Ngô Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 55 - 58<br />
<br />
CẦN CÓ "CÁI NHÌN MỚI" VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤC<br />
CÔNG DÂN TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
Ngô Thị Lan Anh*, Bùi Thị Vân Hương<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong những năm qua, trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam môn học Giáo dục công dân<br />
vẫn luôn bị coi là môn học phụ, bị xem nhẹ từ người học đến nhà quản lý và bản thân cả người<br />
dạy. Điều này đã làm cho môn học lẽ ra rất quan trọng bởi nó giáo dục, hình thành nhân cách, đạo<br />
đức, thế giới quan, nhân sinh quan lành mạnh, đúng đắn cho người học…thì lại đang bị mất dần<br />
chỗ đứng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Do đó, để môn học giáo dục công dân phát huy được<br />
giá trị đích thực của nó, các nhà quản lý giáo dục Việt Nam cần tạo ra sự bình đẳng về vị trí môn<br />
học này với các môn học khác như toán, văn, lý, hóa… trong hệ thống giáo dục Việt Nam.<br />
Từ khóa: Giáo dục công dân, Giáo dục, Giáo dục Việt Nam, quản lý giáo dục<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Đã có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu<br />
trong nước bàn về vị trí, vai trò của môn Giáo<br />
dục công dân trong hệ thống giáo dục Việt<br />
Nam những năm qua. Hầu hết các bài viết đều<br />
nêu lên một thực trạng "không mấy sáng sủa"<br />
đối với môn học này ở tất cả các bậc học phổ<br />
thông nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến<br />
việc người học xem nhẹ môn học này so với<br />
các môn học khác. Vì thế, đã đến lúc chúng ta<br />
cần phải có cái nhìn mới về vị trí, vai trò của<br />
môn học Giáo dục công dân trong hệ thống<br />
giáo dục Việt Nam hiện nay. Bởi ngay cái tên<br />
gọi của môn học đã nói lên tầm quan trọng của<br />
môn học này đối với việc hình thành, phát triển<br />
nhân cách, đạo đức cho người học, giúp hình<br />
thành ở người học nhân sinh quan lành mạnh,<br />
những ứng xử mang tính đạo đức, nhân văn, là<br />
cơ sở quan trọng để góp phần xây dựng con<br />
người mới đáp ứng công cuộc xây dựng chủ<br />
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Như lời Bác Hồ từng<br />
dạy: Muốn có chủ nghĩa xã hội, phải có con<br />
người xã hội chủ nghĩa.<br />
ĐÔI ĐIỀU ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC VỀ VỊ<br />
TRÍ, VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤC<br />
CÔNG DÂN TRONG HỆ THỐNG GIÁO<br />
DỤC VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA<br />
Môn Giáo dục công dân được đưa vào tất cả<br />
các bậc học phổ thông ở Việt Nam. Ở tiểu<br />
học, môn học này có tên là môn học đạo đức,<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 349 907; Email: ngolananh171082@gmail.com<br />
<br />
ở trung học cơ sở và phổ thông trung học được<br />
gọi là môn học Giáo dục công dân. Song, số<br />
tiết dành cho môn học này chỉ là 1 tiết trên 1<br />
tuần học và được xem như là một môn học phụ<br />
không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập<br />
và phát triển của học sinh. Chính vì vậy, từ bậc<br />
phụ huynh cho đến học sinh thậm chí các thầy<br />
cô giáo cũng không thật xem trọng môn học<br />
này và không đầu tư cho nó. Nhiều học sinh<br />
ngay từ bậc tiểu học, tập trung nhiều vào các<br />
môn học toán, học tiếng Việt, học ngoại ngữ,<br />
học các môn phát triển năng khiếu như nhạc,<br />
họa… trong khi đó, chẳng có mấy học sinh<br />
thích học môn đạo đức. Còn lên các bậc học<br />
của trung học cơ sở và trung học phổ thông,<br />
theo định hướng của cha mẹ, thầy cô, học sinh<br />
càng chú trọng hơn tới các môn học liên quan<br />
tới nghề nghiệp của các em trong tương lai, vì<br />
thế môn học Giáo dục công dân lại càng không<br />
được quan tâm đến.<br />
Thầy cô giảng dạy môn học này, việc đổi mới<br />
phương pháp giảng dạy còn chậm, vẫn chủ yếu<br />
theo lối thầy đọc, trò chép, nếu có trình chiếu<br />
cũng chỉ là hình thức, chưa thật sự có sự đầu tư<br />
để chuẩn bị những tiết giảng tạo hứng thú cho<br />
người học. Phương tiện, kỹ thuật dạy học hỗ<br />
trợ cho giờ lên lớp của môn học này còn rất<br />
hạn chế, các giờ ngoại khóa, thực hành kỹ<br />
năng cho môn học gần như không có điều kiện<br />
kinh phí để thực hiện. Bởi đây vẫn chỉ được<br />
xem là môn học phụ, không có nguồn đầu tư<br />
phát triển cho môn học này [2].<br />
55<br />
<br />
60Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhưng trên thực tế, một nghịch lý xảy ra, khi<br />
con cái, học sinh mắc khuyết điểm người ta<br />
lại không tìm ra lỗi và đổ lỗi cho các môn học<br />
xưa nay vẫn được xem là môn chính như văn,<br />
toán, tiếng Việt, lý, hóa… mà hầu như lại tập<br />
trung đặt câu hỏi xem việc giáo dục đạo đức,<br />
nhân cách cho học sinh ở trường học như thế<br />
nào? Được chuyển tải ở những môn học nào?<br />
Vô hình chung, môn học Giáo dục công dân<br />
vốn chỉ coi là phụ giờ lại trở nên nghiêm<br />
trọng, thậm chí bị quy kết trách nhiệm khi học<br />
sinh có xu hướng xuống cấp về đạo đức, nhân<br />
cách. Việc thiếu lễ độ, hành xử kém, sống vô<br />
trách nhiệm, sống thiếu lý tưởng, có cái nhìn<br />
lệch lạc về cuộc sống, lối sống buông thả…<br />
của rất nhiều học sinh trong cả nước hiện nay,<br />
đang là một sự báo động cho nền giáo dục<br />
Việt Nam. Vậy, việc giáo dục các em cần bắt<br />
đầu từ đâu? Nếu không phải từ chính những<br />
bài học đạo đức, bài học giáo dục công dân.<br />
Bởi những kiến thức cơ bản của môn học này<br />
sẽ góp phần giúp cho các em khi trở thành<br />
một người công dân không chỉ cần có tri thức<br />
mà còn cần có đạo đức, nhân cách, sự ứng xử<br />
với nhau sao cho đúng đạo nghĩa, tình người,<br />
nhân văn…<br />
Để nâng cao vị trí của môn học Giáo dục<br />
công dân trong nhà trường phổ thông, Bộ giáo<br />
dục đào tạo đã ban hành Quy chế đánh giá<br />
xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT<br />
ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TTBGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ<br />
GD - ĐT trong việc đánh giá hạnh kiểm và<br />
học lực học sinh có nêu rõ: Việc đánh giá,<br />
xếp loại hạnh kiểm học sinh phải căn cứ vào<br />
kết quả nhận xét đánh giá thái độ hành vi của<br />
học sinh đối với nội dung môn Giáo dục<br />
công dân. Điều này, đã giúp cho môn học<br />
Giáo dục công dân có được sự quan tâm chú ý<br />
hơn từ phía người học và gia đình của họ.<br />
Song, đồng nghĩa với trách nhiệm của các<br />
thầy cô giáo dạy môn học giáo dục công dân<br />
trở nên vất vả hơn, khi số tiết vẫn vậy, nội<br />
dung chuyển tải thế nào để cho ra sản phẩm là<br />
những người công dân có đức, có nhân cách<br />
bên cạnh trí tuệ của các em. Chính các thầy<br />
cô lại phải giám sát, đánh giá kết quả giáo dục<br />
<br />
105(05): 55 - 58<br />
<br />
của mình, tự tay mình nhận xét phẩm chất,<br />
đạo đức cho các em vào từng cuốn học bạ.<br />
Thiết nghĩ, nếu một giáo viên để đảm bảo đủ<br />
số tiết chuẩn của mình trong năm, thì họ sẽ<br />
phải dạy khá nhiều lớp bởi mỗi lớp chỉ là<br />
1tiết/1 tuần, liệu việc đánh giá của họ đối với<br />
từng học sinh đã thật sự chuẩn xác chưa? Có<br />
lẽ cần phải có một cách thức làm phù hợp<br />
hơn, để môn học này thực sự được tôn trọng,<br />
nhận được sự chào đón từ người học và xã<br />
hội, khi ấy giá trị đích thực của môn học mới<br />
được phát huy.<br />
CẦN CÓ CÁI NHÌN MỚI VỀ VỊ TRÍ, VAI<br />
TRÒ CỦA MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG<br />
DÂN TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC<br />
VIỆT NAM<br />
Từ những nghịch lý nêu trên đang diễn ra<br />
trong thực tế xã hội Việt Nam thời gian qua,<br />
nên chăng trách nhiệm đối với những người<br />
làm về giáo dục Việt Nam cần có cái nhìn<br />
mới về vị trí, vai trò của môn học Giáo dục<br />
công dân trong hệ thống giáo dục Việt Nam.<br />
Trước hết, các nhà quản lý giáo dục cần cho<br />
môn học này vào danh mục môn học bắt<br />
buộc, thậm chí để đánh vào tính thực dụng<br />
của người Việt Nam với quan điểm môn nào<br />
bắt buộc phải thi thì mới đầu tư cho học (đây<br />
là quan điểm gần như phổ biến trong nhận<br />
thức của không chỉ học sinh mà còn của phụ<br />
huynh, thầy cô giáo), do đó cần xếp môn học<br />
này vào môn thi tốt nghiệp, môn thi điều kiện<br />
để được vào cấp II, cấp III, thậm chí vào<br />
chuyên nghiệp.<br />
Khi vị trí của môn học được đánh giá ngang<br />
bằng với vị trí của các môn học khác như<br />
toán, văn, lý, hóa…, được thể hiện trong yêu<br />
cầu bắt buộc của việc thi cử, bản thân người<br />
học sẽ không còn thái độ xem thường môn<br />
học Giáo dục công dân, thầy cô giáo cũng<br />
thấy cần phải có trách nhiệm trong công tác<br />
giảng dạy của mình đối với môn học này. Các<br />
nhà trường cũng sẽ có thái độ ứng xử tích cực<br />
hơn đối với môn học này trong việc thực hiện<br />
chủ trương, chính sách, các chỉ tiêu của nhà<br />
trường. Bậc phụ huynh cũng sẽ có những định<br />
hướng mới cho con em họ thay vì trước đây<br />
họ không mấy để ý tới môn học này.<br />
<br />
56<br />
<br />
61Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Thứ hai, để môn học Giáo dục công dân thật<br />
sự có hiệu quả về giáo dục, Nhà nước cần tổ<br />
chức biên soạn lại nội dung giảng dạy của môn<br />
học này cho phù hợp hơn với thực tiễn đang<br />
diễn ra rất sinh động trong xã hội Việt Nam<br />
hiện nay. Cắt những nội dung mang tính hàn<br />
lâm, kinh viện, đưa nhiều những bài học giáo<br />
dục về đạo đức, về lối sống, về thái độ ứng xử<br />
với con người, với thiên nhiên xung quanh, về<br />
lòng yêu nước, ý chí quyết tâm vươn lên bằng<br />
con đường học vấn, bồi dưỡng lý tưởng cao<br />
đẹp, quyết tâm đoàn kết chung tay xây dựng<br />
đất nước giàu mạnh… Những nội dung này<br />
phải gắn với các hoạt động ngoại khóa, và có<br />
các nguồn kinh phí cụ thể để hỗ trợ cho các<br />
hoạt động ngoại khóa này.<br />
Thứ ba, về phía người dạy môn học Giáo dục<br />
công dân phải đúng chuyên ngành đào tạo,<br />
không được lấy giáo viên từ các môn khác dư<br />
thừa sang. Giáo viên dạy môn này, cần nâng<br />
cao kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp<br />
dạy học, sử dụng những phương pháp dạy học<br />
tích cực, tạo hứng thú, niềm yêu thích đối với<br />
môn học cho học sinh, giúp học sinh thấy được<br />
sự bổ ích và cần thiết từ môn học này. Sau mỗi<br />
bài học sẽ hình thành ở người học có được<br />
những kỹ năng về giao tiếp, ứng xử theo chuẩn<br />
mực đạo đức và yêu cầu của xã hội mới [3].<br />
Thứ tư, về phía người học cần có thái độ<br />
nghiêm túc trong học tập môn học, cần loại<br />
bỏ khỏi suy nghĩ đây là môn học phụ, không<br />
liên quan gì tới đời sống, tương lai của mình.<br />
Người học cần chủ động trong việc lĩnh hội<br />
tri thức và thực hành nó trở thành thói quen,<br />
kỹ năng để có thể tránh được những sai phạm,<br />
lỗi lầm, sự vấp ngã trong cuộc sống. Muốn<br />
vậy, gia đình, xã hội phải luôn tạo cho người<br />
học tâm thế, sự đúng đắn trong nhận thức về<br />
môn học Giáo dục công dân, thấy được tầm<br />
<br />
105(05): 55 - 58<br />
<br />
quan trọng của nó trong việc giáo dục và xây<br />
dựng nhân cách cho mỗi học sinh từ bậc tiểu<br />
học cho đến trung học phổ thông.<br />
TẠM KẾT<br />
Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tác<br />
giả về vị trí, vai trò của môn học Giáo dục<br />
công dân trong hệ thống giáo dục Việt Nam<br />
những năm qua. Từ thực trạng môn học đang<br />
bị xem nhẹ từ người học đến nhà quản lý và<br />
bản thân cả người dạy. Điều này đã làm cho<br />
môn học lẽ ra rất quan trọng bởi nó giáo dục,<br />
hình thành nhân cách, đạo đức, thế giới quan,<br />
nhân sinh quan lành mạnh, đúng đắn cho<br />
người học…thì lại đang bị mất dần chỗ đứng<br />
trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Do đó, để<br />
môn học Giáo dục công dân phát huy được<br />
giá trị đích thực của nó, các nhà quản lý giáo<br />
dục Việt Nam cần tạo ra sự bình đẳng về vị trí<br />
môn học này với các môn học khác như toán,<br />
văn, lý, hóa… trong hệ thống giáo dục Việt<br />
Nam; biên soạn lại sách giáo khoa giáo dục<br />
công dân; có kinh phí phù hợp hỗ trợ cho các<br />
hoạt động ngoại khóa của môn học. Người<br />
dạy cũng cần tích cực đổi mới phương pháp<br />
dạy học theo hướng dạy học tích cực, gây<br />
hứng thú cho người học. Học sinh cũng phải<br />
thay đổi nhận thức, cái nhìn đối với môn học,<br />
say mê, yêu thích môn học thấy được giá trị<br />
thực sự của môn học trong việc hình thành<br />
phát triển nhân cách của mình.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Giáo trình phương pháp giảng dạy GDCD<br />
(2010), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.<br />
2. Bùi Minh Tuấn (Giáo viên trường THPT Kim<br />
Liên – Nam Đàn – Nghệ An) (2012), Đừng xem<br />
giáo dục công dân là môn học phụ, Dân trí.com.vn<br />
3. Thái Duy Tuyên (2003), “Một số vấn đề đổi<br />
mới phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục, số<br />
48/2003<br />
<br />
57<br />
<br />
62Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 55 - 58<br />
<br />
SUMMARY<br />
REQUIRING "NEW PERSPECTIVE" ON POSITION AND ROLE OF SUBJECT<br />
CIVIL EDUCATION IN THE VIETNAM’S EDUCATION SYSTEM CURRENT<br />
Ngo Thi Lan Anh*, Bui Thi Van Huong<br />
Collge of Education – TNU<br />
<br />
In recent years, the Vietnamese national education system Civil Education has always been<br />
considered subject side, overlooked from the learners, the school managers and the teachers<br />
themselves. This has make subject very important because it is education, formation of<br />
personality, morality, worldview, human’ a healthy, the right for learners ... become losing a place<br />
in the Vietnam's education system. Therefore, subject civil education to promote its real value, the<br />
Vietnamese education managers need to create equality of this position subjects with other such as<br />
math, literature, physics, chemistry ... in the Vietnamese education system.<br />
Key words: Civil Education, education, the Vietnamese education, education manage<br />
<br />
Ngày nhận bài: 29/3/2013; Ngày phản biện: 01/4/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 349 907; Email: ngolananh171082@gmail.com<br />
<br />
58<br />
<br />
63Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />