intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang bệnh học cho người cao tuổi

Chia sẻ: Công Ty AQUA Group VN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

502
lượt xem
184
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hưởng ứng lời kêu gọi của thế giới về phòng chống các bệnh hiểm nghèo, các dược sĩ đại học của AQUA GROUP đã biên soạn các cuốn sách “Cẩm nang bệnh học cho người cao tuổi” với mong muốn cung cấp những kiến thức có ích cho người cao tuổi như một công cụ để phòng ngừa, điều trị các bệnh thường gặp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang bệnh học cho người cao tuổi

  1. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng 1
  2. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG 2
  3. MUÏC LUÏC CHƯƠNG 1 - BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 04 I. Tổng quan về bệnh tiểu đường 04 II. Điều trị bệnh tiểu đường 14 III. Một số lời khuyên 23 CHƯƠNG II - BỆNH CAO HUYẾT ÁP 33 I. Tổng quan về bệnh cao huyết áp 33 II. Điều trị bệnh cao huyết áp 38 III. Một số lời khuyên 47 CHƯƠNG III - BỆNH GÚT 61 I.Tổng quan về bệnh gút 61 II. Điều trị bệnh gút 68 III. Một số lời khuyên 72 CHƯƠNG IV - CÁC BỆNH LÝ VỀ MẮT 81 I. Cấu tạo mắt 81 II. Các bệnh lý về mắt thường gặp 83 III. Bài tập cho đôi mắt sáng, khoẻ mạnh 94 CHƯƠNG V - TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT 103 I. Tổng quan về bệnh 103 II. Điều trị 106 3
  4. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG CAÅM NANG BEÄNH HOÏC Cho ngöôøi cao tuoåi Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ 4
  5. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng LỜI MỞ ĐẦU Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cũng như các bệnh tim mạch, cao huyết áp của nước ta đang gia tăng nhanh chóng, đứng nhất nhì thế giới. Đa số các bệnh nhân đều chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh nên dù đã dùng thuốc mà bệnh vẫn không giảm, càng ngày càng nặng hơn và gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, làm hao tổn kinh tế và ảnh hưởng đến những người thân khác trong gia đình. Hưởng ứng lời kêu gọi của thế giới về phòng chống các bệnh hiểm nghèo, các dược sĩ đại học của AQUA GROUP đã biên soạn các cuốn sách “Cẩm nang bệnh học cho người cao tuổi” với mong muốn cung cấp những kiến thức có ích cho người cao tuổi như một công cụ để phòng ngừa, điều trị các bệnh thường gặp. Tập 1 của cuốn sách viết về các bệnh: Tiểu đường – Cao huyết áp – Gút – Bệnh lý về mắt – Chứng tiểu không kiểm soát. Cuốn sách như một món quà tặng kèm theo lời chúc sức khoẻ gửi tới các độc giả. Trân trọng AQUAGROUP 5
  6. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG CHƯƠNG 1: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH 1. Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra các rối loạn chuyển hóa gluxit, lipid, protid... Insulin là hormone được tiết ra từ tuyến tụy có tác dụng làm giảm và điều hòa đường huyết ở ngưỡng cho phép. 2. Làm thế nào để biết mình có bị tiểu đường hay không? v Những dấu hiệu thường gặp của người bệnh tiểu đường - Rất khát nước và uống nước rất nhiều (háo nước). - Đi tiểu nhiều hơn bình thường. - Rất đói, rất thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường. - Giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn. - Khó tập trung làm việc hay học tập, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt. - Mờ mắt v Chẩn đoán nào cho kết luận người đó bị tiểu đường? - Đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl), đo hai lần gần nhau. - Đường huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo các triệu chứng lâm sàng. 6
  7. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng - Đường huyết 2h sau khi uống 75g glucose ≥ 11,1 mmol/l. Những triệu chứng thường gặp ở người bị tiểu đường 3. Tại sao lại bị bệnh tiểu đường? v Insulin và vai trò điều hoà đường huyết Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra khi đường huyết tăng cao (sau bữa ăn, ăn nhiều đồ ngọt), hormone này có vai trò trong việc vận chuyển glucose vào trong tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời chuyển glucose dư thừa thành glycogen và dự trữ ở gan. Một hormone khác cũng do tuyến tụy tiết ra là gluca- gon có tác dụng làm tăng đường huyết (trong trường hợp đường huyết hạ quá thấp) do tăng chuyển hóa từ glycogen thành glucose và tăng tạo đường ở gan. Hai hormone này giúp điều hòa đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép (3,8 mmol/l – 5,6mmol/l). 7
  8. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG Vai trò của các hormon điều hoà đường huyết v Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. - Cơ thể bị thiếu hụt insulin: Do tuyến tụy bị viêm hoặc bị suy yếu sẽ không bài tiết insulin như bình thường, gây thiếu hụt insulin. Khi này, đường huyết tăng cao và cơ thể cần tiêm insulin từ bên ngoài để điều hòa đường huyết. Đây được gọi là tiểu đường type 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin). - Insulin bị giảm hoạt tính: Tuyến tụy vẫn bài tiết insulin, nhưng vì một lý do nào đó mà insulin không hoạt động được như bình thường, do đó không làm giảm đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường type 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin). v Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2 8
  9. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng So sánh Tiểu đường type 1 Tiểu đường type 2 Nguyên nhân Thiếu hụt insulin tuyệt đối Insulin kém nhạy cảm Tuổi khởi phát < 40 > 40 Thể trạng Gầy Béo hoặc bình thường Insulin máu Thấp hoặc không đo được Bình thường hoặc cao Di truyền Thường không có Thường có Triệu chứng Khởi phát đột ngột Khởi phát và tiến triển âm thầm, nên phát hiện muộn 4. Những người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Không phải cứ ăn nhiều đường là bị tiểu đường. Những người có nguy cơ mắc bệnh là: - Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường (bố, mẹ, anh, chị) - Phụ nữ sinh con trên 4kg hoặc đã bị đái tháo đường thai nghén - Tuổi cao (> 50 tuổi), kèm các bệnh lý béo phì, tim mạch, cao huyết áp - Béo phì, lười vận động - Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, carbonhydrate tinh chế. - Stress - Rối loạn dung nạp glucose 5. Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì? 5.1 Người bị tiểu đường hay bị những biến chứng cấp tính gì? v Đường huyết tăng cao quá mức 9
  10. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG v Đường huyết hạ thấp quá mức v Nhiễm trùng: Nhiễm trùng da, lao phổi, viêm ống tai ngoài, viêm răng lợi, viêm tuỷ xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm, viêm hoại tử mô… 5.2. Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường là gì? Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường Bệnh tiểu đường làm cho các tế bào trong cơ thể bị thiếu hụt glucose và dần dần bị suy dinh dưỡng, giảm chức năng hoạt động, do vậy người bị bệnh ĐTĐ dễ mắc các bệnh khác như: v Biến chứng trên mắt: Đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường (phì đại các mạch máu nhỏ, có phù gai thị, tạo nhiều mạch máu mới, chảy máu dịch kính, bong võng mạc gây mờ mắt, đau nhức mắt, có thể dẫn đến mù lòa). v Bệnh thận do đái tháo đường: đây là biến chứng 10
  11. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng thường gặp và là nguyên nhân chủ yếu phải chạy thận nhân tạo. Đường huyết cao là nguyên nhân gây ra tổn thương các vi mạch cầu thận, gây xơ hóa cầu thận, tăng áp lực cầu thận dẫn đến suy thận. Phát hiện sớm bệnh bằng phương pháp định lượng Microalbumin niệu 24 giờ. v Bệnh thần kinh do đái tháo đường: - Viêm đa dây thần kinh: Gây rối loạn cảm giác (bàn chân tê bì mất cảm giác hoặc loạn cảm giác), giảm phản xạ gân xương ở hai chân, teo cơ, rối loạn vận động, giảm tuần hoàn máu tới chân và loét do nhiễm trùng và thiếu dinh dưỡng. - Bệnh lý đơn dây thần kinh: Liệt dây thần kinh sọ gây sụp mí, liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt. - Bệnh lý thần kinh tự động do đái tháo đường: mạch nhanh liên tục, hạ huyết áp tư thế, có thể gây nhồi máu cơ tim không có triệu chứng. Trên tiêu hóa gây kém ăn, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy. Trên hệ tiết niệu, sinh dục gây liệt bàng quang làm rối loạn nước tiểu hoặc liệt cơ co thắt bàng quang gây hiện tượng nước tiểu tự chảy. Nam giới bị liệt dương. Trên da gây rối loạn bài tiết mồ hôi, teo da, khô da. v Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: Đây là biến chứng gây tàn phế chủ yếu ở bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh thường phối hợp giữa bệnh lý mạch máu, bệnh lý thần kinh và nhiễm trùng, nên tổn thương bàn chân thường xuất hiện sớm và lan rộng. v Biến chứng mạch máu: - Trên tim: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh lý 11
  12. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG cơ tim - Trên mạch: xơ vữa động mạch, hẹp mạch, tắc mạch - Trên não: làm giảm tuần hoàn não gây chứng bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), lú lẫn, mất trí, nặng hơn là tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) là nguyên nhân gây tử vong cao. - Tăng huyết áp 5.2 Xử lý các biến chứng cấp tính của tiểu đường như thế nào? v Biến chứng đường huyết tăng cao quá mức: Có thể do dùng không đủ liều thuốc điều trị, đang đau ốm hay bị stress, ăn uống quá độ, ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều đường, không vận động cơ thể như thường lệ. - Triệu chứng: Khát bất thường, đói bất thường, đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu đêm, da khô ngứa, cảm thấy mệt hoặc buồn ngủ nhiều hơn bình thường, mắt nhìn không rõ, nhiễm trùng một nơi nào đó. - Cách xử trí: Khi có đường huyết từ 180-250 mg/dl (9.8-13.6 mmol/l), bạn có thể tự làm giảm đường huyết xuống bằng cách: uống thuốc hạ đường huyết đúng liều và đúng giờ, ăn uống theo kế hoạch, thử máu hàng ngày, tập thể dục đều đặn. Trong trường hợp đường huyết tăng quá cao dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton (đái tháo đường type 1) hoặc hôn mê do tăng ấp lực thẩm thấu máu (đái tháo đường type 2) thì phải gọi cấp cứu ngay lập tức. v Biến chứng đường huyết hạ thấp quá mức: có thể do dùng thuốc quá nhiều, hoặc ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ qua các bữa ăn dặm, vận động nhiều hơn bình 12
  13. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng thường, uống rượu khi bụng đói. - Triệu chứng: Run rẩy, toát mồ hôi, thấy đói, tim đập nhanh, mờ mắt hay nhức đầu, thấy tê rần ở miệng và môi, cáu gắt, ngất xỉu. - Cách xử trí: Nếu thấy các biểu hiện của đường huyết xuống thấp, hãy tự thử máu. Nếu lượng đường trong máu thấp hơn 3.8 mmol/l (hay lượng đường tối thiểu mà bác sĩ đề ra), bạn nên lập tức dùng một thức ăn hay thức uống nào đó có chứa đường (khoảng 15 gram carbohydrate). Đường sẽ đưa đường huyết lên nhanh hơn các loại thức ăn khác. Người bệnh tiểu đường nên chuẩn bị sẵn các thức ăn hay thức uống có chứa đường để bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng để giải quyết cơn hạ đường huyết, nhất là khi ra bên ngoài. Do việc các phản ứng hạ đường huyết xảy ra không báo trước, tất cả bệnh nhân có uống thuốc tiểu đường (hoặc tiêm insulin) nên mang theo sổ khám bệnh. Gặp trường hợp bạn ngất xỉu và không nói được, sổ này giúp người khác biết ngay việc gì xảy ra và sẽ đem lại cho bạn sự cấp cứu nhanh chóng mà bạn cần. 5.3 Có phải bệnh nhân ĐTĐ dễ bị cảm cúm, đau ốm? Bệnh ĐTĐ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, do đó người bệnh hay bị cảm cúm, đau ốm, các vết thương rất khó lành. 5.4 Người bệnh ĐTĐ hay bị biến chứng về mắt Người bệnh ĐTĐ dễ bị tổn thương các mạch máu ở võng mạc, do đó có thể gây mờ mắt và mù lòa. Vì vậy, nếu bạn bị ĐTĐ thì nên đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện và điều trị sớm những tổn thương trên võng mạc. 5.5 Biến chứng bất lực ở người tiểu đường 13
  14. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG Một trong những biến chứng khó nói là sự bất lực ở các nam bệnh nhân ĐTĐ. Nguyên nhân là nồng độ đường huyết cao lâu ngày sẽ gây tổn thương dây thần kinh tham gia vào quá trình cương cứng. Một số thuốc điều trị tiểu đường cũng có thể gây bất lực, vì vậy cần phải trao đổi với bác sĩ để điều trị kịp thời. 5.6 Bệnh đái tháo đường dẫn đến loãng xương? Khi đường huyết tăng cao, lượng đường bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhiều kéo theo canxi, photpho cũng bị đào thải ra nhiều. Những khoáng chất này là thành phần chủ yếu của muối xương, nếu bị mất đi một số lượng lớn sẽ dẫn đến giảm sút mật độ xương gây ra loãng xương. Bệnh nhân đái tháo đường thường kèm theo có sự rối loạn về chuyển hóa và nội tiết, đồng thời kèm theo có bệnh lý về mạch máu, trong đó bao gồm vi mao mạch xương dẫn đến giảm dinh dưỡng xương, giảm hình thành xương, tăng tiêu hủy xương tiến tới thúc đẩy quá trình loãng xương. Vì vậy, để phòng ngừa tốt các biến chứng, bệnh nhân cần được kiểm soát tốt đường huyết, có chế độ ăn giàu canxi và tập luyện phù hợp. 5.7 Alzheimer là một biến chứng của bệnh tiểu đường? Bệnh tiểu đường có thể gây tổn hại đến các tế bào thần kinh, do vậy tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer (chứng bệnh sa sút trí tuệ) cao hơn nhiều so với người bình thường. Cần chú ý theo dõi để ngăn ngừa khi thấy có các dấu hiệu hay quên, trầm cảm, dễ cáu gắt… 5.8 Bệnh tiểu đường gây tổn thương bàn chân như thế nào? Bệnh tiểu đường gây tổn thương các mạch máu ở bàn 14
  15. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng chân, làm giảm lưu thông máu, oxy, chất dinh dưỡng… nên chân bị tê, lạnh, đau cơ khi vận động nhiều. Bệnh gây rối loạn thần kinh cảm giác như: nóng rát, tê hoặc như bị kim châm, kiến bò chân… Nặng hơn sẽ mất cảm giác ngoài da, viêm loét chân, chấn thương xương khớp, biến dạng bàn chân… Bệnh làm chân bị mỏng da, khô, ngứa, rụng lông, móng chân dày, mất móng… Đặc biệt là vết thương ở bàn chân khó lành, dễ gây hoại tử, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc phải cắt cụt chân. v Cách chăm sóc bàn chân: - Ổn định đường máu: 4,4 – 6,6 mmol/l sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng trầm trọng. Cần tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc đúng chỉ định, tái khám và kiểm tra đường máu định kỳ. - Giữ chân sạch và khô, kiểm tra bàn chân mỗi ngày: rửa bàn chân sạch và lau khô, dùng các loại xà phòng nhẹ chất xút, nhiều chất giữ ẩm da. Kiểm tra kỹ để phát hiện những vết trầy xước, vết loét, cục chai, mụn cóc, móng quặp, phồng nước… Cẩn thận không dùng nước quá nóng rửa chân, ngâm chân. Trời lạnh nên mang vớ (tất chân) để giữ ấm chân. - Sát trùng da: khi da bị trầy xước (kể cả lúc cắt móng chân, tay), cần rửa sạch bằng xà phòng, bôi dung dịch sát trùng Povidone Iodine, rồi băng lại bằng băng cá nhân hay gạc vô trùng. - Cắt móng chân: không cắt sâu vào hai khóe móng vì dễ cắt vào da và gây nhiễm trùng, móng quặp . - Cách chọn giày, dép, vớ: không nên đi chân không, bất 15
  16. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG kể trong nhà hay ngoài đường, để tránh gây tổn thương cho chân. Khi đi giày, bắt buộc phải mang giày đế bằng, không nên đi giày mũi nhọn hay giày cao gót vì dễ tạo ra các cục chai, mụn cóc, móng quặp, tổn thương đầu ngón chân. Luôn đi vớ dài hơn ngón chân từ 1-2 cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Tất phải mềm mại và đủ dày để hạn chế sự cọ xát giữa bàn chân và giày. Không dùng vớ bằng nylon hay thun co giãn. Nên thường xuyên ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ, xoa bóp nhẹ để tăng lưu thông máu, ngăn chặn biến chứng hoại tử bàn chân ở người tiểu đường. II. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường - Chế độ dinh dưỡng hợp lý - Vận động thể lực - Dùng thuốc đúng chỉ định - Kiểm soát đường huyết, khám định kỳ 2. Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người tiểu đường? Điều chỉnh chế độ ăn là một việc quan trọng luôn phải làm đối với bệnh nhân đái tháo đường, nhất là type 2. Một chế độ ăn hợp lý có thể làm giảm đường huyết. v Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường: hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho 16
  17. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. v Nhu cầu năng lượng Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tùy thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như: - Tùy theo tuổi, giới - Tùy theo loại công việc (nặng hay nhẹ) - Tùy theo thể trạng (gầy hay béo) Mức nhu cầu năng lượng chung cho người tiểu đường là 25Kcal/kg/ngày. v Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng - Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần. - Lipid (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hòa. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hòa có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ 17
  18. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG vữa động mạch. - Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hóa được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần. v Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau: - Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, cam, quýt, bưởi, bơ, mận, thanh long, nho ta... Có thể dùng hàng ngày với số lượng nhiều. - Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, mãng cầu, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...) - Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...). Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 18
  19. Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ. 3. Vận động thể lực như thế nào là phù hợp với người tiểu đường? Vận động thể lực rất tốt cho sức khỏe, nó cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. v Lợi ích của vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường: - Giảm đường huyết tốt hơn: khi vận động thể lực, cơ thể cần tiêu hao năng lượng. Do đó, nếu tập đúng phương pháp có thể giúp bệnh nhân giảm đường huyết. - Cải thiện tuần hoàn ngoại biên của toàn bộ cơ thể (hệ tuần hoàn tới các cơ quan bên ngoài, tứ chi): làm hạn chế các biến chứng mạch máu và thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường. - Giảm cân nặng: tránh béo phì do đó hạn chế được hiện tượng đề kháng insulin. - Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn: góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. - Giúp kiểm soát tốt đường huyết: luyện tập kết hợp với chế độ ăn sẽ giúp cơ thể duy trì chỉ số đường huyết gần với chỉ số sinh lý nhất, nâng cao hiệu quả điều trị của các phương pháp dùng thuốc. v Những chú ý khi vận động thể lực: bệnh nhân bị đái tháo đường có độ tuổi khác nhau, cân nặng khác nhau, mức độ bệnh cũng như các biến chứng đi kèm khác nhau do đó: 19
  20. Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG - Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập để có thể chọn được môn thể thao phù hợp nhất. Đặc biệt, với những bệnh nhân có các biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng bàn chân, biến chứng thận… cần được sự tư vấn chi tiết và cụ thể về thời gian tập luyện, cách thức tập luyện của các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ tim mạch. - Cần chọn môn thể thao phù hợp, ưu tiên tập các môn ưa thích, tiện lợi phù hợp điều kiện cụ thể của bản thân để có thể duy trì lâu dài. - Cần vận động thể lực tăng dần, duy trì thường xuyên, mỗi ngày bệnh nhân nên dành tối thiểu từ 20 – 30 phút để tập luyện hoặc nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ. - Theo dõi đường huyết trước và sau khi luyện tập. Chú ý tránh bị hạ đường huyết. Không luyện tập khi đường huyết lúc đói >14mmol/l và kết quả xét nghiệm nước tiểu có ceton niệu (+). 4. Thuốc điều trị tiểu đường 4.1 Các thuốc điều trị tiểu đường v Insulin: Liệu pháp tiêm insulin được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc những bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi sử dụng các thuốc uống mà không khỏi. Tiêm insulin dưới da giúp điều chuyển lượng glucose trong máu sang mô và làm gan ngưng sinh thêm glucose. Hạ đường huyết là một tác dụng phụ thường xảy ra khi điều trị bằng insulin, ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác như phù và bất thường về khúc xạ, các phản ứng mẫn cảm tại chỗ (mẩn đỏ, sưng và ngứa ở chỗ tiêm). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0