Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
CẢI THIỆN THÓI QUEN VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA MỘT SỐ<br />
HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ PHỤ HUYNH THÔNG QUA TĂNG CƯỜNG<br />
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TẠI NHÀ<br />
Nguyễn Lang Thanh*, Phan Ái Hùng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của việc tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng tại<br />
nhà đối với thói quen vệ sinh răng miệng của một số học sinh Tiểu học và phụ huynh.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trong 4 tuần trên 160 học sinh lớp 4 trường Tiểu<br />
học Phong Phú, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM. Học sinh được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm<br />
chứng (80 học sinh) chỉ được giáo dục sức khỏe răng miệng tại trường; nhóm nghiên cứu (80 học sinh) được giáo<br />
dục sức khỏe răng miệng tại trường kết hợp với tăng cường nhắc nhở chải răng tại nhà thông qua bảng nhắc nhở và<br />
tự theo dõi chải răng mỗi ngày cùng với gia đình. Nghiên cứu cũng khảo sát sự thay đổi thói quen vệ sinh răng<br />
miệng của 66 phụ huynh học sinh tham gia tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng tại nhà. Nghiên cứu ghi nhận<br />
sự thay đổi kiến thức và thói quen vệ sinh răng miệng với bảng câu hỏi phỏng vấn, đánh giá tình trạng vệ sinh răng<br />
miệng với chỉ số vệ sinh răng miệng OHI-S (DI) vào thời điểm ban đầu và sau 4 tuần.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện đáng kể về kiến thức, thói quen và tình trạng vệ sinh răng<br />
miệng của học sinh cũng như thói quen vệ sinh răng miệng của phụ huynh học sinh.<br />
Kết luận: Việc tăng cường nhắc nhở chải răng tại nhà kết hợp với giáo dục sức khỏe răng miệng tại trường<br />
giúp cải thiện tốt kiến thức, thói quen và tình trạng vệ sinh răng của học sinh bên cạnh đó cũng góp phần cải<br />
thiện thói quen vệ sinh răng miệng của các thành viên trong gia đình.<br />
Từ khóa: Vệ sinh răng miệng, giáo dục sức khỏe răng miệng, kiến thức, thói quen, tình trạng vệ sinh<br />
răng miệng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
IMPROVING ORAL HYGIENE HABITS OF PRIMARY SCHOOL CHILDREN AND THEIR PARENTS<br />
THROUGH PROMOTING ORAL HEALTH CARE EDUCATION AT HOME<br />
Nguyen Lang Thanh, Phan Ai Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 184 - 192<br />
The objectives of this study was to evaluate the effectiveness of promoting oral health care education on oral<br />
hygiene habits of primary school children and their parents.<br />
Material and method: The study was conducted in 4 weeks. 160 school children aged 10 (class 4th) were<br />
randomly selected and divided into 2 groups: oral health care education was given at school to control group (80<br />
children) and to experimental group (80 children). The later group also received posters to remind them of tooth<br />
brushing and a calendar to self follow at home. The study also evaluated changes in oral health care habits of 66<br />
parents in experimental group. Data was collected using questionnaire and oral hygiene index (OHI-S) at<br />
baseline and after 4 weeks.<br />
Results of study showed that knowledge, habits and oral hygiene status of school children as well as oral<br />
*: Chương trình giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng “P/S Bảo Vệ Nụ Cười Việt Nam” – Unilever VN,<br />
**: Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Lang Thanh ĐT: 0909034449; Email: langthanh@gmail.com<br />
<br />
184<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hygiene habits of their parents improved significantly.<br />
Conclusions: It is concluded that promoting oral health care education at home was effective in improving<br />
knowledge, habits, oral hygiene status of school children and oral hygiene habits of their family members.<br />
Key words: Oral hygiene, oral health care education, knowledge, habit, oral hygiene status.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
<br />
Giáo dục sức khỏe răng miệng (GDSKRM)<br />
giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa<br />
các bệnh răng miệng đặc biệt là ở lứa tuổi học<br />
sinh, giúp các em sớm có ý thức và thói quen vệ<br />
sinh răng miệng (VSRM) ngay từ nhỏ(13). Ở Việt<br />
Nam, GDSKRM là nội dung đầu tiên và quan<br />
trọng nhất trong 4 nội dung của chương trình<br />
chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh<br />
(Nha Học Đường). Hiện nay, nội dung này được<br />
thực hiện gần 100% các trường Tiểu học và Mầm<br />
non. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy<br />
tình trạng VSRM của học sinh vẫn ở mức trung<br />
bình và kém. Vì vậy rất cần tăng cường<br />
GDSKRM, tăng cường chải răng để giúp cải<br />
thiện tình trạng VSRM của học sinh(6,8,14,15).<br />
<br />
Đánh giá sự cải thiện thói quen VSRM của<br />
một số học sinh Tiểu học và phụ huynh thông<br />
qua tăng cường GDSKRM tại nhà.<br />
<br />
Thực tế, học sinh học những kiến thức chăm<br />
sóc răng miệng tại trường trong khi thực hành<br />
các kỹ năng này chủ yếu ở nhà, đặc biệt là các<br />
học sinh không học bán trú. Số lượng học sinh<br />
này chiếm đa số, nhất là ở các huyện ngoại<br />
thành hiện nay. Một số nghiên cứu cho thấy cha<br />
mẹ giữ vai trò quan trọng trong việc GDSKRM<br />
cho trẻ và ngược lại, kiến thức răng miệng của<br />
trẻ có ảnh hưởng đối với cha mẹ và làm thay đổi<br />
thói quen chăm sóc răng miệng của các thành<br />
viên trong gia đình(2,4).<br />
Hiện nay, trong nước chưa có nghiên cứu<br />
nào khảo sát ảnh hưởng của việc GDSKRM tại<br />
trường kết hợp tăng cường GDSKRM tại nhà đối<br />
với thói quen VSRM của học sinh và phụ huynh.<br />
Việc tìm hiểu tác động của GDSKRM tại trường<br />
kết hợp với gia đình là cần thiết để từ đó có<br />
phương pháp thích hợp giúp cải thiện và nâng<br />
cao sức khỏe răng miệng cho học sinh và cộng<br />
đồng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm các mục tiêu sau:<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
- Đánh giá kiến thức, thói quen, tình trạng<br />
VSRM của học sinh (sau khi học sinh được<br />
GDSKRM tại trường theo chương trình Nha Học<br />
Đường), thói quen VSRM của phụ huynh học<br />
sinh (PHHS) trước nghiên cứu.<br />
- Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thói quen<br />
và tình trạng VSRM của học sinh sau khi thực<br />
hiện tăng cường GDSKRM tại nhà.<br />
- So sánh sự thay đổi thói quen và tình trạng<br />
VSRM của nhóm học sinh có tăng cường<br />
GDSKRM tại nhà so với nhóm học sinh chỉ được<br />
GDSKRM đơn thuần tại trường.<br />
- Đánh giá sự thay đổi thói quen VSRM của<br />
phụ huynh học sinh trước và sau khi thực hiện<br />
tăng cường GDSKRM tại nhà.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm can thiệp cộng đồng<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
160 học sinh và 66 phụ huynh học sinh lớp<br />
Bốn trường Tiểu học Phong Phú, xã Phong Phú,<br />
huyện Bình Chánh, TPHCM. Học sinh được chia<br />
ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm chứng (nhóm<br />
1) gồm 80 học sinh, nhóm nghiên cứu (nhóm 2)<br />
gồm 80 học sinh.<br />
Chọn toàn bộ phụ huynh của học sinh nhóm<br />
nghiên cứu (66 PHHS).<br />
<br />
Phương tiện tăng cường GDSKRM<br />
Bảng nhắc nhở học sinh chải răng gồm 2<br />
bảng: một bảng được dán ở nơi chải răng với nội<br />
dung nhắc nhở các em chải răng sau khi ăn và<br />
tối trước khi đi ngủ, chải răng buổi tối là quan<br />
<br />
185<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
trọng nhất, chải đủ các mặt răng của hàm trên<br />
và hàm dưới; một bảng được dán ở góc học tập<br />
với nội dung nhắc nhở chải răng sau khi ăn và<br />
tối trước khi đi ngủ kết hợp với các phiếu theo<br />
dõi chải răng.<br />
Phiếu theo dõi chải răng gồm 4 phiếu (mỗi<br />
tuần có 1 phiếu) được gắn vào bảng nhắc nhở<br />
chải răng dán ở góc học tập, mỗi phiếu gồm một<br />
bảng với các ô vuông để học sinh ghi điểm chải<br />
răng của mình và cha mẹ mỗi ngày.<br />
<br />
Phương tiện đánh giá kiến thức, thói quen<br />
VSRM<br />
Bộ câu hỏi phỏng vấn học sinh và PHHS về<br />
kiến thức và thói quen VSRM với các nội dung<br />
phù hợp chương trình GDSKRM của học sinh<br />
tại trường.<br />
<br />
Phương tiện đánh giá tình trạng VSRM<br />
Phiếu khám tình trạng VSRM, bộ đồ khám<br />
răng, thuốc phát hiện mảng bám với thành phần<br />
là FD&C blue No.1, D&C red No.28.<br />
<br />
Tiến trình nghiên cứu<br />
Bước 1: Khảo sát kiến thức, thói quen và tình<br />
trạng VSRM của học sinh; thói quen VSRM của<br />
PHHS trước can thiệp.<br />
Bước 2: Triển khai tăng cường GDSKRM tại<br />
nhà ở học sinh nhóm nghiên cứu.<br />
Mỗi học sinh được nhận 2 bảng nhắc nhở<br />
chải răng và được giáo viên chủ nhiệm hướng<br />
dẫn dán đúng vị trí, ghi điểm vào phiếu theo dõi<br />
chải răng.<br />
<br />
Sự thay đổi kiến thức, thói quen và tình trạng<br />
VSRM của học sinh; sự thay đổi thói quen<br />
VSRM của PHHS.<br />
<br />
Thu thập dữ liệu<br />
Kiến thức và thói quen VSRM của học sinh<br />
Học sinh tham gia nghiên cứu được phỏng<br />
vấn bằng cách trả lời bảng câu hỏi tự điền tại lớp<br />
sau khi được khám đánh giá tình trạng VSRM,<br />
dưới sự hướng dẫn và giám sát bởi các điều tra<br />
viên gồm các nội dung sau:<br />
- Hiểu biết về nguyên nhân và cách phòng<br />
ngừa các bệnh sâu răng và viêm nướu, biện<br />
pháp VSRM quan trọng, phương pháp chải răng<br />
đúng, lần chải răng quan trọng nhất trong ngày.<br />
- Thói quen VSRM gồm tần suất chải răng,<br />
thời điểm chải răng, sử dụng kem đánh răng có<br />
Fluor, tự giác chải răng.<br />
<br />
Tình trạng VSRM của học sinh<br />
Học sinh được khám đánh giá và ghi nhận<br />
tình trạng VSRM với chỉ số OHI-S (yếu tố bựa<br />
bám). Phân loại tình trạng VSRM của mỗi học<br />
sinh như sau:<br />
- 0,0 – 0,6: VSRM tốt<br />
- 0,7 – 1,8: VSRM trung bình<br />
- 1,9 – 3,0: VSRM kém<br />
<br />
Thói quen VSRM của phụ huynh học sinh<br />
Phụ huynh học sinh tham gia nghiên cứu<br />
được gửi bảng câu hỏi phỏng vấn soạn sẵn về<br />
nhà, trả lời và gửi lại cho giáo viên chủ nhiệm<br />
vào ngày hôm sau. Phỏng vấn PHHS được thực<br />
hiện trước khi phỏng vấn, khám và ghi nhận<br />
tình trạng VSRM của học sinh.<br />
<br />
Học sinh tự theo dõi chải răng và ghi điểm<br />
chải răng của mình và cha mẹ vào ô vuông trên<br />
phiếu theo dõi chải răng mỗi ngày: có chải răng<br />
ghi điểm 1, không chải răng ghi điểm 0. Thời<br />
gian bắt đầu ghi điểm chải răng là ngày thứ Hai.<br />
Sau 1 tuần (thứ Hai kế tiếp), học sinh nộp phiếu<br />
theo dõi chải răng đã được ghi điểm chải răng<br />
với chữ ký xác nhận của phụ huynh cho giáo<br />
viên chủ nhiệm. Việc theo dõi chải răng được<br />
thực hiện trong 4 tuần.<br />
<br />
Kiểm soát sai lệch thông tin<br />
<br />
Bước 3: Đánh giá hiệu quả tăng cường<br />
GDSKRM tại nhà sau 1 tháng với các tham số:<br />
<br />
Tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn,<br />
thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện bộ câu<br />
<br />
186<br />
<br />
Bảng câu hỏi gồm các nội dung: tần suất chải<br />
răng trong ngày, thời điểm chải răng, cách chải<br />
răng, việc sử dụng kem đánh răng có Fluor, sự<br />
quan tâm đến VSRM của con và ý kiến của<br />
PHHS về việc thực hiện tăng cường GDSKRM<br />
tại nhà.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
hỏi. Tập huấn điều tra viên và ghi nhận chỉ số<br />
Kappa là 0,8 trước khi điều tra chính thức.<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm<br />
SPSS phiên bản 11.5. Sử dụng thống kê mô tả và<br />
các kiểm định 2, kiểm định McNemar, kiểm định<br />
t để phân tích, trình bày và so sánh các kết quả.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Bảng 1: Phân bố tỉ lệ % học sinh của 2 nhóm nghiên<br />
cứu theo giới.<br />
Nhóm<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
Tổng<br />
<br />
Nam<br />
n<br />
45<br />
33<br />
78<br />
<br />
Nữ<br />
%<br />
56,3<br />
41,3<br />
48,7<br />
<br />
n<br />
35<br />
47<br />
82<br />
<br />
%<br />
43,7<br />
58,7<br />
51,3<br />
<br />
Tổng<br />
80<br />
80<br />
160<br />
<br />
Kiểm định 2 = 3,602; p = 0,058<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố tỉ lệ % PHHS theo tuổi và giới.<br />
<br />
45<br />
<br />
Nam<br />
n (%)<br />
4 (16,6)<br />
13 (54,2)<br />
7 (29,2)<br />
<br />
Nữ<br />
n (%)<br />
16 (38,1)<br />
20 (47,6)<br />
6 (14,3)<br />
<br />
Tổng<br />
n (%)<br />
20 (30,3)<br />
33 (50)<br />
13 (19,7)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
24 (36,4)<br />
<br />
42 (63,6)<br />
<br />
66 (100)<br />
<br />
Độ tuổi<br />
<br />
Kiến thức VSRM của học sinh<br />
Bảng 3: Điểm trung bình (TB) kiến thức VSRM của<br />
2 nhóm học sinh.<br />
Tham số<br />
<br />
Điểm TB kiến thức,<br />
<br />
X<br />
<br />
(ĐLC)<br />
<br />
p(a)<br />
<br />
Trước can thiệp Sau can thiệp<br />
(1) Nguyên nhân sâu răng và viêm nướu<br />
Nhóm 1<br />
8 (7,361)<br />
6,75 (6,708)<br />
0,159<br />
Nhóm 2<br />
7,25 (7,459)<br />
8,25 (7,758)<br />
0,172<br />
p(b)<br />
0,523<br />
0,193<br />
(2) Phòng ngừa sâu răng và viêm nướu<br />
Nhóm 1<br />
14,81 (4,503)<br />
13,25 (5,240)<br />
0,000<br />
Nhóm 2<br />
14,26 (5,048)<br />
15,58 (4,227)<br />
0,004<br />
p(b)<br />
0,468<br />
0,002<br />
(3) Chải răng là biện pháp giữ VSRM quan trọng<br />
Nhóm 1<br />
7,63 (4,282)<br />
7,88 (4,117)<br />
0,620<br />
Nhóm 2<br />
7,75 (4,202)<br />
9,38 (2,436)<br />
0,000<br />
p(b)<br />
0,852<br />
0,006<br />
(4) Phương pháp chải răng đúng<br />
Nhóm 1<br />
7,31 (3,275)<br />
7,06 (3,440)<br />
0,397<br />
Nhóm 2<br />
7,19 (3,718)<br />
8,63 (2,513)<br />
0,000<br />
(b)<br />
p<br />
0,822<br />
0,001<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Tham số<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Điểm TB kiến thức,<br />
<br />
X<br />
<br />
(ĐLC)<br />
<br />
Trước can thiệp Sau can thiệp<br />
(5) Lần chải răng quan trọng nhất<br />
Nhóm 1<br />
3,88 (4,903)<br />
4 (4,930)<br />
Nhóm 2<br />
4,88 (5,030)<br />
9,5 (2,193)<br />
p(b)<br />
0,205<br />
0,000<br />
Điểm trung bình chung về kiến thức VSRM(*)<br />
Nhóm 1 41,63 (14,381)<br />
38,94 (13,943)<br />
Nhóm 2 41,33 (15,876)<br />
51,33 (10,690)<br />
p(b)<br />
0,900<br />
0,000<br />
<br />
p(a)<br />
<br />
0,783<br />
0,000<br />
<br />
0,039<br />
0,000<br />
<br />
(a) Kiểm định t bắt cặp; (b) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập; (*)<br />
Trung bình cộng của (1), (2), (3), (4), (5).<br />
<br />
Bảng 4: Tỉ lệ % học sinh có kiến thức VSRM đạt yêu cầu.<br />
Nhóm<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
p(b)<br />
<br />
Trước can<br />
thiệp<br />
n (%)<br />
29 (36,3)<br />
31 (38,8)<br />
0,744<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
n (%)<br />
25 (31,3)<br />
49 (61,3)<br />
0,000<br />
<br />
(a)<br />
<br />
p<br />
<br />
0,541<br />
0,000<br />
<br />
(a) Kiểm định McNemar, (b) Kiểm định 2<br />
<br />
Thói quen VSRM của học sinh<br />
Bảng 5: Thói quen VSRM của học sinh.<br />
Thói quen VSRM, n (%)<br />
p(a)<br />
Trước can thiệp Sau can thiệp<br />
Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày<br />
Nhóm 1<br />
44 (55)<br />
54 (67,5) 0,013<br />
Nhóm 2<br />
42 (52,5)<br />
78 (97,5) 0,000<br />
p(b)<br />
0,751<br />
0,000<br />
Chải răng sáng mới thức dậy<br />
Nhóm 1<br />
78 (97,5)<br />
73 (91,3) 0,063<br />
Nhóm 2<br />
76 (95)<br />
69 (86,3) 0,092<br />
p(b)<br />
0,681<br />
0,317<br />
Chải răng sau khi ăn<br />
Nhóm 1<br />
7 (8,8)<br />
10 (12,5) 0,375<br />
Nhóm 2<br />
6 (7,5)<br />
58 (72,5) 0,000<br />
p(b)<br />
0,772<br />
0,000<br />
Chải răng tối trước khi đi ngủ<br />
Nhóm 1<br />
46 (57,5)<br />
54 (67,5) 0,021<br />
Nhóm 2<br />
43 (53,8)<br />
78 (97,5) 0,000<br />
p(b)<br />
0,633<br />
0,000<br />
Chải răng với kem có Fluor<br />
Nhóm 1<br />
52 (65)<br />
61 (76,3) 0,022<br />
Nhóm 2<br />
60 (75)<br />
74 (92,5) 0,001<br />
p(b)<br />
0,168<br />
0,005<br />
Tự giác chải răng<br />
Nhóm 1<br />
37 (46,3)<br />
40 (50)<br />
0,581<br />
Nhóm 2<br />
40 (50)<br />
66 (82,5) 0,000<br />
p(b)<br />
0,635<br />
0,000<br />
<br />
Tham số<br />
<br />
(a) Kiểm định McNemar, (b) Kiểm định 2<br />
<br />
187<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tình trạng VSRM của học sinh<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Bảng 6: Trung bình điểm số OHI-S của 2 nhóm học<br />
sinh.<br />
<br />
Sự thay đổi kiến thức VSRM của học sinh<br />
<br />
Trung bình điểm số OHI-S, X<br />
Điểm số<br />
p(a)<br />
(ĐLC)<br />
Trước can thiệp Sau can thiệp<br />
OHI-S Nhóm 1<br />
2,315 (0,499)<br />
2,225 (0,501) 0,013<br />
Nhóm 2<br />
2,381 (0,492)<br />
1,652 (0,569) 0,000<br />
p(b)<br />
0,395<br />
0,000<br />
(a) Kiểm định t bắt cặp, (b) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập<br />
<br />
Bảng 7: Tình trạng VSRM của học sinh.<br />
Tình trạng VSRM, n (%)<br />
<br />
Mức độ<br />
<br />
Trước can thiệp Sau can thiệp<br />
<br />
Trung Nhóm 1<br />
bình Nhóm 2<br />
(b)<br />
<br />
p<br />
Kém<br />
<br />
p(a)<br />
<br />
16 (20)<br />
<br />
21 (26,3)<br />
<br />
0,180<br />
<br />
11 (13,7)<br />
<br />
50 (62,5)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
0,291<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Nhóm 1<br />
<br />
64 (80)<br />
<br />
59 (73,7)<br />
<br />
0,180<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
69 (86,3)<br />
<br />
29 (36,3)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
(b)<br />
<br />
p<br />
<br />
0,291<br />
<br />
(a) Kiểm định McNemar, (b) Kiểm định <br />
<br />
0,000<br />
2<br />
<br />
Thay đổi thói quen VSRM của phụ huynh học<br />
sinh<br />
Bảng 8: Thói quen chải răng của PHHS.<br />
Thói quen chải răng, n (%)<br />
Tham số<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can<br />
thiệp<br />
<br />
p(a)<br />
<br />
Chải răng ít nhất 2<br />
lần mỗi ngày<br />
<br />
38 (57,6)<br />
<br />
64 (97)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Chải răng sáng mới<br />
thức dậy<br />
<br />
63 (95,5)<br />
<br />
61 (92,4)<br />
<br />
0,718<br />
<br />
Chải răng sau khi<br />
ăn<br />
<br />
4 (6,1)<br />
<br />
48 (72,7)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Chải răng tối trước<br />
khi đi ngủ<br />
<br />
38 (57,6)<br />
<br />
63 (95,5)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Chải răng đúng<br />
<br />
12 (18,2)<br />
<br />
65 (98,5)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Dùng kem đánh<br />
răng có Fluor<br />
<br />
35 (53)<br />
<br />
55 (83,3)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
(a) Kiểm định 2<br />
<br />
Bảng 9: Sự quan tâm của PHHS đến VSRM của con<br />
Tham số<br />
Kiểm tra răng con sau<br />
khi con chải răng<br />
Nhắc con chải răng<br />
(a) Kiểm định <br />
<br />
188<br />
<br />
2<br />
<br />
Trước can<br />
thiệp<br />
n (%)<br />
3 (4,5)<br />
<br />
Sau can<br />
thiệp<br />
n (%)<br />
46 (69,7)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
8 (12,1)<br />
<br />
56 (84,8)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
p(a)<br />
<br />
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy trước can thiệp,<br />
điểm trung bình chung về kiến thức VSRM của<br />
học sinh giữa 2 nhóm không có sự khác biệt.<br />
Điều này cho thấy học sinh của 2 nhóm được<br />
GDSKRM và tiếp thu các kiến thức VSRM từ<br />
chương trình GDSKRM tại trường tương tự<br />
nhau. Sau can thiệp, điểm trung bình này ở học<br />
sinh nhóm nghiên cứu tăng đáng kể (p