Câu chuyện Đông y - Khí công Y đạo Việt Nam: Tập 2
lượt xem 39
download
Tài liệu Khí công Y đạo Việt Nam - Câu chuyện Đông y: Tập 2 cung cấp cho các bạn những kiến thức về nguyên nhân, phương pháp tập thở, điều trị đối với bệnh mất ngủ kinh niên, nghiện thuốc lá. Bên cạnh đó, Tài liệu cũng giúp các bạn biết được phương pháp khám bệnh, định bệnh và chữa bệnh của Đông y; sự liên quan giữa khí công và huyệt; Y học Trung Quốc ngày nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu chuyện Đông y - Khí công Y đạo Việt Nam: Tập 2
- KHÍ CÔNG Y ĐẠO VIỆT NAM Câu chuyện đông y tập 2 Bệnh mất ngủ kinh niên Tự chữa bệnh mất ngủ dễ hay khó Cai thuốc lá dễ hay khó Y học Trung Quốc ngày nay Tìm hiểu phương phápKhám bệnh-Định bệnh-và Chữa bệnh của đông y Sự liên quan giữa Khí công và Huyệt ĐỖ ĐỨC NGỌC 1
- 2
- Tập thở khí công tự chữa bệnh : Bệnh mất ngủ kinh niên A.NGUYÊN NHÂN : Bệnh mất ngủ có nhiều lý do mà chúng ta thường gặp như : 1.Do thói quen : a. Uống nước nhiều trước khi đi ngủ hoặc uống thuốc ngủ với nhiều nước làm cho nửa đêm phải thức giấc để đi tiểu, hoặc lạm dụng thuốc ngủ thành quen thuốc. b. Ăn cơm tối qúa trễ với thức ăn khó tiêu hoặc có thói quen ăn tối trước khi đi ngủ. c. Ăn ít để giảm cân, chỉ ăn ngày một bữa, tối bụng đói làm bao tử bào bọt xót dạ ngủ không yên. d. Ngủ trái giờ, ban ngày ngủ, đêm đi làm, hoặc ban ngày ngủ gà ngủ gật, tổng số giờ ngủ chiếm khoảng 8 giờ một ngày nên đêm không ngủ được. 2.Do thời tiết, môi trường : a.Thời tiết thay đổi bất thường, nóng hay lạnh qúa ngủ không được, hoặc bị di ứng thời tiết làm khó chịu không thể ngủ được. b.Ngủ ở nơi lạ chỗ lạ nhà một thời gian tạm bợ không quen, mất tự nhiên không được thoải mái trở thành bệnh mất ngủ hoặc ngủ ở nơi có nhiều tiếng động ồn ào. 3.Do biến đổi tâm lý : Vui qúa, buồn qúa, giận qúa, sợ qúa, lo nghĩ qúa làm thần kinh qúa hưng phấn hoặc ức chế bất bình thường. 3
- 4.Do cơ thể bị bệnh : Như đau nội ngoại thương hành hạ làm mất ngủ. Do bệnh cao áp huyết máu dồn lên não kích thích thần kinh, hoặc do thiếu máu não không đủ máu nuôi thần kinh làm người bần thần khó ngủ. Do bệnh suyễn khó thở, do xáo trộn tiêu hóa, do thể chất và thần kinh suy nhược.... 5.Do lạm dụng thuốc : Do lạm dụng uống nhiều thứ thuốc để chữa nhiều bệnh một lần, đôi khi các loại thuốc tương phản nhau làm rối loạn thần kinh gây nên bệnh mất ngủ. B. CÁCH TẬP LUYỆN HƠI THỞ : Theo lý thuyết của khí công, khi cơ thể có bệnh, đều làm thay đổi nhịp thở sinh học khác với bình thường. Bệnh mất ngủ cũng không ngoại lệ, khi trằn trọc thao thức không ngủ được đã làm xáo trộn nhịp thở sinh học, cần phải tập luyện chỉnh lại hơi thở cho đều. 1. Chuẩn bị : Trước khi đi ngủ, không uống nước, đi tiêu, tiểu và tắm rửa với nước ấm nóng cho người khỏe khoắn, mặc quần áo rộng. Nằm ngửa thẳng người, đầu không kê gối, chụm hai gót chân, cuốn lưỡi lên vòm họng trên, ngậm miệng bình thường không để người ngoài thấy biết được bộ dạng của mình đang cuốn lưỡi ngậm miệng, mặt bình thản. Tập thở ra hít vào đều bằng mũi để nối mạch âm dương Nhâm-Đốc, trong khi tập, nước miếng trào ra thì nuốt vào , không bị khô cổ, miệng có nước miếng không bị hỏa dồn lên làm đau khô cổ họng, làm nhức đầu và làm tẩu hỏa nhập ma ( dư hỏa ở bộ đầu làm hại thần kinh thành điên cuồng ). Đặt bàn tay lên hai điểm quan trọng là đan điền thần, ( điểm quy tụ hỏa khí, giữa mỏm xương ức ), và đan điền 4
- tinh ( dưới rốn chừng 3-5cm ). Đàn bà đặt tay phải lên đan điền thần, đàn ông đặt tay trái lên đan điền thần, tay kia đặt lên đan điền tinh. 2. Tập nghe hơi thở : Hai mắt nhắm lại, tai chú ý lắng nghe nơi bụng dưới rốn chỗ đặt bàn tay nơi đan điền tinh. Theo dõi trong thầm lặng, hơi thở bình thường tự nhiên, không cố ý hít vào thở ra, chỉ theo dõi hơi thở tự nhiên nó vào nó ra làm sao. Khi thở vào, chúng ta cảm thấy bụng phồng lên nhẹ, trong đầu ghi nhận là phồng, khi hơi thở ra, ta cảm thấy bụng xẹp xuống, trong đầu ghi nhận là xẹp. Lúc mới đầu tập, hơi thở vào-ra chưa đều, tần số sóng não đang ở giai đoạn làm việc, thuộc sóng béta 13-20 hertz. Cứ để cho tâm tĩnh lặng theo dõi phồng xẹp chừng 5-10 phút cho quen, lúc đó tần số sóng não chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi thuộc sóng alpha 8-13 hertz và ta cảm nhận được hơi thở vào ra phồng xẹp rõ ràng, sau đó chuyển sang giai đoạn kiểm soát hơi thở. 3. Kiểm soát hơi thở : Kiểm soát hơi thở là thiền còn tỉnh thức thuộc giai đoạn sóng théta 4-7 hertz, đó cũng là ngưỡng cửa của giai đoạn hôn trầm làm buồn ngủ. Có hai cách kiểm soát hơi thở : a-Theo dõi hơi thở phồng-xẹp bằng cách đếm ( sổ tức ). Nhắm mắt ,cuốn lưỡi ngậm miệng, hít thở bằng mũi tự nhiên. Bắt đầu quan sát và kiểm soát hơi thở bằng cách đếm thầm trong đầu. Khi bụng phình lên, ta ghi nhận trong đầu là phồng, khi bụng xẹp, ta ghi nhận trong đầu là xẹp và đếm thầm là 1 lần, rồi tiếp tục cứ mỗi lần theo dõi 5
- hơi thở vào hơi thở ra đếm thầm phồng-xẹp 2, rồi phồng- xẹp 3, phồng-xẹp 4, phồng-xẹp 5, phồng-xẹp 6, phồng-xẹp 7, phồng-xẹp 8, phồng-xẹp 9, phồng-xẹp 10, rồi đếm trở lại từ phồng-xẹp 1 tới phồng-xẹp 10 nhiều lần. Nhớ rằng không cố ý hít vào, không cố ý thở ra, hơi thở lúc nào cũng tự nhiên như người đang ngủ, nó thở xong thì mình đếm thầm để kiểm soát nó thở được như vậy bao nhiêu lần, chứ không phải là mình đếm cho nó thở, vì làm như vậy là cố ý dùng sức để ép hơi thở sẽ bị mệt, hụt hơi, thần kinh căng thẳng, tần số sóng não lại tăng thành giai đoạn sóng béta 13-20 hertz là tần số thức khi đang làm việc, thay vì giảm xuống tình trạng hôn trầm thuộc sóng theta 4-7 hertz để từ từ vào giấc ngủ sâu thuộc giai đoạn sóng delta 1-3 hertz. Cứ theo dõi hơi thở đều đều, sóng não xuống thấp dần thiếp vào giấc ngủ. Nếu trong đêm bị thức giấc, lại tập theo dõi hơi thở để duy trì lại sóng théta 4-7 hertz sẽ mau rơi vào giai đoạn hôn trầm đến giấc ngủ sâu. b.Theo dõi hơi thở bằng một chu kỳ đều : Chúng ta có thể tập thở theo một chu kỳ nhất định với nhịp thở sinh học 5-5.,Áp dụng hai câu thơ hay hai câu hát loại 5 chữ . Khi đọc hay hát thầm mỗi câu sẽ kéo dài trong 5 giây đồng hồ, cứ 5 giây hít vào, 5 giây thở ra đều đặn tạo ra nhịp thở sinh học 5-5. Thí dụ chọn câu : ‘ Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng. Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, hít thở bình thường, ở thì hít vào, trong đầu đọc nhẩm : thở, vào, tâm, tĩnh, lặng. Nhớ là thở tự nhiên, đọc làm sao cho năm chữ theo kịp cho trùng với hơi thở, hơi thở không theo lệnh câu đọc, mà câu đọc phải theo ăn nhịp với hơi thở . Khi thở ra ,đọc câu : thở, ra, miệng, mỉm, cười cũng phải ăn nhịp vừa hết hơi thở ra, mới đầu hơi thở ngắn thì câu đọc 6
- phải nhanh cho kịp bằng với hơi thở,( nhịp thở sinh học là 3-3, tức là một hơi thở vào-ra dài 6 giây ), tiêu chuẩn lý tưởng là nhịp sinh học 5-5, tức là một hơi thở vào-ra dài 10 giây ,trong một phút thở được 6 hơi, sẽ tự chữa được rất nhiều bệnh. Tiếp tục luyện thầm câu đọc và hơi thở trùng nhau, liên tục, đều đặn, không ngừng nghỉ. Cùng lúc tập trung ý, nghĩ đến lòng bàn tay dưới nơi đan điền tinh ,nghe và theo dõi xem lòng bàn tay ấy ấm nóng chưa, hay bụng sôi và kêu lọc ọc chưa. Khi còn tỉnh thức để theo dõi hơi thở và câu đọc là đang tập khí công tự chữa bệnh, nếu không có bệnh cơ thể sẽ tăng tính hấp thụ và chuyển hoá thức ăn ra khí huyết làm tăng hồng cầu, tăng cường hệ miễm nhiễm, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, sinh dục.. Nếu không tỉnh thức mà rơi vào hôn trầm ,tức là hai tay buông lơi, không đọc câu theo hơi thở, chúng ta sẽ rơi vào giấc ngủ từ từ chỉ chừng 30 phút tập đúng. C-NHỮNG DIẾN TIẾN KỲ LẠ KHI THEO DÕI HƠI THỞ : Bài tập theo dõi đếm hơi thở có thể tập ban ngày dùng để tự chữa bệnh, hay khi bị mệt mỏi căng thẳng thần kinh, cần phải tập để tinh thần thư giãn phục hồi sức khỏe. Ngay cả khi mất ngủ kinh niên, thay vì nằm thao thức trằn trọc suốt nhiều đêm khiến mặt mày hốc hác tiều tụy, tinh thần suy nhược, hãy tập theo dõi hơi thở ,biến dưỡng căn bản giảm không làm tiêu hao nhiều năng lượng mà khí huyết lại lưu thông dễ dàng. Tập trong 30 phút, nghe thấy bụng sôi, những hơi bị ngăn nghẹn ở lồng ngực đi xuống, mình cảm thấy thở được nhiều hơn trước, từ bụng trên có cái gì chuyển xuống bụng dưới giúp tiêu hóa tốt, ăn biết ngon, mau đói, dễ tiêu, nghe bụng ấm rồi dần dần cơ thể ấm, cứ tập sẽ khám phá ra tai nghe rõ hơn, cảm thấy có nhịp đập của mạch máu dưới lòng bàn tay, thỉnh thoảng nghe nó nhảy một cái, tập trung ý vào lòng bàn tay nghe cho kỹ hơn, cảm nhận nó 7
- đập mạnh hơn, nhiều lần hơn, đều hơn, rồi phân biệt được mạch trong bụng đập, nghe nữa càng lúc càng rõ tiếng đập của động mạch bụng đập to dần nghe ‘ bịch, bịch ‘, nghe chán rồi chúng ta rơi vào giấc ngủ sâu, êm đềm, không mộng mị khi tỉnh dậy thì trời đã sáng lúc nào không hay. Một thí dụ dễ thấy từ sóng béta đến théta làm thư giãn thần kinh gân cơ trong trường hợp con chúng ta ham chơi qúa khuya, sự hoạt động hưng phấn thần kinh tạo ra sóng béta, chúng ta bắt nó đi ngủ, nó vẫn còn ham chơi không thể nào ngủ được. Nhưng nếu chúng ta bắt nó ngồi yên một chỗ không cho đi ngủ, không cho chơi chạy nhảy nô đùa nữa, sóng não đổi sang sóng alpha là tình trạng nghỉ ngơi, làm nó sẽ chán và ngủ gục dễ rơi vào trạng thái sóng thêta, thần kinh thư giãn, chân tay mềm rũ, bế nó vào giường ngủ chúng ta cảm thấy chân tay nó vô lực không còn cứng như lúc nó thức. Hoặc như một người thợ máy khi đứng làm việc tự nhiên chân vô lực, té ngã xuống, không phải là chân yếu mà do buồn ngủ gục, điều đó chứng tỏ hệ thần kinh điều chỉnh tự động từ giai đoạn làm việc qúa độ ( sóng béta )sang giai đoạn thư giãn ( sóng théta ). Vậy khi chúng ta chủ động tập thở đi vào được giai đoạn sóng théta để ngủ được thì bệnh đau nhức thần kinh, cơ bắp, xương, gân, cốt, đau nhức do tổn thương tạng phủ sẽ biến mất mà không cần phải dùng nhiều đến thuốc như trong lúc thức. Ngược lại, nếu cơ thể không ngủ được, do đau đớn khi mang bệnh, lại lạm dụng thuốc giảm đau, hoặc dùng thuốc chữa bệnh kích thích thần kinh hưng phấn sẽ làm tê liệt sự nhạy cảm thần kinh mất tính chủ động điều chỉnh tự chữa bệnh. D. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC : Để bổ sung phương pháp chữa bệnh mất ngủ kinh niên bằng cách tập thở khí công ( phần tĩnh công ), chúng ta cũng cần phải tập thể dục khí công (phần động công) chúng tôi sẽ nói đến ở một bài viết khác. 8
- Bài tập theo dõi hơi thở trên dùng cho người lớn tuổi, thể lực yếu, bị bệnh mất ngủ kinh niên. Người trẻ tuổi nếu vì lý do gì bị mất ngủ, có thể bớt làm việc bằng trí óc, chịu khó vận động cơ thể như đánh quần vợt, bơi lội, chạy bộ, ném bóng, đánh cầu.. làm cho khí huyết lưu thông. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ. Có một thanh niên mất ngủ 15 năm phải uống thuốc ngủ mỗI tối mà vẫn không ngủ được, trằn trọc suốt đêm suy nghĩ, thần kinh bị ám ảnh lo sợ cho rằng đã có người hãm hại đầu độc bằng thuốc hại thần kinh khi thời gian còn đi làm chưa bị bệnh tâm thần. Bệnh nhân thông minh, kiến thức rộng, khỏe mạnh, yêu cầu tôi giúp cho ngủ được. Tôi giao điều kiện trước khi chữa bệnh theo bài tập trên, bệnh nhân phải thức liên tục 2 tuần lễ không được ngủ. Bệnh nhân nhận lời vì cho là quá dễ đối với mình. Qủa thật dễ nếu để bệnh nhân tự do tâm viên ý mã thì hoạt động sóng não lúc nào cũng thuộc sóng béta. Tôi giao điều kiện phải thực hiện những chỉ dẫn sau đây rồi mớI chữa : 1-Tối 8-10 giờ chạy bộ quanh công viên nhiều vòng ( khoảng 10 km ) để làm suy giảm thần kinh hưng phấn, sóng béta sẽ giảm. 2-Tắm nước nóng trước khi đi nằm cho khí huyết lưu thông . 3-Để đèn đọc sách, thức suốt đêm đọc một loại sách không ưa thích, khó đọc khó nhớ như một quyển kinh chữ latin hoặc chữ phạn, nếu thông minh phải học thuộc lòng trong một đêm một đoạn hay nhiều đoạn, mục đích giết thì giờ qua đêm tập không ngủ, chứ không được nghỉ để nghĩ chuyện khác, dù chán cũng không được bỏ cuộc, làm như vậy để ức chế thần kinh khiến cơ thể mỏi mệt tự động cần nghỉ ngơi thư giãn thì sóng théta sẽ đến. Kết qủa một tuần lễ sau bệnh nhân đến tuyên bố thua cuộc, vì hôm đầu, tính háo thắng khiến tinh thần tập 9
- trung để học thuộc những câu kinh làm thần kinh qúa ức chế sinh mệt mỏi tự động thư giãn nghỉ ngơi, đã rơi vào hôn trầm, ngủ được liên tiếp 2 giờ mới thức lại. Ngày hôm sau số giờ ngủ tăng lên, đến cuối tuần tăng lên được 6 giờ ngủ mà không thuộc được hết quyển kinh. Và cũng do thói quen không thích đọc kinh sách, mỗi tối khi phải học thuộc kinh, thần kinh bị ức chế để cột tâm vào một việc giống như phương pháp thiền định, thần kinh trở nên đối kháng, tự động sóng não điều chỉnh giúp cơ thể thư giãn rơi vào sóng théta nhanh hơn. Áp dụng phương pháp trên đây là phương pháp ức chế thần kinh để tạo phản xạ thần kinh chống đối tự động thành thư giãn. Còn phương pháp tập thở là định tâm an thần giúp thân tâm an lạc, đi vào giấc ngủ êm đềm, giúp cơ thể chúng ta tự động điều chỉnh được sự khí hóa của lục phủ ngũ tạng phòng chống bệnh tật, tăng cường sức đề kháng, phát triển trí thông minh, tăng cường trí nhớ,giúp chúng ta nhìn đời bằng một khía cạnh lạc quan, yêu đời và vị tha hơn. E-Chữa bệnh mất ngủ bằng ăn uống Ngoài ra chúng ta có thể dùng luân phiên thay đổi các loại món ăn thay thuốc giúp ngủ ngon như : A-Bệnh mất ngủ do nhiệt chứng, dương chứng , máu cao : 1-Canh củ sen thịt heo nạc : Nấu canh củ sen 300g hầm với thịt nạc heo 100g, lấy nước uống mỗi tối, giúp an thần, ngủ ngon. 2-Canh hạt sen : Nấu canh hạt sen tuơi bỏ tim 100g, thịt nạc heo 50g, với giá đậu xanh, nêm nếm cho vừa ăn. 10
- 3-Cháo nếp đậu xanh : Nãu cháo gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, hạt sen 50g, sườn heo 200g nêm nếm vừa ăn. 4-Cháo củ mài , tim heo : Nãu cháo gạo tẻ 100g, tim heo 1 qủa, hạt sen 50g, củ mài tươi 100g nêm nếm vừa ăn. 5-Nước uống hoa nhài : Dùng hoa nhài tươi hay khô 10 cái pha với 1 ly nước sôi 250cc, ngâm sau 15 phút là dùng được, uống trước khi đi ngủ. 6-Nước táo nhân hoa cúc : Hạt táo nhân mua ở tiệm thuốc bắc 30 hạt, cúc áo hoa vàng 10 cái, nấu với 300cc nước cho sôi, uống trước khi đi ngủ. 7-Nước tâm sen, lá dâu : Tâm sen, lá dâu khô mỗI thứ 3-5g nấu với 300 cc nước cho sôi, uống trước khi đi ngủ. B-Bệnh mất ngủ do hàn chứng, âm chứng, thiếu máu, áp huyết thấp : 1-Canh bí đỏ : Nấu 200g bí đỏ với 100g nạc heo, nêm nếm vừa ăn. 2-Cháo bí đỏ : Nãu cháo gạo nếp 100g, bí đỏ già 200g, hạt sen 50g, sườn heo 200g, nêm nếm vừa ăn. 3-Nước long nhãn : Nấu long nhãn khô 10g, mạch môn 5g với 300 cc nước, đun sôi, uống trước khi đi ngủ. 4-Nước long nhãn tâm sen : 11
- Nếu không biết người thuộc hàn hay nhiệt, nấu long nhãn, mạch môn, tâm sen, táo nhân, mỗi thứ 5g với 300cc nước, đun sôi, uống trước khi đi ngủ. 12
- Tự chữa Bệnh mất ngủ dễ hay khó ? Hường bị bệnh mất ngủ từ lâu, mỗi đêm thức giấc trằn trọc không ngủ lại được, cứ phải uống thuốc mà cũng chẳng đêm nào ngủ ngon giấc, có thể do bệnh migraine, mỏi một bên cổ, đầu đau nhức ngấm ngầm một bên không nhiều lắm nhưng khó chịu, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, lâng lâng, chóng mặt, hồi hộp. Một người bạn là học viên lớp khí công y đạo cho biết khí công tự chữa bệnh có thể chữa được rất nhiều bệnh, Hường hỏi thăm địa chỉ và hai vợ chồng mừng rỡ hăm hở ghi danh theo học, gặp Chị Mai, một học viên làm thiện nguyện ghi tên nhận bệnh nhân hỏi Hường bị bệnh gì, Hường kể bệnh, chị tươi cười bảo bệnh đó dễ chữa, một hai lần là khỏi. Hường ngạc nhiên nhìn gương mặt chị, cảm thấy rất tự tin. sau chị sắp xếp Anh Đức hướng dẫn cho Hường, lại chính là người bạn của Hường. Hường được giải huyệt, tập những động tác thể dục khí công, trên đường về nhà cảm thấy khỏe, hy vọng đêm nay sẽ ngủ được mà không cần thuốc. Bốn đêm ngủ được dễ dàng, nhưng những đêm sau lại thao thức cho tới 6 giờ sáng phải dậy đi làm, cơ thể rất mệt mỏi như trước. Chiều về làm, Hường gọi điện thoại lên Montréal hỏi thầy Ngọc rằng tại sao Hường vẫn tập khí công của thầy do đệ tử thầy hướng dẫn mà vẫn chưa ngủ được ngon giấc. Thầy hỏi, khi nạp khí trung tiêu có tập trung ý ở bụng nghe được tiếng sôi bụng chưa? Quả thật Hường chưa tập trung ý, Hường tự nhủ tối nay phải cố gắng. Trước khi ngủ, Hường đọc bài viết về cách thở chữa bệnh mất ngủ trong quyển Câu chuyện đông y, đọc đến câu một giờ thiền bằng hai giờ ngủ, thật lý thú. Đêm 13
- đó, Hường nạp khí trung tiêu xong, bắt đầu để tay lên đan điền, thở theo nhịp 5-5, và theo dõi từng hơi thở, nghe được những tiếng kêu lục bục nhỏ trong bụng, trong im lặng tĩnh mịch, tinh thần bình thản không còn lo sợ không ngủ được, vì thiền giữ thân tâm yên tịnh được một giờ tương đương với hai giờ ngủ. Quả thật Hường cảm thấy thiền làm cho đầu óc nhẹ nhàng, minh mẫn, không nghĩ vẩn vơ, không mệt mỏi, tâm tĩnh lặng như mặt nước hồ thu, nó đã dẫn Hường vào giấc ngủ sâu từ lúc nào không biết, khi tỉnh dậy, tinh thần sảng khoái . Thời gian trôi qua thấm thoát 4 tháng, Hường không hề dùng một viên thuốc ngủ, và không còn biết lo sợ bệnh mất ngủ nữa, các triệu chứng khác cũng biến mất. Tập khí công để tự chữa bệnh trở thành ham thích như một thói quen, cứ ngày hai lần sáng và chiều tập nửa giờ, cho nên mỗi tối vào giường nằm thiền chừng 5 phút là đi vào giấc ngủ sâu, cơ thể khỏe mạnh không mệt mỏi nữa. Vợ chồng Hường cảm thấy hạnh phúc, không lo lắng bệnh tật, nay cả hai đã trở thành học viên, sẵn sàng tình nguyện hết lòng giúp đỡ hướng dẫn cho những ai đã từng khổ sở vì những chứng bệnh giống như Hường để có lại một đời sống vui tươi khoẻ mạnh. Nguyễn thị Hường (Mississauga ) Thân gửi K. H, Bệnh mất ngủ của cô do suy nghĩ nhiều quá, danh từ Phật giáo gọi là Tâm viên ý mã,(tâm như con vượn, nhẩy từ cành cây này sang cành cây khác luôn tay không ngừng, ý như con ngựa, lúc nào cũng chạy) Có nghĩa là khi nằm ngủ, tâm vừa nghĩ đến Mỹ, thì ý như con ngựa chạy sang Mỹ đào sâu thêm chi tiết, nào là gia đình anh hai chị ba và các cháu bây giờ ra sao..rồi tâm lại nghĩ đi nghỉ hè Cuba, thế là ý lại đào sâu vấn đề nghĩ các cuộc nghỉ hè ở Cuba...rồi tâm lại 14
- nghĩ đến VN, ý lại chạy như con ngựa đến VN đào sâu vấn đề chi tiết ở VN...tâm và ý cứ nghĩ cứ chạy suốt đêm, cho đến sáng thức dậy đi làm. Thế là mất ngủ triền miên. Ngay thời gian này, tâm và ý cô muốn chạy đến chỗ cô Hường để đào sâu chi tiết xem cô Hường chữa bệnh mất ngủ ra làm sao, nếu có ai mách một phương pháp chữa mất ngủ khác thì tâm ý lại chạy nữa. Muốn chữa mất ngủ hãy cột tâm lại, khi đi ngủ nằm thở chỉ nghĩ đến bụng phồng xẹp, và tập đếm phồng xẹp từ 1-10, rồi lại từ 1-10, cứ đếm suốt đêm, và để ý theo dõi kết quả của việc nằm thở, phải đạt được những hiện tượng sau đây : bàn tay và bụng nóng, xuất rịn mồ hôi, tiếng sôi bụng suốt đêm được bao nhiêu lần, khí trong người chạy từ đâu đến đâu . Nhớ rằng không cần ngủ , vì đằng nào mình cũng đã mất ngủ 3 năm rồi , có mất ngủ thêm 1 tuần cũng không hại gì , vì nằm thở thiền chính là ngủ trong tỉnh thức , 1 giờ thiền bằng 2 giờ ngủ, sáng dậy đi làm cũng không mệt mỏi. Các vị thiền sư rất ít ngủ ,hầu như không ngủ mà các ngài vẫn khoẻ mạnh .Ở các thiền viện ,giờ ngồi thiền 1 ngày 4 buổi, mỗi buổi lâu 2 giờ từ 0-2giờ sáng, từ 6-8 giờ sáng, từ 12-14 giờ, từ 18- 20 giờ , như vậy thiền 8 tiếng 1 ngày là đã tương đương với 16 giờ ngủ nên không cần phải ngủ. Riêng tôi đi làm về khuya, trả lời email đến 2 giờ sáng mới đi ngủ, nằm xuống thiền là ngủ ngay, khi tỉnh dậy là 7 giờ sáng, đi làm đến khuya mới về, không có thời giờ ăn trưa, chỉ ăn cơm chiều mà sức khoẻ vẫn tốt. Trước kia khi chưa tập khí công ,tôi cần phải ngủ 10 tiếng 1 ngày mà cảm thấy chưa đủ ,vì đêm ngủ để tâm viên ý mã xây nhiều mộng cho tương lai quá mà chẳng mộng nào thành , nằm nướng đến 10 tiếng mà vẫn mất ngủ, ban ngày ngủ gà ngủ gất ,đó là phản 15
- ứng tự nhiên của cơ thể ngủ bù. Khi tôi học ngồi thiền, thì chẳng thiền và đếm hơi thở được ,lại bị ngủ gục ,danh từ chuyên môn của thiền gọi là hôn trầm ,sau tôi nghĩ ra cách, khi thiền thì buồn ngủ, vậy tại sao không nằm thiền, nếu tỉnh thức thì trí não được phát triển minh mẫn sáng suốt, còn không thì bị hôn trầm buồn ngủ, sẽ được ngủ ngon , khỏi phải lo đến bệnh mất ngủ , môn này là môn thiền lười, gọi tên cho văn vẻ một chút là ngoạ thiền. Vậy ngoạ thiền là phương pháp chữa bệnh mất ngủ hay nhất mà không cần phải dùng thuốc ngủ. Cô hãy áp dụng, đừng để tâm viên ý mã chạy đến cô Hường làm gì , hãy cột tâm lại một chỗ ở bụng, vùng đan điền Khí hải, theo dõi hơi thở suốt đêm rồi sẽ bị hôn trầm đi vào giấc ngủ sâu, sáng dậy rất tỉnh táo khoẻ mạnh không mệt mỏi. Và áp dụng cách ăn uống đã chỉ dẫn ở bài trên. Cô sẽ trở thành cô Hường thứ hai để người khác bắt chước. Chúc cô thành công, và báo cho mọi người trên diễn đàn biết kết quả sau 1 tuần ngoạ thiền nhé ! Thân doducngoc 16
- Cai thuốc lá dễ hay khó ? A-Điều kiện cai thuốc : Vấn đề cai thuốc lá đã được đặt ra từ lâu mà số người giảm hút thuốc không được bao nhiêu, còn số người hút thuốc cứ càng ngày càng tăng, nên số lượng thuốc lá sản xuất mỗi ngày một nhiều hơn, đến nỗi cơ quan y tế thế giới phải báo động về những tai hại của thuốc lá đã làm nhiều người chết vì ung thư phổi và gan gia tăng. Các quốc gia đã phải đặt vấn đề cai thuốc lá lên hàng chính sách, một mặt tăng gía thuốc lá và tăng thuế thuốc lá khiến giá thành một bao thuốc qúa cao hy vọng sẽ chặn đứng được một số người không có đủ tiền mua thuốc hoặc một số người không ghiền mấy cảm thấy mình đã phung phí tiền bạc không phải là nhu cầu cần thiết, mặt khác, các cơ quan y tế cấp quốc gia tận dụng hệ thống truyền thông phổ biến những tai hại hiểm nghèo có hại đến sức khỏe của việc hút thuốc, và phổ biến chương trình giúp đỡ miễn phí cho những ai muốn cai thuốc lá. Kết qủa trông thấy rõ là những người nghiện thuốc đang bỏ thuốc, còn số người đã bỏ thuốc được một thời gian lại hút trở lại. Tại sao lại mâu thuẫn như vậy ? Thực ra nỗ lực trên chỉ là phương tiện gián tiếp giúp đỡ cho những người muốn cai thuốc, còn phương tiện trực tiếp giúp cho người nghiện muốn thực sự bỏ thuốc chính là ở bản thân họ lại lệ thuộc vào ba yếu tố quan trọng sau đây : 1-Mục đích cai thuốc : 17
- Trước hết phải định mục đích, tại sao phải cai thuốc, có 3 mục đích chính : a-Vì sức khỏe : Những người nghiện thuốc lá cảm thấy sức khỏe của mình càng tồi tệ, tim mạch xáo trộn, mạch đập nhanh, áp huyết cao, nhức đầu, chóng mặt, ho khan, thở hổn hển, suyễn, tính tình nóng nẩy, gân cơ co rút, cứng đầu gối, đi lại khó khăn.. những dấu hiệu bệnh tật này xẩy đến trên cơ thể họ mỗi ngày một gia tăng có thể nguy hiểm đến tánh mạng . Họ còn muốn sống sợ chết, họ đã tự nguyện bỏ thuốc lá không hút nữa. b-Vì hạnh phúc gia đình : Có những người khi còn độc thân, làm bạn với thuốc lá cho bớt cô đơn, tìm ngẫu hứng thả hồn theo khói thuốc, vì nghề nghiệp cần phải xã giao.. nhưng khi lập gia đình, người hôn phối không chịu nổi khói thuốc lá, đề nghi mình bỏ thuốc, hoặc khi vợ mang thai ngửi thấy mùi thuốc bị nôn mửa làm mệt, hoặc sợ trong máu nhiễm độc thuốc lá sẽ làm hại bào thai, hoặc sợ con cái trong nhà sẽ bị ảnh hưởng khói thuốc làm hại đến sức khỏe, hoặc sợ mình là bậc cha mẹ sẽ làm gương xấu cho con cái bắt chước sẽ không tốt cho con mình, hoặc khi chúng ta còn ở chung với ông bà cha mẹ không thích hút thuốc, mình cảm thấy hút trước mặt họ là bất kính, nếu chúng ta là những người có lễ độ kính nể cha mẹ, khi cha mẹ khuyên mình bỏ thuốc ,mình cứ vẫn hút sẽ cảm thấy mình bất hiếu không vâng lời cha mẹ, một yêu cầu nhỏ mà mình không làm được sau này mình dạy dỗ con mình dễ gì chúng tuân theo. Cho nên những người nghiện thuốc vì hạnh phúc gia đình, sẵn sàng hy sinh nhu cầu của bản thân mình thì dễ dàng bỏ thuốc. 18
- c-Vì kinh tế : Đa số những người nghèo là những người nghiện thuốc lá. Tiền kiếm được không đủ ăn, lại bị cơn ghiền đốt cháy túi, nên họ phải miễn cưỡng giảm bớt chi tiêu về thuốc lá để dành tiền mua lương thực hoặc những thứ khác cần thiết hơn, chẵng hạn như một đứa con lớn trong gia đình học trung học, cần cha mẹ cho tiền mua một máy computeur, cha mẹ không có tiền cứ khất tháng này sang tháng khác mà không thực hiện nổi đến nỗi mất mặt với con cái, đành phải cai thuốc dành tiền mua máy cho con, sau thời gian bị bắt buộc nghỉ hút thuốc một cách miễn cưỡng rồi đâu lại vào đấy, cho nên vì lý do kinh tế khó mà cai thuốc được, thậm chí nghiện thuốc, thất nghiệp không có tiền mua thuốc, phải xin thuốc từ bạn bè hoặc xin tiền người khác để mua thuốc hoặc ăn cắp vặt để có tiền mua thuốc hút qua cơn nghiện. B- Nhân cách : Nhân cách cũng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề cai thuốc lá. Khi vấn đề cai thuốc lá đã trở thành chính sách của một quốc gia, thì từ vị nguyên thủ quốc gia đến các nhà lãnh đạo, tổng bộ trưởng, các bác sĩ, các cơ quan y tế, bệnh viện, các nhà giáo dục, các nhà truyền thông .. nếu không tự mình cai bỏ thuốc trước để làm gương thì dân chúng làm sao mà hưởng ứng tuân theo. Nhân cách đầu tiên trong vấn đề cai thuốc là tính tự trọng, mình không tôn trọng mình làm sao người khác tôn trọng mình cho được, cho nên tự mình phải giữ lời hứa, nói là phải làm để làm gương, không nói láo, không hút lén lút, chẳng hạn bạn là một bác sĩ khuyên bệnh nhân cai thuốc vì sức khỏe của bệnh nhân, họ tin theo lời khuyên của bạn vì lý do sức khỏe, nhưng bất chợt họ thấy 19
- bạn lén lút hút thuốc ở trong xe hơi của bạn nơi bãi đậu xe sau khi tan sở thì còn đâu là nhân cách của bạn nữa. Những người có chức phận địa vị trong xã hội đều được đào tạo từ ngành giáo dục, nên nhân cách của các giáo sư có ảnh hưởng đến nhân cách của học trò khi ra trường, cho nên nhân cách của toàn xã hội được cao hay thấp là phải trông vào gương của các thầy cô giáo. Nhân cách có ảnh hưởng từ học đường, được duy trì củng cố từ gia đình và được ứng dụng thành thói quen ngoài xã hội, nên hầu hết những người có học đều có nhân cách, nhưng tại sao trong giới này cũng có nhiều người nghiện thuốc lá ? Trong giáo lý Phật giáo, mọi người đều có đủ ba tính tham-sân-si, chỉ khác nhau ở chỗ bản tính của nó được lộ ra một cách thô lỗ, trắng trợn thấy rõ, hoặc vi tế không thấy được. Những người có học thức tránh được tính tham-sân-si thô, còn vi tế không tránh được vì không biết. Si là mê muội, mê cái gì mà không bỏ được gọi là si ,cho nên tham mê cờ bạc, rượu chè, trai gái, là thô, thấy rõ được, hễ ai cấm cản mất quyền tự do tham mê của mình là mình nổi giận phản đối liền gọi sân, nhưng mê thuốc lá không bỏ được cũng là si vi tế, vì mình không thấy đó là si, nếu vợ con cấm cản, nói đến tai hại của thuốc lá có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mình cảm thấy mất tự do, chạm tự ái, nổi giận đùng đùng, chống đỡ ngụy biện. Chỉ có tham-si mới nổI giận vô lý, như vậy mình cũng đâu có tự trọng mình. Trong giới trí thức, người nghiện thuốc lá đa số là nhà văn, nên cái si mê vi tế này không thấy, họ không nổi giận, nhưng ngụy biện cho rằng nhờ khói thuốc ý văn mới lai láng, không có thuốc sẽ mất hứng viết văn, thực ra các văn nhân thi sĩ thời Trung hoa cổ đại làm gì có thuốc lá để hút, họ tìm cảm hứng yên-sĩ-phi-lý-thuần (inspiration ) để sáng tác văn thơ nhờ ngoại cảnh, nhờ vào các chung trà, hoặc sang hơn nữa đặt thêm lư trầm tỏa hương thơm để lắng lòng yên tịnh tìm hứng văn thơ, thật là tao nhã có nhân cách. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - phần 1
76 p | 788 | 245
-
Đánh giá chương trình, hoạt động y tế công cộng
11 p | 253 | 43
-
BỆNH BẠCH CẦU MẠN DÒNG HẠT
23 p | 237 | 29
-
Chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính bằng Đông y thảo dược
3 p | 102 | 20
-
Xã hội hóa và lồng ghép các hoạt động y tế
8 p | 117 | 18
-
Thuốc đông y điều trị đau lưng mãn tính và đau sái thắt lưng
15 p | 91 | 10
-
CHỮA BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG BẰNG ĐÔNG Y HIỆU QUẢ
3 p | 75 | 8
-
Xác định 4 tổ hợp gen AML1/ETO, PML/RARA, CBFB/MYH11, MLL/AF9 trong bạch cầu cấp dòng tủy tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 78 | 6
-
Đông y điều trị đại tràng - Phần 1
14 p | 67 | 6
-
Nhân một trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy có chuyển vị T(8;21) xâm lấn hốc mắt ở trẻ em
8 p | 15 | 5
-
Cải thiện sự khó chịu của cơ thể bằng tắm là đông y
28 p | 79 | 4
-
Bí quyết kháng bệnh
6 p | 56 | 3
-
Chữa ngộ độc nấm
6 p | 69 | 3
-
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẦU NỐI ĐỘNG MẠCH CẢNH DƯỚI ĐÒN CÙNG BÊN TRONG BẰNG ỐNG GHÉP MẠCH MÁU PTFE
6 p | 70 | 3
-
Tỷ lệ biến thể NUDT15 trên trẻ bệnh bạch cầu cấp dòng lympho tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
6 p | 5 | 3
-
Tình hình nghiên cứu điều trị bạch cầu cấp dòng lymphô người lớn
6 p | 43 | 2
-
Nhân điều trị một trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy lớn tuổi khó phân biệt với bạch cầu mạn dòng tủy philadelphia âm chuyển cấp
6 p | 65 | 2
-
ĐÁNH GIÁ CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẦU NỐI ĐỘNG MẠCH ĐÙI - ĐỘNG MẠCH ĐÙI
8 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn