Carl Friedrich Gauss(17771855)
Ông là người Đức , con 1 người thợ nghèo, nhưng từ năm lên 3 tuổi đã bộc lộ thiên tài toán học
đặc biệt nên được Quận công vùng BRUNSWICK nuôi ăn học .Cnagf lớn lên ông càng thể hiện
năng khiếu toán học dị thường .Ông đỗ tiến sĩ năm 22 tuổi do đưa ra 1 chứng minh lỗi lạc về Lí
thuyết phương trình .Ông không thích làm Giáo sư Đại học àm nhận chức Giám đốc Đài thiên văn
của GOTTINGGENnăm 1807.Ông có cáh giải độc đáo phương trình x^2^n+1=1 khi 2^n+1 là số
nguyên tố .
Từ đó ông đưa ra ý kiến khẳng định dựng 1 đa giác đều 2^n+1 cạnh nội tiếp trong hình tròn nếu
2^n+1là số nguyên tố;, với n=4 thì đa giác đều 17 cạnh và ngày nay mọi người hết lời ca ngợi!!Về
giải tich toán hcọ ông đóng góp nhiều vào phép tính biến thiên .Ông nhận được nhiều giải thưởng
của viện hàn lâm.Ông là nhà táon học rất say mê tính toán cụ thể .GAUSS đã công bố nhiều
công trình về tính toán như "Luật sác xuất của sai số""Sai số ngẫu nhiên";"Sai số trung bình tuyệt
đối".... là những công trình mà ngày nay ta dùng trong đo lường chính xác .Ngoài ra ông còn đóng
góp nhiều công trình nghiên cưú về hiện tượng mao dẫn , qui luật đường đi cảu ánh sáng qua 1
hệ thấu kính dày.
Toàn bộ tác phẩm của ông được xuất bản thành7 tập kéo dài từ năm 1863 đến năm 1871; về sau
có bổ sung thêm những công trình mà sinh thời ông chưa kịp công bố.
Ông còn là tác giả của phương pháp "bình phương tối thiểu" nổi tiếng. Ý tưởng thật đơn giản
nhưng ứng dụng thật lớn cho xác suất, giải tích, ...
ngoài ra ông còn là một nhà trắc địa học và là nhà thiên văn học. Chỉ bằng ngòi bút chì, ông đã
chỉ ra được vị trí của hành tinh Ferrera mà các nhà thiên văn bị lạc mất; sau đó, các nhà thiên
văn đã chĩa ống kích vào đấy vị trí ông đã chỉ, và thấy nó, cả thế giới khâm phục.
Gauss còn là một người nắm tường tận lý thuyết giải tích phức nhưng ông không công bố nhiều
mà những định lí sau này đã trở thành tên tuổi của những người đi sau. Lý thuyết về đường song
song đã được tìm thấy ở dạng bạn thảo mà ông không công bố trước cả Lobasepski và Bolyai.
Định lý về đa giác đều 17 cạnh là định ông thích nhất và di chúc cho hậu thế khắc lên mộ, vì
sao? Vào năm 19 tuổi đã có khủng hoảng trong sự nghiệp của ông, ông sẽ phải lựa chọn toán
học hay triết học và định lý đa giác đều 17 cạnh đã làm ông quyết định theo đuổi toán học suốt
đời. Đúng là vua toán học.
Thật may cho chúng ta, nếu ông theo triết học thì sẽ có 1 nhà triết học xuất sắc nhưng sẽ thiếu đi
1 nhà toán học vĩ đại.