intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang du lịch Hà Nội: Phần 2 - Quảng Văn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

146
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cẩm nang du lịch Hà Nội: Phần 2 lựa chọn và giới thiệu cho bạn đọc những thông tin hấp dẫn và cụ thể về những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đến với những danh thắng này, du khách không chỉ được biết thêm về lịch sử, những huyền thoại... mà còn được đắm mình trong không gian văn hóa rất riêng của Hà Nội văn hiến. Mời bạn đọc tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang du lịch Hà Nội: Phần 2 - Quảng Văn

  1. Chương 3 DANH LAM THANG cảnh, DI TÍCH LỊCH s ử VĂN HÓA I. BẢO TÀNG 1. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có trụ sở tại sô 25 phô Tông Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đó là một khuôn viên rộng khoảng Iha nằm ở trung tâm Thủ đô giáp ba mặt phô: Trần Quang Khai, Tràng Tiền, Tông Đản. Ngôi nhà Bảo tàng trước năm 1954 là sỏ Thương chính Đông Dương do người Pháp xây dựng năm 1917. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là bảo tàng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính thức mở cửa đón khách vào tham quan từ ngày 6-1-1959. Khi mới ra đời, tổng kho của Bảo tàng có trên 1 vạn hiện vật. hình ảnh, tài liệu văn bản. Hiện nay, con sô đó đã tăng lên trên 8 vạn, gồm nhiều súu tập và bộ su'u tập có giá trị cho việc nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, cho việc tuyên truyền, giáo dục truyền thông, bồi dưỡng 93
  2. niềm tự hào dân tộc cho các thê hệ công dân Việt Nam. Các sưu tập hiện vật đó là nền tảng để báo tảng tô chức trưng bày vê tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Hệ thông trưng bày thường trực của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam sử dụng trên 2.100 hiện vật. hình ảnh, tư liệu bày trong 29 phòng với tống diện tích 1.500m-. Nội dung trưng bày gồm ba phần: Phần thứ nhất: Thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1945. Phần này được trình bày theo biên niên lịch sử trong 9 phòng đầu tiên của Bảo tàng. Mở đầu là những hiện vật, hình ảnh lịch sử về thực dân Pháp xâm lược và áp đặt bộ máy thông trị của chủ nghĩa thực dân phong kiến ỏ Việt Nam. Kết thúc là cuộc Tổng khỏi nghĩa của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giành chính quyển thắng lợi trong toàn quốc và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2-9-1945. Tiếp cận với 9 phòng trưng bày đầu tiên, người xein thấy rõ nhiều vấn đề lớn của lịch sử cận đại Việt Nam trong hơn 80 năm: Quá trình xâm lược Việt Nam bằng quân sự của thực dân Pháp; các phong trào yêu nước chông xâm lược của dân tộc theo các ý thức hệ phong kiến, tư sản, vô sản; vai trò tổ chức và lãnh đạo dân tộc của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập; khát vọng độc lập tự do của nhân dân Việt Nam; sự đàn áp, khủng bô tàn 94
  3. bạo của chính quyền thông trị. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của Nhà nước (lân chủ đầu tiên trong lịch sử dán tộc, sự kiện trọng (lại của lịch sử Việt Nam trong thê kỷ XX. Các hiện vật thông tin vê hai sự kiện vĩ đại nàv được trưng bày trong hai phòng sô 8 và sô 9. Phần thứ hai: Cuộc kháng chiến chống các th ế lực xâm lược đổ bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tô quốc từ 1945 đến 1975. Phần này thể hiện trong 14 phòng trưng bày tiếp t heo từ phòng sô 10 đến phòng số 24. Cuộc kháng chiến trường kỳ kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và 20 nam chòng dỏ quòc Mỹ ( L955-1975) của dản tộc Việt Nam là một cuộc trường chinh đầy gian khổ hy sinh, một bản hùng ca bi tráng của lịch sử dân tộc. Nhân dân Việt Nam trong nghèo nàn, thiếu thôn với quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và thông nhất Tổ quôc dã đi từ gậy tầm vông vót nhọn, từ bom ba càng, từ vũ khí thô sơ tự chê tạo trong những ngày đầu kháng chiến 1945 - 1946 đế chiến thắng trong chiến dịch Biên giới và Điện Biên Phủ lẫy lừng; đi từ Đồng khởi Bến Tre, qua Ấp Bắc, Vạn Tường, Tổng tiến công Xuân 1968, "Điện Biên Phủ trên không" 1972 đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong mùa Xuân 1975 để kết thúc sự thông trị của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tô quốc. Ba mươi năm tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ toàn dân toàn diện của dân 95
  4. tộc Việt Nam chông các thê lực xâm lược chính là bản hùng ca trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Đê viết nên bản hùng ca này dân tộc Việt Nam đã phải chấp nhận cả những khúc ca bi tráng. Đó là máu và nưốc mắt. là sự hy sinh vì Tổ quốc của hàng triệu người Việt Nam, là sự đổ nát của nhà cửa dân sinh, của các công sở, nhà máy, trường học, bệnh viện, cầu đường... các điểu kiện và thành quả lao động để duy trì và phát triển cuộc sông của con người. Khúc bi tráng đó là hậu quả của sự tàn bạo do các thế lực xâm lược gây ra trên đất nước Việt Nam. Phần trưng bày thứ hai của Bảo tàng có nhiều nhóm hiện vật gây ân tượng được sử dụng để làm vật chứng cho các sự kiện của 30 năm chiến đấu gian khổ, anh dũng: Nhóm công cụ lao động thô sơ, nhóm đồ dùng; nhóm vũ khí; nhóm kỷ vật của những người anh hùng; nhóm hình ảnh tư liệu về chiến đấu, lao động, sinh hoạt của nhân dân trong ch iế n tranh... nhóm đồ vật tư liệu, hình ảnh về các phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại mà các thê lực xâm lược đã sử dụng để tàn phá Việt Nam. Ngoài lịch sử kháng chiến là nội dung bao trùm, phần trưng bày này còn có một nội dung nữa được trưng bày xen kẽ, đó là cuộc sông lao động, xây dựng của nhân dân ta. Từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, dù trong hoàn cảnh chiến tranh, nhân dân Việt Nam vẫn cần cù, chịu đựng, vượt qua khó khăn đê học tập, đê cải tạo ruộng đồng, đê xây 96
  5. dựng nhà máy, cầu đường, đê bảo đảm sự tồn tại và chuân bị cơ sở vật chất cho sự phát triển của đất nùốc sau chiến tranh. Phần thứ ba: Việt Nam trên con đường xây dựng dán giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh từ 1975 đến nay. Phần cuối cùng của Bảo tàng giới thiệu lịch sử đang tiếp diễn do đó ba phòng trưng bày của phần này không mang tính cô định. Nếu hai phần trước Bảo tàng sử dụng phương pháp trưng bày theo biên niên hoặc kết hợp trưng bày chuyên đề với biên niên, thì ở phần nàv bảo tàng kết hợp giới thiệu nội dung khai quát vê lịch sử vối trưng bày S Ư U tập. Phòng sô" 25 sử dụng các hiện vật, hình ảnh, tư liệu và mô hình tĩnh để giới thiệu khái quát lịch sử 25 năm sau chiến tranh: Tổ quốc thông nhất, các th àn h quả lao động của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng đất nước, sự phát triển về kinh tê - văn hoá - xã hội, sự ổn định vững mạnh về chính trị trong thời kỳ đổi mới đất nước... Phòng sô" 26 và 27 giới thiệu các sưu tập hiện vật về kinh tê trong thời kỳ đổi mới. Trong hai phòng này Bảo tàng đã trưng bày các hiện vật nguyên gốc của các S Ư U tập vê điện lực, dầu khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp kỹ th u ậ t cao... Ngoài ba phần chính nói trên, Bảo tàng sử dụng hai phòng cuối cùng (phòng số 28 và 29) trưng bày bộ S Ư U tập Tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân 7. F 0 0 6 6 - A 97
  6. th ế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sán Việt Nam với gần 300 hiện vật nguyên gốc. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam trong hơn 40 năm hoạt động đã đón tiếp trên 10 triệu người Việt Nam và hơn 120 ngàn khách nước ngoài của 115 nước khap 5 châu đến tham quan, trong đó có nhiều chính khách, nhà văn hoá, nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thê giới đã năm lần đến xem Bảo tàng Cách mạng. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã trỏ th àn h một trung tâm sử liệu phong phú và là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn hoá sáng; tạo. Trong những năm qua, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có quan hệ với Bảo tàng các nước Đông Âu cũ, Trung Quôc, Lào, và nhiều cơ quan khoa học xã hội, văn hoá của Nhật Bản, Na Uy, Hà Lan, các nước ASEAN... để trao đổi tư liệu, tổ chức triển lãm, tham quan học tập. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho xã hội, được Nhà nưóc tặng ba Hunn chương Độc lập (hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba), hai Huân chương Lao động (hạng Nhì, hạng Ba) và nhiều phần th ư ở n g cao q u ý khác. Bước vào thê kỷ XXI Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hy vọng rằng nơi đây sẽ là địa điểm tham quan thường xuyên của nhân dân trong nước cũng như các du khách nước ngoài. 98 P 0 0 6 6 - B
  7. 2. Bao tàng Chiến thắng B52 Báo tàng Chiên thắng B52 là một viện bảo tàng trưng bày cáo loại vũ khí. khí tài. xác máy bay B52 bị bắn rơi. lúu giữ cả hình ảnh và hiện vật của quân và dân Hà Nội trong trận "Điện Biên P h ủ trên không" năm 1972 với không quân Hoa Kỳ. Bảo tàng này được khánh thành vào ngày 22 tháng 12 năm 1997 và đặt tại 157 phố Đội Cấn, quận Ba Đình. Hà Nội. Bảo tàng có 1.200m diện tích trưng bày trong nhà. Nội dung trung bày gồm các phẩn: Phần giới thiệu quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vù trang Hà Nội qua các thời kỳ. Phần trọng tám là phần vê trận "Điện Biên Phủ trên không" qua 12 ngày đêm tháng 12-1972. Những tài liệu, hình ánh, hiện vật, con sô thống kê đã nói lên sự ác liệt của sự kiện: chỉ tính riêng trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, Mỹ đã sử dụng 726 lần B52, 3.] 20 lần máy bay chiến thuật và trú t hàng chục nghìn tấn bom đạn xuông miền Bắc. Trong đó, tại Hà Nội, Mỹ đã sử dụng 444 lần B52 (chiếm 61% tống sô lần B52 tham gia cuộc tập kích), hơn 1.000 lần máy bay chiến thuật, ném hơn 1 vạn tấn bom đạn, giết hại 2.380 người và làm bị thương 1.355 người. Bảo tàng cho thấy các hình ánh về cánh hoang tàn ở Hà Nội sau các đợt oanh tạc khủng khiêp tại các địa danh: Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai, ga Hà Nội, v.v... Đồng thòi còn trưng bày các hình ảnh về những chia 99
  8. sẻ của cộng đồng với những mất mát đau thương cùng những hình ảnh, hiện vật sinh động vê cuộc chiến chấn động địa cầu của quân dân Hà Nội đánh trả quyết liệt các cuộc không kích của Mỹ, bắn rơi 358 máy bay (trong đó có 25 chiếc B52). Tại bảo tàng này có một phòng rấ t thu hút khách tham quan, đó là sa bàn tổng hợp diễn biến trận "Điện Biên Phủ trên không", diện tích 200m-, có không gian ba chiều (thê hiện địa hình khu vực gồm khu dân cư, các trận địa phòng không, điểm B52 rơi...) và khi phòng này hoạt động, hệ thông ánh sáng, âm thanh, tạo khói và phim video chiếu màn ảnh lớn đã tái tạo những khoảnh khắc lịch sử của Hà Nội. Bảo tàng còn có khu trưng bày ngoài trời có diện tích 4.000m-’, trong đó trưng bày các vũ khí, khí tài mà quân, dân thủ đô đã sử dụng và lập công cùng một số mảnh xác máy bay Mỹ, một xác máy bay B52 có thân dài 48,07m, sải cánh 56,42m - bằng chứng hiện thực của Mỹ trong cuộc đánh phá miền Bắc Việt Nam và Hà Nội. Bảo tàng là nơi sinh hoạt văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân. Bảo tàng đã thu thập hồ sơ các di tích chiến thắng B52 tiêu biểu khác ở Hà Nội, như: di tích ghi dấu ấn của Mỹ ở Khâm Thiên, di tích điểm B52 rơi đầu tiên ở Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn; di tích Sở chỉ huy phòng không nhân dân; di tích trận địa phòng không ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng; các trận địa tên lửa bảo vệ trong 12 ngày đêm năm 1972... 1 0 0
  9. 3.Bảo tàng Hà Nội VỊ trí: S D 5 phô' Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà < Nội. Đặc điểm: Trưng bày giới thiệu vê Hà Nội từ khi dựng nước đến nay. Bảo tàng Hà Nội được thành lập từ năm 1982 theo quyết định của Uy ban nhân dân Thành ph
  10. có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sứ Việt Nam, văn hóa Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước. Trong quá trình nghiên cứu và chỉnh lý hiện vật, Bảo tàng Hà Nội đ ã h ì n h t h à n h các SƯU t ậ p nhu: Sưu t ậ p đ ồ đ á , SƯU t ậ p đ ồ đ ồ n g , SƯU t ậ p g ố m sứ các t h ờ i Lý, Trần, Lê, Nguyễn, súu tập gôm sứ của Trung Quòc, N h ậ t B ả n ... Các bộ SƯU tậ p n à y rấ t p h o n g p h ú v à đa d ạ n g , có g iá tr ị lớ n v ề k h o a h ọ c v à lịc h sử. 4. Bảo tàng Hổ Chí Minh Ngày 12/9/1977, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 04 - NQ/TW thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nàm 1978 nhiệm vụ thiết kê Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn. Ngày 15/10/1979 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37Õ/CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện Bảo tàng: "Là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sông và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó". Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị ra Quyết định số 14-QĐ/TW về xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó xác định thời gian khởi công là năm 1985 và năm 1990 đưa công trình vào hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1 0 2
  11. Những năm 80 của thê ky XX. cùnẹ vối việc sứu tẩm. tiêp nhận tài liệu và hiện vật. Bão tàng tiến hành công việc ghi hồi ức của các cán bộ lão thành cách mạng, của những người đã được làm việc và gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hơn mười năm, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã su'u tầm, tiếp nhận được trên 7.000 tài liệu, hiện vật, phim ảnh.... trong đó có rất nhiều hiện vật gốc quý hiếm. Năm 1983-1984, Bảo tàng Trung ùcing V.I. Lênin đã giúp Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng phương án trừng bày báo tàng, đặc biệt đã tìm chọn bố sung nhiều tài liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Báo tàng chua có. Ngày 11/10/1984, Đề cùòiig trúng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thông qua. Đây là mốc quan trọng có tính pháp lý trong công việc làm nội dung trung bày bảo tàng. Ngày 31/8/1985 lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được tô chức trọng thể. Sự kiện quan trọng này xác định công tác xây dựng nội dung khoa học trưng bày chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn thiết kê trưng bày. Từ đây có sự hợp tác chặt chẽ vói các chuyên gia Liên Xô và Tiệp Khắc đê thiết kê mỹ thuật, chuẩn bị thi công lắp ráp. Ngày 27/9/1989, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết sô 91- QĐ/TW, chuyên Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Viện Mác - L ên in . Bảo tàng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo tiến độ công việc, đê khánh thành đúng ngày đã định. 103
  12. Ngày 19/5/1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, đúng dịp kỷ niệm 100 nàm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết thúc chặng đường hai mươi năm chuẩn bị và xây dựng. Từ đây Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin, có thêm điều kiện đê hòa nhập với ngành bảo tồn bảo tàng và Văn hóa thông tin toàn quốc. Trong những năm qua Bảo tàng đã đón gần 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công tác giáo dục Bảo tàng được thực hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách tham quan: giới thiệu trực tiếp tài liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng; tổ chức triển lãm chuyên đề, nói chuyện; cung cấp tư liệu; phôi hợp vối các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chương trình tuyên truyền... nhân các ngày lễ lớn của đất nước. Cùng vối hoạt động phát huy tác dụng công trình, Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động liên tục, lâu dài. Bảo tàng có thư viện chuyên đê sách, báo, tạp chí... về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư viện hiện có hơn 6.318 đầu sách với khoảng 20.000 nghìn bản. Kho tư liệu có hơn 12.000 tài liệu, trong đó có nhiều tư liệu quý. Tư liệu - thư viện đã áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, phục vụ bạn đọc tra cứu, thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều cơ quan, tổ chức và 104
  13. cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công tác sưu tầm, tiếp nhận hiện vật tài liệu từ các cơ quan, cá nhân ở trong và ngoài nước được thường xuyên thực hiện. Hàng nghìn đơn vị tài liệu, hình ảnh, hiện vật được tiếp tục bố sung cho kho cơ sở, giúp cho v iệc n g h iê n cứu t r ư n g b à y , giớ i t h i ệ u v ề c u ộ c đời, s ự nghiệp, tư tương Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ, phong phú hơn. 5. Bảo tàng Lịch sử Quan sự Việt Nam Cuộc kháng chiến chông Pháp trường kỳ, gian khổ của quân và dân ta kêt thúc tháng lợi bằng chiên thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, ngày 10/10/1954, bộ đội về tiêp quản Thủ đô. Thực hiện chủ trương của Đảng, phát huy truyền thông đánh giặc giữ nước, phát huy bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", tăng cường công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội, cuổi năm 1954, Bộ Quốc phòng đã tiến hành chuẩn bị xây dựng Bảo tàng Quân đội. Bộ Quôc phòng xin ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vê địa điểm xây dựng Bảo tàng theo 4 phương án: Sô" 1 phô Hoàng Diệu (sau là trụ sở Bộ Quổíc phòng); số nhà 33 phô Phạm Ngũ Lão (nay là nhà khách Bộ Quôc phòng); trường Chu Văn An (nay là Trường Phổ thông trung học Chu Văn An) và khu trại lính thông tin của Quân đội Pháp tại Cột Cờ Hà Nội. Người lựa chọn và q u y ết đ ịn h lấ y k h u trạ i lính th ô n g tin củ a Q u â n đội 105
  14. Pháp gồm 2 dãy nhà 2 tầng, 28 gian với diện tích 2.765m-, nội thất được xây dựng từ những nàm đầu thê ký XX, dưới chân Cột Cờ Hà Nội làm trụ sở xảy dựng Bảo tàng vì nơi đây gần trung tâm thành phố, tiện đường giao thông, gắn lịch sử xua và nay. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có quyết định thành lập do đồng chí Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký ngày 17/7/1956. Ngày 12/12/1959, Bảo tàng vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đên duyệt lần cuối và cho phép khai trương vào ngày 22/12/1959, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân dội nhân dân Việt Nam. Trải qua õơ nằm xảy dựng, trưởng thành, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong bảy bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu ngành của hệ thông Bảo tàng Quân đội. Đến nay. kho cơ sở của Bảo tàng có 15 vạn hiện vật t r o n g đ ó c ó n h i ề u SƯU t ậ p h i ệ n v ậ t c ó g i á t r ị v ê l ị c h s ử , văn hoá, khoa học, được bảo quản trong khu vực kho có diện tích 7.200m-, trong đó kho chứa hiện vật là 3.300m-. Hệ thông trưng bày nội thất của Bảo tàng trưng bày 4.000 hiện vật, tài liệu, hình ảnh trên diện tích 3.200m-, tái hiện một cách sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, phản ánh một sô’ trận quyết chiến, chiến lược của dân tộc ta trong lịch sử ch ố n g n g o ạ i x â m , t h ể h iệ n tà i t h a o lược, đư ờng lôi quân sự, nghệ th u ậ t quân sự Việt Nam. Hệ thông 106
  15. trung bày ngoài tròi V I 200 hiện vật gốc khối lớn Ố trung bày trên diện tích õ.OOOm . giới thiệu những vũ khí lập công của quán và dân ta trong lịch sử chông ngoại xâm và những vũ khí trang bị hiện đại thu được của địch. Báo tàng Lịch sử Quán sự Việt Nam đã đón ]7 triệu lượt khách tham quan trong đó có 2.141.735 khách quôc tê của 150 nước trên khắp các châu lục. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong số bảo tàng quốc gia có sô lượng khách tham quan đông nhất hiện nay. Thônẹ qua những hiện vật gôc trung thực, độc đáo. Bảo tàng thực sự trỏ thành một trung tâm vãn h o á , lịch sử , m ộ t đ ịa đ iê m hâp d ần đ ô i VỚI k h á c h tham quan nghiên cứu vê lịch su quân sự Việt Nam. 6. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Bảo tàng Mỹ th u ậ t Việt Nam sô 66 phô Nguyễn Thái Học quận Ba Đình, là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất tronẹ việc lừu giủ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngôi nhà này được người Pháp xây dựng vào những năm 30 của thê kỷ XX V I chức năng là nơi dành cho Ớ con gái của các quan chức người Pháp từ khắp Đông Dương vê Hà Nội học. Năm 1962, Nhà nước Việt Nam giao cho Bộ Văn hóa cải tạo ngôi nhà từ chỗ mang dáng dấp kiên trúc phương Tây được bố sung những chi tiêt trang trí kiến trúc của đình làng Việt Nam để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác phẩm mỹ thuật 107
  16. của Việt Nam. Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thu ật Việt Nam chính thức được khánh thành với diện tích m ặt bằng là 4.200m2 và diện tích trưng bày là 1.200m:, năm 1997 - 1999, đã được mở rộng với tổng diện tích là 4.737m2. Bảo tàng Mỹ th u ật Việt Nam hiện lưu giữ trên 18.000 hiện vật trong nước tiêu biểu cho nền Mỹ th u ậ t Việt Nam từ thời tiền sử đến nay. Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử. Mỹ th uật thời kỳ đồ đá. Mỹ th uật thời kỳ đồ sắt. Mỹ thuật thời Lý - thời Trần Mỹ thuật thời kỳ Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng. Mỹ thuật thời Tây Sơn - thời Nguyễn. Mỹ thuật đương đại (tranh tượng th ế kỷ XX). Tranh tượng sáng tác trước Cách mạng tháng Tám (1925-1945). Tranh tượng sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Tranh sơn mài và điêu khắc hiện đại. Tranh lụa và điêu khắc hiện đại. Tranh giấy và điêu khắc hiện đại. Tranh sơn dầu và điêu khắc hiện đại . Mỹ thu ật ứng dụng. Mỹ thuật dân gian. Tranh dân gian. 108
  17. Tranh thờ miền núi. Gốm nghệ thuật Việt Nam từ thê' kỷ XI đến thê kỷ XX. Gốm thời Lý - Trần (thê kỷ XI đến thê kỷ XIV). Gốm từ thế kỷ XV đến XIX. Gốm hiện đại (thê kỷ XX). Một sô" họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam có tác phẩm trưng bày ở đây như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn c ẩ n , Nguyễn Phan Chánh, Lương Xuân Nhị... So với nhiồu bảo tàng có tên tuổi trên thê giới, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn ở mức khiêm tôn. Trên 2.000 hiện vật chọn lọc (từ hơn 18.000 hiện vật) được trưng bày thường xuyên, còn lại toàn bộ hiện vật được lưu trữ và báo quản tại kho lưu trữ bảo quản. Sưu tập Hội họa: 6.310 tác phẩm. Sưu tập Điêu khắc: 993 hiện vật. Sưu tập Mỹ th u ật truyền thống: 2.012 hiện vật. Sưu tập Gôm: 6.455 hiện vật. Sưu tập Mỹ th u ậ t nước ngoài: trên 400 hiện vật. II. DI TÍCH LỊCH s ử /. Làng Chủ tịch Hồ Chí Minh Lãng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác. là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 109
  18. Làng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình. Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp vối chiều cao 21,6 mét, lốp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và nhừng hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ỏ mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu kiến trúc hiện thực xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lênin. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nưóc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Nhà nước đã chính thức khởi công xây Lăng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973. Cát được lấy từ suôi Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây Lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ỏ Thanh Hóa, đá Hoa (chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra l(ì loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang vê đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ỏ Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên 1 1 0
  19. còn tô chức buôi tham ẹia lao động trong việc mài đá, nhó cỏ. trồng cây. Hệ thông điện phục vụ chiếu sáng, thiết kê xây Láng và bảo quán thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Trên đỉnh Lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu dỏ thẫm. Cửa Lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh có dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. Hai bên cửa là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau Lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trung cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của Lăng là hai rạng tre, loại cày biểu tuọng cho nước Việt Nam. Trước cửa Lăng luôn có hai người lính đứng gác, 30 phút đổi gác một lần. Chính giữa Làng là thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính khung bằng gổ quý điêu khắc hoa văn các đám mây, đặt trên một bục đá. Qua lớp kính trong suốt, chúng ta thấy thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong nhung dịp có người viếng Lăng, sẽ có bôn người lính đứng gác. Làng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía đông, hai phía nam và bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trưốc Lăng là Quáng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bôn mùa. Trước 1 1 1
  20. mặt Lăng là cột cờ, lá quốc kỳ được kéo lên vào lúc 6 giờ sáng và hạ xuống lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa trúc anh đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của Quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ỏ các tỉnh, thành phô và nước ngoài đến thăm viếng. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa hè (từ mùng 1 tháng 4 đến 31 tháng 10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa đông (từ 1 tháng ] 1 đến 31 tháng 3 năm sau): Từ 8h00 đến llhOO; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hiện nay phí vào cửa là miễn phí và khách viêng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh và giữ trậ t tự trong Lăng. 2. Khu di tích Phủ Chủ tịch Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sông và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến mùng 2 tháng 9 năm 1969), được Bộ Văn hỏa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích lịch sử ngày 15 tháng 5 năm 1975. 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0