intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu trúc cú pháp của tục ngữ Nhật Bản (Kotowaza)

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Cấu trúc cú pháp của tục ngữ Nhật Bản (Kotowaza)" được thực hiện với mong muốn giúp cho người học tiếng Nhật hiểu hơn về cấu trúc cú pháp của Kotowaza, từ đó có thể hiểu và nhớ được, dần dần yêu thích Kotowaza nói riêng, tiếng Nhật nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu trúc cú pháp của tục ngữ Nhật Bản (Kotowaza)

  1. CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA TỤC NGỮ NHẬT BẢN (KOTOWAZA) ThS. Nguyễn Đoàn Hƣơng Thuỷ Khoa Nhật Bản học, Trƣờng Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Tiếng Nhật là loại hình ngôn ngữ chấp dính nên một trong những yêu cầu đặt ra cho việc học tiếng Nhật là phải học theo cụm từ, theo bối cảnh. Kotowaza (tục ngữ) chính là những “câu ví dụ” phù hợp, đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập: vừa có bối cảnh, vừa có cụm từ, vừa có cấu trúc cú pháp. Tuy nhiên, bản thân Kotowaza là những bài học đƣợc đúc rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống, những lời răn dạy, những bài học về đối nhân xử thế đƣợc truyền lại từ ông bà tổ tiên nên tự bản than Kotowaza tuy đọc rất thuận miệng, dễ nhớ nhƣng rất khó hiểu. Chính vì vậy, với mong muốn giúp cho ngƣời học tiếng Nhật hiểu hơn về cấu trúc cú pháp của Kotowaza, từ đó có thể hiểu và nhớ đƣợc, dần dần yêu thích Kotowaza nói riêng, tiếng Nhật nói chung, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA TỤC NGỮ NHẬT BẢN – KOTOWAZA‟. Từ khoá: Cấu trúc cú pháp, tục ngữ nhật bản, kotowaza. ABSTRACT Japanese is an agglutinative language which requires learners to study Japanese in phrase and context. Proverb, which is called Kotowaza in Japanese, that is an example sentence which assists learners to understand easily because they include context, phrase as well as grammar structure. However, Kotawaza consists the experience lessons from the life, the moral teachings and the human behaviour lessons which are handed down by the past generation. Therefore, the learners can speak and remember easily but quite understand. As the result, with the main purpose is that assisting the Japanese learners to know clearly about the grammar structure of Kotowaza and then they can understand and remember sharply. After that, gradually, they can like Kotawaza in particular, and Japanese in general. Consequently, I take the decision of topic research will be: “THE GRAMMAR STRUCTURE OF JAPANESE PROVERB - KOTOWAZA” 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU ĐƠN Tiếng Nhật là loại hình ngôn ngữ chắp dính, cấu trúc cơ bản của một câu đơn trong tiếng Nhật bao gồm: chủ ngữ, vị ngữ và các trợ từ đi kèm. Để xác định loại từ cũng nhƣ chức năng của từ trong câu thì từ loại đó phải đi kèm với trợ từ. Để xác định chủ ngữ, chủ đề của câu sẽ dung trợ từ “は”“が. Phần vị ngữ chia nhỏ ra bao gồm vị ngữ chính và vĩ tố. Trong vị ngữ chính thƣờng là động từ, tính từ hoặc danh từ. Vĩ tố trong câu thƣờng là những từ đặt ở cuối câu, nhằm làm tăng sắc thái trang trọng của câu. Tuy nhiên vĩ tố này sẽ biến đổi tuỳ theo vị ngữ chính của câu: danh từ hay tính từ thì sẽ giữ nguyên còn động từ thì sẽ tự biến đổi theo thể, thời, thức. Trong các câu tục ngữ - kotowaza thì vị ngữ luôn đƣợc viết ở “thể từ điển” – “thể ngắn”. Tất cả những động từ sẽ chia ở thể ngắn nhất – thể “る・ru”, còn danh từ và tính từ sẽ không còn vĩ tố đứng sau. 1156
  2. Cấu trúc cú pháp cho một câu tục ngữ của tiếng Nhật ở dạng câu đơn là: N0 は V0 hoặc N0 はN1 を V0 Ví dụ:  隣の花 ○ は 赤い (tonari no hana wa akai) [1,p.193] Ý nghĩa là: hoa nhà bên cạnh lúc nào cũng tƣơi đẹp, rực rỡ. Vì vị ngữ có thành phần chính là “赤い” có động từ là “です”khi chuyển sang thể ngắn trong tục ngữ thì sẽ chuyển thành ẩn đi.  書いた物 ○ は 物 を言う[2,p.185] Câu tục ngữ này dịch ra có nghĩa là: những gì đã đƣợc viết ra thì chính là những điều sẽ nói lên sự vật. Ý nghĩa của câu này là: việc viết ra giấy tờ làm bằng chứng là rất quan trọng. Động từ của câu chia ở thể từ điển. 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU PHỨC HỢP 2.1. Câu phức hợp với chủ ngữ là một mệnh đề Các câu tục ngữ của Nhật phần lớn là có cấu trúc câu phức với chủ ngữ là một mệnh đề. Vì tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian, bao hàm ý tứ truyền dạy nên những câu có cấu trúc cậu đơn thì khá ít so với các câu có cấu trúc câu phức. Ví dụ 1: 鹿を追う者 ○ は 山 を 見ず(Ngƣời đi săn đuổi theo con nai mà không thấy ngọn núi) N0 ○ は V0 Cấu trúc cú pháp chính vẫn là câu đơn lập N0 ○ は V0. Tuy nhiên chủ ngữ của trong câu này không phải là một danh từ đơn hay danh từ ghép mà là một mệnh đề. Mệnh đề N0 biểu thị mệnh đề chủ ngữ, trong đó có chủ thể của hành động là者 (ngƣời đi săn) mà ngƣời đi săn đang làm một hành động khác là đuổi theo (追う) một con nai (鹿 - đối tƣợng bị truy đuổi) 2.2. Câu phức hợp với các trợ từ là đơn vị kết nối Bên cạnh chủ ngữ và vị ngữ thì các tục ngữ - kotowaza của Nhật Bản còn có những trợ từ giúp nối các phần của câu, là các từ chỉ chức năng trong hệ thống cấu trúc cú pháp. Trong tiếng Nhật có các đơn vị từ chức năng nhƣ: に(ni)、へ(e)、で(de)、から-まで(kara – made)、の(no) đƣợc gọi là trợ từ, giúp bổ sung ngữ nghĩa của câu, mỗi trợ từ có ý nghỉa và quy tắc sử dụng riêng của nó. 子孫 ○ に 美田 ○ を 残さず(không để lại đất tốt cho con cháu) N2 ○ に N1 ○ を V0 1157
  3. Trong câu tục ngữ thì chủ ngữ và tân ngữ đều bị ẩn, chỉ thể hiện mệnh đề động ngữ có động từ chính và các danh từ và trợ từ đóng vai trò bổ nghĩa. Tuy nhiên mỗi trợ từ có vai trò khác nhau: đứng trƣớc “を” (wo) là danh từ đất tốt (美田 - biden) đứng trƣớc động từ là tân ngữ trực tiếp, bổ nghĩa trực tiếp cho động từ. Còn trợ từ “に” (ni) đứng sau tân ngữ là đối tƣợng tiếp nhận hành động đó. Trong khi các trợ từ “を” và “に” dùng để bổ nghĩa cho động từ thì trợ từ “の” (no) đƣợc sử dụng để nối hai danh từ, bổ sung rõ nghĩa hơn cho danh từ đó. Một số lƣợng lớn các câu tục ngữ của Nhật Bản đƣợc trình bày theo cấu trúc cú pháp là các danh từ đƣợc nối với nhau bằng trợ từ “の” (no) theo công thức: [Danh từ 1 + “の” (no) + Danh từ 2]. Ví dụ:  月 の 前 の 灯火(một ngọn đèn trƣớc trăng) {N3 の [N2 の N1]} Cấu trúc của câu này là: [N2 の N1] – danh từ 1 bổ nghĩa cho danh từ 2. Và nguyên [N2 の N1] bổ nghĩa cho danh từ 3.  人民 の 人民による 人民 のため の 政治(Chính quyền của dân, do dân và vì dân) N1 の [N1 による] [N1 のため ] の N0 N1 の [N1 による] [N1 のため ] の N0 Trong câu tục ngữ này, danh từ chính là N0 (chính quyền) nằm ở cuối câu sử dụng trợ từ “の”(no) để liên kết các thành phần khác trong câu. Ở đây có 3 liên kết là N1 の N0 (chính quyền của ngƣời dân), [N1 による] の N0 (chính quyền phụ thuộc ngƣời dân/ chính quyền do ngƣời dân) [N1 のため ] の N0 (chính quyền vì ngƣời dân) . 2.3. Câu phức hợp đƣợc nối bằng cấu trúc cú pháp thể điều kiện giả định. Trong tiếng Việt, cặp quan hệ từ “nếu ~ thì” là cặp quan hệ từ biểu đạt ý nghĩa giả định, quan hệ nhân quả đồng thời nối các vế trong một câu. Trong tiếng Việt luôn yêu cầu phải có một cặp từ nhƣng trong tiếng Nhật thì có thể sử dụng các cấu trúc cú pháp điều kiện nhƣ “と”(to)、“ば”(ba)、“たら”(tara).  君明 なれば、臣恵なり(Nếu vua anh minh, thì dân đƣợc nhờ) (N0 + なれば), P2 P1 , P2  君心あれば、民心 あり (Nếu vua có tâm thì sẽ có đƣợc lòng dân) (N0 + あれば), P2 P1 , P2 Trong ví dụ ta có thể thấy câu có 2 mệnh đề là P1 và P2, trong đó P1 là mệnh đề điều kiện, còn P2 là mệnh đề kết quả. Trong mệnh đề điều kiện có chứa cấu trúc cú pháp thể điều kiện là “ば”(ba) theo cấu trúc là “Danh từ + Động từ chia thể điều kiện” (N0 + V thể điều kiện) 1158
  4. 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU GHÉP 3.1. Câu ghép đƣợc nối bằng cấu trúc cú pháp đẳng lập Đây có thể coi là cấu trúc xuất hiện nhiều nhất trong các câu kotowaza của Nhật. quan hệ đẳng lập từ “tứ phân”, “nhị phân” đến các cấp độ đẳng lập từ các cụm từ cho đến câu. Ví dụ: 稲 ○ は 萎え稲 ○ を 刈れ、麦 ○ は 男麦 ○ を 刈れ(Gặt lúa khi chin, Gặt lúa mì lúc còn xanh ) N0 ○ は N2 ○ を V0, N1 ○ は N3 ○ を V0. Trong câu trên ta thấy mỗi mệnh đề là một câu đơn. Hai mệnh đề này đối với nhau không chỉ về cấu trúc cú pháp mà còn đối với nhau trong từng thành phần câu : chủ ngữ N0 và N1 (lúa và lúa mì) , hai bổ ngữ N2 và N3 (chín vàng và chín tới)  親苦、子楽、孫子乞食 (cha mẹ cực khổ, con cái sung sƣớng, cháu chắt thiếu ăn) N0, N1, N2  東男 ○ に 京女 (trai Tokyo tài giỏi, gái Kyoto xinh đẹp) N0 ○ に N1  知る者 ○ は 言わず、言う者 ○ は 知らず(Ngƣời biết thì không nói, ngƣời nói thì không biết) N0 ○ は V0 , N1 ○ は V1 Ở câu kotowaza này, ta có hai động từ “biết” và “nói” và đã lặp đi lặp lại dƣới dạng hai thể của từ điển và thể phủ định. Đồng thời danh từ ngƣời “mono” cũng lặp lại hai lần. Ngƣời Nhật vốn có cách nói giảm, nói tránh vì vậy cách nói lặp đi lặp lại, chơi chữ ở các từ riêng lẻ, từng mệnh đề của câu rất đƣợc ƣa chuộng và đƣợc xuất hiện với tần xuất dày đặc trong hệ thống tục ngữ. 3.2. Câu ghép đƣợc nối bằng cấu trúc cú pháp đối lập Bên cạnh việc lặp từ vựng, lặp mệnh đề, lặp các cấu trúc thì các kotowaza – tục ngữ của Nhật rất ƣa thích cách đối nhau ở các từ vựng, các mệnh đề của một câu. Ví dụ:  優 柔 不 断(hữu dũng vô mƣu) [2,p282]  越鳥南枝に 巣をかけ、故馬北風に いななく(chim Việt xây tổ cành Nam, ngựa Hồ hí gió Bắc) N0 に V0 , N1 に V1 Trong hai câu ví dụ trên có đối các cặp từ vựng với nhau: chim – ngựa, Việt – Hồ, Nam – Bắc, xây – hí; vừa đối số lƣợng từ, vừa đối ý nghĩa. 1159
  5. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đối nhau theo cách đối nghĩa mà có khi đối nhau nhƣng bổ trợ nghĩa cho nhau.  一 富士 、二 たか 、三 なすび(Số một núi phú sĩ, số hai chim ƣng, số ba cà tím)[2,p.33] [Pp] N0、 [Pp] N1、 [Pp] N2  江戸 は 武士、京都 は 出家、大阪は 町人(Edo có võ sĩ, Kyoto có nhà sƣ, Osaka có thị dân) N0 は V0、 N1 は V1、 N2 は V2 Nhìn chung, cấu trúc cú pháp trong tục ngữ Kotowaza chủ yếu là cấu trúc cú pháp câu đơn hoặc câu phức có các mệnh đề bỗ nghĩa nằm ở chủ ngữ hoặc vị ngữ. Trong các câu tục ngữ Kotowaza luôn có lồng ghép một số đặc điểm ngữ âm hoặc lƣợc bỏ những thành phần ngữ pháp mang yếu tố bổ trợ về ngữ nghĩa nhƣ giới từ, trợ từ… Việc phân tích cấu trúc cú pháp của tục ngữ Kotowaza sẽ phần nào giúp ngƣời học có cái nhìn tổng quan về tục ngữ Nhật Bản, đồng thời thể hiện sự khác biệt giữa tiếng Nhật và tiếng Việt trên bình diện ngữ pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Shogakukan (1995), 例解学習ことわざ辞典、Reikai gakushu kotowaza jiten, Từ điển tục ngữ có minh học, NXB Dainippon. (ISBN: 4-09-501652-3) [2] Yoshida và các cộng sự, 新レインボー日本語辞典シリーズ(Tuyển tập từ điển tiếng Nhật ), NXB Gakken, 1980 (ISBN: 9784053009340) [3] Cao Xuân Hạo (1991). Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng. Q1. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. [4] Cao Xuân Hạo (2001). Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. NXB Giáo dục. Hà Nội. [5] Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2005). Ngữ pháp chức năng tiếng Việt. Q2. NXB Giáo dục. Hà Nội. [6] Diệp Quang Ban (2005). Ngữ Pháp Tiếng Việt. NXB Giáo Dục. [7] Nguyễn Văn Hiệp (2012). Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp.NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. [8] Sue A.Kawashima. A Dictionary of Japanese Particles, NXB Kodansha.1999. 1160
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2