Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
CÁCH THỨC ĐỂ NHÀ NƯỚC ĐIỀU TIẾT HIỆU QUẢ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI<br />
CỦA DOANH NGHIỆP<br />
Lê Tuấn Bách1<br />
ThS. Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 10/04/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
27/08/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/15<br />
Title:<br />
Methods for the government to<br />
effectively moderate social<br />
responsibility of enterprises<br />
Từ khóa:<br />
Trách nhiệm xã hội; phát triển<br />
bền vững; cơ quan nhà nước;<br />
doanh nghiệp<br />
Keywords:<br />
Social responsibility;<br />
sustainable development; state<br />
agency; enterprise<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Sustainable development is becoming a big concern and a greatly interested<br />
topic for research and debate. One of the proposals agreed unanimously by<br />
researchers and state agencies is to strengthen social responsibility of enterprise<br />
which enhances enterprises’ commitment to contribute to the sustainable<br />
economic development. Derived from the discussion on whether enterprise social<br />
responsibility should be understood as an obligation in itself or a compulsory<br />
obligation, it is recommended that state agencies should regulate enterprise<br />
social responsibility based on the interaction between enterprise’ benefits and<br />
society’s benefits.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và trở thành đề tài nghiên<br />
cứu thảo luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất được các nhà nghiên<br />
cứu, các cơ quan nhà nước đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của<br />
doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng góp của doanh nghiệp vào sự<br />
phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Thông qua việc luận bàn về quan niệm<br />
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên được hiểu là một nghĩa vụ tự thân hay<br />
là một nghĩa vụ bắt buộc, tác giả kiến nghị Nhà nước cách thức điều tiết trách<br />
nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách phù hợp cần phải dựa trên mối tương<br />
tác giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.<br />
<br />
bền vững của quốc gia. Bài viết không đi sâu vào<br />
các giải pháp trách nhiệm xã hội của doanh<br />
nghiệp mà chỉ luận bàn về nhận thức trách nhiệm<br />
xã hội của doanh nghiệp đứng ở vị thế là những<br />
nhà quản lý nhà nước. Trách nhiệm xã hội của<br />
doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility –<br />
CSR) nên xem là một nghĩa vụ tự thân hay điều<br />
bắt buộc là câu hỏi mà tác giả muốn đi tìm lời giải<br />
đáp. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp cho Nhà nước<br />
có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm điều tiết<br />
tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Kinh tế Việt Nam sau giai đoạn tăng tốc mà đỉnh<br />
điểm là vào năm 2007 được xem là năm tăng<br />
trưởng toàn diện thì những dấu hiệu bất ổn về chất<br />
lượng tăng trưởng đã bắt đầu bộc lộ cũng kể từ<br />
đó. Với nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng<br />
nhưng lạm phát phi mã, ô nhiễm môi trường, an<br />
toàn vệ sinh thực phẩm đang trong tình trạng báo<br />
động đỏ, các cuộc đình công ngày càng nhiều<br />
hơn... thì vấn đề phát triển bền vững ngày càng<br />
được quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu thảo<br />
luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất<br />
được các nhà nghiên cứu, các cơ quan nhà nước<br />
đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của<br />
doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng<br />
góp của doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế<br />
<br />
2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI<br />
CỦA DOANH NGHIỆP (Corporate Social<br />
Responsibility - CSR)<br />
Trước hết, xã hội được hiểu là một nhóm người có<br />
37<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
liên hệ với nhau bằng các mối quan hệ gắn kết lâu<br />
dài hay xã hội được biểu hiện bằng các mối quan<br />
hệ tương tác giữa các thành viên trong xã hội.<br />
Doanh nghiệp là một thành phần quan trọng trong<br />
xã hội góp phần chủ đạo làm tăng trưởng kinh tế<br />
cũng như phúc lợi xã hội. Trách nhiệm xã hội của<br />
doanh nghiệp được hiểu vừa ở khía cạnh đóng<br />
góp của doanh nghiệp vào phúc lợi xã hội, vừa ở<br />
khía cạnh thể hiện cam kết của doanh nghiệp vào<br />
sự phát triển bền vững của xã hội.<br />
<br />
động và sự đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người<br />
lao động trong doanh nghiệp.<br />
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP<br />
VÀ XÃ HỘI<br />
Doanh nghiệp là một bộ phận hữu cơ trong xã hội<br />
nên tương tác với xã hội là điều tất yếu và cũng là<br />
nhu cầu sống còn của doanh nghiệp. Xã hội sẽ tạo<br />
ra môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp với<br />
thị trường nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị<br />
trường nhân lực cung cấp yếu tố đầu vào, trong<br />
khi thị trường tiêu thụ là nơi xác định kết quả kinh<br />
doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dựa vào<br />
môi trường do xã hội tạo ra để tồn tại và phát triển<br />
đồng thời doanh nghiệp là nhân tố quan trọng góp<br />
phần tạo ra môi trường xã hội. Quan hệ hữu cơ<br />
này là căn nguyên cho sự phát triển bền vững.<br />
Người trồng cây khai thác chất dinh dưỡng từ đất,<br />
nước, không khí... để tạo ra quả ngọt nhưng muốn<br />
tiếp tục thụ hưởng những thành quả ấy thì người<br />
trồng cây phải ra sức bồi dưỡng, cải tạo đất, giữ<br />
nước và không khí trong sạch. Luật nhân quả này<br />
phần nào cũng phản ánh mối quan hệ giữa doanh<br />
nghiệp và xã hội.<br />
<br />
Chính phủ Anh định nghĩa trách nhiệm xã hội của<br />
doanh nghiệp “... là hành động do doanh nghiệp<br />
tự nguyện thực hiện, ngoài việc tuân thủ các quy<br />
định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa mãn nhu cầu<br />
cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn<br />
xã hội”. Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự<br />
phát triển bền vững lại có định nghĩa chi tiết hơn<br />
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam<br />
kết liên tục của doanh nghiệp đối với đạo đức<br />
kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế,<br />
trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của<br />
người lao động và gia đình họ, cũng như của cộng<br />
đồng và xã hội” (Nguyễn Đình Cung & Lưu Minh<br />
Đức, 2008). Tổng quát hóa hơn theo Matten và<br />
Moon (2004) thì khái niệm trách nhiệm xã hội<br />
doanh nghiệp là một khái niệm chùm bao gồm<br />
nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh,<br />
doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh<br />
nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường.<br />
Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách<br />
trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc<br />
thù.<br />
<br />
Hoạt động của doanh nghiệp phải tuân thủ theo<br />
pháp luật nhưng thực tế một bộ phận doanh<br />
nghiệp lách luật để tạo ra các khoản lợi ích kinh tế<br />
siêu ngạch cho mình. Giả sử, doanh nghiệp nào<br />
cũng được quyền hành động như vậy một cách tự<br />
do mà không có một chế tài thích đáng thì trật tự<br />
xã hội sẽ rối loạn và môi trường kinh doanh sẽ bị<br />
xâm hại. Một doanh nghiệp làm ăn chạy theo lợi<br />
nhuận thuần túy không quan tâm đến môi trường<br />
sống của con người thì kết quả là người tiêu dùng<br />
dần quay lưng với các sản phẩm của doanh<br />
nghiệp. Một ví dụ điển hình là trước đây có rất<br />
nhiều doanh nghiệp Trung Quốc theo chiến lược<br />
kinh doanh cạnh tranh về giá với các sản phẩm<br />
nước ngoài bằng bất cứ giá nào ngay cả không<br />
tuân thủ theo các quy định về an toàn sức khỏe<br />
con người, môi trường sinh thái thì nay với quan<br />
niệm đồ Trung Quốc rẻ nhưng độc hại đang ngày<br />
càng phổ biến đối với người tiêu dùng trên toàn<br />
thế giới (Văn Cường, 2014). Ngược lại, doanh<br />
nghiệp luôn tuân thủ pháp luật, làm ăn trong sáng,<br />
và tích cực các hoạt động từ thiện, tham gia các<br />
chương trình phục vụ cộng đồng thì thương hiệu<br />
của doanh nghiệp ngày càng tạo niềm tin cho<br />
người tiêu dùng. Đây chính là khoản lợi ích tiềm<br />
năng mà trong tương lai doanh nghiệp sẽ thu lại<br />
được khi thực thi trách nhiệm xã hội.<br />
<br />
Phạm Văn Đức – Tổng biên tập Tạp chí Triết học<br />
(2011) cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, trách<br />
nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu theo<br />
định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân<br />
thuộc Ngân hàng thế giới. Theo đó, “Trách nhiệm<br />
xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social<br />
Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh<br />
nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền<br />
vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao<br />
chất lượng đời sống của người lao động và các<br />
thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã<br />
hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng<br />
như phát triển chung của xã hội”. Ngoài ra, PGS.<br />
TS. Phạm Văn Đức đã cụ thể hóa trách nhiệm xã<br />
hội của doanh nghiệp thành bốn yếu tố cấu thành,<br />
bao gồm sự bảo vệ môi trường, sự đóng góp cho<br />
cộng đồng xã hội, sự thực hiện tốt trách nhiệm với<br />
nhà cung cấp, sự bảo đảm lợi ích và an toàn cho<br />
người tiêu dùng; sự quan hệ tốt với người lao<br />
38<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
tốt trách nhiệm xã hội. Rõ ràng, mâu thuẫn về lợi<br />
ích chung và riêng khiến cho doanh nghiệp không<br />
muốn thực hiện trách nhiệm xã hội.<br />
<br />
Như vậy, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã<br />
hội góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành<br />
mạnh giúp cho bản thân doanh nghiệp có cơ hội<br />
không những tăng trưởng mà còn hướng tới sự<br />
phát triển bền vững.<br />
4. NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO DOANH<br />
NGHIỆP KHÔNG MUỐN THỰC THI<br />
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI<br />
<br />
Nếu một doanh nghiệp có trách nhiệm tốt với xã<br />
hội nhưng chi phí cho việc thực hiện trách nhiệm<br />
xã hội làm tổng chi phí hoạt động kinh doanh tăng<br />
thêm trong khi lợi ích đạt được lại nằm ở thì<br />
tương lai và không chắc chắn thì doanh nghiệp<br />
sau khi phân tích lợi ích – chi phí gần như sẽ chối<br />
từ thực thi trách nhiệm xã hội.<br />
<br />
Nói đến “trách nhiệm” là nói tới điều phải làm<br />
nhưng sẽ được thực hiện hoặc là một cách tự<br />
nguyện hoặc là gượng ép ngay cả không thực thi.<br />
Điều làm cho trách nhiệm không được thực hiện<br />
chính là lợi ích do nó mang lại. Nói cách khác, từ<br />
“phải” chỉ được thực thi khi đi kèm với lợi ích<br />
tương xứng. Vì thế mà trách nhiệm thường luôn đi<br />
đôi với quyền lợi. Quyền lợi càng nhiều thì trách<br />
nhiệm càng cao. Cái lợi mà xã hội mang lại cho<br />
doanh nghiệp là môi trường hoạt động kinh doanh<br />
thì nghĩa vụ của doanh nghiệp phải góp phần xây<br />
dựng, cải tạo môi trường kinh doanh đó tốt hơn vì<br />
những điều doanh nghiệp làm đối với xã hội sẽ<br />
tạo ra các lợi ích khác cho chính doanh nghiệp<br />
trong tương lai. Quan hệ hữu cơ như vậy một khi<br />
được thực hiện tốt sẽ tạo ra sự phát triển bền vững<br />
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên điều gì khiến cho<br />
doanh nghiệp vẫn có hành vi chối từ trách nhiệm<br />
xã hội mà đáng lý ra doanh nghiệp nên làm.<br />
Những nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:<br />
<br />
4.2 Sự khác biệt lợi ích – chi phí của doanh<br />
nghiệp và xã hội<br />
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới<br />
mục tiêu sao cho lợi ích mang lại cao hơn chi phí<br />
bỏ ra. Đối với hoạt động xã hội cũng vậy, chi phí<br />
cũng phải thấp hơn lợi ích thu được. Tuy nhiên<br />
vấn đề là có sự nhận diện lợi ích – chi phí khác<br />
nhau giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhận thức<br />
khác nhau nên dẫn đến hành vi không giống nhau,<br />
kết quả dẫn đến trách nhiệm xã hội của doanh<br />
nghiệp không được thực thi.<br />
Một doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích và chi<br />
phí liên quan đến một cá thể, một bộ phận trong<br />
khi xã hội thì liên quan đến lợi ích và chi phí của<br />
một tổng thể. Ngoại tác là thí dụ thích hợp nhất<br />
cho sự khác biệt này.<br />
Ngoại tác được định nghĩa là khi sản xuất hay tiêu<br />
dùng của cá nhân (hay nhóm các cá nhân) ảnh<br />
hưởng đến sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân<br />
(hay nhóm cá nhân) khác và không có sự đền bù<br />
hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân<br />
gây ra ảnh hưởng. Ví dụ, vụ Vedan xả thải ra sông<br />
Thị Vải bị phát hiện vào năm 2008 (Báo Tuổi trẻ,<br />
2008), ngoại tác đó là các thiệt hại gây ra cho<br />
nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai,<br />
Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng tại sao Vedan<br />
vẫn được phép thành lập và doanh nghiệp Vedan<br />
cứ ngang nhiên xả thải chưa qua xử lý trong nhiều<br />
năm. Đó chỉ có thể là cơ quan chức năng thẩm<br />
định hồ sơ dự án Vedan chưa tính đúng và đầy đủ<br />
yếu tố ngoại tác và Vedan chưa thể hiện trách<br />
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi<br />
trường sinh thái. Cũng ngay trong năm 2008, một<br />
siêu dự án thép của tập đoàn Posco với giá trị trên<br />
5 tỷ đô đã không được chấp nhận đầu tư ở Vịnh<br />
Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa do lo ngại yếu<br />
tố ngoại tác ảnh hưởng đến môi trường sinh thái<br />
và lợi ích kinh tế biển – cảng biển của tỉnh Khánh<br />
Hòa (L. Nguyên, 2008). Mặc khác, ngoại tác<br />
<br />
4.1 Sự không đồng nhất trong việc thực hiện<br />
trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm<br />
xã hội của doanh nghiệp sẽ là cần nhưng chưa đủ<br />
khi nó chưa được thực thi bằng hành động một<br />
cách đồng nhất ở tất cả các doanh nghiệp. Trách<br />
nhiệm xã hội được các doanh nghiệp thực hiện tốt<br />
sẽ tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai.<br />
Nhưng như chúng ta biết, nó nằm ở tương lai. Vấn<br />
đề nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh<br />
nghiệp thường không đồng đều, cho nên trong quá<br />
trình thực hiện trách nhiệm xã hội thường tạo ra<br />
chi phí gia tăng thêm cho doanh nghiệp. Lợi ích<br />
mà trách nhiệm xã hội tạo ra là lợi ích chung nằm<br />
ở tương lai và nó chỉ đạt được khi có sự đồng<br />
thuận cùng thực thi bởi các doanh nghiệp. Một<br />
doanh nghiệp không thực thi trách nhiệm xã hội<br />
sẽ kéo dài thời gian và giảm tính khả thi của việc<br />
đạt lợi ích chung cho xã hội trong khi doanh<br />
nghiệp đó lại tiết giảm được chi phí và đạt được<br />
lợi ích riêng cao hơn các doanh nghiệp thực hiện<br />
<br />
39<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, buôn<br />
lậu, sản xuất hàng cấm, hàng chất lượng không<br />
đảm bảo... “Tất cả vì lợi nhuận” dường như là<br />
“kim chỉ nam” cho tất cả hoạt động kinh doanh<br />
doanh nghiệp. Trong khi đó, mục tiêu cả xã hội là<br />
hướng tới lợi ích chung, hướng tới sự hài hòa<br />
thống nhất của các thực thể trong xã hội. Một khi<br />
có sự mâu thuẫn trong việc thực hiện mục tiêu lợi<br />
ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội thì doanh<br />
nghiệp với bản chất vốn có vì lợi nhuận kinh tế<br />
thuần túy tất yếu dễ dàng từ bỏ trách nhiệm xã hội<br />
để đạt được lợi nhuận.<br />
<br />
không chỉ là tiêu cực mà còn có ngoại tác tích<br />
cực, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được Thủ<br />
tướng Võ Văn Kiệt chủ trương xây dựng ở Quảng<br />
Ngãi dù một tập đoàn dầu khí của Pháp tư vấn lựa<br />
chọn đặt ở Long Sơn (Vũng tàu). Xét về lợi ích<br />
kinh tế tư nhân thuần túy thì Long Sơn là địa điểm<br />
thích hợp nhất nhưng xét về lợi ích tổng thể kinh<br />
tế xã hội thì Dung Quất (Quảng Ngãi) được kỳ<br />
vọng là đòn bẩy vực dậy kinh tế miền Trung vốn<br />
nghèo nàn lạc hậu vào thập niên 90 và trở thành<br />
mắc xích kết nối các vùng kinh tế trọng điểm Bắc<br />
– Trung – Nam thành một khối thống nhất, đưa<br />
nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững (Võ<br />
Văn Kiệt, 2005).<br />
<br />
5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH<br />
NGHIỆP LÀ NGHĨA VỤ BẮT BUỘC HAY<br />
LÀ NGHĨA VỤ TỰ THÂN<br />
<br />
Như vậy, rõ ràng trong mối quan hệ tương tác<br />
doanh nghiệp với xã hội thường xuyên xuất hiện<br />
các vấn đề như lợi ích tư nhân nhưng tạo ra thiệt<br />
hại cho xã hội hay lợi ích xã hội tăng lên nhưng<br />
tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Nói cách<br />
khác kết quả tương tác giữa doanh nghiệp và xã<br />
hội phát sinh các chi phí và lợi ích nằm ngoài chi<br />
phí và lợi ích của doanh nghiệp. Hậu quả là trách<br />
nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp là một khoản<br />
chi phí làm giảm lợi ích kinh tế nên dễ làm doanh<br />
nghiệp tìm cách chối bỏ. Sự khác biệt trong nhận<br />
diện lợi ích – chi phí giữa doanh nghiệp và xã hội<br />
cũng xuất phát từ sự khác biệt mục tiêu.<br />
<br />
Một số học giả cũng đưa ra lập luận khác so với<br />
Milton Friedman, họ cho rằng doanh nghiệp là<br />
một bộ phận của xã hội, hoạt động trong môi<br />
trường do xã hội tạo ra, được sử dụng nguồn lực<br />
xã hội tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp, doanh<br />
nghiệp phải có trách nhiệm với hành vi của mình<br />
trước xã hội một khi gây ra các tác động tiêu cực<br />
tới xã hội và môi trường. Quan điểm này ủng hộ<br />
trách nhiệm xã hội nên là nghĩa vụ tự thân, đó là<br />
trách nhiệm tự ý thức của mỗi doanh nghiệp nhằm<br />
tạo ra một xã hội tốt đẹp. Xét một phương diện<br />
nào đó, quan điểm này như trình bày về một bài<br />
học đạo đức của doanh nghiệp. Phương cách để<br />
đạt được một chuẩn mực đạo đức thường bằng<br />
công cụ tuyên truyền cổ xúy cho các hành vi tự<br />
nguyện. Và doanh nghiệp để hoàn thành một trách<br />
nhiệm xã hội, trước hết họ phải thấu đạt được ý<br />
thức tốt đẹp về nghĩa vụ tạo ra lợi ích cộng đồng<br />
nhằm tăng lợi ích của môi trường mà doanh<br />
nghiệp đang hoạt động, từ đó gián tiếp thúc đẩy<br />
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có<br />
tinh thần trách nhiệm xã hội. Lý tưởng thường<br />
đẹp đẽ nhưng thực tế lại khác xa nếu chỉ trông chờ<br />
vào ý thức tự thân vận động. Hiệu quả từ các biện<br />
pháp tuyên truyền giáo dục tư tưởng nhận thức<br />
cho doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội thường<br />
rất thấp. Lấy thí dụ về tình trạng ô nhiễm môi<br />
trường ở Việt Nam, các lời kêu gọi cổ động các<br />
doanh nghiệp thực hiện chung tay bảo vệ môi<br />
trường sinh thái trong hoạt động kinh doanh đều<br />
không đạt hiệu quả, bằng chứng đến ngay các<br />
công ty về môi trường còn góp phần tạo ra ô<br />
nhiễm môi trường như Công ty TNHH Sản xuất<br />
Dịch vụ Thương mại Môi trường xanh, Công ty<br />
TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2, Công ty<br />
TNHH Khoa học Công nghiệp Môi trường Quốc<br />
<br />
4.3 Sự khác biệt mục tiêu giữa doanh nghiệp<br />
và xã hội<br />
Milton Friedman trong một bài báo được đăng<br />
trên tạp chí New York tháng 9/1970 với nhan đề<br />
“Trách nhiệm xã hội của kinh doanh là gia tăng<br />
lợi nhuận cho nó” có nói “Doanh nghiệp chỉ có<br />
một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận,<br />
gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi<br />
của thị trường là cạnh tranh trung thực và công<br />
bằng”. Ông lập luận, người quản lý doanh nghiệp<br />
đại diện cho cổ đông (người chủ doanh nghiệp)<br />
thực hiện công tác quản lý điều hành hoạt động<br />
kinh doanh của doanh nghiệp sao cho tối đa hóa<br />
lợi nhuận. Nếu thực hiện trách nhiệm xã hội thì<br />
chỉ là việc riêng của cá nhân người quản lý bằng<br />
khả năng tài chính và tình cảm riêng chứ không<br />
phải với nguồn lực, tài sản của doanh nghiệp mà<br />
anh ta là người được ủy thác. Nhưng giả sử doanh<br />
nghiệp có thực hiện cái gọi là trách nhiệm xã hội<br />
thì thực chất là vì lợi nhuận.<br />
Khi đứng trên quan niệm của Milton Friedman ta<br />
dễ dàng giải thích được hành vi của các doanh<br />
<br />
40<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Việt, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị... bị<br />
xử phạt vì vi phạm làm ô nhiễm môi trường (Thời<br />
báo Sài gòn ngày, 2013).<br />
<br />
đồng bộ để tránh tạo ra chênh lệch lợi ích giữa<br />
doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với<br />
doanh nghiệp luôn tìm cách chối bỏ trách nhiệm<br />
xã hội.<br />
<br />
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nếu xem là<br />
một nghĩa vụ tự thân thì khó đạt được trong thực<br />
tế. Vậy trách nhiệm xã hội sẽ là một nghĩa vụ bắt<br />
buộc của doanh nghiệp hay nói cách khác trách<br />
nhiệm xã hội nên được thể hiện bằng các quy định<br />
pháp luật mà người giám sát việc thực hiện trách<br />
nhiệm xã hội của doanh nghiệp không ai khác là<br />
Nhà nước.<br />
<br />
Thứ hai, Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết<br />
trách nhiệm xã hội cần phải tôn trọng nguyên lý<br />
cơ bản của doanh nghiệp là tất cả vì lợi nhuận.<br />
Các hoạt động vì trách nhiệm xã hội thực chất là<br />
các hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận của doanh<br />
nghiệp. Các chính sách điều tiết trách nhiệm xã<br />
hội của doanh nghiệp cần phải chặt chẽ, cập nhật<br />
để doanh nghiệp không có cơ hội lách luật. Mặc<br />
khác, liều lượng chế tài của các quy định phải đủ<br />
mạnh để làm gia tăng chi phí doanh nghiệp nếu<br />
doanh nghiệp cứ tiếp tục thực hiện hoạt động kinh<br />
doanh của mình nhưng gây hại cho xã hội. Doanh<br />
nghiệp vì lợi nhuận sẽ tự thân điều chỉnh hành vi<br />
của mình và tạo ra phúc lợi xã hội một cách tự<br />
nguyện.<br />
<br />
Nhà nước nắm trong tay công cụ pháp luật có thể<br />
điều tiết hành vi của mọi cá thể, tổ chức trong xã<br />
hội nên dễ dàng buộc doanh nghiệp phải thực hiện<br />
trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, xét ở tâm lý tự<br />
nhiên của con người, điều bắt buộc luôn gây ra ức<br />
chế và tạo ra phản ứng không muốn tuân theo.<br />
Đối với doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội phải<br />
thực hiện sẽ trở thành điều bắt buộc nếu làm cho<br />
lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Hành vi của doanh<br />
nghiệp theo lẽ tự nhiên là tìm cách không thực<br />
hiện trách nhiệm xã hội theo quy định miễn là lợi<br />
nhuận doanh nghiệp gia tăng. Hiện tượng biết luật<br />
vẫn phạm luật hay lách luật diễn ra là hậu quả tất<br />
yếu cho các quy định pháp luật chưa chặt chẽ và<br />
chưa đủ mạnh đã tạo ra tâm lý bắt buộc cho doanh<br />
nghiệp khi thi hành. Chi phí xã hội do đó sẽ tăng<br />
cao hơn. Vì thế, Nhà nước phải là người tạo ra cơ<br />
chế hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp sao cho<br />
vừa đảm bảo lợi ích của riêng doanh nghiệp vừa<br />
hướng hoạt động của doanh nghiệp tạo ra nhiều<br />
phúc lợi cho toàn xã hội.<br />
<br />
Nhà nước dựa vào nguyên tắc như thế và trên cơ<br />
sở xem xét mối quan hệ tương tác giữa doanh<br />
nghiệp và xã hội để đề ra các chính sách phù hợp.<br />
Xã hội<br />
Tốt<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
(1) Hoạt động kinh<br />
doanh của doanh<br />
nghiệp tạo ra lợi<br />
ích cho bản thân<br />
đồng thời cho xã<br />
hội<br />
<br />
Xấu<br />
<br />
(3) Hoạt động kinh<br />
doanh của doanh<br />
nghiệp tạo ra phúc<br />
lợi tốt cho xã hội<br />
nhưng làm gia tăng<br />
chi phí cho doanh<br />
nghiệp<br />
<br />
Doanh<br />
nghiệp<br />
<br />
Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp<br />
không là một nghĩa vụ hoàn toàn tự thân và cũng<br />
không chỉ là các quy định bắt buộc đơn thuần mà<br />
nên được hiểu là một nghĩa vụ của doanh nghiệp<br />
tự thân thực hiện các quy tắc, quy định trách<br />
nhiệm xã hội mang tính bắt buộc. Thấu đạt điều<br />
này sẽ góp phần tăng tính hiệu quả cho Nhà nước<br />
trong điều hành chính sách điều tiết trách nhiệm<br />
xã hội của doanh nghiệp.<br />
<br />
Xấu<br />
(2) Hoạt động<br />
của<br />
doanh<br />
nghiệp tạo ra<br />
lợi ích cho bản<br />
thân nhưng lại<br />
tác động xấu<br />
đến xã hội<br />
(4) Hoạt động<br />
kinh doanh của<br />
doanh nghiệp<br />
không tạo ra<br />
lợi ích nào cho<br />
doanh nghiệp<br />
lẫn xã hội<br />
<br />
Xuất phát từ quan niệm tất cả vì lợi nhuận của<br />
doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế của doanh<br />
nghiệp ở ô số một, ô số ba và ô số bốn không nhất<br />
thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước.<br />
Ô số một mô tả hoạt động kinh doanh của doanh<br />
nghiệp tạo ra lợi ích cho cả hai bên nên trách<br />
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong trường hợp<br />
này là một nghĩa vụ tự thân. Doanh nghiệp sẵn<br />
sàng gia tăng hoạt động kinh tế tạo ra phúc lợi xã<br />
hội một cách tự nguyện. Ví dụ, Công ty Cổ phần<br />
Lasta phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố<br />
Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công chương<br />
trình “Vượt lên chính mình” thu hút người theo<br />
<br />
6. KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC CÁCH THỨC<br />
ĐIỀU TIẾT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA<br />
DOANH NGHIỆP<br />
Nhà nước điều tiết trách nhiệm xã hội của doanh<br />
nghiệp cần thỏa mãn hai điều kiện:<br />
Thứ nhất, tác động của chính sách điều tiết của<br />
Nhà nước đến doanh nghiệp phải công bằng và<br />
41<br />
<br />