intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cải cách thuế theo hướng bền vững ở các nước và khuyến nghị với Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tham khảo xu hướng cải cách thuế ở các nước theo hướng tạo ra nguồn thu bền vững, bài viết "Cải cách thuế theo hướng bền vững ở các nước và khuyến nghị với Việt Nam" đề xuất các khuyến nghị đối với quá trình cải cách thuế ở Việt Nam trong thời gian tới. Song song với cải cách chính sách thuế theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và khai thác có hiệu quả các nguồn thu từ thuế nội địa trong ngắn hạn, bồi dưỡng nguồn thu đảm bảo tính bền vững trong dài hạn thông qua việc khuyến khích đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cải cách thuế theo hướng bền vững ở các nước và khuyến nghị với Việt Nam

  1. CẢI CÁCH THUẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở CÁC NƯỚC VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM Vương Thị Thu Hiền1 TÓM TẮT: Sự thay đổi về bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu cần phải cải cách, hoàn thiện chính sách động viên ngân sách cho phát triển. Để đảm bảo tính bền vững của thu ngân sách Nhà nước trong giai đoạn tới, Việt Nam buộc phải có những điều chỉnh về thuế. Trong cơ cấu thu ngân sách, vai trò của các khoản thu nội địa, nhất là loại thuế tài sản, thuế tiêu dùng với hàng sản xuất nội địa (như thuế tiêu thụ đặc biệt), thuế thu nhập cá nhân sẽ ngày càng quan trọng hơn. Trên cơ sở tham khảo xu hướng cải cách thuế ở các nước theo hướng tạo ra nguồn thu bền vững, bài viết đề xuất các khuyến nghị đối với quá trình cải cách thuế ở Việt Nam trong thời gian tới. Song song với cải cách chính sách thuế theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và khai thác có hiệu quả các nguồn thu từ thuế nội địa trong ngắn hạn, bồi dưỡng nguồn thu đảm bảo tính bền vững trong dài hạn thông qua việc khuyến khích đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp. Cải cách đồng bộ công tác quản lý thuế là yếu tố cơ bản và quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để đảm bảo nguồn thu từ thuế bền vững. Từ khóa: Cải cách thuế; Thuế tiêu dùng; Thuế thu nhập; Thuế tài sản; Tính bền vững; Astract: Changes in domestic and foreign economic contexts require the need to reform and improve the incentive policy for development. To ensure the sustainability of state budget revenues in the future, it is required that Vietnam make tax adjustments. In the revenue structure, the role of domestic revenues, especially property tax, consumption tax and domestic production (such as excise taxes), is becoming more important. Based on the trend of tax reformation in different countries towards sustainable income generation, the article proposes recommendations for tax reformation in Vietnam in the future. In parallel with the reformation of tax policieswith a view to expanding taxable objects and effectively make use of domestic tax revenues in the short term, foster revenues to ensure long-term sustainability through incentives. such as corporate income tax. Synchronized reformation of tax administration is both fundamental andcrucial in the context of international economic integration to ensure sustainable tax revenues. Keywords: Tax reform, VAT, income tax, sustainability 1. XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ Ở CÁC NƯỚC HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU BỀN VỮNG Trong những năm gần đây, xu hướng cải cách nguồn thu ngân sách bắt buộc diễn ra ở nhiều nước, nhất là các quốc gia phát triển (OECD, 2016). Một số xu hướng chính bao gồm : Thứ nhất, thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan. Trong bối cảnh hội nhập, các nước đều thực hiện cắt giảm thuế quan theo các mức ràng buộc. Một điều đáng lưu ý là có nhiều nước đã có mức thuế quan thực tế thấp hơn nhiều so với mức thuế quan đã cam kết. Chẳng hạn, nghiên cứu của The Nation Board of Trade (2004) cho thấy, sau khi gia nhập WTO, 32 nước được lựa chọn nghiên cứu trên thế giới (14 nước Châu Mỹ La Tinh, 9 nước châu Phi và 9 nước châu Á) đã áp dụng mức thuế suất thực tế trung bình chỉ khoảng 20% so với mức thuế cam kết trung bình là 84%. Ngoài một số nguyên nhân chính trị, một số nước muốn giữ khoảng cách giữa hai mức thuế quan để tạo độ linh hoạt cần thiết khi điều chỉnh mức thuế quan thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển ngành hàng của mình. 1 Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính.
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 911 Thứ hai, đề cao vai trò của thuế tiêu dùng. Trong khi khả năng nâng cao nguồn thu từ thuế thu nhập cũng chỉ giải quyết được phần nào (do mức thu nhập của dân cư thấp) thì giải pháp khả thi hơn là nâng cao vai trò của các loại thuế tiêu dùng đánh cả vào hàng hoá, dịch vụ nội địa và nhập khẩu. Việc tăng thuế thu nhập có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư. Về mặt hành chính, những ảnh hưởng do thay đổi thuế thu nhập không chắc chắn và không kịp thời bằng so với sự thay đổi của thuế tiêu dùng. Vì vậy, những loại thuế tiêu dùng như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường sẽ trở thành chỗ dựa chủ yếu về nguồn thu cho Chính phủ các nước. Giữa năm 2000 và 2015, đóng góp của thuế giá trị gia tăng tăng lên ở hầu hết các nước Châu Á như Inddonessia, Malayssia, Singapore. Trong giai đoạn 2009 - 2014, có khoảng hơn 20 quốc gia, thực hiện điều chỉnh tăng thuế suất phổ thông thuế GTGT. Hiện nay, mức thuế suất phổ thông thuế GTGT bình quân ở các nước OECD khoảng 19%, ở các nước khu vực EU khoảng 22%. Trong khu vực Châu Á, chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) cũng đang được nhiều nước xem xét sửa đổi. Tháng 7/2012, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua lộ trình điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 5% hiện hành lên 8% vào tháng 4/2014 và sau đó lên 10% vào tháng 10/2015. Thái Lan đang xem xét kế hoạch điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT từ 7% lên 10%. Trong giai đoạn 2009-2014, tỷ trọng nguồn thu từ thuế GTGT so GDP của các nước trong EU đã tăng từ mức bình quân 6,4% GDP lên mức 7,0%, trong đó, một số nước như Latvia tăng từ 5,9% lên 7,6%; Hungary từ 8,3% lên 9,4%; Hy Lạp từ 6,3% lên 7,1%. Bảng 1. Tỷ trọng thu thuế GTGT so GDP ở một số nước (%) Nước 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Bungari 8.5 8.7 8.2 9 9.3 8.9 Cộng hòa Séc 6.6 6.7 6.9 7.1 7.5 7.5 Hy Lạp 6.3 7.1 7.3 7.2 7 7.1 Croatia 11.2 11.6 11.3 12.3 12.7 12.5 Latvia 5.9 6.7 6.8 7.2 7.4 7.6 Hungary 8.3 8.6 8.5 9.2 9 9.4 Nguồn: Taxation trends in the European Union. Xu thế chung về cải cách thuế TTĐB ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là tăng thuế suất thuế TTĐB. Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã và đang cải cách theo xu hướng điều chỉnh tăng thuế suất đối với 3 nhóm hàng hóa là: (i) các sản phẩm thuốc lá; (ii) các sản phẩm đồ uống có cồn; (iii) các sản phẩm dầu mỏ. Nhiều nước đã và đang mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB nhằm hạn chế (không khuyến khích) việc tiêu dùng một số loại hàng hóa mà theo quan điểm của họ là có hại cho sức khỏe hoặc nhà nước cần có sự điều tiết về tiêu dùng (như nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh, sô-cô-la). Một số nước áp dụng thuế TTĐB đối với nước hoa (như Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a), mỹ phẩm (như Trung Quốc, In-đô-nê-xia). Thậm chí có nước như Phần Lan áp dụng thuế TTĐB đối với kem, kẹo. Gần đây, theo xu thế tăng thuế gián thu, nhiều nước đã tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, như Bỉ, Phần Lan, Ai-len, Latvia, Nga, U-crai-na, Zambia và Tanzania. Phương thức đánh thuế TTĐB ở các nước có sự khác biệt, song về cơ bản có ba phương thức đánh thuế chủ yếu: (1) Áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm; (2) Áp dụng mức thu tuyệt đối; và (3) Áp dụng đồng thời cả thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và mức thu tuyệt đối (phương thức hỗn hợp). Xu hướng hiện nay của các nước là sử dụng đồng thời các phương pháp này, tùy theo từng mặt hàng cụ thể (như các nước
  3. 912 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION trong khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc....), đặc biệt là đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia. Đối với các mặt hàng có giá trị lớn như ô tô thì hầu hết các nước đều sử dụng phương pháp tính theo thuế suất tỷ lệ phần trăm (Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin..). Đồng thời, có quốc gia quy định kết hợp cả mức thuế tuyệt đối và mức thuế theo tỷ lệ phần trăm song khi thu thuế thì áp dụng theo thuế tuyệt đối hoặc theo thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, tùy thuộc vào cách tính nào dẫn đến nghĩa vụ thuế phải nộp cao hơn (trường hợp Thái Lan đối với mặt hàng rượu hay Thổ Nhĩ Kỳ đối với mặt hàng thuốc lá). Ngoài ra, có một số quốc gia, có sản phẩm chịu thuế TTĐB theo biểu thuế lũy tiến theo giá trị bán ra của hàng hóa (ví dụ như mặt hàng ô tô, thuốc lá, rượu, bia ... ở Phi-líp-pin). Tất cả các xu hướng cải cách chính sách nói trên đều hướng đến mục tiêu tăng thu cho NSNN, tăng tỷ trọng nguồn thu từ thuế tiêu dùng để bù đắp sự sụt giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ ba, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mở rộng cơ sở thuế Những năm gần đây, nhiều quốc gia đã thực hiện giảm mức thuế suất phổ thông thuế TNDN nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm có thể kéo theo sự suy giảm nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, mức thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp giảm sẽ kích thích đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh về thuế. Do vậy, xét trong dài hạn nguồn thu NSNN từ thuế thu nhập doanh nghiệp tăng. Đồng thời, khi mức thuế suất giảm, sẽ không tạo ra áp lực đối với người nộp thuế để tìm cách gian lận, trốn và tránh thuế, thất thu NSNN. Các nước OECD giảm mức thuế suất thuế TNDN trung bình từ 32% năm 2000 xuống 26% năm 2008 và 25% năm 2015. Tại khu vực châu Á, Nhật Bản giảm mức thuế suất từ 25,5% xuống 23,9% từ 01/4/2015. Bangladesh giảm thuế suất từ 27,5% xuống 25% từ 01/7/2015. Ma-lay-xi-a giảm thuế suất từ 25% xuống 24% từ năm 2016. Irasel giảm thuế suất từ 25% xuống 24% năm 2016 và 23% năm 2017. Nhật Bản cũng thực hiện các biện pháp mở rộng cơ sở thuế bao gồm đơn giản hóa hệ thống thuế đối với khấu hao và giảm ngưỡng tối đa của các khoản lỗ được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Tây Ban Nha với mục tiêu bù đắp số giảm thu ngân sách do giảm thuế suất thuế TNDN cũng đã thực hiện mở rộng cơ sở thuế TNDN theo hướng bổ sung: (i) không cho phép chi phí phát sinh đối với giao dịch với các bên liên kết được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; (ii) quy định chi phí lãi vay đối với những khoản vay mà được coi như vốn chủ sở hữu sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Thứ tư, củng cố các nguồn thu sẵn có như thuế tài sản. Đối với các nước phát triển, việc củng cố các loại thuế tài sản là một mục tiêu đặt ra để bù đắp sự sụt giảm nguồn thu từ thuế thu nhập do việc cắt giảm thuế suất và việc hạ thấp mức luỹ tiến. Đối với các nước đang phát triển, ngoài việc coi trọng thuế tiêu dùng, các loại thuế trực thu như thuế thu nhập và thuế tài sản cũng được chú trọng để bù đắp số thu sụt giảm từ thuế nhập khẩu. Để tăng thu từ thuế tài sản, các nước đều có xu hướng đánh thuế vào bất động sản (nhà, đất, các loại tài sản có giá trị lớn…) với mức thuế suất cao. Thuế tài sản đánh vào người sử dụng tài sản nên khả năng tránh thuế là khó do các bất động sản khó giấu, khó di chuyển. Đồng thời trong những trường hợp cần thiết cơ quan thuế có thể tiến hành tịch thu bất động sản để bán thu tiền. Thuế tài sản được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau như: Thuế bất động sản (đánh trên nhà và/hoặc đất, thu định kỳ hàng năm); Thuế chuyển nhượng tài sản (vốn, trái phiếu, nhà, đất...); Thuế đăng ký tài sản; Thuế thừa kế, thuế quà tặng (đánh vào tài sản được thừa kế hoặc được tặng biếu). Thuế tài sản thường tạo ra nguồn thu quan trọng để bù đắp sự suy giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu, đảm bảo nguồn thu ổn định và bền vững cho NSNN.
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 913 Thứ năm, nâng tỷ trọng nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân Các nước phát triển huy động nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân cao gấp 4 lần so với thuế thu nhập công ty, trong khi đó các nước đang phát triển huy động nguồn thu chủ yếu từ thuế thu nhập công ty. Lý do chủ yếu là từ sự khác biệt trong thu nhập về tiền lương, trong sự phức tạp của thủ tục hành chính thuế, trong quyền lực chính trị của tầng lớp người giầu giữa hai nhóm quốc gia là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác biệt về tầm quan trọng của nguồn thu từ thuế TNCN và thuế TNCT. Theo đó các nước có xu hướng tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao và giảm thuế suất đối với người có thu nhập thấp. Đồng thời, mở rộng cơ sở thuế và quản lý thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Năm 2017, Xin-ga-po đã sửa đổi chính sách thuế TNCN theo hướng tăng mức thuế suất lũy tiến đối với phần thu nhập chịu thuế cao. Cụ thể: tăng mức thuế suất lũy tiến từ 17% lên 18% đối với mức thu nhập chịu thuế trong khoảng 160.000-200.000S$ và tăng từ 20% lên 22% đối với mức thu nhập chịu thuế từ 320.000S$ trở lên. Bên cạnh đó, nước này cũng sửa đổi mức thuế suất áp dụng đối với khung thu nhập chịu thuế 200.000-320.000S$ (chịu các mức thuế suất lũy tiến là 19% đối với thu nhập từ 200.000 – 240.000S, 19,5% đối với thu nhập từ 240.000 - 280.000S$ và 20% đối với thu nhập từ 280.000 - 320.000S$ thay vì trước đây chỉ chịu một mức thuế suất là 18%). My-an-ma từ năm 2015 quy định biểu thuế suất thuế TNCN lũy tiến từ 3% - 30% (trước đó là 2% - 25%) và bổ sung thêm mức thu nhập chịu thuế đối với những người có thu nhập cao nhất (từ 1.500 triệu MMK trở lên) phải chịu mức thuế suất cao nhất là 30% (trước đó mức thuế suất cao nhất là 25%). Phi-líp-pin đã thực hiện cải cách thuế TNCN theo hướng tăng thuế suất thuế TNCN đối với người có thu nhập cao (35% đối với thu nhập từ 5 triệu Peso/năm trở lên so với trước đây mức thuế suất cao nhất là 32% đối với thu nhập từ 6 triệu Peso/năm trở lên). Luxembour bổ sung ngưỡng thu nhập chịu thuế và mức thuế suất tương ứng đối với từng ngưỡng thu nhập chịu thuế mới, vì vậy quy định về mức thuế suất thuế TNCN hiện nay là từ 8% đến 42% (trước đó từ 8% đến 40%). Ở một số quốc gia, thu nhập của cá nhân, hộ gia đình thuộc lĩnh vực nông nghiệp bị đánh thuế theo biểu thuế lũy tiến (Thái Lan, Hy Lạp…); nhằm mở rộng cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân. Thứ sáu, nhấn mạnh mục tiêu trung lập kinh tế và tăng nguồn thu của hệ thống chính sách thuế. Các giải pháp chủ yếu để tăng thu ngân sách trong bối cảnh hội nhập là mở rộng cơ sở tính thuế của các sắc thuế nội địa với mức thuế suất thấp hơn; đề cao tính trung lập của hệ thống thuế đối với các hoạt động đầu tư và kinh doanh thông qua việc xóa bớt những ưu đãi, miễn, giảm thuế… đối với thuế thu nhập và thuế tiêu dùng, hạ thấp và dần đi đến xóa bỏ thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu. Chiến lược tốt nhất nhằm thúc đẩy đầu tư lâu dài luôn phải kèm theo một khung pháp lý và các qui định minh bạch, ổn định cũng như sự hỗ trợ đầy đủ cho các tổ chức, cơ quan, và đưa hệ thống thuế tiến gần đến các thông lệ quốc tế. Cạnh tranh thông qua việc cắt giảm thuế suất và tăng cường áp dụng các ưu đãi thuế diễn ra đồng loạt ở các nước là nguy cơ thu hẹp cơ sở đánh thuế của mỗi nước và do đó làm hạn hẹp nguồn thu của chính phủ. Hiệu ứng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hạn chế sự chảy máu vốn và chất xám ra bên ngoài chỉ xảy ra đối với những nước có chế độ thuế ưu việt hơn so với mặt bằng của các nước khác. Tuy nhiên, nếu việc cắt giảm thuế diễn ra đồng loạt ở tất cả các nước thì hiệu ứng này bị trung hoà và có thể ở trạng thái số không. Vì thế cái gọi là nguy cơ của «một cuộc chạy đua xuống đáy» không phải là không có cơ sở. Hệ quả kéo theo của việc thu hẹp nguồn thu của chính phủ là sẽ không đủ nguồn lực để cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho người dân. Vai trò và sức mạnh cuả nhà nước có thể bị thu hẹp và nguy cơ bất ổn trong nền kinh tế có thể dự đoán trước. Đối với các nước nghèo, nguy cơ này ngày càng gia tăng, vay nợ sẽ ngày càng nhiều và môi trường đầu tư ngày càng sa sút dẫn đến sự sụt giảm về tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
  5. 914 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Ưu đãi thuế trên phạm vi quốc tế có cả những mặt lợi và mặt hại. Đối với các nước đang phát triển, ưu đãi thuế là một trong những điều kiện cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao tiềm lực kinh tế và tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, mặt bên kia của việc ban hành chế độ ưu đãi thuế hậu hĩnh thường đi liền với tình trạng thiếu hụt nguồn thu, giảm quy mô cung cấp dịch vụ công, tăng chi phí cho hành chính, tạo điều kiện cho tham nhũng và trục lợi... Vì vậy, việc thường xuyên xem xét đánh giá thực trạng hệ thống thuế với những quy định ưu đãi, miễn giảm thuế trong mối quan hệ so sánh với các nước khác để có đối sách điều chỉnh thích hợp là cần thiết đối mỗi quốc gia. Ở Trung Quốc, năm 2008, đồng thời với việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trong nước từ 33% xuống 25% cũng đã thực hiện xoá bỏ nhiều biện pháp ưu đãi trong hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp của mình, chuyển từ chính sách ưu đãi dựa vào địa bàn và ngành nghề trước đây sang hệ thống chính sách ưu đãi dựa vào ngành nghề; trong chính sách ưu đãi dựa vào ngành nghề cũng thu hẹp các lĩnh vực, ngành nghề được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó chỉ còn một số lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế bao gồm: doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp công nghệ cao/ mới; dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nước sạch, năng lượng; ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và cơ sở hạ tầng căn bản. Thái Lan dần dần từng bước đi tới xoá bỏ và hạn chế các ưu đãi thuế thu nhập công ty, theo đó chỉ áp dụng thuế suất thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 20% và 25% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán và các công ty đăng ký trên thị trường đầu tư lựa chọn và các qui định về miễn, giảm thuế theo lộ trình đối với từng loại khu vực, địa bàn đầu tư. Thứ bảy, hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thay vì mục tiêu công bằng. Cải cách thuế ngày nay ở các nước chủ yếu tập trung vào việc khôi phục lại khía cạnh thúc đẩy tăng trưởng dựa trên một hệ thống thuế có cơ sở đánh thuế rộng và khuyến khích tiết kiệm, hoạt động hiệu quả trong một nền kinh tế thị trường mở. Một trường phái lý thuyết mới cho rằng mục tiêu công bằng thuộc về chức năng phúc lợi xã hội. Vì thế, đã nảy sinh thiên hướng đánh đổi giữa mục tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả trong cải cách thuế. Lý thuyết thuế đã vận dụng mối quan hệ “đánh đổi” giữa hai mục tiêu này, đồng thời áp dụng nguyên lý ưu tiên tăng trưởng kinh tế nên đã coi nhẹ mục tiêu công bằng và đặt trọng tâm nhiều hơn vào mục tiêu hiệu quả. Theo điều tra của WB, có khoảng 54% số nước áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 1 mức (không tính mức thuế suất 0% cho xuất khẩu); 23% số nước áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với hai mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn hai mức. Có một số quốc gia đã thực hiện cải cách chính sách thuế TNCN của mình theo hướng xoá bỏ biểu thuế luỹ tiến và chuyển sang áp dụng duy nhất một mức thuế suất thuế TNCN với mức khá thấp, nhất là các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Ví dụ, Nga áp dụng một mức thuế suất là 13%, Cộng hòa Séc một mức là 15% và Bun-ga-ri một mức là 10 Thứ tám, hướng đến một hệ thống quản lý tốt với các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính và tuân thủ luật thuế. Quản lý thuế là vấn đề trọng tâm trong cải cách thuế. Theo đó, xu hướng cải cách quản lý thuế của các nước trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, sự phát triển của một số dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế; thay đổi quy trình khai thuế và tính thuế nhằm đơn giản hóa quy trình quản lý thu và khắc phục sự chậm chễ các khoản thu thuế trong điều kiện lạm phát.
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 915 2. NHỮNG HÀM Ý ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Mục tiêu xuyên suốt của cải cách cơ cấu thu NSNN nói chung và cải cách cơ cấu hệ thống thuế nói riêng là từng bước xây dựng một cơ cấu thu NSNN ổn định tương đối, đảm bảo mức động viên hợp lý để tạo nguồn lực tài chính ổn định lâu dài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian tới, cải cách cơ cấu thu NSNN phải hướng tới đảm bảo qui mô và cơ cấu thu ngân sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ và góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Trên cơ sở tham khảo xu hướng cải cách thuế ở các nước trên thế giới, những hàm ý đặt ra đối với cải cách thuế ở Việt Nam nhằm hướng tới một cơ cấu thu NSNN bền vững trong thời gian tới là : Cải cách hệ thống chính sách thuế Việt Nam cần tiếp tục thực hiện cải cách từng sắc thuế theo hướng đảm bảo tính công bằng, hiệu quả, đơn giản, minh bạch và đảm bảo tính ổn định tương đối của hệ thống chính sách thuế trong tương lai trung và dài hạn, hướng đến một cơ cấu thu NSNN hợp lý và bền vững. Đối với thuế GTGT: - Mở rộng phạm vi áp dụng thuế GTGT thông qua việc giảm danh mục nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Theo đó hầu hết các đối tượng hiện nay đang thuộc diện không chịu thuế GTGT như các dịch vụ công cộng, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng cho các mục đích giáo dục, quốc phòng, an ninh… sẽ đưa vào diện chịu thuế. Rà soát lại các đối tượng thuộc diện không chịu thuế GTGT theo qui định hiện hành nhưng xét thấy không có lợi cho cơ chế hành thu hoặc gây đứt đoạn hệ thống liên hoàn của cơ chế khấu trừ thì chuyển sang đối tượng chịu thuế GTGT. - Điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT phổ thông với một lộ trình phù hợp. Tiến tới áp dụng cơ chế một mức thuế suất thuế GTGT ngoài mức thuế suất 0%. Mức thuế suất cụ thể được xác định dựa trên khả năng huy động và mức tăng trưởng kinh tế bình quân dự kiến của giai đoạn này. Vấn đề đặt ra là khi áp dụng cơ chế một mức thuế suất thuế GTGT thì ở mức bao nhiêu sẽ là hợp lý. Có nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng duy nhất một mức thuế suất 10% ở Việt Nam là khá thấp theo điều kiện quốc tế nhưng lại tương đối phù hợp với các nước trong khu vực. Việc nâng mức thuế suất thuế GTGT chỉ là biện pháp tăng thu NSNN trong ngắn hạn, còn xét trong dài hạn, thuế suất thuế GTGT cao tuy làm tăng thu NSNN nhưng sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, làm tăng giá cả đầu vào, chi phí sản xuất tăng, mặc dù thu ngân sách và GDP đều tăng nhưng tốc độ tăng của giá sản xuất cao hơn so với tốc độ tăng của GDP nên mức tăng trưởng của nền kinh tế là âm. Phương án lựa chọn mức thuế suất thuế GTGT cao hoàn toàn không có lợi đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, và do vậy xét trong dài hạn ảnh hưởng không tốt đến nguồn thu NSNN. Việt Nam cải cách thuế GTGT theo hướng thay thế hai mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% bằng một mức thuế suất thuế GTGT 10% cũng sẽ góp phần tăng thu NSNN, đảm bảo chính sách thuế đơn giản và hiệu quả. Đối với thuế TTĐB Có lộ trình mở rộng phạm vi áp dụng thuế suất thuế TTĐB cũng như tăng thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng, nhằm tăng tỷ trọng nguồn thu từ thuế TTĐB. Cần thiết phải đưa một số hàng hoá, dịch vụ khác vào diện chịu thuế TTĐB như vàng bạc đá quý, một số dịch vụ cá cược mới xuất hiện trong cơ chế thị trường... Nghiên cứu áp dụng định mức thuế theo định suất tuyệt đối trên một đơn vị sản phẩm chịu thuế (như đồ uống có cồn) để đơn giản về cách tính toán mức thuế phải nộp đối với một số mặt hàng trong điều kiện
  7. 916 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION giá cả không có sự biến động lớn. Nếu thuế đánh theo giá trị với mức thuế suất cao sẽ gặp phản ứng của Người nộp thuế, dễ gây nên hiện tượng gian lận thuế, trốn thuế và có thể làm giảm thu NSNN. Việc áp dụng thuế tuyệt đối không phân biệt theo giá cả và xuất xứ sẽ khuyến khích người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các loại sản phẩm cùng loại có chất lượng cao mặc dù giá cả cao hơn. Xét về tổng thể có thể tăng số thu NSNN từ các loại thuế khác trong hệ thống thuế như thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế TNDN… Việc tăng thuế suất thuế TTĐB thường ít gặp phản ứng của xã hội hơn so với tăng thuế suất các loại thuế khác như thuế GTGT, thuế TNDN hoặc thuế TNCN. Một số mặt hàng có thuế suất thuế TTĐB còn tương đối thấp như rượu, bia, thuốc lá... Việc tăng thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng lựa chọn sẽ đem lại tác động tích cực đối với NSNN, thay đổi thói quen của người tiêu dùng theo hướng giảm tiêu dùng các mặt hàng không có lợi cho sức khỏe và môi trường. Đối với thuế bảo vệ môi trường Đối với thuế bảo vệ môi trường: cần nghiên cứu bổ sung đối tượng chịu thuế, thời điểm tính thuế, điều chỉnh khung, mức thuế suất đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới dựa theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa và các thông lệ quốc tế, khuyến khích sản xuất, sử dụng, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường, góp phần động viên nguồn thu cho NSNN Mở rộng cơ sở đánh thuế bao vệ môi trường, theo đó đưa các hàng hóa dịch vụ vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường như: Thuốc lá; Phân bón hóa học; Chất tẩy rửa; Chất kích thích tăng trưởng; Khí than, khí thiên nhiên. Đồng thời tăng mức thuế suất thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế gắn với mục tiêu giảm dần việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa có tác động xấu đến môi trường. Đối với thuế TNDN Cần mở rộng cơ sở thu thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm thuế suất và rà soát các chính sách ưu đãi thuế để điều chỉnh hợp lý các qui định ưu đãi thuế, tránh các ưu đãi không phù hợp dàn trải, gây lãng phí nguồn lực...; Đứng trên phương diện hiệu quả kinh tế, việc cải cách thuế phải dựa trên nguyên tắc mức thuế suất thấp và cơ sở thuế rộng. Một mức thuế suất thấp hơn sẽ làm giảm tổn thất phúc lợi xã hội. Thuế suất giảm còn làm giảm các hành vi trốn, tránh thuế thông qua các hoạt động dịch chuyển thu nhập hay chuyển giá - những hành vi làm thất thu thuế, tăng chi phí quản lý và tuân thủ thuế. Việc giảm thuế suất phải đi đôi với định nghĩa lại cơ sở thuế trên cơ sở rộng hơn nhằm có thể tăng doanh thu thuế ròng. Bởi vì, mục đích chính của chiến lược cải cách thuế phải là tối đa hóa nguồn thu, trong khi vấn đề công bằng và phúc lợi xã hội còn được giải quyết thông qua chính sách chi tiêu của Chính phủ. Áp dụng các phương thức quản lý phù hợp để hạn chế tình trạng chuyển giá như áp dụng các quy định về vốn mỏng, các quy định liên quan đến các giao dịch liên kết, tăng cường quản lý các giao dịch thương mại điện tử. Cần có cơ chế kiểm soát được các nguồn thu nhập, nhất là nâng cao thu nhập của người dân nhờ vào tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Đối với thuế TNCN Cần qui định mọi khoản thu nhập đều đưa vào diện điều chỉnh của chính sách thuế TNCN, đồng thời có bước đi và giải pháp xử lý để đạt được yêu cầu về tính khả thi. Bổ sung thêm các nguồn thu nhập mới đang và sẽ phát sinh trong cơ chế thị trường, hội nhập (như thu nhập về đầu tư dưới dạng lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức; thu nhập từ bản quyền bao gồm cả thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên internet theo qui định của Luật Viễn thông…), Một số khoản thu nhập hiện đang tạm thời chưa thu cần chuyển ngay vào diện chịu thuế như lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn khác, lãi tiền gửi tiết kiệm.
  8. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 917 Đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ bất động sản, nên qui định các mức thuế suất hợp lý, đảm bảo hài hoà với biểu thuế và thuế suất đối với các loại thu nhập áp dụng phương pháp đánh thuế toàn bộ thu nhập và phù hợp với định hướng ưu tiên đầu tư; phát triển các thị trường tài chính và bất động sản. Áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ trúng thưởng. Thuế TNCN là nguồn thu mà Việt Nam có thể kỳ vọng để thay thế cho các nguồn thu bị sụt giảm. Do vậy, việc áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ trúng thưởng sẽ là một trong các biện pháp tăng thu từ thuế TNCN, nâng tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN để bù đắp sự suy giảm của các nguồn thu khác. Đồng thời, góp phần đảm bảo công bằng xã hội đối với các cá nhân có thu nhập từ các khoản trúng thưởng có giá trị rất lớn. Thuế suất lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ trúng thưởng theo 3 bậc thuế. Tương ứng, mức thưởng đến 5 tỷ đồng chịu thuế 10%; mức thưởng trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng chịu thuế 20%; mức thưởng trên 10 tỷ đồng chịu thuế 30% nhằm điều tiết hợp lý thuế TNCN đối với khoản thu nhập này. Đối với các sắc thuế tài sản và thu khác Thuế tài nguyên: Hợp lý hóa các chính sách thu liên quan đến tài nguyên. Sửa đổi, bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến, góp phần khuyến khích khai thác hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia; Nghiên cứu mở rộng thêm một số đối tượng khai thác loại khoáng sản có lợi nhuận siêu ngạch như khai thác lộ thiên, lợi nhuận thu được lớn vào đối tượng chịu thuế tài nguyên. Việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế tài nguyên sẽ vừa góp phần tăng thu ngân sách, vừa hạn chế khai thác cạn kiệt tài nguyên. Tuy nhiên, việc tăng thuế cần hướng tới mục tiêu khuyến khích tinh chế tài nguyên và xem xét đến sức chịu đựng của doanh nghiệp. Cần xây dựng một sắc thuế tài sản thống nhất, áp dụng đối với các loại tài sản bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất để từng bước đưa thuế tài sản trở thành một trong những nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN và nâng cao động lực sử dụng đất đai và tài sản hiệu quả hơn. Nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế tài sản thống nhất thay cho chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành, mở rộng đối tượng thu thuế tài sản đối với tài sản gắn liền với đất và các tài sản có giá trị khác, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế, đưa thuế tài sản trở thành một trong những nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là nguồn thu này cần được phân cấp cho ngân sách địa phương hưởng, đồng thời nâng cao động lực sử dụng đất đai và tài sản hiệu quả hơn. Đối với các khoản lệ phí có quy mô nguồn thu lớn, bản chất thu tương tự như thuế, ví dụ như lệ phí trước bạ đối với nhà, đất, ô tô, cần nghiên cứu xây dựng các sắc thuế phù hợp để thay thế, như thuế giao dịch đang được áp dụng ở nhiều nước. Cải cách công tác quản lý thuế Thứ nhất, tái thiết kế quy trình nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với xu hướng cải cách hệ thống thuế và ứng dựng công nghệ thông tin; một số quy trình quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tập trung đang được triển khai tại các cơ quan thuế từ trung ương tới địa phương. như: Tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Quản lý hóa đơn, chứng từ; Trao đổi thông tin giữa các bộ phận của cơ quan thuế. Cơ quan thuế chuyển sang các hoạt động quản lý thuế dựa trên thông tin minh bạch và áp dụng kiểm tra dựa trên rủi ro để quản lý tuân thủ tốt hơn. Nếu được triển khai đầy đủ, các biện pháp trên không chỉ giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả quản lý thuế để tối đa hóa số thu mà còn giảm được chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và cải thiện môi trường
  9. 918 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION kinh doanh một cách căn bản. Các biện pháp cải cách khác cần được tiến hành bao gồm nghiên cứu khả thi để thành lập một bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn theo đúng nghĩa, theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Tổng cục Thuế cần tăng cường phối hợp với Quỹ bảo hiểm xã hội trong thu thuế TNCN và đóng góp bảo hiểm xã hội, theo hướng giao Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thu đóng góp bảo hiểm xã hội thay cho Quỹ bảo hiểm xã hội. Thứ hai, hiện đại hóa công tác quản lý thuế trên nền tảng công nghệ thông tin. Để bảo đảm phát huy tốt nhất các chức năng của thuế trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hiện đại hóa quản lý thuế trên nền tảng công nghệ thông tin, kết nối mạng với doanh nghiệp, với người lao động và người tiêu dùng để vừa kiểm soát tốt các hoạt động kinh tế, chống thất thu NSNN, vừa thuận lợi hóa các thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thuế bảo đảm làm chủ công nghệ quản lý thuế hiện đại, tiên tiến. Thứ ba, thực hiện cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực về quản lý thuế bằng việc đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý thuế. Nghiên cứu mô hình quản lý thuế theo chức năng kết hợp với quản lý theo nhóm đối tượng; Nghiên cứu, xây dựng bộ phận điều tra thuế và cơ chế phối hợp giữa điều tra thuế với các cơ quan điều tra của các Bộ, ngành có liên quan; Nghiên cứu, triển khai mô hình quản lý thu thuế kết hợp với quản lý thu các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Nâng cao năng lực và kỹ năng của cán bộ thuế về điều hành và quản lý thuế quốc tế; Nâng cao kiến ​​hức và kinh nghiệm của cán bộ thuế về quản lý hiệu quả việc thu nợ thuế; Tăng cường kỹ năng t của cán bộ thuế trong việc giải quyết các tranh chấp và khiếu nại về thuế. Thứ tư, cải thiện các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt cần đơn giản hóa các yêu cầu về thủ tục thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh theo hướng: (i) Sửa đổi các nguyên tắc quản lý thuế đối với hộ gia đình kinh doanh; (ii) Xem xét và sửa đổi các yêu cầu kế toán đối với hộ gia đình kinh doanh và doanh nghiệp dưới ngưỡng đăng ký thuế GTGT; (iii) xem xét nghiên cứu ban hành các chuẩn mực kế toán, Tổ chức công tác kế toán áp dụng riêng cho DN nhỏ, siêu nhỏ; (iv) Cần nghiên cứu chính sách thuế, cơ chế quản lý thuế riêng đối với doanh nghiệp nhỏ; (v) Nghiên cứu, đề xuất phương thức nộp thuế đơn giản cho đối tượng nộp thuế qui mô nhỏ; Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thu thuế, chống chuyển giá, nhất là đối với hoạt động, phương thức kinh doanh mới như kinh tế sẻ chia và thương mại điện tử. Việc kiểm tra phát hiện các hành vi chuyển giá rất khó khăn và phức tạp vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyển giá cần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Cụ thể: (i) cơ quan thuế cần có lực lượng cán bộ thanh tra mạnh cả về số lượng và chất lượng; (ii) cơ quan thuế phải có mục tiêu rõ ràng khi tiếp cận vấn đề xác định giá chuyển giao, cũng như thanh tra giá chuyển giao. Đó là mục tiêu đạt được số thu, hoặc là mục tiêu bảo đảm nguyên tắc giao dịch độc lập được tuân thủ trong các giao dịch liên kết, hoặc là kết hợp cả hai mục tiêu này; (iii) tổ chức việc xác định giá chuyển giao, kể cả thanh tra xác định giá chuyển giao theo hướng tập trung hoá; (iv) hình thành kho dữ liệu tập trung, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá rủi ro; (v) tiếp cận từ các ngành đơn giản đến phức tạp, theo hướng ngày càng chuyên môn hoá; tập trung vào các nhóm ngành dễ có hiện tượng chuyển giá; cần kiểm tra việc chuyển giá đối với cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ thay vì chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn. Thứ sáu, kiểm soát, đánh giá kết quả quản lý thuế thông qua các khảo sát về phản hồi của người nộp thuế (đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế). Khảo sát về phản hồi của người nộp thuế là một công cụ thiết yếu để đo lường những đánh giá của người nộp thuế đối với những dịch vụ công của cơ quan thuế. Các khảo sát này sẽ giúp giám sát và đánh giá tác động của chương trình cải cách quản lý thuế, thể hiện qua các phản hồi tốt hay xấu của người nộp thuế. Tăng cường đối thoại với NNT để tìm ra giải pháp giúp NNT tuân thủ tốt pháp luật thuế và tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
  10. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 919 TÀI LIỆU THAM KHẢO: Vú Sỹ Cường, Huy động nguồn thu NSNN ở Việt Nam theo hướng bền vững, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 10/2017). OECD (2016), “Tax policy Reforms in the OECD”; OECD (2012) Consumption Tax Trends 2012, VAT/GST and Excise Rates, Trends and Administration Issues. Vương Thị Thu Hiền, Thuế bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị với Việt Nam, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 10/2017 PGS.TS Bùi Vân Huyền, TS Đỗ Tất Cường, Huy động nguồn lực tài chính phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 10/2017. Taxation trends in the European Union. http://www.ey.com/gl/en/services/tax/vat--gst-and-other-sales-taxes/ey-indirect-tax-in-2017 http://www.vatlive.com/vat-rates/international-vat-and-gst-rates/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2