá trình tiếp nhận một ý tƣởng hoặc hành vi mới đó có thể là một hệ<br />
thống, một chính sách, một chƣơng trình, một dây chuyền, một sản phẩm hoặc<br />
một dịnh vụ mà những ý tƣởng đó là mới đối với tổ chức tiếp nhận. Theo đó,<br />
Damanpour and Gopalakrishnan cho rằng doanh nghiệp có đổi mới khi doanh<br />
nghiệp tiếp nhận đƣợc những điều mới đối với doanh nghiệp, không cần thiết<br />
những ý tƣởng đó phải mới với cả nền kinh tế. Avlonitis và Salavou (2007) lại<br />
nhìn nhận đổi mới công nghệ là khả năng của doanh nghiệp có thể giới thiệu<br />
những sản phẩm mới thành công. Nói cách khác, nhóm tác giả nhìn nhận đổi mới<br />
ở góc độ sự thành công của sản phẩm. OECD/Eurostat (2005) lại định nghĩa đổi<br />
mới là việc giới thiệu những sản phẩm mới hoặc những sản phẩm đƣợc cải thiện<br />
rõ rệt (những sản phẩm này có thể là hàng hoá của doanh nghiệp hoặc dịch vụ),<br />
hoặc là những cải thiện trong dây chuyền sản xuất, phƣơng pháp marketing, hoặc<br />
một phƣơng thức tổ chức quản trị doanh nghiệp mới hoặc những mối quan hệ<br />
mới. McCormick và Maalu (2011) lại gắn đổi mới công nghệ với việc tạo ra<br />
những cải tiến trong sản phẩm hoặc sản phẩm mới. Theo đó, có thể chia những<br />
định nghĩa về đổi mới công nghệ thành hai trƣờng phái cụ thể. Trƣờng phái đầu<br />
tiên gắn đổi mới công nghệ với những thành công, cải thiện trong sản phẩm đầu<br />
ra và chỉ quan tâm tới thành phẩm. Chỉ những ý tƣởng, hành động có thể dẫn tới<br />
những cải thiện trong chất lƣợng sản phẩm đƣợc gọi là đổi mới. Ngƣợc lại,<br />
trƣờng phái thứ hai tiếp cận từ hƣớng phân tích rộng hơn, gắn đổi mới công nghệ<br />
với cả chuỗi sản xuất, điều hành, quản lý doanh nghiệp và bất cứ ý tƣởng hành<br />
động nào tạo ra những cải thiện trong doanh nghiệp đƣợc xếp vào đổi mới.<br />
<br />
Nhƣ vậy, thực chất, đổi mới công nghệ là việc lựa chọn, xác định các công<br />
nghệ cần ƣu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hƣớng<br />
công nghệ mới; lựa chọn, đề xuất một số sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh<br />
của doanh nghiệp, phát triển dựa trên nền tảng công nghệ. Do đó, trong nghiên<br />
cứu này, báo cáo tiếp cận theo hƣớng gắn đổi mới công nghệ với những cải thiện<br />
trong sản phẩm và quy trình. Đổi mới công nghệ là việc áp dụng những tiến bộ<br />
khoa học, công nghệ của doanh nghiệp để (i) tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới;<br />
(ii) có những cải tiến đáng kể trong sản phẩm, dịch vụ; (iii) có những cải tiến<br />
đáng kể trong chuỗi sản xuất. Định nghĩa này giúp cho quá trình đo lƣờng và tính<br />
<br />
121<br />
toán những đổi mới công nghệ đƣợc rõ ràng và chính xác, từ đó phản ánh đƣợc<br />
thực tế những cải tiến, đổi mới trong doanh nghiệp.<br />
<br />
Theo Báo cáo đặc điểm môi trƣờng kinh doanh Việt Nam, đổi mới công<br />
nghệ tại các DNNVV đƣợc đánh giá thông qua ba chỉ tiêu chủ yếu: DN có<br />
chuyên môn hóa (sản xuất từ hai sản phẩm trở lên theo danh mục phân ngành cấp<br />
4), DN bắt đầu sản xuất một loại sản phẩm mới và doanh nghiệp có những cải<br />
tiến quan trọng đối với sản phẩm hiện có. Thực tế trong 10 năm qua, tỷ lệ đa<br />
dạng hóa sản phẩm vẫn còn rất khiêm tốn và gần nhƣ không có quá nhiều biến<br />
động. Tỷ lệ DNNVV đa dạng hóa sản phẩm chỉ là 12% tổng số DN tham gia điều<br />
tra, con số này vẫn không thay đổi đáng kể cho đến năm 2015. Đặc biệt, tỷ lệ đa<br />
dạng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp vừa lại có xu hƣớng giảm, năm 2005 là<br />
23% chỉ còn 18,3% năm 2015. Tỷ lệ đa dạng hóa sản phẩm thấp nhất là DN siêu<br />
nhỏ, chỉ đạt 10,1%.<br />
<br />
Hình 1: Tỷ lệ doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm ( )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam các năm<br />
<br />
Không chỉ hạn chế trong đa dạng hoá sản phẩm, tỷ lệ doanh nghiệp đƣa ra<br />
sản phẩm mới của DN cũng không mấy lạc quan. Tỷ lệ DNNVV có sản phẩm<br />
mới trong năm 2005 lên tới 40,6% nhƣng sau đó giảm xuống và duy trì ở mức<br />
thấp, giảm sâu xuống 0,6% năm 2013. Tuy nhiên, năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp<br />
giới thiệu sản phẩm mới đã tăng mạnh, lên tới 23,8%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
122<br />
Bảng 1: Tỷ lệ doanh nghiệp đƣa ra sản phẩm mới ( )<br />
2005 2007 2009 2011 2013 2015<br />
<br />
DN siêu nhỏ 32,6 3,4 1,9 3,4 0,4 23,9<br />
<br />
DN nhỏ 51,1 6,8 3,6 4,6 1,2 22<br />
<br />
DN vừa 62,9 14,6 7,2 8,9 0,8 28<br />
<br />
Toàn bộ 40,6 5 2,7 4 0,6 23,8<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam các năm<br />
<br />
Tuy vậy, ngƣợc lại với gia tăng của doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới,<br />
tỷ lệ doanh nghiệp có đổi mới công nghệ trong sản xuất lại tụt giảm đáng kể trong<br />
vòng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ DNNVV có đổi mới công nghệ năm 2005 là 29,5%<br />
nhƣng giảm mạnh về mức 13,2% trong năm 2015. Đặc biệt, chỉ 28,7% DNV có đổi<br />
mới công nghệ trong năm 2015, sụt giảm mạnh so với con số 63,8% năm 2005.<br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ DN có công nghệ mới ( )<br />
2005 2007 2009 2011 2013 2015<br />
<br />
DN siêu nhỏ 19.1 36.5 32.8 32.9 12.7 10<br />
<br />
DN nhỏ 42 58.8 58.3 48.8 24.2 19.4<br />
<br />
DN vừa 63.8 68.9 59.6 57.9 30.3 28.7<br />
<br />
Toàn bộ 29.5 44.5 41.3 38.4 16.3 13.2<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam các năm<br />
<br />
Nhìn chung, mặc dù có nhiều hỗ trợ về mặt chính sách nhƣng việc đổi mới<br />
công nghệ tại DNNVV tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đến năm<br />
2015, theo báo cáo của VCCI, 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang sử<br />
dụng máy móc hết khấu hao. Doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt là các doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang sử dụng máy móc công nghệ lạc hậu đến 2-3 thế hệ.<br />
Trong đó, 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nƣớc ngoài<br />
thuộc thế hệ những năm 60-70; 75% số thiết bị đã hết khấu hao và 50% thiết bị là<br />
đồ tân trang3. Chỉ có khoảng 8% số DNNVV đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà<br />
trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.<br />
<br />
3<br />
http://vcci.com.vn/bai-toan-doi-moi-cong-nghe-cho-doanh-nghiep<br />
<br />
<br />
123<br />
Giải thích cho sự yếu kém này, bên cạnh những khó khăn về vốn, một<br />
nguyên nhân khác xuất phát từ nhận thức của DNNVV. Phần lớn các doanh<br />
nghiệp chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công nghệ trong quá trình<br />
cạnh tranh. Công nghệ không đƣợc coi là lĩnh vực ƣu tiên khi bắt đầu kinh<br />
doanh, do đó DN thiếu bài bản và tầm nhìn trong phát triển công nghệ, thiếu sự<br />
đầu tƣ một cách đồng bộ dẫn đến sự tốn kém và mất thời gian để chuyển đổi<br />
công nghệ, khó tăng quy mô sản xuất. Đến 90% số DN đƣợc điều tra vẫn chƣa có<br />
chiến lƣợc cải tiến công nghệ. Các doanh nghiệp có thể nhận thức đƣợc lợi ích từ<br />
việc đổi mới, cải tiến công nghệ nhƣng khi đối mặt với những khó khăn trong<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì bản thân các DNNVV cho rằng công<br />
nghệ là vấn đề nhƣng không phải vấn đề cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ giải quyết.<br />
<br />
Thiếu nguồn nhân lực có trình độ trong các DNNVV cũng là một nguyên<br />
nhân dẫn đến sự trì trệ trong việc đổi mới công nghệ tại các DN này. Trong một<br />
điều tra DNNVV của Trung tâm Hỗ trợ phát triển DN và cộng đồng, chỉ có<br />
11/117 doanh nghiệp có cán bộ kỹ thuật ở cấp kỹ sƣ, trung cấp hoặc công nhân<br />
có tay nghề cao.<br />
<br />
Tiếp đó là sự thiếu hiệu quả trong cơ chế chính sách hỗ trợ cho DNNVV<br />
trong đổi mới công nghệ. Đánh giá từ các cuộc điều tra cho thấy DN khó có thể<br />
nhận đƣợc những ƣu đãi theo quy định. DN còn thiếu khả năng tiếp cận đƣợc với<br />
các nguồn thông tin nhƣ các cơ sở dữ liệu KHCN, còn thiếu sự kết nối giữa DN<br />
và các nguồn nghiên cứu phát triển công nghệ.<br />
<br />
Nhƣ vậy, có thể thấy năng lực đổi mới công nghệ của DNNVV vẫn còn<br />
rất thấp, không chỉ chênh lệch lớn so với khu vực mà còn trên cả thị trƣờng trong<br />
nƣớc khiến doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém, khó có thể mở rộng thị trƣờng<br />
và phát triển lớn hơn. Mặc dù có nhiều chính sách hƣớng đến hỗ trợ doanh<br />
nghiệp đổi mới công nghệ nhƣng bản thân các DNNVV vẫn chƣa chú trọng đến<br />
chiến lƣợc công nghệ lâu dài. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và ứng dụng khoa<br />
học ngày càng mạnh mẽ, nếu tiếp tục với xu thế hiện nay, DNNVV có thể mất<br />
ngay chỗ đứng ngay cả trên thị trƣờng trong nƣớc.<br />
<br />
3. Một số nhân tố tác động đến đổi mới công nghệ của SMEs ở Việt Nam<br />
Có nhiều yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp<br />
SMEs tại Việt Nam bao gồm: các chính sách khuyến khích từ chính phủ (chính sách<br />
<br />
<br />
124<br />
vĩ mô, tài chính…), năng lực nội tại của doanh nghiệp, đặc điểm của chủ doanh<br />
nghiệp. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, báo cáo xem xét đến các nhân tố sau:<br />
<br />
+ Đặc điểm của chủ doanh nghiệp:<br />
Các đặc điểm của cấp quản lý doanh nghiệp có những tác động rất lớn đối<br />
với mọi quyết định của doanh nghiệp nói chung và quyết định đổi mới công nghệ<br />
nói riêng. Điều này đƣợc giải thích bởi những tƣ duy của ngƣời quản lý sẽ ảnh<br />
hƣởng tới định hƣớng phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ cách thức quản lý<br />
doanh nghiệp. Các đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình<br />
độ và kinh nghiệm của cấp quản lý.<br />
- Khác biệt trong giới tính của chủ doanh nghiệp có tác động rất lớn tới<br />
những hệ tƣ tƣởng và xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu<br />
của Doss and Morris (2001) cho trƣờng hợp của các doanh nghiệp tại Ghana,<br />
nhóm tác giả phát hiện có sự khác biệt trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học tại<br />
các doanh nghiệp đƣợc quản lý bởi cấp quản lý có giới tính khác nhau. Các nhà<br />
nghiên cứu và tâm lý kinh tế cho rằng, sự khác biệt về giới tính ảnh hƣởng tới khả<br />
năng chấp nhận rủi ro và mong muốn thay đổi công nghệ cũng nhƣ ngành nghề hoạt<br />
động của doanh nghiệp. Các lĩnh vực có hàm lƣợng IT cao thƣờng đƣợc quản lý bởi<br />
nam giới sẽ đòi hỏi sự đổi mới thƣờng xuyên trong khi các doanh nghiệp đƣợc quản<br />
lý bởi nữ giới thƣờng ít có xu hƣớng cập nhật công nghệ.<br />
- Độ tuổi của nhà quản lý sẽ ảnh hƣởng tới khả năng chấp nhận rủi ro<br />
cũng nhƣ ảnh hƣởng tới khả năng phán đoán và định hƣớng sự phát triển của<br />
doanh nghiệp. Theo đó, có lập luận cho rằng những nhà quản lý trẻ tuổi với sự<br />
năng động và sáng tạo sẽ chú trọng phát triển công nghệ trong doanh nghiệp.<br />
Ngoài ra, với các nhà quản lý trẻ tuổi, dƣới những sự cạnh tranh khốc liệt hiện<br />
nay thì đổi mới công nghệ, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp là chiến lƣợc phát<br />
triển phổ biến của họ. Ngƣợc lại, các nhà quản lý có kinh nghiệm lại có cách nhìn<br />
thận trọng và khả năng dự báo phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Những nhà quản<br />
lý nhiều kinh nghiệm có thể quyết đoán trong các quyết định đổi mới công nghệ<br />
nhƣng cũng có thể dè dặt trong việc thay đổi công nghệ đang sử dụng. Do đó, độ<br />
tuổi có thể có tác động hai chiều đối với đổi mới công nghệ.<br />
- Trình độ giáo dục của nhà quản lý có tác động rất lớn đối với mọi quyết<br />
định của doanh nghiệp nói chung và quyết định đổi mới công nghệ nói riêng.<br />
Trình độ giáo dục của cấp quản lý thể hiện tầm bao quát cũng nhƣ khả năng thích<br />
ứng với công nghệ mới của cấp quản lý. Giả thuyết này đã đƣợc chứng minh<br />
<br />
<br />
125<br />
trong nghiên cứu của Sawada và cộng sự (2007). Nghiên cứu này cho thấy các<br />
nhà quản lý có trình độ giáo dục càng cao thì càng nhạy bén với các công nghệ<br />
mới và từ đó tạo lợi thế cho doanh nghiệp mình.<br />
+ Đặc điểm của doanh nghiệp<br />
Bên cạnh những yếu tố về đặc điểm của cấp quản lý của doanh nghiệp,<br />
những đặc điểm tự nhiên của doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng tới độ nhạy bén với<br />
công nghệ của doanh nghiệp và ảnh hƣởng tới khả năng đổi mới công nghệ. Các<br />
đặc điểm của doanh nghiệm bao gồm thời gian hoạt động; quy mô doanh nghiệp.<br />
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động hai chiều đối với hoạt<br />
động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp. Nói cách khác, các doanh nghiệp có thời<br />
gian hoạt động lâu năm trong nền kinh tế thƣờng đã có những vị trí, thị phần nhất<br />
định trong thị trƣờng và có tiềm lực kinh tế để thực hiện các đổi mới công nghệ.<br />
Nghiên cứu của Coad và cộng sự (2016) sử dụng số liệu điều tra các doanh nghiệp<br />
tại Tây Ban Nha cho thấy những doanh nghiệp mới sẽ đƣợc lợi nhiều hơn trong đổi<br />
mới công nghệ nhƣng khoản vốn đầu tƣ tại lĩnh vực này cũng rủi ro cao hơn.<br />
- Quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn tới tiềm lực kinh tế cũng nhƣ khả<br />
năng định hƣớng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Suresh de<br />
Mei (2009) phát hiện mối quan hệ thuận chiều giữa đổi mới công nghệ và quy mô của<br />
DNNVV ở Sri Lanka. Theo đó, các doanh nghiệp lớn thƣờng áp dụng nhiều đổi mới<br />
công nghệ hơn các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Comacchio và<br />
Bonesso (2007) lại nhận thấy khả năng linh hoạt của các doanh nghiệp nhỏ và các<br />
doanh nghiệp này thích ứng tốt hơn với những đổi mới công nghệ.<br />
+ Khả năng tiếp cận tín dụng<br />
Ngoài các yếu tố đại diện cho nội lực và chủ thể doanh nghiệp, báo cáo<br />
xem xét khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến<br />
quyết định đầu tƣ vào công nghệ mới của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, thị<br />
trƣờng tài chính cũng nhƣ các tổ chức tài chính khá e ngại trong việc đầu tƣ vào<br />
các dự án đầu tƣ, đổi mới công nghệ do những dự án này thƣờng có rủi ro cao.<br />
Do đó, khi doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc tín dụng để đầu tƣ thì doanh<br />
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đổi mới công nghệ sử dụng, có những sản phẩm mới.4<br />
<br />
4<br />
Nghiên cứu của Hall (2002) phát hiện ra những tác động của rào cản tín dụng đối với các khoản đầu tƣ<br />
của DNNVV. Theo đó, các DNNVV gặp những khó khăn trong tiếp cận tín dụng sẽ có ít những cải tiến<br />
trong công nghệ cũng nhƣ việc đổi mới sản phẩm. Đồng tình với quan điểm của Hall, Greenaway và cộng<br />
sự (2007) còn chỉ ra những tác động tiêu cực của rào cản tín dụng đối với các đổi mới trong hoạt động<br />
xuất khẩu của doanh nghiệp, theo đó cũng hạn chế khả năng nâng cao tiêu chuẩn công nghệ của doanh<br />
nghiệp.<br />
<br />
<br />
126<br />
3. Mô hình thực nghiệm<br />
Để đánh giá các yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ của các doanh<br />
nghiệp SMEs, nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp nhỏ và<br />
vừa, đƣợc hợp tác nghiên cứu và điều tra bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội<br />
(ILSSA), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (CIEM) và Đại học<br />
Copenhagen. Cuộc điều tra này đã đƣợc thực hiện qua hơn 10 năm với 6 vòng<br />
điều tra 2 năm một lần từ năm 2005 tại 10 tỉnh thành Việt Nam. Tuy nhiên, do sự<br />
hạn chế và không đồng nhất trong số liệu các năm, nghiên cứu này chỉ sử dụng<br />
bộ số liệu từ năm 2005 tới năm 2013.<br />
Khác biệt với bộ Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê, bộ điều<br />
tra Doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung vào các doanh nghiệp trong cả khu vực<br />
chính thức và phi chính thức. Do đó, số liệu của bộ điều tra bao gồm cả số liệu<br />
của các doanh nghiệp, hộ gia đình tại khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, thực tế<br />
bộ số liệu này không đại diện cho khu vực phi chính thức tại Việt Nam do không<br />
điều tra diện rộng khu vực phi chính thức cũng nhƣ cách thức phân loại doanh<br />
nghiệp vẫn đƣợc thực hiện dựa theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam.<br />
Trong phạm vi nghiên cứu hiện nay, báo cáo tập trung tới các doanh<br />
nghiệp khu vực tƣ nhân có tham gia vào ít nhất 3 trong 5 vòng điều tra từ năm<br />
2005 – 2013. Do đó, mẫu điều tra bao gồm 5.037 quan sát đƣợc thực hiện trong 8<br />
năm từ 2005 – 2013. Nhằm xem xét khả năng thay đổi công nghệ của doanh<br />
nghiệp, nghiên cứu sử dụng mô hình Probit nhằm phân tích đánh giá xác xuất đổi<br />
mới công nghệ tại doanh nghiệp. Phân tích Probit đƣợc sử dụng do biến phụ<br />
thuộc chỉ nhận giá trị 0 và 1 và phƣơng pháp hồi quy nhỏ nhất OLS với dạng<br />
hàm tuyến tính có thể không phù hợp.<br />
Phƣơng trình định lƣợng đƣợc sử dụng là:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó, P(Inno) là xác suất có đổi mới công nghệ, FC: khả năng tiếp<br />
cận tín dụng; TS: quy mô vốn của doanh nghiệp; LD: quy mô lao động của<br />
doanh nghiệp; XK: có hoạt động xuất khẩu hay không, TGHD: thời gian hoạt<br />
động của doanh nghiệp, T: tuổi của chủ doanh nghiệp, TD: trình độ giáo dục của<br />
chủ doanh nghiệp, QH: mạng lƣới quan hệ của doanh nghiệp.<br />
Kết quả ƣớc lƣợng mô hình Probit đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:<br />
<br />
<br />
127<br />
Bảng 3: Tác động của các yếu tố đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp<br />
<br />
Xác suất Đổi mới công nghệ<br />
<br />
Tiếp cận đƣợc với vốn tín dụng 0.09**<br />
<br />
Quy mô vốn tại thời điểm t-1 -0.04**<br />
<br />
Quy mô lao động tại thời điểm t-1 0.35***<br />
<br />
Doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu 0.16*<br />
<br />
Năm thành lập của doanh nghiệp -0.01***<br />
<br />
Có mối quan hệ trong ngành 0.09***<br />
<br />
Có mối quan hệ trong khu vực công 0.05***<br />
<br />
Tuổi chủ doanh nghiệp -0.01***<br />
<br />
Tốt nghiệp phổ thông 0.01<br />
<br />
Kỹ năng không có chứng chỉ -0.01<br />
<br />
Đào tạo kỹ năng có chứng chỉ 0.18**<br />
<br />
Tốt nghiệp cao đẳng, đại học -0.16*<br />
<br />
Biến giả doanh nghiệp tƣ nhân 0.12<br />
<br />
Biến giả công ty hợp danh -0.29<br />
<br />
Biến giả hợp tác xã -0.29**<br />
<br />
Biến giả doanh nghiệp TNHH -0.07<br />
<br />
Biến giả doanh nghiệp cổ phần -0.38**<br />
<br />
Biến kiểm soát khác<br />
<br />
Địa điểm Có<br />
<br />
Ngành nghề Có<br />
<br />
Số quan sát 5,009<br />
<br />
Lưu ý: Tính toán từ Điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa 2008-2013.<br />
***p