intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 28

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các loại sốt thông thường Phân biệt các loại sốt Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Có nhiều căn bệnh khác nhau, đều chung một triệu chứng sốt. Để chữa bệnh đúng hướng, điều quan trọng là phải biết phân biệt bệnh này với bệnh kia. Sau đây là một số bệnh cấp tính quan trọng, trong đó sốt là một dấu hiệu nổi bật: Bệnh sốt rét: Bắt đầu đột ngột với nhiệt độ lên cao và rét run. Sốt kéo dài độ vài giờ. Khi nhiệt độ xuống thì cơ thể ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 28

  1. Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 28 Chương 11: Các loại sốt thông thường Phân biệt các loại sốt Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Có nhiều căn bệnh khác nhau, đều chung một triệu chứng sốt. Để chữa bệnh đúng hướng, điều quan trọng là phải biết phân biệt bệnh này với bệnh kia. Sau đây là một số bệnh cấp tính quan trọng, trong đó sốt là một dấu hiệu nổi bật: Bệnh sốt rét: Bắt đầu đột ngột với nhiệt độ lên cao và rét run. Sốt kéo dài độ vài giờ. Khi nhiệt độ xuống thì cơ thể ra mồ hôi. Thông thường cơn sốt cứ cách một hoặc hai ngày một lần. Giữa các đợt sốt người bệnh cảm thấy dễ chịu nhiều hoặc ít. Sốt thương hàn: Bắt đầu như khi bị cảm lạnh. Nhiệt độ mỗi ngày tăng một ít. Mạch tương đối chậm. Đôi khi tiêu lỏng và kiệt nước. Run rẩy hoặc nói sảng, tinh thần lơ mơ. Sốt phát ban: Tương tự sốt thương hàn. Có phát ban giống như trong bệnh sởi với nhiều vết thâm tím rất nhỏ. Tình trạng rất nặng. Viêm gan: Người bệnh không muốn ăn. Không đòi ăn hoặc hút thuốc. Buồn nôn. Mặt và da trở nên vàng; nước tiểu màu da cam hoặc nâu; phân trắng. Sốt nhẹ. Người rất mệt.
  2. Viêm phổi: Thở nhanh, nông. Nhiệt độ tăng nhanh. Ho có đờm xanh, vàng hoặc lẫn máu. Có thể đau ngực. Bệnh rất nặng. Bệnh thấp: Thường thấy nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đau khớp. Sốt cao. Thường xảy ra sau viêm họng. Có thể đau ngực với nhịp thở ngắn. Có thể có những cử động bất thường ở chân và tay. Sốt hậu sản: Bắt đầu sau khi sinh hoặc sinh được nhiều ngày. Khởi đầu sốt nhẹ, về sau thường sốt cao lên. Ra huyết hôi ở âm đạo, đau và đôi khi ra máu. Ngoài những bệnh nguy hiểm trên, còn nhiều bệnh khác có thể gây ra những cơn sốt và những triệu chứng tương tự, không phải bao giờ cũng dễ phân biệt. Nếu có thể, nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ. Bệnh sốt rét Sốt rét là một trong những bệnh truyền có số người mắc cao nhất thế giới, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra và được truyền từ người này sang người khác do muỗi đòn xóc Anopheles. Loại ký sinh trùng này được phát hiện vào năm 1980 tại châu Phi. Khi ký sinh trùng xâm nhập cơ thể sẽ vào gan và tiếp đến là hồng cầu, làm bể hồng câu, liên tục gây nhiều biến chứng và dẫn người bị bệnh đến tử vong. Tại Việt Nam, loài thường gặp và gây tử vong nhiều là ký sinh trùng Plasmodium falciparum. Triệu chứng
  3. Sau khi bị muỗi mầm bệnh đốt từ 7-14 ngày, bệnh nhân sẽ lên cơn sốt trong vài hôm với những triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu và sốt nhẹ. Sau đó xuất hiện cơn sốt điển hình với rét run khoảng từ nửa giờ đến một giờ, rồi sốt cao 39-400C, nhức đầu chóng mặt, buồn nôn và những triệu chứng khác. Cơn sốt kéo dài nhiều giờ và kết thúc khi bệnh nhân vã mồ hôi và trở lại trạng thái bình thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trong 2-3 ngày từ khi sốt, bệnh sẽ biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là: hôn mê, co giật (thể ác tính não) suy thận cấp (thận không còn hoàn thành được chức năng thải chất độc trong cơ thể ra ngoài qua nước tiểu; chất thải gia tăng trong máu) và bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 7-10 ngày. Biểu hiện trên lâm sàng là nấc cụt, đi tiểu ít. Bệnh nhân còn có dấu hiệu vàng da niêm đi kèm hoặc rối loạn chức năng nội tiết như giảm chất đường glucose trong máu. Các biến chứng khác ít gặp hơn - nhưng tử vong rất cao - là phù phổi cấp, sốc, tiểu ra huyết cầu tố, thiếu máu nặng. Sốt rét (tiếp) Điều trị Hiện nay tại vùng Đông Nam Á, trong đó có nước ta, ký sinh trùng sốt rét P.falciparum đã kháng lại hầu hết các thuốc sốt rét được sử dụng trước đây như Choloroquine (Delagyl, Nivaquine), Sulfadoxine - Pyrimethamine (Fansidar) với tỷ lệ trên 90%. Để khắc phục tình trạng đó, Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu phác đồ điều trị sốt rét với các loại còn hiệu quả là Artemisimin và các dẫn xuất (là chất chiết xuất từ cây thanh hao Artemisua annua), Quinne, Mefloquine.
  4. Tại Việt Nam, chương trình quốc gia phòng chống sốt rét đã ứng dụng điều trị sốt rét bằng phác đồ này. Tỷ lệ trên 95% khỏi bệnh trong đợt điều trị đầu tiên (với thời gian khỏi bệnh từ 3-4 ngày). Phòng ngừa Hiện nay, ở ta và trên thế giới, điều trị sốt rét cơn rất đơn giản và hiệu quả; nhưng một khi sốt rét đã biến chứng thì điều trị lại vô cùng phức tạp, tốn kém và tử vong khá cao. Chính vì vậy, công tác phòng ngừa là rất quan trọng. Đối với người sống trong vùng không có sốt rét lưu hành - là vùng không có muỗi trung gian truyền bệnh - như ở các thành phố, thị trấn; khi đi vào vùng có nhiều núi rừng đầm lầy như ở các tỉnh Bình Phước, Đắc Lắc, Cần Giờ... cần được tham vấn về các biện pháp phòng chống cá nhân như mặc áo quần dài vào ban đêm, dùng thuốc xua muỗi loại xoa hay đốt, nằm màn, uống phòng ngừa. Đặc biệt chú ý: khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng để chữa trị kịp thời trong vòng 3 ngày đầu (nhiều bệnh nhân đã tử vong tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới chỉ vì ngủ qua một đêm tại các vùng có sốt rét sau khi bị sốt không đến ngay y tế để được xét nghiệm máu và điều trị mà tự mua thuốc uống). BS Trần Tịnh Hiền (Trung tâm Bệnh Nhiệt đới TP HCM) Bệnh sốt xuất huyết
  5. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn (Aedes Aegypti) hút máu truyền siêu vi từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Muỗi vằn sống trong nhà, thích hút máu cả ngày lẫn đêm. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra tại các nước trong vùng nhiệt đới. ở nước ta, bệnh tập trung ở các tỉnh Nam bộ (70%) và duyên hải miền Trung (28%). Bệnh xảy ra quanh năm và thường thành dịch lớn vào mùa mưa. Lứa tuổi mắc bệnh thường là trẻ em. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị và thuốc phòng ngừa bệnh này. Sốt xuất huyết ở trẻ em Các triệu chứng khả nghi bệnh sốt xuất huyết là sốt cao liên tục từ 39 - 40 độ C trong 3 - 4 ngày liền; có dấu hiệu xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng; đau bụng, nôn ói, chân tay lạnh. Khi nghi ngờ sốt xuất huyết, cần đưa trẻ em đi khám bệnh ngay. Trường hợp nhẹ, được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy; cho ăn nhẹ (cháo, xúp, sữa...); cho uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt; hạ sốt với Paracetamol, lau ấm khi sốt cao; tuyệt đối không cạo gió, cắt giác, quấn kín, cữ ăn... Theo dõi bệnh chặt chẽ, khi thấy dấu hiệu: trẻ li bì, vật vã, chân tay lạnh, ói nhiều... cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng (kể cả ban ngày), đậy kín lu, hồ, vại... không để chỗ cho muỗi sinh sản, trong nhà dọn dẹp ngăn nắp, sạch thoáng, không để nước đọng. Sốt xuất huyết ở người lớn
  6. Trước đây, bệnh sốt xuất huyết chỉ phổ biến ở trẻ em nhưng gần đây, nó đặc biệt gia tăng ở người lớn. Với sốt xuất huyết ở người lớn, bệnh nhân cũng sốt cao đột ngột, liên tục và thường kéo dài 5-6 ngày; nhiệt độ ở mức 39,5-40 độ C, ít kèm ớn lạnh; một số trường hợp chỉ sốt vừa, dưới 39 độ C (có thể dùng thuốc hạ sốt trước khi nhập viện). Ở mức độ nhẹ, kèm với sốt, bệnh nhân nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, có thể có biểu hiện xuất huyết, buồn nôn hoặc nhức mỏi toàn thân như cảm cúm; nặng hơn có đau cơ, đau khớp, xuất huyết nặng... Sau khi sốt từ 3 đến 5 ngày thường thấy dấu hiệu chảy máu. Nếu nhẹ chỉ xuất hiện các chấm đỏ li ti như vết muỗi cắn nhưng không biến mất khi ấn mạnh lên; hoặc xung huyết da niêm rõ, đặc biệt là niêm mạc mắt sậm, da mặt ửng đỏ, xuất hiện các vết bầm da tự nhiên hoặc sau một đụng chạm nhẹ. Nặng hơn, bệnh nhân có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam, ói ra máu hoặc tiêu tiểu ra máu tươi...; bệnh nhân thường chảy máu kéo dài, khó cầm và xuất hiện khối máu tụ to dần. ở phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt có thể thấy kỳ kinh sớm hơn hoặc rong kinh dài ngày hoặc cường kinh (mất máu nhiều trong kỳ kinh); có khi vừa dứt kinh, 2-3 ngày sau lại có kinh trở lại... Vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, bệnh nhân thường thấy đau bụng, gan sưng to, bụng hơi căng. Đau dưới mũi ức hoặc dưới sườn phải và thấy tức khi ấn vào. Ngày thứ 5, thứ 6, khi sốt bắt đầu giảm, bệnh nhân có thể bị sốc: người mệt, đờ đẫn, lo lắng; tiểu ít hoặc không có nước; da lạnh, nhất là ở các chi; môi tái nhợt hoặc tím; mạch nhẹ hoặc không bắt được, huyết áp giảm thấp hoặc có khi không đo được. Lưu ý sốt càng nặng nếu có xuất huyết kèm
  7. theo; tuy nhiên, so với trẻ em, ở người lớn ít thấy dấu hiệu bứt rứt, bất an (trừ khi có xuất huyết nặng). Ngoài ra, bệnh nhân còn có dấu hiệu suy gan như vàng da, vàng mắt, men gan trong máu cao. Ngoài những biểu hiện thấy được, bác sĩ còn dựa vào kết quả xét nghiệm máu để định bệnh khi thấy có tình trạng cô đặc máu và tiểu cầu giảm (biểu hiện cho khuynh hướng dễ chảy máu). ở người lớn chẩn bệnh khó hơn do các triệu chứng ít rõ rệt và người lớn thường mắc các bệnh mãn tính, có thể làm nặng thêm bệnh sốt xuất huyết hoặc dễ nhầm với các bệnh có dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhưng xử trí hoàn toàn khác (như bệnh nhiễm trùng huyết nặng, thương hàn, sốt rét, viêm gan siêu vi...) Do bệnh sốt xuất huyết ở người lớn chỉ mới gia tăng vài năm gần đây nên chưa thể kết luận gì về tỷ lệ tử vong, ở trẻ em thường do sốc không hồi phục, tái đi tái lại; còn ở người lớn nguyên nhân thường do xuất huyết nặng, khó cầm. Người lớn thường nhập viện trễ nên tình trạng xuất huyết đã nặng, góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong. Điều trị tùy theo độ nặng nhẹ của bệnh. ở độ 1 và 2, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú bằng thuốc giảm sốt thông thường, uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây, ăn thức ăn dễ tiêu và nghỉ ngơi... Tuyệt đối không dùng thuốc giảm sốt thuộc nhóm Aspirin vì sẽ gây chảy máu nặng hơn. Bệnh nặng hơn ở độ 3, độ 4, có tình trạng sốc hoặc xuất huyết nặng, bệnh nhân cần nhập viên để được theo dõi điều trị và cấp cứu kịp thời. Hiện nay, chưa có thuốc chủng ngừa sốt xuất huyết, vì thế biện pháp ngừa bệnh đơn giản nhất là tránh không để muỗi đốt bằng cách áp dụng các biện pháp: ngủ mùng, dùng nhang hoặc phun thuốc trừ muỗi... và nhất là
  8. phải giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ, san lấp ao tù và các vũng nước đọng, tích cực diệt lăng quăng, diệt muỗi... BS Lê Thị Thu Thảo (Trung tâm Bệnh nhiệt đới TP HCM)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2