intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách xưng hô

Chia sẻ: Dust Wind | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

154
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương vừa về đến cổng thì khựng lại, nó chưa muốn vào nhà ngay vì lo lắm. Sáng nay bố có giấy mời vào trường gặp cô chủ nhiệm về lỗi của nó. Không biết bố đã về chưa? Rồi sự việc sẽ ra sao, chắc là mình sẽ phải “đền tội” bằng một trận đòn thôi. Mới đến cửa, Phương phải dừng lại vì tiếng mẹ hỏi:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách xưng hô

  1. Trích 500 Câu chuyện đ ạo đ ức – Tình th ầy trò: Cách x ưng hô -- NXB Tr ẻ -- CÁCH XƯNG HÔ Phương vừa về đến cổng thì khựng lại, nó chưa mu ốn vào nhà ngay vì lo l ắm. Sáng nay bố có giấy mời vào trường gặp cô chủ nhi ệm v ề l ỗi c ủa nó. Không bi ết b ố đã về chưa? Rồi sự việc sẽ ra sao, chắc là mình sẽ phải “đền t ội” b ằng m ột tr ận đòn thôi. Mới đến cửa, Phương phải dừng lại vì tiếng mẹ hỏi: – Anh gặp cô chủ nhiệm ra sao? Bố tằng hắng nói: – Thằng Phương nhà mình không phải với cô, anh đã xin lỗi rồi. Chuyện là như vầy, chiều thứ năm tuần trước khối 9 được về sớm. Mấy đứa học trò chơi trước cổng trường gây ồn ào, cô Thảo chủ nhiệm từ trong trường bước ra định nhắc nhở, thằng Phương nhà mình nhìn thấy cô liền la lên: “Bà Thảo kìa tụi bay, chạy thôi !”. Cô giáo buồn vì nó dám gọi cô là “bà”, như vậy là vô phép. Anh nghe mà điếng hồn, phải luôn miệng xin lỗi cô. Anh nói: “Xin cô đừng buồn, gia đình tôi ba đời là nhà giáo, chẳng bao giờ dạy con như vậy. Đây chẳng qua là thói quen, là phương ngữ mà tụi nhỏ quen dùng. Tôi sẽ dạy cháu gặp cô để xin lỗi. Cháu nó quý cô lắm, tôi nghe cháu nói cô dạy giỏi và rất thương yêu học trò. Mong cô bỏ qua, đừng buồn cháu mà tội nghiệp !” Bố ngừng lại uống hớp nước rồi nói tiếp: – Nghe anh trình bày, cô giáo cười và nói đã h ết gi ận nó r ồi nh ưng l ỡ m ời ph ụ huynh nên cũng phải trình bày lại sự việc cho gia đình rõ. Nghe đến đây thằng Phương thấy nhẹ lòng, mạnh dạn b ước vào nhà chào b ố m ẹ. Sau bữa cơm, bố ngồi phân tích lỗi của nó. T ừ cách xưng hô không đúng thành ra vô l ễ với cô giáo, điều ấy làm bố buồn lắm. Gia đình Ph ương đã qua ba đ ời làm nhà giáo. T ừ ông cố là ông đồ nho, ông nội là thầy giáo làng, rồi đến b ố là gi ảng viên tr ường đ ại h ọc. Do vậy chẳng thể nào chấp nhận con cái trong nhà l ại g ọi th ầy cô b ằng “ông này, bà kia” được. Có tiếng chuông gọi cửa, Phương nhanh nhảu chạy ra đón khách. A ! Chú Nhân – học trò cũ của bố. – Chào thầy ạ! Bố Phương vui vẻ ra mặt: – Nhân đấy hả, khỏe không em? Ngồi đây với thầy. Chú Nhân vừa ngồi vừa nói: – Em vẫn bình thường thầy ạ. Hôm nay, em ghé thăm thầy cô và có một nhiệm vụ nho nhỏ. Lớp cũ năm nay định họp mặt ở Cần Thơ vì hiện nay đa số bạn bè xưa đ ều v ề đó công tác. Anh Dũng lớp trưởng quyết định họp lớp ở đó và kính mời thầy cô về tham dự. Em đã chuẩn bị sẵn xe bốn chỗ ngồi, nếu thầy sắp xếp được thì chiều thứ bảy này đi, chiều chủ nhật mình về. Bố Phương ra chiều suy nghĩ: – Lớp em bây giờ còn lại bao nhiêu người? Chú Nhân đáp nhanh: – Dạ, còn khoảng 32 đứa thôi, vì có 12 đ ứa đi n ước ngoài r ồi. Th ầy c ố d ự h ọp m ặt v ới lớp, chúng em mong gặp thầy lắm. Coi như là kỳ nghỉ mát cuối tuần đó mà. Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn
  2. Trích 500 Câu chuyện đ ạo đ ức – Tình th ầy trò: Cách x ưng hô -- NXB Tr ẻ -- Mẹ Phương mang khay nước từ trong nhà bước ra: – Anh cũng cần nghỉ ngơi, thôi thì thứ bảy này đi v ới chú Nhân đi, cho th ằng Ph ương theo để nó thấy tình cảm thầy trò cũ như thế nào. Chú Nhân đứng dậy chào mẹ và nói: – Cô đi cùng với thầy được thì vui quá. Mấy đứa con gái trong l ớp nh ắc cô luôn. Mẹ cười cười: – Thôi em ạ, cô bận trăm việc ở nhà, toàn là nh ững chuy ện không tên nên b ỏ đi chẳng được. Thầy đi với em Phương là được rồi. A, hoan hô! Thế là Phương sẽ được đi Cần Thơ chơi. Chuy ến này tha h ồ nói phét v ới tụi bạn trong lớp. Chú Nhân vừa về, mẹ gọi Phương lại bảo: – Con thấy cách nói chuyện của chú Nhân với b ố ra sao? Chú ấy là h ọc trò cũ ở đ ại học, nay gặp lại thầy bao giờ cũng quý mến. Vì là b ộ đ ội ph ục viên nên tu ổi tác ch ẳng kém bố bao nhiêu, thế nhưng luôn kính trọng bố đúng mực th ầy trò. Bố nghe được liền chen vào: – Khi bố còn trẻ, trong lớp có một người là trung tá chuy ển ngành, ông ấy h ơn b ố c ả chục tuổi. Khi bố truy bài, ông ấy lúng túng nói: “Th ưa th ầy, em...”. B ố ph ải ng ắt ngang câu nói của người ấy: “Ta quy ước như thế này, anh g ọi tôi ti ếng thầy là đúng, vì đó là nét văn hóa của người Việt. Thế nhưng tuổi anh l ớn, n ếu x ưng em thì t ổn th ọ cho tôi. Vậy anh cứ xưng hô “thầy, tôi” là đúng. Cách xưng hô trong thầy trò cũng đa dạng, nhưng cần nhất là phải thể hiện được sự tôn trọng lẫn nhau. Buổi chiều thứ bảy rồi cũng đến. Chú Nhân lái chi ếc xe đ ời m ới đ ến đón b ố và Phương đi Cần Thơ. Ngồi trên xe nệm êm, máy lạnh mát rượi, nghe nhạc nhè nhẹ, đúng là tiên trên đời. Trên đường đi, bố hướng dẫn cho Phương về l ộ trình đ ường đi và nh ắc nh ở phải ghi nhớ để bổ sung kiến thức địa lý. Từ thành ph ố H ồ Chí Minh, xe ch ạy xu ống Long An đến ngã ba Trung Lương thì rẽ phải rồi ch ạy thẳng. Bắt đ ầu đ ịa ph ận Ti ền Giang, Phương thấy không biết bao nhiêu là cầu. Ban đ ầu nó còn đ ếm, sau quên quên nhớ nhớ nên lộn lung tung. Xe lên cầu Mỹ Thuận, chiếc cầu như khoe vẻ đẹp duyên dáng của mình trong cảnh chiều tà. Năm anh hai của Ph ương thi t ốt nghi ệp c ấp 2 có g ặp câu hỏi địa lý: “Kể tên công trình giao thông quan tr ọng nào đang thi công ở mi ền Tây”. Đúng là trúng tủ, năm ấy bố cho cả nhà đi Vĩnh Long lúc chi ếc cầu m ới khánh thành và gi ảng giải rất kỹ. Qua Vĩnh Long, xe chạy một mạch đến bắc Cần Thơ. Trên phà, nhìn sông nước mênh mông, Phương thấy cảnh miền Tây đẹp thật. Nghe đâu năm sau người ta chuẩn bị xây cầu trên sông Hậu này, rồi đây chiếc phà sẽ được xếp vào viện bảo tàng thôi. Đ ến Cần Thơ, chú Nhân lái xe vào nhà nghỉ được đặt sẵn. Bố và Phương đang ngồi nghỉ mệt và uống nước thì có tiếng ồn ào ngoài cửa phòng. Ái chà ! Học trò của bố đến chào thầy có hơn chục người. Thì ra trên phà, chú Nhân đã gọi điện báo tin thầy sắp đến. Phương nhìn các cô chú học trò của bố, ai cũng lịch sự và quý mến thầy lắm. Ngay t ối hôm đó, cu ộc họp mặt diễn ra thân mật ở một quán ven sông. Những chuyện xưa trong lớp được kể lại rất vui. Có những chuyện Phương không thể nào hiểu nổi vì thời bao cấp cách sống khác bây giờ nhiều. Nào là cảnh xếp hàng nộp tem phiếu để lãnh phần ăn với khoai lang đ ộn Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn
  3. Trích 500 Câu chuyện đ ạo đ ức – Tình th ầy trò: Cách x ưng hô -- NXB Tr ẻ -- cơm, thịt “bàn chải” và canh “toàn quốc” 1, cảnh xếp hàng mua cá phân phối ngay tại trường đại học... Chưa bao giờ Phương thấy bố vui như hôm nay, thầy trò lâu ngày gặp nhau chuyện trò thật rôm rả. Nó len lén rút lui ra mé bờ sông. Nhìn dòng sông dưới ánh đèn sáng lên như một dải ngân hà lóng lánh. Mỗi lần có chiếc ghe chạy ngang, dải màu sáng bạc bị vỡ tan ra rồi mau chóng hợp lại. Văng vẳng đâu đây tiếng ca rặt Nam Bộ: – Gió hắt hiu, gió thổi lạnh tâm hồn cô liêu. Đêm dài cô đ ơn, nghe gió r ơi r ơi nhi ều, cô đơn thêm lạnh nhiều. Trời muốn ngừng mà mây vẫn trôi, nghe xót xa bu ốt tâm h ồn tôi... Sáng hôm sau, chú Nhân hướng dẫn bố và Phương ra bến Ninh Ki ều. B ố g ợi ý đ ể xe hơi ở nhà vì đi trong thành phố vướng lắm, thầy trò đi xe lôi đ ược r ồi. Xe lôi ở đây có b ến bãi đàng hoàng, đến 7 giờ hơn mới được phép chạy. Đẹp quá ! Bến Ninh Kiều kiêu hãnh với những tòa nhà cao, to và hiện đại; duyên dáng với những hàng cây ven bờ, giống một phần bến Bạch Đằng ở thành ph ố H ồ Chí Minh và phảng phất đôi nét của bờ hồ Hoàn Kiếm ở Hà N ội; m ột dãy thuy ền s ẵn sàng đ ưa khách dạo chơi trên sông nước. Chú Nhân giảng gi ải thêm cho Ph ương v ề m ặt đ ịa lý của thành phố Cần Thơ: – Hiện nay Quốc hội đang chuẩn bị phê chuẩn việc sắp x ếp l ại thành ph ố C ần Th ơ. Qua đó, thành phố Cần Thơ sẽ trực thuộc trung ương rộng gần 138.960ha, dân số khoảng 1.100.000 người, bao gồm: thành ph ố Cần Th ơ hi ện nay, huy ện Ô Môn, huy ện Thốt Nốt; thị trấn Cái Răng, một phần của hai huyện Châu Thành và Châu Thành A. Như vậy diện tích tự nhiên sẽ gấp 9,7 lần và dân s ố gấp 3,3 l ần so v ới thành ph ố C ần Thơ thuộc tỉnh hiện nay. Còn lại, tỉnh Hậu Giang đ ược thành l ập r ộng h ơn 160.770ha v ới khoảng 766.000 người, bao gồm: thị xã Vị Thanh, huyện Ph ụng Hi ệp, huy ện Long M ỹ, huyện Vị Thủy, một phần của hai huyện Châu Thành và Châu Thành A. Thằng Phương thắc mắc: – Chú Nhân ơi, sao không để yên như vậy, nâng cấp lên thành ph ố tr ực thu ộc trung ương thì Cần Thơ có gì khác không? Chú Nhân cười: – Chà, chà... cũng ra dáng nhà kế hoạch tương lai đó nh ỉ. Khi C ần Th ơ tr ực thu ộc trung ương thì sẽ có nhiều cái khác hơn. Ch ẳng h ạn nh ư t ỉ l ệ lao đ ộng phi nông nghi ệp phải tăng lên nhiều, thành phố được bảo trợ để đ ủ các đi ều ki ện phát tri ển kinh t ế – xã hội, mở rộng đô thị để xứng với cấp đô thị loại 1. Xe lôi đã chở mọi người đến chợ. Bố nói với Phương: – Khi con đi du lịch ở đâu cũng nên đ ến thăm ch ợ chính vì n ơi đó th ể hi ện m ột ph ần văn hóa của địa phương. Chợ Cần Thơ rộng lắm. Khu chợ bán thịt cá và các hàng t ạp phẩm ở riêng bi ệt, khu chợ bán hàng quần áo, vàng bạc, điện máy ở dãy riêng. Có đi ều l ạ, băng đĩa nh ạc ở đây đa phần là vọng cổ, cải lương, tấu hài. Nếu muốn nghe nhạc c ổ điển hay bán c ổ đi ển thì nhìn đỏ con mắt bên phải, ngứa con mắt bên trái cũng chẳng thấy. Dãy hàng ăn uống như phô trương cái hấp dẫn vốn có của nó, nếu chưa ăn sáng thì khó ai c ầm lòng đ ược khi đi ngang qua đây. Buổi trưa, cuộc họp mặt thứ hai lại diễn ra ở một nơi khác, đó là nhà của chú Đạt. Ngôi nhà năm gian nằm giữa khu vườn cây trái rộng thênh thang. Buổi họp mặt hôm nay có thêm bác Thuận, bạn đồng nghiệp của bố Phương. Hai người thầy ngồi giữa hai mươi mấy người 1 – Thịt bàn chải: thịt heo không được làm sạch lông nên trông cứ như miếng bàn chải. – Canh toàn quốc: canh nhiều nước, rau chỉ loang loáng vài miếng. Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn
  4. Trích 500 Câu chuyện đ ạo đ ức – Tình th ầy trò: Cách x ưng hô -- NXB Tr ẻ -- học trò đã thành đạt trông thật ấm cúng. Những câu chuyện ngày xưa của thầy trò tưởng chừng như không có điểm kết thúc. Câu chuyện của người này lại gợi nhớ một vài kỷ niệm khác. Thỉnh thoảng, cả những người vắng mặt cũng được nhắc đến với một kỷ niệm ngộ nghĩnh nào đó. Chẳng hạn: – Thầy còn nhớ, có lần cả khoa đi đám cưới ở Vị Thanh. Xuồng máy chạy băng băng, mọi người ngồi ở hai bên mép xuồng. Có anh giáo viên trẻ ngồi ở đầu mũi cao hứng, khi xuồng chạy đến chiếc cầu khỉ thì đu lên, sau đó thả mình rơi xuống phía dưới. Lần thứ hai, anh ta thích chí huơ chân, mọi người né làm xuồng nghiêng hẳn về một bên và lật úp. Mọi người lo bơi vội vào bờ. Khi nhìn ra giữa giòng kênh, thấy một bàn tay to giơ lên khỏi mặt nước và chìm từ từ, bố Phương và hai người nữa vội bơi ra giữa giòng và đẩy người bị nạn vào bờ. Thì ra đó là thầy trưởng khoa, mặc dầu sinh trưởng ở miền Tây mà lại không biết bơi ! Phương bây giờ mới hiểu tình thầy trò quý dường nào. Nó thầm nói: “Em xin lỗi, cô Thảo ơi !” Một chút suy tư Bạn mến! “Thầy Địa, cô Sử, cô Hóa” ... đó là những từ gọi tên giáo viên theo môn dạy hi ện t ại mà một số bạn thường dùng. Cách gọi này không có gì bất kính nh ưng ch ưa có tình. Vì sao vậy? “Thầy, cô” là danh từ chung, loại cụ thể chỉ nghề nghiệp. Vì v ậy, khi b ạn g ọi tên một người cụ thể ở vai trên thì không nên dùng danh t ừ chung. Thay vì g ọi “Th ầy Địa”, hãy gọi Thầy X (X là tên của thầy). Với thầy cô dạy h ọc tr ực ti ếp, b ạn nên tìm m ọi cách để biết được họ tên và ghi vào bộ nhớ của mình. Điều này cũng dễ hiểu vì: “Cơm cha, áo mẹ, công thầy”. Thầy cô là người mình mang ơn mà không biết họ tên thì qu ả là vô tâm. Với cách gọi “ông Sử, bà Địa, ông X, bà Y...” thì còn tệ nữa. Vì sao vậy? “Ông, bà” trong trường hợp này là danh từ chung để phân biệt giống. Vì thế những từ đó không dùng để gọi thầy cô được. Cho dù bạn viện lý do là thói quen, là phương ngữ, nhưng điều đó vẫn là không nên. Cách gọi như thế làm hạ thấp vai trò của người thầy mà đúng ra phải luôn được đề cao. Hãy gọi đầy đủ chức danh và tên của thầy cô, nh ư thế m ới là m ột h ọc trò l ễ phép. “Tiên học lễ, hậu học văn” phải không bạn ! Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2