intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang Đọc ở bậc đại học - Đinh Hồng Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:257

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cẩm nang Đọc ở bậc đại học gồm các nội dung chính như Suy nghĩ về việc đọc và bản thân nhƣ một độc giả; Đọc với tƣ cách là sinh viên; Phát triển kỹ năng độc giả của bạn; Đọc chủ động: phát triển mối liên kết với văn bản và tác giả; Đọc và ghi chú;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang Đọc ở bậc đại học - Đinh Hồng Phúc

  1. GAVIN J. FAIRBAIRN SUSAN A. FAIRBAIRN ĐỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC CẨM NANG DÀNH CHO SINH VIÊN Đinh Hồng Phúc Lê Thị Ngọc Hà dịch TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 0
  2. Mục lục Lời nói đầu 2 Lời cảm tạ 4 Lời giới thiệu 5 Phần 1: Suy nghĩ về việc đọc và bản thân nhƣ một độc giả 24 Phần 2: Đọc với tƣ cách là sinh viên 49 Phần 3: Phát triển kỹ năng độc giả của bạn 67 Phần 4: Đọc chủ động: phát triển mối liên kết với văn bản và tác giả 93 Phần 6: Đọc và ghi chú 121 Phần 7: Đọc và viết 162 Phần 8: Đọc ở đâu và khi nào? 188 Phần 9: Chia sẻ với bạn bè những gì bạn đọc 209 Phần 10: Tự đọc tác phẩm của chính mình 225 Tái bút 250 Ví dụ và đáp án bài tập 257 Tài liệu tham khảo 267 1
  3. Lời nói đầu Trong sách này, chúng tôi muốn bàn về việc đọc – nhất là cho đối tƣợng sinh viên. Nó nảy sinh từ kinh nghiệm giúp đỡ sinh viên phát triển kỹ năng học tập và kỷ luật cần có để thành công. Vì thế, tuy vấn đề trọng tâm của sách này là bàn về đọc, nhƣng chúng tôi cũng nêu ra vấn đề và đƣa lời khuyên về các phƣơng diện khác của việc học tập. Chúng tôi xin gửi lời cảm tạ đến các bạn sinh viên vì trong nhiều năm qua vấn đề các bạn gặp phải khi đọc tài liệu đã giúp chúng tôi hình thành nên ý tƣởng viết ra sách này. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Mary West (có thể là biên tập viên và ngƣời đọc sửa bản in thƣờng trực lớn tuổi nhất thế gian này), đến Thomas Fairbairn, có lẽ là biên tập viên khó tính nhất đời, và đến Faith Fairbairn, biết nhiều câu nói bông đùa thực sự hay chẳng hạn nhƣ “Alexander the Great (Alexandre Đại đế) và Winne the Pooh giống nhau ở điểm nào?” (câu trả lời ở trang 194) và đã nhận thấy chúng tôi đã bỏ sót mất chữ “là” trong một câu không có nghĩa gì cả. Xin cảm ơn các quý đồng nghiệp ở Ban Tu thƣ trƣờng Đại học Mở (Open University Press) đã lƣợng thứ thông cảm cho chúng tôi về việc giao bản thảo trễ hạn vì những vấn đề cá nhân phát sinh trong quá trình biên soạn, nhất là Shona Mullen và Anita West. 2
  4. Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Giáo sƣ Donna Mead, Hiệu trƣởng Trƣờng Khoa học Chăm sóc sức khỏe tại Đại học Glamorgan vì đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Gavin J. Fairbairn Susan A. Fairbairn 3
  5. Lời cảm tạ Tập thể tác giả và nhà xuất bản sách này xin cảm tạ các đơn vị xuất bản đã cho phép chúng tôi đƣợc quyền in lại trong ấn phẩm của mình một số tài liệu ấn bản sách nhƣ: đoạn văn trích từ Knots của R.D. Laing (1970), tr. 56, với sự cho phép của Taylor & Francis; “Slow Reader” (tr. 13, 12 dòng) trích từ Please Mrs Butler của Allan Ahlberg (Kestrel 1983), bản quyền © Allan Ahlberg 1983, với sự cho phép của Penguin Books Ltd; đoạn văn trích từ D. Rowe (1983) Depression: The Way Out of your Prison, tr. 52-3, với sự cho phép của Routledge; đoạn văn trích từ A. Maclean (1993) The Elimination of Morality: Reflection on Utilitarianism and Bioethics, tr. 5-6, với sự cho phép của Routledge; đoạn văn trích từ G. Hunt (1999) Abortion: why bioethics can have no answer – a personal perspective, Nursing Ethics, 6(1): 47- 57, với sự cho phép của Arnold. 4
  6. Lời giới thiệu TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN Bên cạnh viết và lập luận, đọc là một trong những hoạt động quan trọng nhất mà sinh viên phải tham gia. Đây là một thực tế. Nhƣng khổ nỗi, cũng có thực tế là hầu hết sinh viên đều có vấn đề với việc đọc. Dƣờng nhƣ lúc nào cũng có quá nhiều thứ để đọc nhƣng không bao giờ đủ thời gian để làm việc đó. Danh mục cần đọc quá dài, giảng viên đƣa ra quá nhiều tài liệu tham khảo không rõ ràng và dù là bạn chỉ tìm hiểu những mối quan tâm chính của mình thì bạn cũng sẽ sớm nhận ra (nếu bạn vẫn chƣa) rằng có quá nhiều thông tin cần tiếp thu nhƣng quá ít thời gian để làm điều đó. Hậu quả là một số sinh viên hình thành quan niệm rằng nếu họ có thể đọc nhanh hơn thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Có lẽ đó chính là lý do tại sao bạn mở cuốn sách này ra. Bây giờ, dĩ nhiên là cũng có vài thuận lợi khi bạn “ngốn” hết những gì phải đọc trong thời gian ngắn nhất có thể, bao gồm việc bạn tiết kiệm đƣợc thời gian để làm việc khác. Đó là lý do tại sao một cuốn sách tuyên bố dạy cho sinh viên cách đọc nhanh hơn chắc chắn sẽ thành công ngay lập tức. Dù chúng tôi tin rằng sự thực là nhƣ thế, nhƣng đây không phải sách dạy đọc nhanh và bạn sẽ thất vọng nếu đọc nó với suy nghĩ nhƣ thế. Ngƣời đọc thạo hơn là sinh viên thành công hơn 5
  7. Mặc dù chúng tôi sẽ trình bày kỹ năng đọc lẫn phƣơng pháp cải thiện tốc độ đọc, nhƣng mục tiêu hàng đầu ở đây là giúp bạn suy nghĩ cẩn trọng hơn về việc đọc của mình: tại sao bạn đọc, bạn đọc nhƣ thế nào và ở đâu, và đọc xong bạn làm gì. Chúng tôi muốn thúc đẩy bạn lựa chọn cách tiếp cận chủ động và sáng tạo, bằng cách nhập tâm vào nguồn tài liệu, tra vấn và sử dụng chúng để xây dựng các quan điểm bạn trình bày trong bài luận. Chúng tôi bác bỏ ý nghĩ cho rằng trở thành ngƣời đọc thạo chỉ là vấn đề phát triển kỹ năng và chiến lƣợc. Sinh viên muốn trở thành ngƣời đọc thạo phải học cách thu thập thông tin hiệu quả từ những gì đọc đƣợc; họ cũng phải học cách tƣơng tác sáng tạo và có tính phê phán với thông tin đó. Họ sẽ phải trở thành độc giả có kỷ luật – những ngƣời hình thành và duy trì các thói quen tốt và sử dụng thời gian hiệu quả, áp dụng kỹ năng và chiến lƣợc do họ phát triển. Ta thƣờng xuyên sử dụng không hiệu quả những kỹ năng mình đã phát triển, ví nhƣ khi lái xe hay khi chuẩn bị và chế biến những món ăn dinh dƣỡng; cũng giống nhƣ cách ta sử dụng kỹ năng của mình với tƣ cách độc giả. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy chỉ cần một chút nỗ lực, hầu hết sinh viên có thể trở thành những ngƣời đọc thạo hơn và do đó là những sinh viên thành công hơn. Cuốn sách này dành cho ai? Những vấn đề chúng tôi đề cập đến liên quan đến sinh viên thuộc mọi ngành học; đó là lý do tại sao chúng tôi cố gắng, khi có thể, sử dụng ví dụ đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, Đọc ở bậc đại học hƣớng đến sinh viên ở mọi cấp độ – từ năm cuối ở bậc trung học đến giáo dục không chuyên, rồi bậc đại học và sau đại học. Tuy nhiên, nếu bạn không phải sinh viên, cũng 6
  8. đừng vội đặt cuốn sách này xuống. Có lẽ, dù không phải là sinh viên nhƣng bạn đã cầm nó lên bởi vì bạn không phải là một ngƣời đọc hiệu quả nhƣ ý mình muốn, và bạn tự hỏi liệu mình có thể học đƣợc vài bí quyết hữu ích nào hay không. Chúng tôi nghĩ là bạn có thể đấy. Thực chất của việc đọc với tƣ cách là sinh viên Cùng với việc nghe và quan sát, đọc là một phƣơng pháp quan trọng giúp ta thu thập thông tin về thế giới. Đó sẽ là nền tảng cho quá trình học tập của bạn với tƣ cách là sinh viên, cũng nhƣ giúp củng cố thêm hoạt động học thuật trong đời sống của giảng viên. Học giả thì phải đọc. Họ phải đọc để hiểu biết về bộ môn của mình và duy trì điều đó, để luôn cập nhật kiến thức, và để kiểm tra lại các công trình, ý tƣởng và nghiên cứu của mình so với của bạn bè. Bạn sẽ phải đọc để mở mang thông tin về các môn mình đang theo học và để có thể chọn ra cách tiếp cận học thuật cho các bài viết của mình. Khi nói “cách tiếp cận học thuật” chúng tôi muốn đề cập đến cách tiếp cận trong đó bạn liên hệ giữa những gì mình viết với những gì ngƣời khác đã viết về cùng chủ đề liên quan. Đọc là một trong các hoạt động quan trọng nhất mà bạn sẽ phải tham gia, và kỹ năng đọc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần phát triển. Thật ra, điều này cũng chƣa hẳn là đúng. Đọc không chỉ là một kỹ năng, đó là tập hợp các kỹ năng, và trong cuốn Đọc ở bậc đại học này, chúng tôi yêu cầu bạn suy nghĩ về một số trong các kỹ năng đó. Không chỉ những thế, đọc không chỉ là vấn đề kỹ năng, mà còn là vấn đề kỷ luật. Cũng nhƣ với bất kì kỹ năng nào, nhƣ viết, xây dựng và phân tích luận cứ, nếu bạn không chịu khó sử dụng và rèn luyện các kỹ năng nhƣ một độc giả, chúng sẽ không bao giờ cải thiện, và kỹ năng đọc của bạn sẽ bớt hữu ích. Đó là lý do 7
  9. tại sao chúng tôi tin rằng kỹ năng và kỷ luật khi đọc là đáng để sở đắc và trau dồi, cho dù ta phải mất thời gian và cần nhiều nỗ lực, bởi lẽ về lâu dài – cũng giống nhƣ tiền đầu tƣ vào chứng khoán – chúng sẽ mang lại lợi ích. Chính vì đọc là một phần quan trọng trong hoạt động mà sinh viên phải tham gia, nên hầu hết những cẩm nang học tập có uy tín nhất cũng dành ít nhất một phần nào đó để thảo luận về việc đọc. Chẳng hạn, những cẩm nang này thƣờng đƣa ra một “nồi lẩu thập cẩm” các kỹ thuật nhằm mục đích giúp sinh viên đọc nhanh và hiệu quả hơn. Cuốn sách này cũng hƣớng dẫn nhiều phƣơng pháp khác nhau để đọc tốt hơn, cũng nhƣ các bài tập giúp bạn có cơ phát triển kỹ năng của một độc giả. Tuy nhiên, chúng tôi trung thành với quan niệm rằng đọc tốt hơn không chỉ là đọc nhanh hơn hay hiệu quả hơn. Đó là lý do tại sao mục đích chính của chúng tôi trong cuốn sách này là thuyết phục bạn thay đổi không chỉ cách đọc mà cả cách suy nghĩ về việc đọc của mình. Học cách đọc tốt hơn thực sự có đáng với thời gian và nỗ lực bỏ ra? Có lẽ trƣớc khi cầm cuốn sách này lên, bạn chƣa bao giờ thật sự suy nghĩ về việc đọc. Cũng giống nhƣ hít thở và bƣớc đi, có thể đọc là một phần quen thuộc trong cuộc sống đến nỗi bạn không tài nào nhớ nổi có lúc nào đó mình không thể đọc. Có lẽ bạn chƣa bao giờ nghĩ đến khả năng mình có thể học cách đọc tốt hơn. Chúng tôi muốn thuyết phục bạn rằng không những bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc của mình, mà thời gian và nỗ lực bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Một số sinh viên có thể cho rằng cố gắng cải thiện kỹ năng đọc chỉ là một việc làm ngu ngốc và tốn thời giờ vàng bạc. Họ có quyền có ý kiến của riêng 8
  10. mình, nhƣng về vấn đề này thì họ sai rồi. Cũng nhƣ ngƣời tham gia vào nhiều hoạt động thể dục thể thao khác nhau có thể nâng cao thành tích – chẳng hạn nhƣ trở nên mạnh mẽ hơn, nhanh hơn và đẹp mắt hơn khi biểu diễn – ngƣời tham gia đọc có thể cải thiện thành tích bằng cách làm cho quá trình đọc trở nên sâu sắc, tập trung, chi tiết, chặt chẽ và hiệu quả hơn. Khi chúng ta đọc cho vui, hoạt động đọc tự bản thân nó là quan trọng. Khi đọc truyện giả tƣởng, ta đọc để có những trải nghiệm thích thú (ngay cả khi chủ đề không hề vui vẻ) thông qua khả năng tƣởng tƣợng mình sống trong một thế giới hoàn toàn mới mẻ – ta nhìn thấy, cảm nhận và nghe thấy những điều mới lạ. Mặt khác, khi đọc văn bản học thuật, về căn bản ta không có động lực từ niềm vui đạt đƣợc khi đọc. Đa phần việc đọc văn bản học thuật đƣợc thúc đẩy bằng khát khao tìm kiếm, thấu hiểu và tiếp thu thông tin, ý tƣởng và lý lẽ. Ta có thể ví von việc tập trung vào hoạt động đọc, nhƣ cách chúng tôi thực hiện trong cuốn sách này, thay vì thông tin có trong văn bản học thuật giống nhƣ là tập trung vào khung cửa sổ thay vì khung cảnh nó mang đến cho ta. Một so sánh khác tƣơng đồng hơn nữa là tình huống khi ta tập trung vào dụng cụ quang học nhƣ kính hiển vi, trong khi điều ta thực sự quan tâm chính là các tế bào mà ta muốn nhìn thấy rõ nét hơn. Mấu chốt là ở đó, chỉ cần lau chùi khung cửa sổ là ta có thể dễ dàng nhìn thấy khung cảnh phía sau, và bằng cách đánh bóng và điều chỉnh thấu kính của kính hiển vi, ta có thể tập trung nhìn kĩ hơn đối tƣợng quan sát của mình, nhƣ vậy bằng cách hoàn thiện và nâng cao kỹ năng đọc, ta có thể dễ dàng tiếp cận thông tin trong các văn bản hơn. 9
  11. Với việc nhiều trƣờng đại học và cao đẳng ngày càng chú trọng đến phƣơng pháp đƣợc gọi hoa mỹ là “học dựa vào nguồn thông tin” (resource- based learning), nhu cầu để sinh viên phát triển không chỉ kỹ năng đọc mà cả cách tiếp cận việc đọc một cách có kỷ luật càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Trong cuốn sách trƣớc đây (Fairbairn và Winch, 1996), một trong hai chúng tôi đã hƣớng sự chú ý đến việc sử dụng mô hình gọi là „FOFO‟ của một trƣờng đại học, mục đích của mô hình này là biến sinh viên thành ngƣời học tự chủ bằng cách để họ tự chịu trách nhiệm với việc học tập của bản thân. Từ viết tắt FOFO bắt nguồn từ nguyên tắc trung tâm của mô hình. Vào giai đoạn đầu của quãng đời dƣới giảng đƣờng đại học, tất cả sinh viên đƣợc dạy rằng khi nghiên cứu để viết luận và làm bài tập, họ nên “Sắp xếp và khám phá trƣớc tiên” (First Organise and Find Out). Đây là một lời khuyên đúng đắn, không chỉ giúp củng cố một chƣơng trình về kỹ năng học tập quan trọng mà còn là một cách tiếp cận học tập đáng giá. Tuy nhiên, sự hoài nghi, cùng với sự thiếu thốn đáng tiếc nguồn thông tin, đã khiến nhiều sinh viên thuộc trƣờng đại học này đặt ra một nghĩa khác cho phần đầu của từ viết tắt, bạn có thể đoán ra từ đó nhƣng chúng tôi không thể in nó trong một cuốn sách nhƣ thế này. Nhiều cán bộ giảng dạy cũng có cùng cảm giác hoài nghi với các sinh viên trong ví dụ FOFO, dù trong trƣờng hợp của họ nó liên quan đến điều mà họ xem là động cơ không nói ra của các quản lý cấp cao, những ngƣời họ tin rằng đi theo cách học lấy sinh viên làm trung tâm và dựa vào nguồn thông tin là để cắt giảm chi phí. Ở mức độ nào đó, chúng tôi có cùng quan điểm hoài nghi này về nguyên nhân khiến cho lối học lấy sinh viên làm trung tâm trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhất mực tin rằng trách nhiệm quan trọng nhằm đƣa thông tin vào đầu một sinh viên thuộc về 10
  12. chính bản thân ngƣời sinh viên đó, chứ không phải ngƣời dạy anh ta. Trách nhiệm của giảng viên là tạo động lực thúc đẩy và giúp sinh viên cảm thấy hứng thú, hỗ trợ họ với hoạt động trí tuệ cần thiết hòng làm quen với những ý tƣởng và thông tin mới, thay vì mớm từng chút kiến thức cho họ tiếp nhận một cách thụ động. Đây là hàm ý về phƣơng pháp và phạm vi mà chúng tôi tin rằng các giảng viên đại học và cao đẳng nên hƣớng dẫn cho sinh viên trong việc đọc của họ. Ví dụ, nó hƣớng ta đến quan niệm cho rằng việc sử dụng “danh mục tài liệu cần đọc” thƣờng cản trở nhiều hơn là giúp đỡ cho sự phát triển của sinh viên. Bất kể đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến xu hƣớng sinh viên có nhiều trách nhiệm hơn trong việc tiếp cận thông tin xuyên suốt quá trình học, thì tầm quan trọng của việc đọc trong học tập là quá rõ ràng. Thậm chí càng rõ ràng hơn trong trƣờng hợp những sinh viên theo học qua chƣơng trình đào tạo từ xa của các cơ sở nhƣ Đại học Mở, nơi mà phƣơng thức giảng dạy chủ yếu là sách giáo khoa, vốn đƣợc xem nhƣ là chuỗi “bài giảng viết tay”. Với trƣờng hợp sinh viên của các cơ sở có trang thiết bị công nghệ thông tin khá phát triển, một lƣợng đáng kể thông tin giảng dạy và các thông tin khác có thể đƣợc truyền đạt hoặc có sẵn thông qua Internet, điều này một lần nữa có thể đòi hỏi sinh viên phải đọc nhiều hơn so với phƣơng pháp giảng dạy truyền thống. Bất kể cơ sở, khóa học và phƣơng pháp giảng dạy và học tập nào đƣợc áp dụng, rõ ràng bạn đọc càng giỏi thì càng tốt. Điều này đúng, cho dù ngƣời ta thƣờng tranh luận rằng hoạt động đọc sẽ trở nên kém quan trọng khi sách và bài báo học thuật truyền thống bị các phƣơng tiện truyền thông điện tử vƣợt qua khi các phƣơng tiện ấy giữ vai trò trụ cột trong quá trình truyền đạt học vấn và tri thức, bao gồm giảng dạy và chia sẻ các nghiên cứu truyền thống 11
  13. và những phát triển về mặt lý thuyết. Phƣơng tiện truyền thông điện tử, gồm đĩa CD và DVD, “sách điện tử”, và mạng Internet (cùng vô vàn những nguồn thông tin đôi khi chất lƣợng cao – các bài báo trên mạng với tiêu chuẩn học thuật tƣơng đƣơng với phiên bản giấy tƣơng ứng), đang tác động mạnh mẽ lên đời sống học thuật, đặc biệt là trong cách truyền đạt các khóa học. Tuy nhiên, chúng tôi tự tin rằng trong tƣơng lai trƣớc mắt kỹ năng và kỷ luật khi đọc sẽ là trọng tâm trong đời sống sinh viên. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã ảnh hƣởng đến cách thức lẫn mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin, cũng giống nhƣ việc phát minh ra máy in và truyền hình. Điều đó cũng giúp cho những công việc và hoạt động học tập cần tƣơng tác có thể thực hiện thông qua thảo luận trực tuyến và họp từ xa qua video. Cuối cùng, sự nổi lên của phƣơng tiện truyền thông điện tử đã khiến cho tác phẩm viết tay hoặc in ấn có thể kết hợp cùng với các hình thức truyền đạt khác trong các sản phẩm học thuật xuất bản. Chẳng hạn, những tác giả chọn cách truyền đạt thông qua Internet giờ đây có thể minh họa và tranh luận cho kết luận của mình, không chỉ sử dụng hình ảnh mà còn cả phim và âm thanh. Tuy nhiên, cũng nhƣ với các công nghệ truyền thông xƣa cũ nhƣ in ấn, phim ảnh và truyền hình, chúng ta nên áp dụng một cách thận trọng, đánh giá nghiêm ngặt chất lƣợng thông tin có sẵn. Bất luận thế nào, bất chấp sự phát triển của Internet nhƣ một nguồn thông tin, nó vẫn chƣa giành đƣợc vai trò chủ chốt của hoạt động đọc nhƣ là cách tiếp cận thông tin cho mục đích học thuật. Quả thật, trừ khi ta chuyển sang một công nghệ mà trong đó đa số thông tin đƣợc truyền tải bằng âm thanh hoặc hình ảnh hoặc một hệ thống nào đó vẫn chƣa đƣợc phát minh (có lẽ là ECMDDT (Electronic Computer to Mind Direct Data Transfer? [Máy 12
  14. chuyển đổi dữ liệu trực tiếp từ máy vi tính vào trí óc?]), thì đọc – dù là từ bản in hay từ màn hình máy vi tính – sẽ vẫn còn rất quan trọng. Nhƣng chẳng phải đa số sinh viên đã là những độc giả khá giỏi rồi hay sao? Đến khi vào đại học hoặc cao đẳng, theo lẽ hợp lý, đa số sinh viên đều đã là những độc giả khá giỏi. Chẳng hạn, bên cạnh khả năng đọc chữ in theo một cách giúp bạn đoán đƣợc cách phát âm những từ lạ, bạn có thể tận dụng gợi ý do văn bản cung cấp hòng đoán nghĩa của từ mới, và suy ra những ý nghĩa chỉ đƣợc ngụ ý chứ không phát biểu thành lời. Cũng có thể bạn có khả năng dự đoán ít nhất một vài ý tiếp theo trong khi đọc và trong chừng mực nào đó, bạn có thể suy ra ý nghĩa và quan điểm từ bản in mà không cần phải đọc hết từng chữ, mặc dù có thể bạn sẽ phải quay lại làm điều đó khi gặp các tài liệu xa lạ, nhất là khi những tác giả sử dụng từ ngữ quá mới và nghe có vẻ phức tạp hoặc các từ chuyên ngành. Tiếc thay, mặc cho kinh nghiệm độc giả của mình, hoặc có lẽ chính vì những kinh nghiệm đó, đa số sinh viên sẽ có lỗ hổng trong kỹ năng đọc, cũng nhƣ lỗ hổng trong các kỹ năng học tập cơ bản khác – nhƣ kỹ năng viết và quản lý thời gian chẳng hạn. Điều này có thể đúng với bạn cũng nhƣ với các bạn sinh viên khác. Còn có lý do nào khác mà bạn lại đọc, dù hời hợt, một cuốn sách viết về cách cải thiện kỹ năng đọc ở đại học không? Hai chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu một tập hợp đồ sộ các môn học ở bậc đại học hoặc sau đại học nhƣ địa chất học, địa lý học, toán học, hóa học, vật lý học, sinh học, tâm lý học, âm nhạc, giáo dục tiểu học và giáo dục đặc biệt, phƣơng pháp nghiên cứu giáo dục, thống kê, khoa học máy tính và triết học. Khi đề cập đến quãng đời sinh viên của mình trong nhiều lĩnh vực đa 13
  15. dạng nhƣ vậy, chúng tôi không hề có ý hƣớng sự chú ý đến học vấn của bản thân – mà muốn tăng thêm uy tín cho lời tuyên bố rằng chúng tôi biết việc đọc có vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu của phần lớn, nếu không phải là tất cả, các bộ môn học thuật. Không chỉ vậy, chúng tôi nghĩ mình có thể nhớ đủ về trải nghiệm thời sinh viên để cho phép bản thân hòa nhập, trong trí tƣởng tƣợng, vào đời sống của các độc giả là sinh viên từ phạm vi các môn học. TÌM HIỂU VỀ CUỐN SÁCH NÀY Trong cuốn sách này, dù mục tiêu chính là bàn về việc đọc, những gì chúng tôi nói đến cũng sẽ liên quan đến các kỹ năng học tập khác bao gồm quản lí thời gian, ghi chú, viết và đánh giá luận cứ, bởi vì tất cả các kỹ năng này sẽ hòa lẫn vào cuộc sống sinh viên của bạn. Chúng tôi hi vọng đạt đƣợc điều gì? Chúng tôi muốn giúp bạn trở thành ngƣời đọc thành thạo và hiệu quả nhất theo khả năng của bạn, để bạn có thể nhận đƣợc càng nhiều lợi ích từ việc học tập càng tốt, trong khi vẫn còn tối đa thời gian dành cho những việc khác mà bạn phải làm cũng nhƣ muốn làm. Chúng tôi giải quyết nhiều mối quan tâm và nhu cầu phổ biến của mọi sinh viên. Một trong số đó, có thể bạn sẽ có chung với hầu hết các sinh viên từ xƣa đến nay – từ thời mà sinh viên thật sự đến đại học để “đọc” lấy bằng bởi vì, cùng với trung tâm tôn giáo, trƣờng đại học là nơi duy nhất họ có thể tìm thấy sách với số lƣợng lớn. Chúng tôi đề cập đến mối bận tâm của đa số sinh viên là họ chỉ có thể dành ra một lƣợng thời gian tƣơng đối ít để đọc hàng núi tài liệu, vì họ bắt buộc phải đọc, hoặc tự quyết định đọc vì thấy cần 14
  16. thiết. Ngoại trừ việc có quá nhiều tài liệu viết liên quan đến gần nhƣ mọi lĩnh vực, đến mức bạn không dám hi vọng có thể đọc dù chỉ một phần nhỏ trong những gì đƣợc viết về đề tài của mình, các hoạt động khác cũng quan trọng và cần đầu tƣ thời gian – ví nhƣ làm bài tập và báo cáo, ăn uống, nghe nhạc và trò chuyện với bạn bè. Thời gian bạn có thể dành cho hoạt động đọc rõ ràng không bao giờ đủ. Bạn sẽ phải học cách chấp nhận sự thật này nhƣng không đƣợc chán nản vì điều đó. Hãy nhớ rằng điều quan trọng không phải bạn đọc nhiều bao nhiêu mà là bạn áp dụng đƣợc gì từ những gì mình đọc. Là sinh viên, bạn sẽ phải đọc theo nhiều phƣơng pháp, ở nhiều mức độ và với nhiều mục đích khác nhau. Chúng tôi muốn giúp bạn phát triển bản thân thành một độc giả có khả năng xử lý nhiều bài tập đọc khác nhau một cách có kỷ luật, đƣợc trang bị với chiến lƣợc thích hợp và hữu ích. Chúng tôi sẽ làm điều này bằng cách chia sẻ ý tƣởng và yêu cầu bạn thử nghiệm vài phƣơng pháp đƣợc đề xuất mà chúng tôi tin có thể giúp đỡ bạn. Đọc cuốn sách này nhƣ thế nào Cách bạn tiến hành đọc cuốn sách này phụ thuộc vào các phƣơng pháp đọc mà bạn đã phát triển tính đến thời điểm này. Nếu nhƣ bạn đã xây dựng những kỹ năng và chiến lƣợc phức tạp của một độc giả chuyên đọc văn bản học thuật, có lẽ bạn đọc cuốn sách này bởi vì bạn đang tiếp cận nó một cách khá hệ thống nhằm đánh giá sự thích hợp của cuốn sách. Trong trƣờng hợp đó, có thể bạn đã cố gắng hiểu đƣợc cấp độ của nó, bằng cách nhìn vào lời giới thiệu ở bìa sau đầu tiên, mục lục và danh mục chú dẫn, rồi đến các đoạn đầu và cuối của những phần chính, và những mục có tiêu đề đập vào mắt bạn – ví dụ nhƣ “Cách đọc cuốn sách này” chẳng hạn. Cách làm nhƣ vậy, chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết sau, giúp bạn quyết định xem một cuốn sách 15
  17. có đáng mƣợn hay thậm chí là mua không. Kết quả của sự xem xét kĩ lƣỡng này, bạn có thể đã hình thành suy nghĩ rằng lời giới thiệu này đã đƣa ra phần tổng quan ngắn gọn và dễ đọc, đáng để bạn đọc tỉ mỉ, trƣớc khi chuyến đến những phần khác trong sách dƣờng nhƣ bàn đến các mối quan tâm cụ thể của mình. Mặt khác, có thể bạn đã bắt đầu đọc cuốn sách này ngay từ đầu – với mong muốn sẽ đọc hết từ đầu đến cuối, và với hi vọng mình có thể thu đƣợc vài ý tƣởng về cách cải thiện kỹ năng đọc. Trong trƣờng hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên mở sách đến phần thảo luận về các phƣơng pháp tiếp cận những văn bản mới lạ và cách để quyết định xem chúng có đáng đọc hay không (xem trang 90-6). Bài tập Rải rác xuyên suốt cuốn sách, bạn sẽ tìm thấy những bài luyện tập. Một số đƣợc thiết kế nhằm giúp bạn hiểu thêm về bản thân nhƣ một độc giả. Các bài tập này yêu cầu bạn suy nghĩ về những khía cạnh trong kinh nghiệm đọc, và cách đọc của bản thân. Việc này giúp bạn quyết định xem mình nên chú ý đến khía cạnh nào trong số các thói quen và phƣơng pháp đọc nhất. Còn những bài tập khác cho bạn cơ hội thử nghiệm hoặc luyện tập các chiến lƣợc và kỹ năng bạn thấy hữu ích. Dành ra bao nhiêu thời gian cho các bài tập này là tùy ở bạn. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng ít nhất bạn sẽ sẵn lòng suy nghĩ chút xíu những câu hỏi chúng tôi đặt ra, và bỏ ra đôi chút thời gian với bài luyện tập do chúng tôi đề xuất, bởi vì chúng tôi tin bạn sẽ thấy chúng có ích trong quá trình phát triển thành một độc giả giỏi, có kỷ luật và thận trọng. Một vài bài tập yêu cầu bạn làm việc ngoài cuốn sách, sử dụng tài liệu bạn có thể tiếp cận ở nhà, thƣ viện 16
  18. trƣờng hoặc thƣ viện địa phƣơng. Một số khác đòi hỏi bạn làm việc với tài liệu do chúng tôi cung cấp. Hầu hết các bài luyện tập không có “đáp án” cuối cùng; tuy nhiên, chúng tôi cũng đƣa ra nhận xét về một số bài tập, và nếu có thể thì là đáp án cho một số khác. Bạn sẽ tìm thấy những nhận xét và đáp án này ở cuối sách, vì chúng tôi muốn khuyến khích bạn thực hiện bài tập mà không xem trƣớc những gì chúng tôi nói về nó; trong trƣờng hợp này, chúng tôi sẽ có chỉ dẫn đến trang thích hợp. Ngôn từ và văn phong Cuối cùng, chúng tôi muốn lƣu ý với bạn vài điều về ngôn từ và văn phong dùng trong sách. Tiểu luận hay bài tập? Khi nói đến những bài viết sinh viên phải thực hiện, chúng tôi dùng từ “bài tập” và “tiểu luận” thay thế cho nhau, dù cho tiểu luận là hình thức cụ thể của bài tập và là hình thức mà một số sinh viên sẽ ít khi đƣợc yêu cầu thực hiện. Chúng tôi làm nhƣ vậy bởi vì tiểu luận là hình thức rất thƣờng thấy của bài tập và chúng tôi muốn tránh sự lê thê dông dài khi nói đến “bài tiểu luận, bài báo cáo và các loại bài tập khác”. Và do đó, bất cứ khi nào bạn đọc thấy lời nào đề cập đến tiểu luận và/hoặc bài tập, bạn nên hiểu rằng chúng tôi muốn nói đến bất kì hình thức đánh giá dƣới dạng văn bản nào mà giảng viên yêu cầu bạn hoàn thành. Văn phong Mặc dù đây là sách bàn về việc đọc, chúng tôi nhận thấy hoạt động đọc bạn sẽ tiến hành khi là sinh viên chắc chắn có mối liên kết chặt chẽ đến hoạt động viết. Và vì thế, thi thoảng chúng tôi sẽ tận dụng cơ hội để chia sẻ đôi điều mình chắc chắn về phong cách viết trong học thuật. Chúng tôi hi vọng 17
  19. mình có thể tác động khiến bạn xây dựng một văn phong, nếu bạn có thể, cố gắng giống với các tác giả hàn lâm tài giỏi, những ngƣời bạn sẽ có cơ hội đọc công trình của họ trong quá trình học nếu may mắn, và ở mức tối thiểu, bạn sẽ tránh đƣợc cạm bẫy đến từ các tác giả hàn lâm tệ hại, những ngƣời bạn sẽ không thể tránh khỏi công trình của họ. Vì tin vào giá trị của sự đơn giản, văn phong chúng tôi sử dụng trong sách này chắc chắn sẽ khác với khá nhiều, nếu không phải phần lớn, những cuốn sách bạn sẽ đọc trong thời sinh viên. Chúng tôi viết lan man rời rạc và đôi khi thì lại kể lể, đƣa ra lời khuyên trong những thảo luận về kinh nghiệm của mình với tƣ cách là giáo viên lẫn sinh viên, bởi vì chúng tôi tin tƣởng mạnh mẽ rằng kiến thức hữu ích thƣờng đến từ việc chia sẻ kinh nghiệm. Không nhƣ các tác giả hàn lâm, chúng tôi cố gắng tránh dùng từ ngữ và biệt ngữ khó nếu đƣợc, nhằm mục đích khiến cuốn sách trở nên dễ đọc, lôi cuốn và không hề đáng sợ hết mức có thể. Chúng tôi cho bạn biết điều này vì không muốn bạn có ấn tƣợng rằng do chúng tôi cố gắng tránh sử dụng từ ngữ khó những khi có thể, nên chúng tôi không thể là học giả thực thụ nhƣ tác giả của nhiều bài báo trên các tạp chí và sách học thuật bạn sẽ gặp phải, và vài ngƣời trong số đó bạn sẽ đọc đến. Hiển nhiên, là sinh viên, bạn sẽ phải chú ý đến yêu cầu về văn phong của môn học cũng nhƣ yêu cầu của giảng viên. Tuy nhiên, chúng tôi thật sự khuyên bạn nên ghi chú cẩn thận các tác giả thu hút sự chú ý và truyền đạt thành công nhất đến độc giả là bạn, và nếu có thể, bạn nên cố gắng kết hợp những yếu tố trong văn phong của họ vào bài làm của mình. Biết cách phân biệt văn phong học thuật hay và dở còn giúp bạn phát triển cảm giác về các văn bản nên đọc và kỹ năng nhận biết những văn bản chớ 18
  20. nên đụng vào. Với thời gian hạn chế bạn có thể dành ra cho việc đọc, nhìn chung thì tốt hơn là (mọi thứ đều tƣơng đƣơng – chẳng hạn nhƣ văn bản đƣợc nói đến cũng quan trọng không kém đối với kiến thức của bạn) hãy dùng thời gian để đọc các văn bản truyền đạt dễ dàng và hay ho, thay vì phí phạm thời gian vào các văn bản viết tệ đến mức bạn chẳng hiểu chúng nói về vấn đề gì. Hồ sơ những văn bản học thuật hay và dở Bạn sẽ thấy có ích khi soạn ra một tập hồ sơ những ví dụ về văn bản học thuật hay mà mình đọc đƣợc. Bạn sẽ có khả năng nhận biết văn bản học thuật viết tốt vì nó truyền đạt tƣ tƣởng và lý lẽ – dù phức tạp đến mấy – đến bạn thành công. Hãy dùng một tấm bìa lá rời để lƣu trữ bản sao của các văn bản này, có thể bao gồm bất cứ thứ gì từ đoạn văn hoặc trang giấy riêng lẻ, cho đến chƣơng sách hoàn chỉnh, hoặc bài viết trên tạp chí. Bên cạnh mỗi bài, hãy viết thêm vài ghi chú tại sao bạn thấy bài đó thành công. Chẳng hạn, văn bản này thành công vì nó dùng những câu văn ngắn gọn hoặc từ ngữ đơn giản; vì tác giả viết dƣới ngôi thứ nhất, hoặc vì nó tránh dùng đến biệt ngữ? Bạn cũng nên soạn một bộ sƣu tập ví dụ về văn bản học thuật dở, gồm những bài không thể đọc đƣợc và không truyền tải đƣợc bất cứ điều gì ngoại trừ ấn tƣợng rằng tác giả ắt phải vô cùng thông minh nếu bà ấy biết mình đang nói về điều gì. Lƣu trữ lại những ví dụ về văn bản học thuật dở mà bạn gặp phải, cùng với vài ghi chú về lý do chúng không truyền đạt đến bạn thành công. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2