Cẩm nang cho Phụ huynh về môn Toán, Bản Tiếng Việt
lượt xem 188
download
Có lẽ không có môn học nào ở trường dạy học sinh tốt hơn về các quy trình lô gíc và suy nghĩ trừu tượng. Cuộc sống buộc chúng ta phải vật lộn với các ẩn số và biến số và phải "đổ đồng" các dữ kiện nhất định mà khi mới quan sát, có vẻ mâu thuẫn với nhau. Môn toán huấn luyện cho học sinh có óc phân tích và cung cấp cho các em một nền tảng để suy nghĩ thông minh và chính xác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cẩm nang cho Phụ huynh về môn Toán, Bản Tiếng Việt
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 1 of 28 Cẩm nang cho Phụ huynh về môn Toán, Bản Tiếng Việt District users of this translation are directed to the statement appearing on the final page of this handbook. [T07-090 Vietnamese, Arial Font] Bộ Giáo Dục California Sacramento, 2007
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 2 of 28 Mục Lục Thông Điệp của Tổng Đốc học Công cộng Tiểu Bang……………………………..…v Lời Cảm tạ…………………………………………………………………………….…..vii I. Tầm Quan trọng của môn Toán……………………………………………………5 II. Cách Quý vị Có thể Giúp Con em Tiến bộ trong môn Toán………..................7 A. Luôn nói những điều hay về môn toán………………………………………..7 B. Đặt kỳ vọng cao cho con em quý vị……………………………………………7 C. Giúp trẻ nhỏ hào hứng nhập cuộc môn toán………………………………….7 D. Đưa môn toán vào các sinh hoạt thường nhật của gia đình quý vị…………8 E. Tận dụng cơ hội để chơi các trò chơi toán học với con em quý vị ………..10 F. Chú ý đến môn toán trong thế giới nói chung………………………….........10 G. Làm quen với những gì con em quý vị đang học trong môn toán………….10 H. Giúp con em quý vị dùng công nghệ thích hợp trong môn toán……………10 I. Giúp con em quý vị làm bài tập toán ở nhà……………………………………11 J. Tìm sự giúp đỡ khi con em quý vị gặp trở ngại với môn toán……………….13 III. Các Tiêu chuẩn và Khuôn khổ: chúng Gồm những Gì và chúng Giữ Vai trò Gì…………………………………………………………………………………..14 IV. Khái quát về Giáo trình Toán………………………………………………………..16 V. Hoạch định để Thành công: Các Điều kiện và Quyết định…………..…………...22 A. Chương trình Thi và Phúc trình Tiêu chuẩn Hóa……………….....................22 B. Các Điều kiện Tốt nghiệp Trung học Phổ thông………………………….……23 C. Các Điều kiện Vào Đại học……………………………….................................25 VI. Nguồn Tư liệu Mẫu cho Phụ huynh và Học sinh…………………………………..26 VII. Thông tin Liên hệ……………………………………………………………………...29
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 3 of 28 Thông Điệp của Tổng Đốc học Công cộng Tiểu Bang Chúng ta sống trong thế giới toán học. Mỗi ngày hàng triệu người dùng những con số như một phần mật thiết trong cuộc sống của họ. Chúng ta hoạch định ngân sách gia đình, tính quãng đường mình đã chạy xe, tính thuế bán hàng, hoặc đo không gian trong phòng khách. Chúng ta có thể lập bảng biên nhận từ một nhà gây quỹ địa phương hoặc tính chi phí thức ăn cho buổi dã ngoại của sở làm. Sử dụng toán ở trình độ cao hơn, chúng ta thiết kế các xa lộ và cầu, xây cất các sân vận động, thiết kế âm thanh cho phòng hòa nhạc, và thám hiểm không gian vũ trụ. Có lẽ không có môn học nào ở trường dạy học sinh tốt hơn về các quy trình lô gíc và suy nghĩ trừu tượng. Cuộc sống buộc chúng ta phải vật lộn với các ẩn số và biến số và phải "đổ đồng" các dữ kiện nhất định mà khi mới quan sát, có vẻ mâu thuẫn với nhau. Môn toán huấn luyện cho học sinh có óc phân tích và cung cấp cho các em một nền tảng để suy nghĩ thông minh và chính xác. Đôi khi được gọi là "nữ hoàng của khoa học", toán học len vào hầu hết mọi khía cạnh đời sống, bao trùm lên mọi thứ từ những việc thông thường nhất hàng ngày cho đến sự kỳ diệu và trật tự của vũ trụ. Toán học làm cho những gì mà lẽ ra không thể suy tưởng được trở nên dễ hiểu. Toán học tạo ra khả năng hoàn tất các sinh hoạt thường ngày và mở mang kiến thức khoa học. Chúng ta không thể hình dung được một thế giới trong đó toán học không phải là nền tảng và thiết yếu. Vì các lý do trên, giáo trình toán của California rất rõ ràng và chặt chẽ. Giáo trình được biên soạn dựa trên giả định là tất cả học sinh đều có khả năng học toán và học tốt. Với nỗ lực bền bỉ, công tác giảng dạy hiệu quả, cộng với sự hỗ trợ của gia đình, học sinh sẽ không chỉ nâng cao mức thông thạo các kỹ năng tính toán mà sẽ còn có khả năng hiểu các khái niệm toán học, giải các bài toán, tìm ra đáp án, tư duy bằng toán, và truyền đạt chính xác. Các em sẽ được chuẩn bị đầy đủ cho các đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, của công việc, và để tham gia vào xã hội với tư cách là những công dân có kiến thức. Trong cẩm nang dành cho phụ huynh này quý vị sẽ được biết về giáo trình toán dành cho các trường công lập California. Quý vị sẽ biết về các tiêu chuẩn tiểu bang ở mỗi lớp và tìm được thông tin về các điều kiện thi và tốt nghiệp toàn tiểu bang. Có lẽ điều quan trọng nhất là quý vị sẽ có được các ý tưởng để giúp con em mình thành công trong môn học này, vì cách tốt nhất để thành công là khi học đường và gia đình sát cánh làm việc. Tôi hy vọng quý vị và gia đình sẽ thấy cuốn cẩm nang này là một nguồn tài liệu giá trị.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 4 of 28 JACK O’CONNELL Tổng Đốc học Công cộng Tiểu Bang
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 5 of 28 Lời Cảm tạ Việc soạn thảo Cẩm nang Toán cho Phụ huynh đã tiêu tốn thời giờ, công sức và sự cống hiến của nhiều người. Bộ Giáo dục California (CDE) xin tri ân Hanna Walker, người đã khởi xướng loạt sách cẩm nang dành cho phụ huynh của CDE; Carl Wong, Tổng Đốc học, Sonoma County Office of Education (Phòng Giáo dục Quận Sonoma), đã cho phép tự do sử dụng trong cẩm nang này tư liệu lấy từ cuốn Math at Home: Helping Your Children Learn and Enjoy Mathematics (Toán ở Nhà: Giúp Con em Quý vị Học và Yêu thích môn Toán); Doreen Health-Lance và các nhà giáo tiên phong của North Bay Math Project (Dự án Toán North Bay), đã đưa ra các gợi ý và sinh hoạt nằm trong phần hai và phần năm; Paul Giganti, Jr., đã chủ biên cẩm nang này; Howie DeLane, đã điều hành việc soạn thảo cẩm nang này và các cẩm nang phụ huynh CDE khác về khoa học, khoa học lịch sử-xã hội, và ngữ văn tiếng Anh; Rod Atkinson, đã hiệu đính và lên khuôn cẩm nang này và ba cẩm nang khác để đưa lên Web site của CDE; và Jan Agee, Joseph Barankin, Yvonne Evans, Geno Flores, Anne Just, Donald Kairott, Phil Lafontaine, Yvette Rowlett, Sue Stickel, Bill Vasey, và Maxine Wheeler đã duyệt lại tài liệu này và ủng hộ việc xuất bản nó. Tầm Quan trọng của môn Toán Toán học từ lâu đã được công nhận là một trong những môn thiết yếu nhất trong giáo dục. Lý do của sự công nhận này trở nên hiển nhiên khi chúng ta nghĩ đến toán học được dùng thường xuyên như thế nào và có bao nhiêu hoàn cảnh mà toán học định đoạt sự khác biệt giữa thành công hay thất bại, sống hay chết. Thí dụ, một chiếc bánh cưới sẽ được làm đủ lớn cho một trăm quan khách chỉ khi người thợ làm bánh tính toán đúng; một gia đình sẽ có thể chi trả tiền mua tủ lạnh hoặc mua giầy dép, quần áo cho con bằng cách lập ngân sách từ thu nhập gia đình; và sự an toàn của một chiếc máy bay tùy thuộc vào các phép tính toán học của các kỹ sư hàng không. Mọi công việc của con người —như nông nghiệp, công nghiệp, mậu dịch, công nghệ, luật pháp, khoa học, thủ công và nghệ thuật—đều dùng đến ngành khoa học kỳ diệu này theo nhiều cách khác nhau. Tất cả học sinh đều nên thông thạo toán học. Học sinh phải học cách suy nghĩ lô gíc và giải quyết các vấn đề khó khăn và có ý nghĩa. Các em phải hiểu sâu rộng các khái niệm toán và thực hiện chính xác các phép tính đơn giản, phức tạp và trừu tượng. Ngay cả khi học sinh không theo đuổi nghề nghiệp đòi hỏi phải học toán cao cấp, các em sẽ thấy rằng kiến thức toán học là điều thiết yếu để thành công trong nhiều ngành nghề và công việc. Với hiểu biết về toán học, học sinh có thể cân nhắc nhiều chọn lựa nghề nghiệp. Các em phải được tiếp cận với các chương trình toán chất lượng cao để có cơ hội lựa chọn trong tất cả các hướng đi nghề nghiệp tương lai. Mặc dù lý
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 6 of 28 tưởng này sẽ không dễ gì đạt được, nhưng nhắm đến một mục tiêu thấp hơn sẽ là một thiếu sót đối với học sinh California và xã hội. Nắm vững toán, học sinh sẽ có bản lĩnh và lòng tự tin trong các vấn đề thực tiễn của đời sống thường nhật: cân bằng sổ chi phiếu, mua xe hơi, quản lý ngân sách thực phẩm, giữ vai trò thủ quỹ một câu lạc bộ hay tổ chức khác, hoặc hiểu được tin tức hàng ngày. Hơn nữa, các em sẽ nhận ra được mối quan hệ hỗ tương giữa toán học và âm nhạc, nghệ thuật, kiến trúc, khoa học, triết học, và các bộ môn khác và sẽ trở thành những người học toán suốt đời bất kể nghề nghiệp các em theo đuổi. Tinh thông hầu hết môn toán không phải là một đặc tính bẩm sinh, mà là kết quả của sự kiên trì, nỗ lực, thực hành, nâng đỡ, khuyến khích và dạy dỗ hiệu quả. Ngày nay, thử thách đối với phụ huynh và các nhà giáo là việc trông đợi nhiều hơn ở học sinh về môn toán, việc phải nâng cao mức thành đạt của học sinh qua một giáo trình và lối giảng dạy nghiêm ngặt hơn, và phải có hỗ trợ cần thiết cho tất cả học sinh để đạt hoặc vượt những kỳ vọng đó. Việc làm chủ một môn học đầy thách thức cho phép học sinh có thêm lòng tự tin và niềm vui trong học tập. Trong cẩm nang này phụ huynh sẽ tìm thấy nhiều gợi ý cho các sinh hoạt ở nhà hoặc trong gia đình có thể giúp học sinh thành công trong môn toán. Họ cũng sẽ thấy một bản tóm lược giáo trình toán của California và các điều kiện về toán để tốt nghiệp trung học phổ thông và nhập học cao đẳng/đại học. Phần cuối của cẩm nang này đưa ra các nguồn tư liệu mẫu để hỗ trợ việc dạy toán cho học sinh ở nhà và ở trường.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 7 of 28 Cách Quý vị Có thể Giúp Con em Tiến bộ trong môn Toán Nghiên cứu giáo dục cho thấy gia đình là một phần thiết yếu của quá trình học hỏi. Qua việc làm toán cùng con em và hỗ trợ việc học toán ở nhà, quý vị góp phần to lớn vào thành công của con em mình. Có nhiều cách phụ huynh có thể biến môn toán thành một phần của cuộc sống gia đình. Phụ huynh và giáo viên, thông qua Phòng Giáo dục Hạt Sonoma và Dự án Toán North Bay, đã đóng góp nhiều đề nghị và hoạt động trong cẩm nang này. Khi tạo cung cách riêng để hỗ trợ việc học của con em mình, quý vị có thể cân nhắc các ý kiến sau: A. Luôn nói những điều hay về môn toán. Bất kể vốn kiến thức toán của quý vị nhiều hay ít, hãy lạc quan khi thảo luận với con em về môn toán. Sự khuyến khích của quý vị sẽ giúp bảo đảm các em không nảy sinh tâm lý xa cách môn này. Hãy cùng con em mình vượt qua những chỗ khúc mắc. Hãy cho các em thấy tầm quan trọng của môn toán bằng các ví dụ về cách người ta dùng toán như thế nào trong đời sống hàng ngày. B. Đặt kỳ vọng cao cho con em quý vị. Hãy tin là con em quý vị có thể học toán và tích cực hỗ trợ khi các em học. Hãy tìm cho con em quý vị các chương trình và sinh hoạt chú trọng môn toán. Khi các em lớn lên, hãy khuyến khích các em học môn đại số và các môn học khác. Khuyến khích học sinh lấy càng nhiều môn học nâng cao ở cấp ba càng tốt để các em được chuẩn bị cho các chọn lựa tương lai. C. Giúp trẻ nhỏ hào hứng nhập cuộc môn toán. Hạt giống của nhiều khái niệm toán học quan trọng được gieo mầm khi trẻ còn nhỏ, và các kinh nghiệm tuổi nhỏ có thể quyết định thái độ của đứa trẻ về môn toán trong suốt phần đời còn lại của em. Bắt đầu học toán không bao giờ là quá sớm. Hai đến bốn tuổi, trẻ em thường tiếp xúc với toán học qua việc đếm số đơn giản. Đếm là một khái niệm căn bản và quan trọng giúp trẻ em hiểu trật tự thế giới quanh các em. Tập đếm khi nhỏ và trò "có mấy…" (ví dụ, "Mẹ đang giơ ra mấy ngón tay? Con có mấy cái bánh quy?”) đưa dần trẻ em tới các khái niệm toán học ngày càng sâu và phức tạp hơn khi các em vào tiểu học. Thí dụ, đếm ba đồng mười xu sau này trở thành cách để hiểu 30 xu. Trẻ nhỏ càng được đếm nhiều, thì càng hiểu rõ hơn ý nghĩa và cách dùng những con số—và các em sẽ càng tự tin hơn về môn toán sau này. Cha mẹ của trẻ nhỏ có thể thấy các chỉ dẫn sau đây là hữu ích:
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 8 of 28 • Khuyến khích trẻ đếm thường xuyên. Hàng ngày hãy tìm các vật để đếm, ở mọi nơi, và bằng mọi cách. Bắt đầu từ từ với một vài đồ vật. Khi con quý vị đếm thạo hơn, hãy tăng dần số đồ vật và chủng loại khác nhau để cho các em đếm. • Khuyến khích trẻ đếm các vật hữu hình: bánh, tiền xu, đồ chơi, vân vân. Trẻ sẽ thấy việc đếm những vật sờ mó được thú vị hơn việc lặp lại điệp khúc của một bài hát. Hãy bảo trẻ nói một con số khi các em chạm vào từng vật. Hãy xếp đồ vật theo nhiều cách khác nhau để đếm—thí dụ như xếp thành chồng, theo hàng ngang hay vòng tròn. Cho trẻ đếm các hình khối khi các em xây tháp. • Hãy củng cố khả năng đếm của con em quý vị. Khi trẻ đếm xong, quý vị có thể nói “Một, hai, ba cái bánh. Con đã đếm ba cái bánh. Con có ba cái bánh!” Muốn sửa sai, hãy cùng đếm nhẹ nhàng với con quý vị. Hãy biến việc đếm số thành một trò chơi ưa thích của quý vị và con quý vị—và hãy chơi thường xuyên. • Đừng lo lắng nếu trẻ dùng các ngón tay của chúng. Ngón tay là công cụ toán học tốt nhất trẻ em có trước khi học viết số—và lúc nào cũng có sẵn để tiện sử dụng! Khi con quý vị đã thạo đếm, hãy dạy chúng đếm đôi một, năm một, và thậm chí chục một. Hãy nhớ rằng đếm là nền tảng—một khởi đầu rất tốt cho việc học toán. D. Đưa môn toán vào các sinh hoạt thường nhật của gia đình quý vị. Hãy dành thời gian cùng con quý vị chơi các loại cờ, giải đố đơn giản, và các sinh hoạt xoay quanh toán học. Cho các em tham gia những việc như mua sắm, nấu ăn hoặc sửa chữa trong nhà để cho các em thấy môn toán là thực dụng và hữu ích. Nhờ chỉ ra toán học trong đời sống hàng ngày, quý vị có thể giúp trẻ học hỏi một số khái niệm cơ bản và hiểu được tầm quan trọng của toán học. Hãy giúp khi cần thiết, nhưng phải để trẻ tự tìm hiểu sự vật. Hãy tìm cách làm cho môn toán hứng thú. Sau đây là một vài ý tưởng để giúp trẻ em khám phá và sử dụng toán quanh mình. Trong góc vui chơi trẻ nhỏ có thể: • Phân loại đồ chơi theo kích thước, thể loại, hoặc màu sắc. • Xếp búp bê, xe hơi, hoặc hình khối theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. • Chơi trò Tôi đang Nghĩ đến Cái Gì? bằng cách mô tả kích thước và hình dáng của một thứ đồ chơi. • Bày các trò như thật với các thứ đồ chơi và đồ vật ưa thích. Trong bếp trẻ có thể: • Tìm các hình hai chiều quen thuộc—hình tròn, hình vuông, hình tam giác, vân vân—thí dụ như một chiếc nồi tròn hoặc khăn ăn vuông. • Xếp đồ hộp theo thứ tự kích thước hoặc chủng loại. • Chọn thìa dĩa từ máy rửa bát để cất vào ngăn tủ. • Đếm bát đĩa, dụng cụ làm bếp, cốc chén, hoặc thậm chí cả trái ô liu.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 9 of 28 • Chia đều số bánh để mỗi người trong gia đình có phần bằng nhau. • Đếm xem một hộp sữa đầy chứa được bao nhiêu ly sữa. • Giúp nhân hay chia đôi công thức nấu nướng. Ở trong nhà trẻ ở các lứa tuổi khác nhau có thể: • Đếm số ngày trong lịch cho đến khi một sự kiện đặc biệt sẽ xảy ra. • Đo bề dọc và bề ngang một căn phòng bằng cách đếm số bước chân. • Vẽ biểu đồ để sắp xếp lại đồ gỗ trong phòng. • Làm bản đồ toàn bộ căn nhà. Học sinh lớn hơn có thể vẽ bản đồ theo tỷ lệ. • Lập thời khóa biểu xem TV cho cả nhà và theo dõi thời gian dành vào việc xem TV. • Tính toán hoặc theo dõi số liệu thống kê về các vận động viên ưa thích. • Giúp người lớn tính số thước vải đủ để may màn treo hoặc quần áo. Ở ngoài trời, trẻ có thể: • Lập và điều hành một quầy bán nước chanh dưới sự giám sát của người lớn. • Gieo hạt làm vườn theo hàng ngang và hàng dọc. • Đếm số cánh hoa của các loại hoa khác nhau. • Đo hoa hướng dương hoặc cây đậu mỗi ngày để theo dõi sự tăng trưởng của cây. • Đếm số lần các em có thể liên tục nhảy dây hoặc ném banh vào rổ. • Làm biểu đồ nhiệt độ hàng ngày. • Tìm các hình tam giác, hình vuông, hình tròn, và hình chữ nhật trong nhà và trong khu phố. Khi đi du lịch, trẻ lớn hơn có thể: • Dùng tỷ lệ trên bản đồ để ước lượng số dặm Anh đến một nơi nào đó. • Cộng phí tổn hàng ngày của chuyến đi (ví dụ giá thức ăn, quãng đường, vé xe buýt hoặc xe lửa) và sau đó tính chi phí trung bình mỗi ngày sau khi hoàn tất chuyến đi. E. Tận dụng cơ hội để chơi các trò chơi toán học với con em quý vị. Nhiều trò chơi cho những cách hấp dẫn để củng cố môn toán mà trẻ học ở trường, thí dụ như các loại cờ đòi hỏi đếm hoặc đổi tiền đồ chơi; các trò chơi bài lá yêu cầu tính điểm hoặc xếp các lá bài theo nhóm, loại, hoặc thứ tự; và các trò lắp mô hình đòi hỏi đo đạc hay tính toán cho khớp. Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều thí dụ. Trò chơi không chỉ là cách hay cho người lớn và trẻ em dùng toán cùng nhau mà còn cho những cơ hội để trẻ lớn hướng dẫn và huấn luyện trẻ nhỏ hơn dùng toán. F. Chú ý đến môn toán trong thế giới nói chung.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 10 of 28 Toán học có ở khắp nơi. Nó ở trong thế giới quanh ta: trong thiên nhiên, trong thành phố, ở thôn quê, và ngay cả ngoài không gian. Quý vị có thể giúp con em mình thấy được sự hữu ích của toán học nếu quý vị chỉ ra cho các em mỗi khi quý vị thấy. Hãy cho con em quý vị biết về loại toán quý vị dùng trong công việc và tầm quan trọng của toán đối với công việc của quý vị. Khi quý vị ra khỏi nhà, tìm cách để chỉ ra những gì liên quan đến toán: Cây kia có hình gì? Sân chơi bóng chày có hình gì, và khoảng cách giữa hai trụ điểm là bao nhiêu? Khi đếm số nhạc công ở hàng đầu ban nhạc diễu hành rồi đếm số hàng, trẻ có thể tính được tổng số nhạc công trong ban nhạc đó. Nếu để ý tìm các thí dụ, quý vị sẽ thấy ngày càng nhiều toán học ở khắp nơi. Và con em quý vị cũng vậy. G. Làm quen với những gì con em quý vị đang học trong môn toán. Hãy hỏi trẻ xem các em đang học gì trong lớp toán, nói chuyện với các em về bài tập toán ở nhà, và giúp làm các bài tập lớn ở trường khi thích hợp. Hãy nói chuyện với các giáo viên của trẻ; đừng ngại hỏi họ về các tiêu chuẩn toán cho lớp của con em quý vị. H. Giúp con em quý vị dùng công nghệ thích hợp trong môn toán. Trong vòng 20 năm qua, công nghệ mới đã trở thành một phần chủ yếu trong đời sống hàng ngày. Nhiều người thuộc các ngành nghề rất khác biệt đã thấy rằng máy vi tính, máy tính, và Internet có thể rất hữu dụng và giá trị cho công việc của họ. Tuy trẻ cần biết dùng công nghệ trong việc học tập, điều thiết yếu trước hết là các em phải hiểu toán và phát triển khả năng dùng toán hiệu quả mà không có công nghệ. Trẻ phải có cơ hội thực hành tính toán cơ bản và các quy trình toán học trong một thời gian dài. Khi học sinh dự các kỳ thi toán tiểu bang theo chương trình Standardized Testing and Reporting (STAR - Thi và Phúc trình Tiêu chuẩn Hóa), các em không được phép dùng máy tính. Và các tiêu chuẩn toán được Hội đồng Giáo dục Tiểu Bang áp dụng cho các trường công lập tại California không đề cập đến công nghệ cho đến lớp sáu. (Có thể xem thông tin về các tiêu chuẩn tiểu bang và các kỳ thi STAR tiểu bang trong những phần sau của cẩm nang này.) Tuy nhiên một khi học sinh sẵn sàng sử dụng máy tính và máy vi tính, công nghệ là một công cụ hữu ích không chỉ để giải một số loại vấn đề nhất định mà còn để mở rộng cơ hội và tạo hứng thú cho học sinh về môn toán. Thí dụ, học sinh phải giải các vấn đề liên quan đến các phép tính dài và phức tạp, biểu đồ, bảng, đồ thị, và bảng tính (spreadsheets) sẽ học được sức mạnh của việc đồng thời dùng toán và công nghệ. Nếu học sinh không có máy vi tính ở nhà, các giáo viên tại thư viện nhà trường và một số lớp học có thể dành máy vi tính cho các em sử dụng.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 11 of 28 Có thể xem thông tin hữu ích về việc dùng công nghệ trong giáo trình toán ở Chương 9 của Mathematics Framework for California Public Schools (Khuôn khổ Toán học cho các Trường Công lập California) trực tuyến tại http://www.cde.ca.gov/ci/ma/cf/index.asp. Ngoài ra, tập sách nhỏ Math at Home: Helping Your Children Learn and Enjoy Mathematics (Toán ở Nhà: Giúp Con em Quý vị Học và Yêu thích môn Toán), do Phòng Giáo dục Hạt Sonoma phát hành, có các gợi ý hữu ích cho học sinh về sử dụng công nghệ. Phụ huynh có thể tham khảo trang 9 của tập sách nhỏ này trực tuyến tại http://www.scoe.org/superintendent/docs/math_english.pdf. I. Giúp con em quý vị làm bài tập toán ở nhà. Là phụ huynh có lẽ quý vị sẽ muốn giúp con mình làm bài tập ở nhà—nhưng có thể quý vị cảm thấy không sẵn sàng để giúp về môn toán, nhất là khi trẻ em lớn lên và môn toán trở nên phức tạp hơn. Nếu đúng thế, quý vị có thể hài lòng khi biết rằng quý vị không bắt buộc phải là chuyên gia mới có thể giúp con em mình làm bài tập ở nhà. Có một bàn học sáng sủa và một ghế ngồi thoải mái là một khởi đầu quan trọng. Chỗ tốt nhất để làm bài tập không nhất thiết là phòng ngủ của con trai hay con gái quý vị. Thay vào đó, nếu con quý vị học ở bếp hoặc bàn ăn, quý vị có thể giúp mà không phải ngồi suốt thời gian đó. Quý vị có thể giúp khi cần và tiếp tục làm việc riêng của mình. Đồng thời, quý vị có cơ hội giữ cho con quý vị tập trung trong giờ làm bài tập bằng cách hỗ trợ, khuyến khích và nhắc nhở chúng nhẹ nhàng. Một cách tốt là đi ngang qua chỗ ngồi học của con quý vị và thỉnh thoảng "ngó vào". Thường chỉ cần liếc nhanh quý vị có thể biết có cần dừng lại để hỗ trợ thêm cho con đôi chút hay không. Khi thấy rõ là con có thể cần được giúp đỡ, hãy hít thở một hơi dài và thư giãn. Nếu quý vị bình tĩnh, điều đó sẽ giúp con quý vị bình tĩnh. Nhiều phụ huynh lo vì không biết về môn toán con em mình đang học. Trong trường hợp đó cách giúp làm bài tập thực ra rất đơn giản: đặt các câu hỏi và chăm chú lắng nghe. Những câu hỏi chung chung đơn giản có thể giúp trẻ dần dần hiểu được toán học, gây lòng tự tin, và khuyến khích lối suy nghĩ và truyền đạt toán học. Khi có cơ hội nói về môn toán, trẻ thường có thể nhớ lại những gì các em đã học trong lớp và tự thấy được đáp án. Một câu hỏi hay có thể mở mang suy nghĩ của trẻ về bài toán đang làm. Hãy nhớ rằng việc lắng nghe những câu trả lời của con mình và đối đáp bình tĩnh cũng quan trọng như các câu hỏi quý vị nêu ra. Khi trẻ không chắc phải bắt đầu giải bài toán như thế nào, hãy hỏi: • Con có thể cho mẹ biết hiện con biết những gì rồi? Con có được những dữ kiện gì? • Con cần phải tìm ra cái gì? Con có thể phỏng đoán đáp số được không?
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 12 of 28 • Con có thể cho mẹ xem một thí dụ của loại bài tập này trong sách của con không? • Con có thể bắt đầu như thế nào? Con có thể thử cái gì trước? • Con có thể vẽ hình để bắt đầu không? Trong khi con quý vị đang giải một bài toán, hãy hỏi: • Con có thể sắp xếp thông tin của con như thế nào? Một danh sách hay một bảng có giúp được gì không? • Chuyện gì xảy ra nếu . . . ? Cho mẹ xem con đã làm gì rồi mà không giải được. • Con có thể giải thích phương pháp con dùng không? Tại sao con . . . ? • Con có thể làm cái gì tiếp theo? Con có nhận ra dạng bài toán nào không? Khi con quý vị tìm được một đáp số, hãy hỏi: • Con tìm ra đáp số như thế nào? Con nghĩ nó có đúng không? Hãy nói thêm về nó. • Hãy giải thích tại sao lời giải của con có lý. Khi chỉ đặt câu hỏi thôi không giúp được gì, một cách khác để giúp con em quý vị là nhờ một người quý vị hoặc bà con biết nhiều về toán hơn quý vị. Tìm hiểu xem người đó có sẵn lòng thỉnh thoảng trả lời điện thoại cho con trai hay con gái quý vị không. Internet có thể là một phương tiện hữu ích vì một số Web site có giúp làm bài tập toán ở nhà. Thủ thư hoặc các giáo viên thư viện/truyền thông có thể giúp phụ huynh và trẻ em khám phá các site sau: The Math Forum’s Ask Dr. Math: http://forum.swarthmore.edu/dr.math Tutor.com: http://www.tutor.com BigChalk.com: http://www.bigchalk.com J. Tìm sự giúp đỡ khi con em quý vị gặp trở ngại với môn toán. Nếu con em quý vị có khó khăn trong giờ toán, hãy nói chuyện với giáo viên, cố vấn học đường, hoặc hiệu trưởng. Họ có thể đề đạt các biện pháp giúp con quý vị hoặc cung cấp các nguồn mà con quý vị có thể thấy hữu ích. Cha mẹ có thể cũng muốn tìm hiểu các chương trình sau giờ học, trường hè, và các chọn lựa về phụ đạo cũng như các tư liệu in ấn và Web được thiết kế để trợ giúp học sinh. Có thêm các gợi ý cho phụ huynh và trẻ em trong tập sách nhỏ Math at Home: Helping Your Children Learn and Enjoy Mathematics (Toán ở Nhà: Giúp Con em Quý vị Học và Yêu thích môn Toán), do Phòng Giáo Dục Hạt Sonoma biên soạn và có trực tuyến tại http://www.scoe.org/superintendent/docs/math_english.pdf. Để có các nguồn tư liệu toán học để làm mẫu, cả bản in và trên Internet, hãy xem “Nguồn Tư liệu Mẫu cho Phụ huynh và Học sinh” ở phần cuối của cẩm nang này.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 13 of 28 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KHUÔN KHỔ: Chúng Gồm Những Gì và Chúng Giữ Vai Trò Gì Luật tiểu bang buộc Hội đồng Giáo dục Tiểu Bang California phải đề ra các chính sách cho từng bộ môn chính được giảng dạy trong các trường công lập. Thông thường Hội đồng Tiểu Bang đưa ra các chính sách này dưới dạng các tiêu chuẩn nội dung và khuôn khổ giáo trình. Hai thuật ngữ này được nhấn mạnh trong những cuộc thảo luận về giáo trình trường công lập và là nền tảng để xác định những gì học sinh nên học và giáo viên nên dạy; vì thế, một giải thích ngắn gọn được đưa ra ở đây. Các tiêu chuẩn nội dung là những kỳ vọng được viết thành văn bản về những gì tất cả học sinh từng lớp nhất định phải biết và có thể làm được. Những kỳ vọng này là cao; chúng tương đương với chuẩn mực học tập ở các quốc gia nơi học sinh có mức thành tích cao. Các tiêu chuẩn nội dung định nghĩa các kỹ năng và kiến thức học sinh cần có để trở thành những công dân hiểu biết, có giáo dục và để được nhận vào cao đẳng hoặc đại học. Các tiêu chuẩn này cấu thành nền tảng của các kỳ thi toàn tiểu bang mà học sinh phải vượt qua ở những lớp nhất định. Các nhà quản lý quận và nhà trường, giáo viên đứng lớp, các trường đại học sư phạm, các nhà xuất bản sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy khác đều chú trọng các tiêu chuẩn nội dung trong công việc của họ. Khuôn khổ giáo trình mô tả nội dung của khóa học cho từng lớp, từ mẫu giáo đến lớp mười hai, và hướng dẫn cho giáo viên về cách giảng dạy giáo trình này. Khuôn khổ là một kế hoạch chi tiết để thực thi các tiêu chuẩn nội dung được Hội đồng Giáo dục Tiểu Bang chấp thuận. Nhiều giáo viên và nhà quản lý dùng khuôn khổ làm hướng dẫn để giúp họ điều phối những gì họ sẽ giảng dạy. Các hội đồng giáo dục nhà trường ở địa phương đôi khi tạo ra giáo trình của riêng họ dựa trên những khuôn khổ được Hội đồng Tiểu Bang chấp thuận. Nhiều chương trình đào tạo giáo viên dùng các khuôn khổ làm tài liệu học tập chuyên môn. Các khuôn khổ cũng cho các nhà xuất bản sách giáo khoa biết về những loại tài liệu giảng dạy nào cần có trong học đường. Các tiêu chuẩn nội dung và khuôn khổ môn toán của Hội đồng Tiểu Bang phác họa một chương trình học tập phong phú cho tất cả trẻ em trong trường công lập. Các tiêu chuẩn này được đặt trên tiền đề là tất cả học sinh đều có khả năng học hỏi và sử dụng các kỹ năng, khái niệm và công cụ toán học chặt chẽ. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này bảo đảm rằng học sinh ở cùng lớp đều học các khái niệm và kỹ năng giống nhau bất kể các em học trường công lập nào tại California. Phần tiếp theo là bản tóm lược giáo trình toán, nhưng xin mời phụ huynh đọc toàn bộ nội dung các tiêu chuẩn và khuôn khổ môn toán của California. Có thể xem cả Mathematics Content Standards for California Public Schools, Kindergarten Through
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 14 of 28 Grade Twelve (Các Tiêu chuẩn Nội dung Toán dành cho các Trường Công lập California, Mẫu giáo đến Lớp Mười hai) và Mathematics Framework for California Public Schools, Kindergarten Through Grade Twelve (Khuôn khổ Toán học dành cho các Trường Công lập California, Mẫu giáo đến Lớp Mười hai) (ấn bản 2006) trực tuyến tại http://www.cde.ca.gov/ci/ma/cf. Ngoài ra, có thể mua bản in cả hai ấn phẩm này từ CDE Press. Muốn biết giá hoặc chi tiết đặt hàng, các phụ huynh quan tâm có thể e-mail cho CDE Press tại sales@cde.ca.gov hoặc gọi số (800) 995-4099. “Tất cả học sinh đều có khả năng hiểu toán, nếu có cơ hội và được khuyến khích làm như thế." —Các Tiêu chuẩn Nội dung Toán dành cho các Trường Công lập California
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 15 of 28 Khái quát về Giáo trình Toán Các tiêu chuẩn toán California đối với mẫu giáo đến lớp mười hai đã thay đổi việc giảng dạy và học toán. Giáo trình toán ở mỗi lớp được thiết kế để bảo đảm mọi học sinh đều được tiếp cận với các chương trình toán chất lượng cao và có nhiều cơ hội để xây dựng một nền tảng vững chắc trong môn toán. Giáo trình này bắt đầu với toán cơ sở và tiếp tục nâng cao về phạm vi và nội dung theo thời gian. Giáo dục toán phải cung cấp cho học sinh một chương trình giảng dạy cân bằng trong đó các em hiểu dần các khái niệm, thông thạo dần các kỹ năng tính toán cơ bản, và nâng cao khả năng giải quyết các bài toán. Mục tiêu của giáo dục toán là giúp học sinh: • Thông thạo các kỹ năng tính toán cơ bản. • Hiểu các khái niệm toán học. • Trở nên những người giải toán có thể nhận ra và giải quyết nhanh chóng các bài toán thông thường và có thể tìm ra những cách thức để đạt được một giải pháp hoặc mục tiêu khi không dùng được các cách giải thông thường. • Truyền đạt chính xác về số lượng, các quan hệ lô gíc, và các ẩn số bằng cách sử dụng các dấu hiệu, ký hiệu, mô hình, đồ thị và các thuật ngữ toán học. • Phát triển tư duy lô gíc để thu thập dữ liệu, phân tích bằng chứng, và biện luận để hỗ trợ hoặc phản bác các giả thuyết. • Liên hệ giữa các ý tưởng toán học hoặc giữa môn toán và các môn học khác. • Áp dụng toán vào đời sống hàng ngày và nuôi dưỡng ý muốn theo đuổi việc học toán cao cấp và các chọn lựa nghề nghiệp đa dạng liên quan. • Nhận biết và thưởng thức vẻ đẹp và sức mạnh của toán học. Mẫu giáo Đến lớp Bảy Từ mẫu giáo đến lớp bảy, các tiêu chuẩn toán được chia thành năm đề tài hoặc đề mục: • Cảm nhận về Số • Đại số và Hàm số • Đo lường và Hình học • Thống kê và Xác suất • Tư duy Toán học Mỗi thành phần bao gồm nhiều khái niệm toán học. Học sinh học sâu hơn, tinh vi hơn trong mỗi đề mục khi các em học lên từng lớp. Tập hợp tiêu chuẩn ở mọi lớp đều gồm cả năm đề mục.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 16 of 28 Sau đây là các nguyên tắc chỉ đạo của tiểu bang về môn toán tại mỗi lớp. Có thể xem tập hợp đầy đủ các tiêu chuẩn cho mỗi lớp trong Mathematics Content Standards for California Public Schools (Các Tiêu chuẩn Nội dung Toán học dành cho Các Trường Công lập California), có tại Web site của CDE ở http://www.cde.ca.gov/re/pn/fd hoặc ở dạng ấn bản ở Bộ Giáo dục California, CDE Press Sales Office (Phòng Thương vụ CDE Press) (gọi số 1-800-995-4099 để biết giá và chi tiết đặt hàng). Vỡ lòng Đến cuối lớp mẫu giáo, học sinh hiểu các số nhỏ, số lượng, và các hình đơn giản trong môi trường hàng ngày của các em. Các em đếm, so sánh, diễn tả và phân loại đồ vật, và phát triển ý thức về tính chất và mẫu hình. Lớp Một Đến cuối lớp một, học sinh hiểu và dùng khái niệm các số hàng đơn vị và hàng chục trong hệ thống vị trí giá trị chữ số. Học sinh cộng và trừ các số nhỏ dễ dàng. Các em đo bằng những đơn vị đơn giản và xác định vị trí đồ vật trong không gian. Các em mô tả dữ liệu, phân tích và giải những bài toán đơn giản. Lớp Hai Đến cuối lớp hai, học sinh hiểu quan hệ giữa giá trị và vị trí số trong phép cộng và trừ, và dùng các khái niệm đơn giản của phép nhân. Các em đo lường bằng những đơn vị thích hợp. Các em phân loại các hình và thấy các mối liên hệ giữa chúng bằng cách chú ý đến các yếu tố cấu thành chúng (điều mà các giáo viên toán gọi là những thuộc tính hình học). Học sinh thu thập và phân tích dữ liệu và kiểm tra đáp số. Lớp Ba Đến cuối lớp ba, học sinh hiểu sâu hơn giá trị theo vị trí, đào sâu hiểu biết và các kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên. Học sinh ước lượng, đo, và diễn tả hình thể trong không gian. Các em sử dụng dạng bài toán để giải toán. Các em trình bày các quan hệ số và tiến hành những thí nghiệm xác suất đơn giản. Lớp Bốn Đến cuối lớp bốn, học sinh hiểu các số lớn và các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên. Các em mô tả và so sánh các phân số và số thập phân đơn giản. Các em hiểu các đặc tính, và các quan hệ giữa các hình thể hình học phẳng. Các em thu thập, trình bày, và phân tích dữ liệu để giải đáp các thắc mắc. Lớp Năm Đến cuối lớp năm, học sinh biết thêm về áp dụng bốn phép tính căn bản cho phân số, số thập phân, và các số dương và âm. Các em biết và dùng các đơn vị đo lường thông dụng để xác định chiều dài và diện tích và dùng công thức để tính thể tích của các khối hình học đơn giản. Học sinh biết khái niệm đo góc và dùng thước đo góc và
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 17 of 28 com-pa để giải toán. Các em dùng lưới, bảng, đồ thị, và biểu đồ để ghi nhận và phân tích dữ liệu. Lớp Sáu Cuối lớp sáu, học sinh đã làm chủ bốn phép tính cơ bản với số nguyên, phân số dương, số thập phân dương, và số nguyên âm dương; các em làm phép tính và giải toán chính xác. Các em áp dụng kiến thức của mình về thống kê và xác xuất. Học sinh hiểu các khái niệm về trung bình cộng, số trung vị, và số điển hình của các tập hợp và cách tính khoảng biến thiên. Các em phân tích dữ liệu và lấy mẫu khi có điểm thiên vị hay kết quả sai; các em thường xuyên dùng phép cộng và phép nhân các phân số để tính xác suất cho các sự kiện phức hợp. Học sinh hiểu khái niệm và làm việc với các tỷ lệ và tỷ số; các em tính phần trăm (như tiền thuế, tiền boa, tiền lời). Học sinh biết đến π (Pi) và công thức để tính chu vi và diện tích hình tròn. Các em dùng ký tự để biểu diễn các số trong những công thức liên quan đến hình thể hình học và trong tỷ lệ để tượng trưng cho phần chưa biết của một biểu thức. Các em giải phương trình tuyến tính bậc một. Lớp Bảy Đến cuối lớp bảy, học sinh thông thạo thao tác với các con số và phương trình và hiểu tác dụng của các nguyên lý tổng quát. Học sinh hiểu và biết phân tích tử số và mẫu số ra thừa số, và dùng các đặc tính của số mũ. Các em biết lý thuyết Pythagore và giải bài toán trong đó phải tính chiều dài của một cạnh chưa biết. Học sinh biết cách tính diện tích bề mặt và thể tích của các vật ba chiều căn bản và hiểu khi có thay đổi về tỷ lệ thì diện tích và thể tích thay đổi như thế nào. Học sinh biết chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường khác nhau. Các em biết và dùng các dạng biểu diễn khác nhau của phân số (phân số, số thập phân, và phần trăm) và thông thạo việc đổi giữa các dạng. Các em biết thêm về tỷ lệ và tỷ số, tính phần trăm tăng hoặc giảm, tính lãi đơn và lãi kép. Các em vẽ các hàm số tuyến tính, hiểu khái niệm độ nghiêng và quan hệ của nó với tỷ lệ. Lớp Tám Đến lớp Mười hai Sau khi học năm đề mục toán từ mẫu giáo đến lớp bảy, học sinh tập trung vào các lĩnh vực toán chuyên môn từ lớp tám đến lớp mười hai. Lưu ý: Các tiêu chuẩn toán cho các lớp tám đến mười hai được sắp xếp theo chuyên ngành thay vì theo đề mục: • Đại số I • Hình học • Đại số II • Lượng giác • Giải tích Toán học • Đại số Tuyến tính
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 18 of 28 • Xác suất và Thống kê • Xác suất và Thống kê Cao cấp • Giải tích số Biện luận toán học và hiểu biết khái niệm được bao gồm trong nội dung của tất các các ngành toán học khi học sinh học lên các cấp cao hơn. Thông tin sau trình bày các hướng dẫn của tiểu bang trong các ngành toán khác nhau: Đại Số I Lý luận và tính toán bằng biểu tượng là trung tâm của môn đại số. Qua việc học đại số, một học sinh nuôi dưỡng hiểu biết về ngôn ngữ biểu tượng của toán học và khoa học. Ngoài ra, các kỹ năng và khái niệm đại số được phát triển và sử dụng trong nhiều tình huống giải quyết vấn đề đa dạng. Nội dung chính của khóa học đầu tiên, đại số I, liên quan đến việc hiểu, viết, giải, và vẽ đồ thị các phương trình bậc một và hai, kể cả các hệ hai phương trình tuyến tính với hai ẩn số. Có thể giải các phương trình bậc hai bằng cách phân tích ra thừa số, hoàn tất đồ thị bậc hai, hoặc áp dụng công thức bậc hai. Học sinh cũng nên làm quen với các phép tính trên các biểu thức đơn và đa thức. Các em học giải toán bằng cách dùng tất cả các kỹ thuật này và từ đó mở mang tư duy toán học của mình theo nhiều phương thức quan trọng, kể cả biện minh các bước trong một quy trình đại số và kiểm tra sự đúng đắn của các lập luận đại số. Hình học Mục đích chính của giáo trình hình học là phát triển các kỹ năng và khái niệm hình học và khả năng xây dựng lập luận lô gíc chính quy và chứng minh trong bối cảnh hình học. Mặc dù giáo trình chú trọng vào hình học phẳng (tổng hợp) Euclide, vẫn có chỗ để nhấn mạnh đặc biệt về hình học tọa độ và các biến đổi của nó. Các kỹ năng và khái niệm hình học phát triển trong môn này hữu ích cho tất cả học sinh. Ngoài việc học các kỹ năng và khái niệm này, học sinh sẽ phát triển khả năng xây dựng lập luận lô gic chính quy và chứng minh trong đề bài và bối cảnh hình học. Đại Số II Khóa học này bổ sung và mở rộng nội dung và các khái niệm toán của khóa đại số I và hình học. Khóa này giới thiệu nhiều khái niệm và kỹ thuật mới sẽ là cơ sở cho các khóa cao cấp hơn về toán và khoa học và hữu dụng tại nơi làm việc. Nói chung, kỹ năng tư duy trừu tượng, khái niệm hàm số, và giải pháp đại số cho các vấn đề ở nhiều lĩnh vực nội dung khác nhau được nhấn mạnh.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 19 of 28 Học sinh thông thạo đại số II sẽ thu được kinh nghiệm giải đề toán đại số ở nhiều lĩnh vực nội dung khác nhau, kể cả cách giải các hệ phương trình bậc hai, các hàm số lôgarit và hàm số mũ, định lý nhị thức, và hệ thống số phức. Lượng Giác Môn lượng giác dùng các kỹ thuật mà học sinh đã từng học qua môn đại số và hình học. Các hàm số lượng giác khảo cứu được định nghĩa bằng hình học thay vì bằng phương trình đại số. Thành thạo các hàm số này cũng như khả năng chứng minh các tính chất cơ bản của chúng là điều đặc biệt quan trọng đối với học sinh có ý định học giải tích, toán học cao cấp hơn, vật lý và các môn khoa học, và kỹ thuật khác ở đại học. Giải tích Toán học Ngành học này kết hợp nhiều kỹ thuật lượng giác, hình học và đại số cần thiết để chuẩn bị cho học sinh học giải tích số và củng cố khả năng hiểu khái niệm và tư duy toán học của các em để giải toán. Các tiêu chuẩn này thiên về các hàm chức năng của các đề tài đó. Khái niệm mới đáng kể nhất là giới hạn. Tích phân thường được kết hợp với một khóa học về lượng giác hoặc có thể với một khóa đại số tuyến tính để cấu thành một khóa học tiền giải tích số kéo dài cả năm. Đại số Tuyến tính Mục tiêu chung của khóa học này là để học sinh học các kỹ thuật vận dụng ma trận để các em có thể giải các hệ phương trình tuyến tính với số biến không giới hạn. Đại số tuyến tính thường được kết hợp với một môn học khác, như lượng giác, tích phân, hoặc tiền giải tích số. Xác suất và Thống kê Môn học này là để nhập môn nghiên cứu xác suất, giải nghĩa dữ liệu, và giải quyết vấn đề thống kê cơ bản. Làm chủ nội dung môn học này sẽ tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc về xác suất khiến dễ dàng xử lý thông tin thống kê. Xác suất và Thống kê Cao cấp Môn học này mở rộng về kỹ thuật và chiều sâu của xác suất và thống kê. Đặc biệt, thông thạo nội dung lớp chuyên này đem lại cho học sinh cơ sở để thành công trong kỳ thi Lớp Chuyên về đề tài này. (Muốn biết chi tiết về Lớp Chuyên, xem phần mang tiêu đề “Hoạch định để Thành công: Các Điều kiện và Quyết định.”) Giải Tích số Khi được dạy tại trung học, môn giải tích nên được trình bày ở chiều sâu và độ chính xác ngang với các khóa nhập môn giải tích số ở cao đẳng và đại học. Các tiêu chuẩn này phác thảo một giáo trình cao đẳng hoàn chỉnh cho môn giải tích số đơn biến.
- Math Parent Handbook T07-090 Vietnamese; Arial font Page 20 of 28 Nhiều chương trình trung học có thể không đủ giờ để dạy toàn bộ nội dung trong một năm học thông thường. Thí dụ, một số quận giáo dục có thể coi nhẹ phương trình vi phân và dành đa số thời gian cho các dãy số và chuỗi vô hạn. Số khác có thể làm ngược lại. Cân nhắc đề cương của Hội đồng Đại học dành cho các phần Giải tích số AB và Giải tích số BC của Kỳ Thi Lớp Chuyên Toán (Advanced Placement Examination in Mathematics) có thể hữu ích để đưa ra các quyết định về giáo trình. Giải tích số là một lĩnh vực toán học được áp dụng rộng rãi và liên quan đến một lý thuyết có giá trị thực chất đẹp đẽ. Học sinh thông thạo nội dung này sẽ được tiếp cận với cả hai khía cạnh của môn học. Các Chọn lựa của Quận Giáo dục dành cho các Lớp Tám Đến Mười hai Các quận giáo dục, các trường và giáo viên được quyền linh động trong việc giảng dạy các môn trung học này. Các tiêu chuẩn cho lớp tám đến lớp mười hai không buộc phải bắt đầu hay hoàn tất một khóa học cụ thể ở bất cứ cấp lớp nào. Hơn nữa, nội dung của các môn học khác nhau này đôi khi được kết hợp theo các cách khác nhau. Thí dụ, một số trường dạy các tiêu chuẩn này trong các khóa học toán truyền thống, như lượng giác và đại số II. Các trường khác dạy các tiêu chuẩn này theo cách tổng hợp hoặc kết hợp. Có nghĩa là, một trường có thể kết hợp một ít nội dung lượng giác, tích phân, và đại số tuyến tính để tạo thành một khóa tiền giải tích số; một trường khác có thể dạy nội dung lượng giác chung với đại số II.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Để có tâm lý tốt cho mùa thi
3 p | 140 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, trường mầm non Hoa Hồng
39 p | 89 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non
27 p | 78 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp để giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp chủ nhiệm
58 p | 27 | 8
-
Giúp bé học nói
3 p | 96 | 7
-
Con đồng tính
5 p | 87 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
19 p | 58 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, trường Mầm non Hoa Hồng
39 p | 91 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 31 | 5
-
Kỳ thị không thuộc chốn học đường! - Cẩm nang dành cho phụ huynh và giáo viên để thực hiện quyền được giáo dục của trẻ em di cư
28 p | 74 | 4
-
Sổ tay phụ huynh - Phần 16
0 p | 62 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
20 p | 40 | 2
-
Bài giảng mầm non - Chủ đề: Vẽ hàng cây bé yêu
12 p | 142 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn