CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ<br />
NGUYỄN THÀNH THẠO<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
HOÀNG ĐỨC KHOA<br />
Nhà xuất bản Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Trong thơ hiện đại Việt Nam, bên cạnh những người mải mê tìm<br />
kiếm, học hỏi những điều mới lạ, rất hiện đại từ những nền văn học tiên tiến<br />
trên thế giới, lại có những người như những con ong cần mẫn đi tìm kiếm<br />
những tinh hoa văn hóa dân tộc, hình thành nên một bộ phận văn học khá<br />
độc đáo. Người ta hay gọi đó là kiểu nhà thơ mang đậm dấu ấn văn hóa dân<br />
gian, văn hóa truyền thống (nhà thơ chân quê). Ở giai đoạn 1930-1945,<br />
những tác giả tiêu biểu sáng tác theo kiểu này như: Nguyễn Bính, Đoàn Văn<br />
Cừ, Anh Thơ… Giai đoạn sau đó, có thể đề cập đến Đồng Đức Bốn, Phạm<br />
Công Trứ… và lẽ dĩ nhiên, Ngô Văn Phú không nằm ngoài hiện tượng ấy.<br />
Đọc thơ Ngô Văn Phú, người ta dễ đồng cảm, sẻ chia, một phần vì cảm thức<br />
văn hóa truyền thống dân tộc in hằn rõ nét trong thơ ông.<br />
Từ khóa: cảm thức văn hóa, thơ Ngô Văn Phú, nhà thơ chân quê<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm với bề dày văn hóa truyền thống. Theo Trần Ngọc<br />
Thêm, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tiến trình văn hóa của dân tộc ta là một chặng<br />
đường khá dài, có thể chia thành “6 giai đoạn (…) 3 lớp văn hóa” [10,tr.38]. Giữa văn hóa<br />
và văn học có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu văn hóa là cơ sở, nền tảng của<br />
sáng tạo văn học nghệ thuật thì văn học là một bộ phận của văn hóa, là phương tiện tồn tại<br />
và bảo lưu văn hóa, là sự tự ý thức của văn hóa. Từ cảm quan văn hóa, nhà thơ Ngô Văn<br />
Phú đã khám phá đất nước trong chiều sâu của những trầm tích làm nên nét văn hóa đặc<br />
trưng của dân tộc. Khởi lộ của hành trình khám phá bằng thơ ấy, có lẽ từ chính nơi ông<br />
được sinh ra, vùng trung du Bắc Bộ, xứ cọ Vĩnh Phúc. Cảm thức văn hóa trong thơ ông,<br />
có lẽ bắt nguồn từ đó, từ tình cảm sâu nặng với quê hương, với con người nơi đây; và sự<br />
thiết tha, trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.<br />
2. GẮN BÓ VỚI QUÊ HƯƠNG, COI TRỌNG TÌNH YÊU THƯƠNG<br />
Quê hương, đó là nguồn cội, là dòng sữa mẹ nuôi ta lớn khôn, là tất cả những gì thân<br />
thương nhất của cuộc đời mỗi con người. Với nhà thơ Ngô Văn Phú, nó còn hơn thế<br />
nữa. Quê hương đối với ông còn là dòng máu nóng đang chảy trong người, là nguồn<br />
cảm xúc dạt dào để ông gửi gắm biết bao tình cảm vào trang thơ. Với ông, quê hương là<br />
nguồn sống. Dù ở đâu, nơi chôn nhau cắt rốn - quê hương xứ cọ Vĩnh Phúc, hay ở một<br />
miền nào đó, ông vẫn đau đáu nhớ về quê hương thân yêu ấy.<br />
Quê ông là vùng bán sơn địa: Núi ngồi núi đứng, núi trầm tư/ Trong mây kia núi đá<br />
đang mơ. Ông viết về quê mình với niềm tự hào của một người con quê: Làng ta đẹp từ<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 56-62<br />
<br />
CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ<br />
<br />
57<br />
<br />
dòng tên. Người con quê ấy in hằn cốt cách của làng quê xứ cọ trung du Vĩnh Phúc: Bạn<br />
bè đồng chí bảo tôi/ Nó nói gì cũng ra người xứ cọ. Ngô Văn Phú tự khắc họa bản thân<br />
mình bằng những dòng thơ không quá cầu kỳ, trau chuốt nhưng lại chứa chan nỗi niềm<br />
của một người xa quê mà lòng vẫn luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn: Có một chàng<br />
áo nâu/Ba mươi năm ở phố/(…)/Ngồi dưới bóng hoàng lan/Lại nhớ tầng lá cọ (Tự họa)<br />
[6, tr. 56].<br />
Khi xa quê thì lòng người luôn canh cánh nỗi nhớ. Nhớ làng quê, với Ngô Văn Phú, thật<br />
cụ thể, nhớ từng vách đất nhà tranh, cột tre, mùi rơm rạ… Ông thương cảm cái nghèo<br />
khó của quê mình xiết bao: Vách đất nhà tranh, giữa xóm nghèo,/ Cột tre trụ vững<br />
trước thềm rêu,/ Mái quê thơm gió và thơm nắng,/ Trưa vắng nghe cha kể truyện Kiều<br />
(Nhớ). Những buổi xa làng khi nhớ đến./ Mùi rơm, mùi rạ lại nao nao./ Hòa sắc cùng<br />
tre cùng tường đất,/ Rơm vàng thân thuộc với nhà nông./ Những năm mùa mất, không<br />
rơm rạ… / Làng ngác ngơ như kẻ mất hồn…(Rơm) [8, tr. 406.]. Nỗi nhớ ấy đã thôi thúc<br />
ông: Trốn phố xá đông, tìm về với núi,/ Ngồi thừ bên suối, soi mặt nước trong (Người<br />
đâu như cây, đời đâu như lá) [8, tr. 439].<br />
Đọc thơ Ngô Văn Phú, ta cảm được sự gắn bó với quê hương da diết, sâu đậm của tác<br />
giả. Đúng như nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki đã từng khẳng định: Nghệ thuật<br />
không chấp nhận người ta đến với nó bằng những tư tưởng triết học trừu tượng. Nó<br />
càng không dung nạp những tư tưởng xuất phát từ ngộ tính, nó chỉ chấp nhận những tư<br />
tưởng nghệ thuật, và một tư tưởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một<br />
giáo điều hay một quy tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng… vì thế, tư<br />
tưởng trong thơ không phải là một tư tưởng trừu tượng hay một hình thái chết, mà là<br />
một sáng tạo sống động [2, tr. 9]. Không phải vô cớ mà có người cho rằng tình quê, hồn<br />
quê là mạch cảm xúc chủ đạo trong thơ Ngô Văn Phú. Thơ anh dễ đồng cảm bởi nó ấm<br />
áp tình quê, tình đời, tình người.[8, tr. 10]. Ngô Văn Phú lấy làm tự hào lắm khi được<br />
người ta gọi là “người quê”. Người quê Ngô Văn Phú ấy, bằng những rung động thực<br />
sự, đã phát hiện ra những điều rất đời thường nhưng nếu không gắn bó thực sự thì khó<br />
mà thấy, mà cảm, mà nhận ra được: Thơm tận đầu tay, tận ngọn liềm/Mùi rơm rạ mới<br />
dễ gây men/Tháng mười quen lắm mà luôn lạ/Thứ đã mê rồi, say đắm thêm. Và: Hương<br />
dừa thơm thấu qua đêm/Hoa cau, bay đến tận thềm mới rơi (Vườn quê) [3]. Và rồi làng<br />
đồi, làng hạ, làng đông… tất cả đều hiện hữu trong thơ ông, dù đậm nét hay chỉ thoáng<br />
qua, nhưng luôn với giọng điệu thân tình, trìu mến, tự hào, đôi lúc lại xót xa vì mất<br />
mùa, nghèo khó: Hạt thóc chiêm vụ này lép lắm/ Bát cơm chan nước mắt âm thầm<br />
(Ngọn giáo búp đa) [8, tr. 69].<br />
Ông còn cảm nhận được nét đẹp dân dã, bình dị của hoa gạo, hoa xoan. Một sắc đỏ của<br />
hoa gạo, một sắc tím của hoa xoan - có gì đâu xa lạ? Ấy vậy mà khi vào trong thơ Ngô<br />
Văn Phú lại làm nhói lên cảm xúc bồi hồi thật khó tả, nhất là với những ai xa quê: Lả tả<br />
hoa xoan tím tím rơi,/ Xuân từ tầng đất ấm lên trời./Cánh hoa rải khắp ao quê lặng/<br />
Muôn chiếc thuyền xinh tím nhẹ trôi (Hoa xoan)[8, tr. 337].<br />
Người quê, họ sống chất phác, thật thà, đơn sơ mà thấm đượm nghĩa tình. Vì thế, ta<br />
cũng dễ dàng bắt gặp trong thơ Ngô Văn Phú những câu thơ, bài thơ viết về tình quê<br />
<br />
58<br />
<br />
NGUYỄN THÀNH THẠO – HOÀNG ĐỨC KHOA<br />
<br />
giữa những người quê thật cảm động. Trong thơ ông, từ những người thân quen trong<br />
gia đình, bạn bè, những người hàng xóm đến những cô thôn nữ mới chỉ gặp một đôi lần<br />
cũng đều hiện diện với một tình cảm chân thành mà tác giả dành cho. Đó là bà, là mẹ, là<br />
dì, là chị, là em, là người yêu, là vợ, là người bạn thân, là người nông dân, là cô thôn nữ,<br />
là trẻ mục đồng… Giọng điệu chung khi viết về họ là xót xa đến ngậm ngùi.<br />
Trong trường ca “Ngọn giáo búp đa”, kí ức tuổi thơ mà tác giả tập trung khắc họa là<br />
những kỉ niệm gắn bó với bà (ngoại): Tôi mặc áo nâu/Cổ đeo vòng bạc/ Bầu trời xuân<br />
mát rượi tháng hai/Suốt ngày tôi gọi: Bà ơi./Bà “Dạ!”/Tiếng dạ yêu thương đến<br />
thế/Cho đến bây giờ tôi vẫn bé/Khi nhớ về tiếng “dạ” bà tôi… [8, tr. 69]. Trong thơ,<br />
hình ảnh sâu đậm nhất mà tác giả tập trung khắc họa rõ nét nhất là hình ảnh người mẹ.<br />
Người mẹ ấy đã hóa thành Tổ quốc, trở thành biểu tượng văn hóa trong thơ Ngô Văn<br />
Phú: Việt Nam trong lòng tôi là người mẹ tuyệt vời/ Sinh mẹ rồi Tổ quốc mới sinh tôi<br />
(Chiến sĩ và người tù ngụy) [8, tr. 57]. Tìm về truyền thống - cội nguồn của dân tộc,<br />
Ngô Văn Phú muốn thể hiện một quan niệm nghệ thuật của mình, hình ảnh người mẹ<br />
nghèo chính là hình ảnh “đất nước nghèo”. Người mẹ trong thơ ông là người mẹ ở làng<br />
quê nghèo, có gia cảnh nghèo: …Con nào dám quên những năm khó nhọc,/mẹ vẫn<br />
thường bức bối, sống lo toan/…/mẹ chết rồi còn chưa hết gian nan (Đoản khúc về mẹ)<br />
[9, tr. 348]. Nhà mẹ sống là lều tranh vách đất: Màu mưa gửi lại cho màu nắng,/Bậc của<br />
lều tranh, mẹ thẫn thờ (Lều tranh) [Chiêm bao, tr. 44 ]. Cái nghèo, cái khổ ấy còn vận<br />
cả vào câu hát ru con, tưởng chừng như mẹ không một phút giây nào thoát khỏi nó: Ru<br />
hoa, mẹ hát theo mùa/Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con/Mẹ quen chân lấm tay bùn/Lấy<br />
đâu hoa quế, hoa hồng mà ru (Ru hoa) [9, tr. 231]. Chính vì thế, mô tả cái nghèo khổ<br />
vất vả, giản dị trên, Ngô Văn Phú cũng như các nhà thơ khác muốn làm nổi bật lên một<br />
nét phẩm chất quý giá của con người Việt Nam: Sự vĩ đại được kết tinh từ trong thiếu<br />
thốn, khổ đau và nước mắt.<br />
Khi viết về người nông dân, Ngô Văn Phú dành cho họ sự cảm thông sâu sắc: Họ già<br />
nhanh, tôi cũng không ngờ/Họ lo lắng, lưng còng, lụ khụ/Dốc sức cả đời cho hạt<br />
lúa,/Như cỏ cây rồi cũng phải cằn. (Tôi làm thơ về nông dân) [8, tr. 202]. Chính sự<br />
cảm thông ấy mà ông dễ dàng cảm thương họ: Phố phường lộng lẫy như tiên cả/Chỉ<br />
đám nhà nông vất vả thôi.<br />
Cũng giống như bao trái tim đa cảm khác, Ngô Văn Phú thường viết về người nghèo<br />
khổ với giọng điệu xót thương, đặc biệt là những người mẹ, tuy thiếu thốn vật chất<br />
nhưng rất giàu tình thương, lam lũ, chịu thương chịu khó: Gánh rau lang ra chợ, rẻ như<br />
bèo,/Chị gánh đi, áo vá vai bạc phếch,/(…)/Gánh rau lang chưa đầy trăm bạc/Tay chị<br />
cầm lăm lẳm/Đồng bạc thấm mồ hôi (Người đàn bà nghèo đi chợ) [3]. Chỉ có sự đồng<br />
cảm thực sự, rung động thực sự, ông mới có thể viết nên những dòng thơ vừa chân thực,<br />
vừa cảm động như thế.<br />
Quê làng - nơi ấy còn có những người bạn từ thuở thiếu thời. Thật hiếm hoi, tác giả lại<br />
viết với giọng điệu có phần vui tươi, hóm hỉnh, phấn chấn: Bạn tôi ngủ dưới gốc đa rợp<br />
mát/Gối đầu lên đoạn rễ còng queo./Chiếc cày ngủ ngon trên cỏ mượt/Sau buổi làm<br />
đồng gian lao./(…)/Bạn tôi ngủ trong bầu trời bát ngát/Đất phì nhiêu hò hẹn mùa<br />
<br />
CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ<br />
<br />
59<br />
<br />
màng./(…)/Chắc hẳn bạn tôi mơ rất đẹp/Gương mặt hiền rạng rỡ làm sao/Ai bảo bạn<br />
tôi không giang cánh/Cùng cái làng xanh bay tít lên cao (Giấc ngủ) [4, tr. 67]. Hình<br />
ảnh người bạn ấy hiện lên thật hiền từ, tự nhiên, đôn hậu, có lẽ một phần xuất phát từ<br />
thiện cảm mà tác giả dành cho.<br />
Có thể nhận định rằng: Gắn bó với quê hương, coi trọng tình yêu thương là một phần<br />
cảm thức văn hóa trong thơ Ngô Văn Phú.<br />
3. TRÂN TRỌNG, TỰ HÀO VÀ ĐỀ CAO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG<br />
Đã có lúc, Ngô Văn Phú tâm sự: Tôi chỉ là con ong mật cần cù, ngày ngày đi hút nhụy<br />
hoa ở các làng quê và đồng lúa. Có thể nói rằng, điều cốt lỗi trong thơ ông là cảm thức<br />
văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Điều này phần nào chúng tôi đã minh định ở<br />
trên. Chính cảm thức văn hóa ấy đã giúp ông tập trung hết bút lực, tình cảm để hoàn<br />
thành khát vọng đưa bản sắc văn hóa dân tộc vào trong sáng tác của mình. Vì thế, sự<br />
trân trọng, tự hào và đề cao văn hóa truyền thống như một lẽ đương nhiên có trong thơ<br />
Ngô Văn Phú.<br />
Đọc thơ Ngô Văn Phú, chúng ta - những con người sống trong thời kì hiện đại, như<br />
được sống trong không khí của một thuở tưởng chừng như đã tìm không thấy nữa, khi<br />
ông nhắc đến những phong tục tập quán, những hội hè đình đám. Đó là hội làng với Cờ<br />
hội kéo lên cao chót vót/ Đình làng chiêng trống nổi rinh ran, với “tiếng chiêng đè tiếng<br />
trống”, với không khí nhộn nhịp, vui tươi, con người không còn tính toán thiệt - hơn,<br />
được - mất, mà trở về với thiện tính của mình, cốt làm sao góp phần làm cho lễ hội thêm<br />
vui, náo nức.<br />
Mượn lời bà ngoại, tác giả đưa ta đến với những lễ hội truyền thống của vùng quê tác<br />
giả, của dân tộc Việt Nam: Hội chải làng Đăm, hội đu làng Giá/Hội kết bạn những làng<br />
quan họ/Hội chùa Hương mở trong mùa mơ (Hội làng năm ấy) [8, tr. 232], với giọng<br />
điệu hớn hở, hân hoan, hóm hỉnh: Tôi lại thích hòa đồng cùng dân chúng,/Gái nhìn trai,<br />
e lệ, nhũn lòng trai/Và cái đùa, cái nghịch nhộn vui/Quên luôn cả những cơ hàn, lam lũ.<br />
Để rồi mạnh dạn khẳng định: Ôi lễ hội dân gian có đủ đầy mọi thứ/Mà vương triều, vua<br />
chúa cũng hằng mơ (Lễ hội) [6, tr. 67].<br />
Nhắc đến văn hóa truyền thống dân tộc, Ngô Văn Phú không thể bỏ qua nét văn hóa đặc<br />
sắc của những bức tranh dân gian, đặc biệt là dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng. Các bức<br />
tranh: Hứng dừa, Thầy đồ cóc, Đám cưới chuột… được tác giả cảm tác thành thơ với<br />
nhiều dụng ý: Xòe váy hồn nhiên, hứng quả vào/Ỡm ờ ai đã vội tung đâu/ Trai trao, gái<br />
đón, trời ơi, mắt/Trái cấm hình sau, giải yếm đào (Hứng dừa) [8, tr. 143]; Trạng chuột<br />
ơn vua, lấy vợ làng/Kiệu son lộng lẫy, lọng hoa vàng./Nàng dâu xứ Chuột đi chân<br />
đất,/Ngón nhỏ, bùn non vẫn dính chân./(…)/Không biết quan mèo có chịu yên,/Có đòi lễ<br />
lạt phải nhiều thêm/Mà bao năm tháng trên tranh tết,/Tiếng trống vinh quy vẫn rộn<br />
ràng (Đám cưới chuột) [8, tr. 144]. Nghĩa lý nhà nho được mấy hơi,/Mà đem rao giảng<br />
lũ ma trơi,/Cái quân sống ở đầm ao ấy,/Đáy giếng ngồi xuông dám nhạo trời! (Thầy đồ<br />
cóc) [8, tr. 196].<br />
<br />
60<br />
<br />
NGUYỄN THÀNH THẠO – HOÀNG ĐỨC KHOA<br />
<br />
Nối tiếp dòng tranh dân gian, có thể nói rằng họa sĩ Bùi Xuân Phái đã góp phần lưu giữ<br />
những nét đẹp văn hóa cổ của dân tộc qua tranh vẽ về phố, dòng tranh mà người ta hay<br />
gọi là Tranh phố Phái. Nét rêu phong, cổ kính của những phố cổ như hằn in dấu tích<br />
văn hóa trong tranh của ông, để khi nghĩ về văn hóa truyền thống, Ngô Văn Phú không<br />
thể nào không nhắc đến: Thế kỷ đi qua màu sơn cánh cửa,/Thời gian ngưng lại dáng<br />
nhà xưa./Tranh Phái gầy như hình dáng Phái,/Phố Phái mang hồn năm cửa ô (Phố cổ)<br />
[9, tr. 27].<br />
Hình tượng các nhân vật trong văn hóa dân gian cũng được Ngô Văn Phú làm sống dậy, tạo<br />
ra khoảng không gian thơ để họ sống, như thầm nói lên khát vọng muốn lưu giữ, bảo tồn<br />
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ví như hình tượng chú Tễu: Nghênh ngang<br />
giữa đường, mặt ráo hoảnh/Miệng ngoác mang tai, nguyên một nụ cười./Xoa mặt pha trò,<br />
má ửng đỏ tươi,/Nghênh gió đùa vui, mắt thường nheo tít… (Chú Tễu) [8, tr. 98].<br />
Tết cổ truyền là một nét đẹp truyền thống của các dân tộc Á Đông. Ngày Tết là dịp để<br />
mọi người đoàn tụ sau một năm bôn ba làm ăn tứ phương. Tết cũng là dịp để con cháu<br />
cố gắng làm tròn chữ Hiếu, với phong tục tốt đẹp: Mùng một tết Cha, mùng ba tết Thầy,<br />
tục xông đất đầu năm… Ngô Văn Phú nhắc đến ngày Tết truyền thống với niềm hân<br />
hoan như để cầu mong một năm mới với nhiều an lành, yên vui: Quả cầu đẹp, chỉ thêu<br />
ngũ sắc,/Tôi tin mình là cháu Phật, con Tiên./Miếng dưa hấu. Đào thơm, mận gắt…<br />
Trong những ngày Tết ấy, các trò chơi dân gian cũng được mọi người tổ chức, tham gia<br />
nhiệt tình như để quên đi những nhọc nhằn, khó khăn của năm cũ, như trò chơi tam cúc,<br />
cờ người… Những lễ hội hát xoan, hát chèo - vốn văn hóa phi vật thể của dân tộc, của<br />
nhân loại cũng được Ngô Văn Phú lưu giữ vào trang thơ theo cách rất riêng, rất đáng<br />
trân trọng.<br />
Là một người hay đi, đi nhiều, nhưng cái chất chân quê không hề mất đi trong con<br />
người Ngô Văn Phú: Tôi đi khắp, đi nhiều thật./Mê mải văn chương, lọc chuyện<br />
đời./(…)/Nhưng sao may thế, lòng nguyên vẹn/Đã bao giờ thẹn với trăng quê (Vườn<br />
quê) [8, tr. 130]. Điều ấy thật đáng quý biết bao! Cái nét đẹp chân quê đã bao đời nay<br />
góp nhặt, tích tụ, dễ gì bị lãng quên và mất đi. Dù có xa quê bao nhiêu năm, nhưng cái<br />
chất quê vẫn cứ hằn in như một vết tích không thể xóa nhòa: Xa làng bao năm rồi/Đất<br />
làng tôi giữ nguyên giọng nói,/Về đầu sân gọi mẹ, bầm ơi! (Làng cọ) [7, tr. 37]. Bầm<br />
đơn giản cũng là từ nhân xưng như Mẹ, như Má đấy. Nhưng nghe sao thấm đượm nghĩa<br />
tình khi tác giả cất tiếng gọi sau bao năm trời xa làng quê nay mới trở lại. Hồn quê đó!<br />
Hồn dân tộc đó!<br />
Nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta còn là ở cách đối nhân xử thể. Trọng tình,<br />
nhân đạo là đặc điểm nổi bật. Trong bài thơ khá dài viết về cuộc đối đáp giữa tên tù<br />
ngụy và người chiến sĩ cộng sản, truyền thống ấy được thể hiện khá rõ: - Ngoài nớ,<br />
những người theo Pháp cũ,/Họ sống ra sao? (Lời người tù ngụy)/- Khi trái tim chết rồi<br />
lại tìm thấy tin yêu/Dân tộc ta không chấp kẻ cải tà quy chính!/- Không, các anh là kẻ<br />
lầm đường/ Sức mạnh chúng tôi từ chính nghĩa! (Lời người chiến sĩ cộng sản) (Chiến sĩ<br />
và người tù ngụy) [8, tr. 57].<br />
<br />