intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cái thế của non bộ

Chia sẻ: Lotus_0 Lotus_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ nhân non bộ Việt Nam có một số "thế" cổ truyền do người xưa để lại. Người ta thường theo toàn bộ hay chỉ một phần của những "thế" đó. Một số thế điển hình như: thế cao sơn, thế viễn sơn, thế kỳ phong, thế bích lập, thế hạc phong, thế huyền nham, thế nghênh tống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cái thế của non bộ

  1. Cái thế của non bộ Nghệ nhân non bộ Việt Nam có một số "thế" cổ truyền do người xưa để lại. Người ta thường theo toàn bộ hay chỉ một phần của những "thế" đó. Một số thế điển hình như: thế cao sơn, thế viễn sơn, thế kỳ phong, thế bích lập, thế hạc phong, thế huyền nham, thế nghênh tống. Ở Trung Quốc, Bạch Cư Dị sưu tầ m 108 thế khác nhau, làm nền tảng nghệ thuật xây dựng cảnh quan non bộ của Trung Quốc thời xưa. Muốn bố cục cho đẹp, nghệ nhân phải theo những nguyên tắc căn bản của nghệ thuật tạo hình, tức là toàn bộ phải chặt chẽ, có trọng tâm, cân đối, có gần, có xa. Phải có chủ thể và khách thể. Chủ thể làm điểm chính; khách thể để phụ hoạ. Núi cao dùng làm chủ thể, núi thấp ở xa làm khách thể, tạo nên phép viễn cận. Thiền phái Nhật lại còn đề ra những khoảng trống hư vô. Tuy là trống nhưng thể hiện nhiều điều. Trung Hoa có 3 trường phái non bộ: trường phái tự nhiên, trường phái Lão Trang, trường phái Thiền. Cả ba đều lấy hình thể non bộ làm chuẩn. Theo nhận định của ba trường phái đó, trước hết, nhắm vào chủ thể (hòn
  2. chủ). Hòn chủ phải có hình thế nguy nga, đứng sừng sững như một vách đá khổng lồ đối với mọi vật chung quanh. Đó là "bích lập" tức là "bức tường đứng". Đá có nhiều thế khác nhau. Đỉnh núi có những tảng đá nhô ra như được treo giữa chừng giống mái nhà, gọi là "huyền nham"; có nhiều đỉnh nhọn gọi là "tung nham", đỉnh đột khởi gọi là "kích nham". Chú trọng đến vách núi. Vách không được nhẵn nhụi trơn tru như bức tường. Phải có những "gân" dọc nổi lên mới diễn tả được cái hùng vĩ của thiên nhiên. Phía dưới chân núi cũng phải cân nhắc. Mặt đất không phải trơn tru, nhẵn nhụi, bằng phẳng, trông giả tạo. Phải có chỗ lồi, chỗ lõm do đá núi đổ xuống mà thành. Đó là "lạc thạch". Có lạc thạch, mới thấy được vẻ thương hải tang điền. Núi nào cũng có khe, có suối, có hang động, chẳng khác nào mạch máu của sinh vật, tạo sinh động. Trên đây là đại cương về "thế". Tuy nhiên những "thế" của non bộ được đề ra chỉ giúp cho nghệ nhân chú ý đến những điể m cơ bản trong nghệ thuật non bộ, vấn đề quan trọng nhất đối với họ vẫn là nghiên cứu thiên nhiên vô cùng phong phú, sinh động, để tạo ra những mẫu non bộ độc đáo, xuất sắc. Những đề tài cổ điển về lịch sử, về tôn giáo dùng làm nội dung xây dựng
  3. non bộ chung quy chỉ có được một số thể tài nhất định, còn những tác phẩm đầy sáng tạo của nghệ nhân mới có thể làm cho tác phẩm phong phú.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2