TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016<br />
<br />
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH:<br />
TƯ DUY ĐỘT PHÁ, HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT<br />
ThS. ĐÀO DUY HÀ - Học viện Ngân hàng<br />
<br />
Không chỉ thể hiện tư duy đột phá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo thực thi các bước<br />
đi quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh theo mục tiêu: Đến năm 2017 đạt mức trung<br />
bình của nhóm nước ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng<br />
cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới); đến năm 2020, môi trường kinh doanh<br />
và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc<br />
tế, như đã được đề ra tại Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp<br />
chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 2017, định hướng đến năm 2020.<br />
• Từ khóa: Môi trường kinh doanh, cải cách, hành chính, cạnh tranh, năng lực<br />
<br />
Cải cách đang lan tỏa sâu rộng<br />
“Trong ba năm liên tiếp gần đây, Chính phủ đã 3<br />
lần ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP, qua đó chúng ta<br />
thu được nhiều kinh nghiệm, tạo nhiều chuyển biến<br />
trong môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch,<br />
thông thoáng... Nhìn chung bên cạnh sự tích cực vào<br />
cuộc có hiệu quả của Bộ Tài chính (hiện đại hóa và cải<br />
cách thủ tục hành chính Thuế, Hải quan) thì các bộ,<br />
ngành chưa tích cực triển khai các nội dung cải cách<br />
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Do vậy, để tạo<br />
sự chuyển biến sâu rộng trong cải thiện môi trường<br />
kinh doanh, phải theo đến cùng vấn đề, truy đến cùng<br />
trách nhiệm…”, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng<br />
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)<br />
khẳng định như vậy tại Hội nghị triển khai Nghị quyết<br />
19/2016/NQ-CP của Chính phủ, do Văn phòng Chính<br />
phủ phối hợp với CIEM tổ chức mới đây.<br />
Ngoài Nghị quyết 19/2016/NQ-CP, việc Chính phủ<br />
ban hành Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát<br />
triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020, với nhiều nội<br />
dung mang tính đột phát, đã thể hiện sự quyết liệt<br />
của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong thúc<br />
đẩy mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh; xây<br />
dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân, DN<br />
sản xuất, kinh doanh. Với sự quyết liệt này, DN, người<br />
dân đang kỳ vọng tinh thần cải cách mạnh mẽ này sẽ<br />
sớm “thấm” xuống các bộ ngành, địa phương rồi lan<br />
tỏa sâu rộng ra toàn quốc.<br />
Tuy nhiên, theo cảm nhận của cộng đồng DN, các<br />
nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh cần được thực<br />
<br />
hiện quyết liệt để tạo sự lan tỏa và ngấm rõ nét xuống<br />
cấp cơ sở. Nghị quyết 19/2016/NQ-CP thể hiện quyết<br />
tâm rất lớn của Chính phủ, nhưng việc thực hiện văn<br />
bản này tại cơ sở còn nhiều hạn chế.<br />
“Trong những năm gần đây, những cải cách thủ<br />
tục về thuế, hải quan, vận tải (phí, phụ phí tàu biển),<br />
quản lý lao động... của các cơ quan quản lý nhà nước<br />
đã tác động khá tích cực đối với ngành dệt may…”, ông<br />
Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt<br />
Nam phản ánh và cho biết thêm, bên cạnh những tín<br />
hiệu đáng mừng đó, thì thời gian quan vẫn có nhiều quy<br />
định bất cập, gây khó khăn cho DN liên quan đến kiểm<br />
tra chuyên ngành (kiểm tra hàm lượng formaldehyt);<br />
điều kiện nhập khẩu máy in; quy định tăng lương tối<br />
thiểu cao hơn mức tăng năng suất lao động…<br />
Đại diện Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam phản ánh,<br />
việc thực hiện quy định kiểm dịch thực vật đối với sản<br />
phẩm bông nhập khẩu (lĩnh vực Bộ Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn đảm trách) theo quy định hiện<br />
hành còn mất nhiều thời gian, tốn chi phí cho DN...<br />
Từ tiếng nói của nhà quản lý ở cấp cơ sở, ông<br />
Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và<br />
Đầu tư TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, tuy đã có nhiều<br />
cố gắng, nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa như kỳ<br />
vọng là tạo ra được đột phá trong cải cách môi trường<br />
kinh doanh. Do đó, tới đây TP. Hồ Chí Minh xác định<br />
phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện Nghị quyết<br />
19/2016/NQ-CP đạt hiệu quả cao theo hướng sẽ phân<br />
công cụ thể nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm của<br />
các sở, ngành, quận, huyện để cải thiện các chỉ số về<br />
tính minh bạch, gia nhập thị trường, tính năng động<br />
13<br />
<br />
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN<br />
<br />
của lãnh đạo, tiếp cận đất đai... Cùng với đó là tập<br />
trung cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng<br />
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đẩy mạnh ứng<br />
dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước; xã<br />
hội hóa các dịch vụ công... đồng thời, đề nghị các bộ,<br />
ngành phối hợp với địa phương giải quyết kịp thời<br />
những vướng mắc của DN mà địa phương đề xuất…<br />
nhằm phục vụ người dân, DN tốt nhất.<br />
<br />
Tăng cường giám sát đảm bảo tính thực thi cao<br />
Để khắc phục những hạn chế trên, đưa các nội<br />
dung cải cách của Nghị quyết 19/2016/NQ-CP “ngấm”<br />
xuống các cấp cơ sở, các chuyên gia cho rằng ngoài<br />
tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ rà soát, đơn giản<br />
hóa thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà cho<br />
DN; tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý<br />
liên quan đến DN, Liên đoàn kiến nghị Chính phủ<br />
cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực<br />
hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP tại các bộ, ngành, địa<br />
phương; khắc phục điểm yếu trong việc phối hợp thực<br />
hiện nhiệm vụ giữa các cấp này...<br />
<br />
Chính phủ cam kết đồng hành cùng DN, sẵn<br />
sàng cùng các bộ, ngành lắng nghe ý kiến DN,<br />
giải quyết các khó khăn vướng mắc, các hiệp<br />
hội, để tạo thuận lợi, hỗ trợ và phát triển DN,<br />
làm cho môi trường kinh doanh thực sự thuận<br />
lợi và an toàn.<br />
Nhấn mạnh khâu giám sát các bộ, ngành, địa<br />
phương trong triển khai thực hiện Nghị quyết 19/<br />
NQ-CP có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy các nỗ lực cải<br />
thiện môi trường kinh doanh sớm đi vào cuộc sống,<br />
TS. Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính<br />
phủ, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Đổi<br />
mới và Phát triển DN khẳng định, việc giám sát này<br />
sẽ được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên. Muốn tăng<br />
cường giám sát để thúc đẩy công khai, minh bạch, thì<br />
công cụ cực kỳ quan trọng là xây dựng Chính phủ<br />
điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ<br />
về Chính phủ điện tử. Nếu không sẽ không bao giờ<br />
có công cụ để người dân và DN giám sát. Nếu không<br />
có giám sát thì bao giờ cũng có tiêu cực, nhũng nhiễu.<br />
Cùng với đó, Nghị quyết 35/2015/NQ-CP của Chính<br />
phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương mở một chuyên<br />
mục về hỗ trợ phát triển DN trên trang thông tin điện<br />
tử, công khai kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại<br />
của DN trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn<br />
vị mình, nếu không giải quyết thì phải nói rõ tại sao.<br />
Nghị quyết 19/2016/NQ-CP đã giao nhiệm vụ cụ<br />
thể hơn cho Văn phòng Chính phủ là chủ trì phối hợp<br />
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Đoàn kiểm tra,<br />
14<br />
<br />
giám sát của Chính phủ và tổng hợp báo cáo Chính<br />
phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý, đồng<br />
thời mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính<br />
sách của DN và người dân tại Cổng Thông tin điện<br />
tử Chính phủ. Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ<br />
về Chính phủ điện tử cũng giao Văn phòng Chính<br />
phủ thiết lập mạng xã hội - chính quyền để người dân<br />
tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản<br />
quy phạm pháp luật… Cũng liên quan đến công tác<br />
kiểm tra, giám sát, hàng quý Ban Chỉ đạo Đổi mới và<br />
Phát triển DN sẽ giao ban về tình hình triển khai Nghị<br />
quyết 35/2016/NQ-CP và Nghị quyết 19/2016.<br />
Liên quan đến hướng giải quyết các vướng mắc, khó<br />
khăn mà cộng đồng DN nêu ra như trên, quan điểm<br />
nhất quán của Chính phủ: coi DN là động lực phát<br />
triển kinh tế; Chính phủ cam kết bảo vệ môi trường an<br />
toàn, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, tạo<br />
mọi điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất, kinh doanh.<br />
Chính phủ cam kết đồng hành cùng DN, sẵn sàng cùng<br />
các bộ, ngành lắng nghe ý kiến DN, giải quyết các khó<br />
khăn vướng mắc, các hiệp hội, để tạo thuận lợi, hỗ trợ<br />
và phát triển DN, làm cho môi trường kinh doanh thực<br />
sự thuận lợi và an toàn. Với các văn bản quy phạm<br />
pháp luật của bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh ban<br />
hành sai với luật hoặc trái với quy định của văn bản cấp<br />
cao hơn, thì có một giải pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn<br />
so là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thực thi,<br />
bãi bỏ các văn bản này.<br />
Đặc biệt, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng<br />
5 vừa qua, Chính phủ đã dành hẳn một ngày để thảo<br />
luận về công tác xây dựng thể chế, trong đó có trọng<br />
tâm là kiểm điểm việc ban hành các văn bản hướng<br />
dẫn để đưa các nội dung cải cách của Luật DN, Luật<br />
Đầu tư vào cuộc sống, đồng thời nội dung này được<br />
các thành viên Chính phủ thảo luận trước khi bàn thảo<br />
các vấn đề kinh tế-xã hội. Động thái này thêm minh<br />
chứng cho sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng<br />
Chính phủ trong khẩn trương đưa các nội dung cải<br />
cách về cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường<br />
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia<br />
vào cuộc sống. Qua đó, hỗ trợ DN giảm tối đa chi phí,<br />
thời gian tuân thủ trong quá trình hoạt động sản xuất,<br />
kinh doanh, từ đó thực sự tạo ra “cú hích” cho phát<br />
triển DN trong thời gian tới nhằm mở thêm dư địa cho<br />
thu ngân sách, đồng thời ngày càng có đóng góp quan<br />
trọng hơn cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong giai<br />
đoạn tới.<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Báo cáo thường kỳ Chính phủ tháng 5/2016;<br />
2. Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ;<br />
3. Trang điện tử: Chinhphu.vn; VCCI.com.vn; Mof.gov.vn…<br />
<br />