Vật lý & Khoa học vật liệu<br />
<br />
CẤU TRÚC TINH THỂ, TÍNH CHẤT SẮT ĐIỆN VÀ SẮT TỪ CỦA<br />
VẬT LIỆU Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 (TM = Co, Mn, Ni)<br />
Đào Việt Thắng1,*, Lê Thị Mai Oanh2, Lâm Thị Hằng3, Đỗ Danh Bích2,<br />
Nguyễn Mạnh Hùng1, Dư Thị Xuân Thảo1<br />
Tóm tắt: Vật liệu BiFeO3 và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 (TM = Co, Mn, Ni) được<br />
chế tạo bằng phương pháp sol-gel. Cấu trúc tinh thể, tính chất sắt điện và sắt từ của<br />
hệ vật liệu được khảo sát bằng các kỹ thuật khác nhau như: Giản đồ nhiễu xạ tia X<br />
(XRD), phổ tán sắc năng lượng (EDS), ảnh hiển vi điện tử quét (SEM), chu trình<br />
điện trễ (P-E) và chu trình từ trễ (M-H). Từ kết quả đo XRD cho thấy hệ vật liệu<br />
BiFeO3 và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 kết tinh trong cấu trúc rhombohedral thuộc nhóm<br />
không gian R3C. Vật liệu BiFeO3 có hằng số mạng tinh thể a = 5,583Å, c = 13,870Å,<br />
vật liệu Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 có hằng số mạng tinh thể a và c nhỏ hơn so với<br />
hằng số mạng tinh thể a và c của vật liệu BiFeO3. Vật liệu BiFeO3 thể hiện tính chất<br />
sắt từ yếu với Ms = 0,060emu/g, Mr = 0,018emu/g, tính chất sắt điện với Ps =<br />
1,03µC/cm2, Pr = 0,61µC/cm2. Tính chất sắt điện và sắt từ của<br />
Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 được cải thiện hơn so với vật liệu BiFeO3. Nguồn gốc của<br />
tính chất sắt điện, sắt từ của vật liệu cũng được thảo luận trong bài báo này.<br />
Từ khóa: Cấu trúc tinh thể; Tính chất sắt điện; Tính chất sắt từ; Nd-Mn; Nd-Co; Nd-Ni.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Vật liệu BiFeO3 là một trong số rất ít vật liệu đa pha điện từ tồn tại trong tự nhiên.<br />
BiFeO3 kết tinh trong cấu trúc rhombohedral thuộc nhóm không gian R3C tồn tại đồng thời<br />
trật tự sắt điện với nhiệt độ Curie TC = 1103K và phản sắt từ với nhiệt độ Néel TN = 643K<br />
[1-3]. Nhờ vậy, vật liệu có thể được dùng để chế tạo các thiết bị điện tử như: cảm biến, bộ<br />
nhớ, thiết bị đọc và ghi từ. Nghiên cứu trước đây cho thấy tính chất từ của vật liệu có<br />
nguồn gốc từ tương tác trao đổi Dzyaloshinskii-Moriya (D-M) và tương tác siêu trao đổi<br />
Fe-O-Fe [4, 5]. Các tính toán lý thuyết cho thấy trật tự sắt điện, sắt từ trong các vật liệu đa<br />
pha điện từ luôn có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau, trật tự sắt điện đòi hỏi orbital d của ion<br />
kim loại chuyển tiếp còn trống trong khi trật tự sắt từ của vật liệu lại yêu cầu sự lấp đầy<br />
không hoàn toàn của orbital d trong ion kim loại chuyển tiếp [6, 7]. Đối với vật liệu<br />
BiFeO3 sự hoạt động của các electron lẻ cặp (kết quả của sự lai giữa orbital 6s của ion Bi3+<br />
và 2p của ion O2-) và sự lệch khỏi tâm bát diện FeO6 của ion Fe3+ là các nguyên nhân tạo<br />
nên trật tự sắt điện của vật liệu. Tuy nhiên, do các sai hỏng bên trong của vật liệu BiFeO3<br />
dẫn tới dòng rò lớn, độ phân cực điện của vật liệu nhỏ. Vì vậy, các nghiên cứu trên nền vật<br />
liệu BiFeO3 tập trung vào việc cải thiện tính chất sắt điện, sắt từ của vật liệu. Các nghiên<br />
cứu trước đây đã chỉ ra tính chất sắt từ của vật liệu được cải thiện bằng cách pha tạp ion<br />
đất hiếm (Ho3+, Eu3+, Sm3+, Dy3+, Nd3+) vào vị trí của ion Bi3+ [8-10], tính chất sắt điện<br />
của vật liệu BiFeO3 được cải thiện bằng cách pha tạp các ion kim loại chuyển tiếp (Ni2+,<br />
Co2+, Cu2+, Mn3+, Cr3+) vào vị trí của ion Fe3+ [11]. Pha tạp đồng thời ion đất hiếm và ion<br />
kim loại chuyển tiếp vào mạng chủ BiFeO3 là cách có thể cải thiện được cả tính chất sắt<br />
điện và sắt từ của vật liệu [12, 13].<br />
Trong báo cáo này, chúng tôi nghiên cứu về cấu trúc tinh thể, tính chất sắt điện và sắt<br />
từ của vật liệu BiFeO3 và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 (TM = Co, Mn, Ni).<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Chuẩn bị mẫu<br />
Vật liệu BiFeO3 và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 (TM = Co, Mn, Ni) được chế tạo bằng<br />
phương pháp sol-gel. Các tiền chất được sử dụng bao gồm Bi(NO3)3.5H2O,<br />
<br />
<br />
198 Đ. V. Thắng, …, D. T. X. Thảo, “Cấu trúc tinh thể, tính chất … (TM = Co, Mn, Ni).”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Fe(NO3)3.9H2O, Nd(NO3).6H2O, Co(NO3)2.6H2O, Mn(NO3)2.4H2O, Ni(NO3)2.6H2O,<br />
ethylene glycol và axít citric.<br />
Đầu tiên, các muối nitrate được cân theo đúng tỉ phần về khối lượng rồi hòa vào 15ml<br />
nước tinh khiết và khuấy đều trong khoảng thời gian 30 phút thu được hỗn hợp A. Sau đó,<br />
nhỏ từ từ 35ml dung dịch axít citric và ethylene glycol (với tỉ lệ thể tích axít citric/ethylene<br />
glycol là 7/3) vào hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Giữ nhiệt độ của hỗn hợp B ở nhiệt độ<br />
khoảng 50 ÷ 60°C và khuấy đều hỗn hợp trong khoảng thời gian 1 giờ thu được dung dịch<br />
sol. Bước tiếp theo, nhiệt độ của dung dịch sol được tăng lên 100°C và giữ cho nhiệt độ<br />
không đổi trong thời gian 2 giờ để nước bay hơi sẽ thu được gel ướt. Gel ướt được đưa vào<br />
tủ sấy và giữ nhiệt độ ở khoảng 120°C trong thời gian 5 giờ sẽ thu được gel khô. Cuối<br />
cùng, gel khô được ủ ở nhiệt độ 800°C trong thời gian 7 giờ thu được vật liệu dạng bột.<br />
Các mẫu được kí hiệu như sau: BiFeO3 (BFO), Bi0,9Nd0,1Fe0,98Co0,02O3 (Nd-Co),<br />
Bi0,9Nd0,1Fe0,98Mn0,02O3 (Nd-Mn), Bi0,9Nd0,1Fe0,98Ni0,02O3 (Nd-Ni).<br />
Để tiến hành đo tính chất sắt điện của vật liệu, mẫu cần được ép thành viên nén đường<br />
kính 6mm, dày 1mm dưới áp suất khoảng 20MPa và được thiêu kiết ở nhiệt độ 800°C trong<br />
thời gian 5 giờ. Sau đó, mẫu được làm nhẵn bề mặt và rửa sạch bề mặt bằng máy rung siêu<br />
âm. Cuối cùng, ta làm điện cực cho mẫu bằng cách phủ một lớp mỏng keo platin lên bề mặt<br />
và ủ mẫu ở 500°C trong thời gian 3 giờ để tăng độ bám dính của điện cực.<br />
2.2. Các phép đo<br />
Cấu trúc tinh thể của vật liệu BiFeO3 và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 (TM = Co, Mn, Ni)<br />
xác định bằng phép đo giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) trên hệ đo D8 Advance, sử dụng bức<br />
xạ CuKα với bước sóng λ = 1,5406Å. Thành phần hóa học của các mẫu được xác định<br />
bằng phép đo phổ tán sắc năng lượng (EDS) và hình thái học của các mẫu được quan sát<br />
bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên hệ đo Quanta 450. Phép đo chu trình từ trễ (M-<br />
H) được thực hiện trên hệ đo VSM_7404 với từ trường cực đại khoảng 10kOe được dùng<br />
để xác định tính chất từ của vật liệu. Tính chất điện của vật liệu được xác định thông qua<br />
phép đo chu trình điện trễ (P-E) trên hệ đo sắt điện Radian Precision LC_10V.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Cấu trúc tinh thể và hình thái học<br />
Để xác định thành phần hóa học của các mẫu pha tạp đồng thời, chúng tôi đã tiến<br />
hành đo phổ tán sắc năng lượng của các mẫu này. Hình 1 biểu diễn phổ EDS của các mẫu<br />
pha tạp đồng thời Nd-Co, Nd-Mn và Nd-Ni. Kết quả cho thấy cả ba mẫu đều xuất hiện các<br />
đỉnh đặc trưng của Bi, Fe, O và Nd. Ngoài ra, mẫu Nd-Co, Nd-Mn, Nd-Ni tương ứng còn<br />
xuất hiện các đỉnh đặc trưng cho Co, Mn và Ni. Như vậy, ta nhận thấy các mẫu pha tạp<br />
đồng thời đã có thành phần hóa học là thích hợp. Điều này là cần thiết để khảo sát cấu trúc<br />
tinh thể và các tính chất của mẫu chế tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Phổ tán sắc năng lượng của các mẫu Nd-Co, Nd-Mn và Nd-Ni.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 199<br />
Vật lý & Khoa học vật liệu<br />
Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu BiFeO3 và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 (TM = Co, Mn,<br />
Ni) được chỉ ra trong hình 2a. Từ giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu, ta thấy các đỉnh<br />
nhiễu xạ xuất hiện tại các vị trí phù hợp với với thẻ chuẩn JPCDS số 71-2494. Theo thẻ<br />
chuẩn này, vật liệu BFO và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 có cấu trúc tinh thể rhombohedral<br />
thuộc nhóm không gian R3C.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Giản đồ XRD của vật liệu BiFeO3 và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 (TM = Co, Mn, Ni).<br />
Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu Nd-Co, Nd-Mn, Nd-Ni cho thấy các đỉnh nhiễu<br />
xạ dịch về phía góc 2θ lớn so với mẫu BFO (hình 2b). Hằng số mạng tinh thể của các mẫu<br />
được xác định bằng phần mềm UnitCell, kết quả được trình bày trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Hằng số mạng tinh thể của các mẫu.<br />
Mẫu a (Å) c (Å)<br />
BFO 5,583 13,870<br />
Nd-Co 5,573 13,782<br />
Nd-Mn 5,562 13,785<br />
Nd-Ni 5,558 13,750<br />
Ta nhận thấy vật liệu pha tạp đồng thời Nd-Co, Nd-Mn, Nd-Ni có hằng số mạng a và<br />
c nhỏ hơn so với hằng số mạng của vật liệu BFO. Nguyên nhân là do Nd3+ có bán kính ion<br />
nhỏ hơn bán kính ion của Bi3+, các ion kim loại chuyển tiếp TM2+ có bán kính ion nhỏ hơn<br />
bán kính ion của Fe3+ nên khi Nd3+ và TM2+ tương ứng thay thế vị trí Bi3+ và Fe3+ sẽ làm<br />
co mạng tinh thể dẫn tới giảm hằng số mạng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Ảnh SEM của các mẫu BFO, Nd-Co, Nd-Mn và Nd-Ni.<br />
<br />
<br />
200 Đ. V. Thắng, …, D. T. X. Thảo, “Cấu trúc tinh thể, tính chất … (TM = Co, Mn, Ni).”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Hình thái bề mặt của các mẫu BFO, Nd-Co, Nd-Mn, Nd-Ni được trình bày trên hình<br />
3. Ta nhận thấy mẫu BFO có hình thái bề mặt và kích thước hạt là đồng đều, các mẫu pha<br />
tạp đồng thời có hình thái bề mặt kém đồng đều hơn so với mẫu BFO. Các mẫu Nd-Co,<br />
Nd-Ni có kích thước hạt nhỏ hơn so với mẫu BFO. Khi Nd3+ thay thế vị trí Bi3+, TM2+ thay<br />
thế vị trí Fe3+ trong mạng chủ BFO đã tạo ra sự thay đổi cấu trúc mạng tinh thể của vật<br />
liệu, tạo ra các nút khuyết ôxy. Sự xuất hiện các nút khuyết ôxy sẽ làm giảm tính chất tuần<br />
hoàn [14, 15]. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi kích thước hạt của các Nd-<br />
Mn, Nd-Co, Nd-Ni so với mẫu BFO.<br />
3.2. Tính chất sắt điện, sắt từ của vật liệu<br />
Hình 4a là chu trình từ trễ của các mẫu BFO, Nd-Co, Nd-Mn, Nd-Ni. Kết quả cho ta<br />
thấy vật liệu BFO, Nd-Co, Nd-Mn và Nd-Ni thể hiện trật tự sắt từ yếu. Từ kết quả đo chu<br />
trình từ trễ, chúng tôi tiến hành xác định từ độ bão hòa (Ms), từ độ dư (Mr) của các mẫu và<br />
biểu diễn trên Hình 4b. Kết quả này cho ta thấy, tính chất sắt từ của các vật liệu pha tạp<br />
đồng thời Nd-Co, Nd-Mn, Nd-Ni được cải thiện tốt hơn so với mẫu BFO. Nguyên nhân<br />
được xác định là do: (i) trong các mẫu pha tạp đồng thời, kim loại chuyển tiếp TM2+ (TM =<br />
Co, Mn, Ni) có hóa trị nhỏ hơn Fe3+, để đảm bảo sự cân bằng điện tích thì mẫu sẽ xuất<br />
hiện các nút khuyết ôxy. Sự xuất hiện các nút khuyết ôxy góp phần làm tăng từ độ của vật<br />
liệu; (ii) khi Nd3+ thay thế Bi3+, TM2+ thay thế Fe3+ sẽ làm xuất hiện các tương tác siêu trao<br />
đổi giữa các ion từ như Nd3+-Nd3+, Nd3+-Fe3+, Nd3+-TM2+, Fe3+-TM2+ và TM2+-TM2+ [16,<br />
17]. Ngoài ra, mẫu Nd-Mn được dự đoán có thêm tương tác trao đổi kép giữa Fe và Mn<br />
dẫn tới mẫu này có giá trị Ms lớn nhất so với các mẫu còn lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. a) Chu trình từ trễ và b) Từ độ của các mẫu BFO, Nd-Co, Nd-Mn và Nd-Ni.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. a) Chu trình điện trễ và b) Độ phân cực điện của các mẫu BFO,<br />
Nd-Co, Nd-Mn và Nd-Ni.<br />
Hình 5a biểu diễn chu trình điện trễ của mẫu BFO, Nd-Co, Nd-Mn, Nd-Ni. Kết quả<br />
cho thấy tất cả các mẫu thể hiện tính chất sắt điện yếu. Độ phân cực điện bão hòa (Ps), độ<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 201<br />
Vật lý & Khoa học vật liệu<br />
phân cực điện dư (Pr) của các mẫu được xác định và biểu diễn trên hình 5b. Ta nhận thấy<br />
mẫu pha tạp đồng thời Nd-Ni, Nd-Mn cải thiện tính chất sắt điện tốt hơn so với mẫu BFO<br />
và mẫu Nd-Co. Như đã đề cập ở trên, tính chất sắt điện của vật liệu BFO có nguồn gốc từ<br />
các electron lẻ cặp của liên kết Bi-O và sự lệch khỏi tâm bát diện FeO6 của Fe3+. Sự thay<br />
thế của Nd3+ cho Bi3+ làm thay đổi số electron lẻ cặp, sự thay thế của TM2+ cho vị trí Fe3+<br />
sẽ tạo ra sự lệch của TM2+/Fe3+ khỏi tâm bát diện và sự mất trật tự trong cấu trúc vật liệu<br />
khi pha tạp đồng thời Nd3+ và TM2+ là các nguyên nhân làm tăng cường tính chất sắt điện<br />
của vật liệu [13, 18].<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Vật liệu BiFeO3 và Bi0,9Nd0,1Fe0,98TM0,02O3 (TM = Co, Mn, Ni) đã được chế tạo thành<br />
công bằng phương pháp sol-gel. Ảnh hưởng của Nd3+ và TM2+ khi pha tạp đồng thời vào<br />
mạng chủ BiFeO3 làm giảm hằng số mạng tinh thể của vật liệu. Tính chất sắt điện và sắt từ<br />
của vật liệu pha tạp đồng thời Nd3+ và TM2+ được cải thiện hơn so với vật liệu BFO. Pha tạp<br />
đồng thời Nd-Mn có khả năng cải thiện tính chất sắt điện và sắt từ của vật liệu là tốt nhất.<br />
<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự hỗ trợ về kinh phí của đề tài cấp cơ sở của Trường Đại<br />
học Mỏ - Địa chất.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. C.T. Munoz, J.P. Rivera, A. Monnier, and H. Schmid, "Measurement of the Quadratic<br />
Magnetoelectric Effect on Single Crystalline BiFeO3," Jpn. J. Appl. Phys., Vol. 24,<br />
(1985), p. 1051.<br />
[2]. P Fischer, M PoIomska, I Sosnowska, and M. Szymanski, "Temperature dependence<br />
of the crystal and magnetic structures of BiFeO3," J. Phys. C: Solid St. Phys., Vol. 13,<br />
(1980), pp. 1931-40.<br />
[3]. M.M. Kumar, V.R. Palkar, K. Srinivas, and S.V. Suryanarayana, "Ferroelectricity in<br />
a pure BiFeO3 ceramic," Appl. Phys. Lett., Vol. 76, (2000), p. 2764.<br />
[4]. J.v.d. Brink and D.I. Khomskii, "Multiferroicity due to charge ordering," J. Phys.<br />
Condens. Matter., Vol. 20, No. 43 (2008), p. 434217.<br />
[5]. R. Mazumder, P. Sujatha Devi, D. Bhattacharya, P. Choudhury, A. Sen, and M. Raja,<br />
"Ferromagnetism in nanoscale BiFeO3," Appl. Phys. Lett., Vol. 91, No. 6 (2007), p.<br />
062510.<br />
[6]. N. Ortega, A. Kumar, J.F. Scott, and R.S. Katiyar, "Multifunctional Magnetoelectric<br />
Materials for Device Applications," J. Phys.: Condens. Matter, Vol. 27, (2015), p.<br />
500301.<br />
[7]. S.W. Cheong and M. Mostovoy, "Multiferroics: a magnetic twist for ferroelectricity,"<br />
nat. mater., Vol. 6, (2007), pp. 13-20.<br />
[8]. A. Gautam, K. Singh, K. Sen, R.K. Kotnala, and M. Singh, "Crystal structure and<br />
magnetic property of Nd doped BiFeO3 nanocrytallites," Mater. Lett., Vol. 65, No. 4<br />
(2011), pp. 591-594.<br />
[9]. K. Chakrabarti, K. Das, B. Sarkar, and S.K. De, "Magnetic and dielectric properties<br />
of Eu-doped BiFeO3 nanoparticles by acetic acid-assisted sol-gel method," J. Appl.<br />
Phys., Vol. 110, (2011), p. 103905.<br />
[10]. P. Uniyal and K.L. Yadav, "Study of dielectric, magnetic and ferroelectric properties<br />
in Bi1−xGdxFeO3," Mater. Lett., Vol. 62, (2008), pp. 2858-2861.<br />
[11]. S.K. Singh, H. Ishiwara, and K. Maruyama, "Room temperature ferroelectric<br />
properties of Mn-substituted BiFeO3 thin films deposited on Pt electrodes using<br />
chemical solution deposition," Appl. Phys. Lett., Vol. 88, No. 26 (2006), p. 262908.<br />
<br />
<br />
202 Đ. V. Thắng, …, D. T. X. Thảo, “Cấu trúc tinh thể, tính chất … (TM = Co, Mn, Ni).”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
[12]. Y. Gu, J. Zhao, W. Zhang, S. Liu, S. Ge, W. Chen, and Y. Zhang, "Improved<br />
ferromagnetism and ferroelectricity of La and Co co-doped BiFeO3 ceramics with Fe<br />
vacancies," Ceram. Int., Vol. 42, No. 7 (2016), pp. 8863-8868.<br />
[13]. W. Ye, G. Tann, G. Dong, H. Ren, and A. Xia, "Improved multiferroic properties in<br />
(Ho, Mn) co-doped BiFeO3 thin films prepared by chemical solution deposition,"<br />
Ceram. Int., Vol. 41, (2015), pp. 4668-4674.<br />
[14]. A.Z. Simões, R.F. Pianno, E.C. Aguiar, E. Longo, and J.A. Varela, "Effect of niobium<br />
dopant on fatigue characteristics of BiFeO3 thin films grown on Pt electrodes," J.<br />
Alloy. Compd., Vol. 479, No. 1-2 (2009), pp. 274-279.<br />
[15]. G.L. Song, H.X. Zhang, T.X. Wang, H.G. Yang, and F.G. Chang, "Effect of Sm, Co<br />
codoping on the dielectric and magnetoelectric properties of BiFeO3 polycrystalline<br />
ceramics," J. Mag. Mag. Mater., Vol. 324, No. 13 (2012), pp. 2121-2126.<br />
[16]. D.V. Thang, D.T.X. Thao, and N.V. Minh, "Magnetic Properties and Impedance<br />
Spectroscopic Studies of Multiferroic Bi1-xNdxFeO3 Materials," J. Mag., Vol. 21, No. 1<br />
(2016), pp. 29-34.<br />
[17]. M. Kumar, P. Chandra Sati, S. Chhoker, and V. Sajal, "Electron spin resonance<br />
studies and improved magnetic properties of Gd substituted BiFeO3 ceramics,"<br />
Ceram. Int., Vol. 41, No. 1 (2015), pp. 777-786.<br />
[18]. X. Yan, G. Tann, W. Liu, H. Ren, and A. Xia, "Structural, electric and magnetic<br />
properties of Dy and Mn co-doped BiFeO3 thin film," Ceram. Int., Vol. 41, (2015), pp.<br />
3202-3207.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STRUCTURAL, FERROELECTRIC AND FERROMAGNETIC PROPERTIES OF<br />
Bi0.9Nd0.1Fe0.98TM0.02O3 (TM = Co, Mn, Ni) MATERIALS<br />
BiFeO3 and Bi0.9Nd0.1Fe0.98TM0.02O3 (TM = Co, Mn, Ni) materials were<br />
prepared by sol-gel method. Structural, ferroelectric and ferromagnetic properties<br />
of the materials were investigated using various techniques such as: X-ray<br />
diffraction diagram (XRD), energy dispersive spectroscopy (EDS), scanning<br />
electron microscope (SEM), electric polarization versus electric field hysteresis<br />
loops (P-E), magnetic hysteresis loops (M-H). From XRD measurement results<br />
show BiFeO3 and Bi0.9Nd0.1Fe0.98TM0.02O3 (TM = Co, Mn, Ni) materials crystallized<br />
in rhombohedral structure belongs to R3C space group. BiFeO3 materials has<br />
crystal lattice a = 5.583Å, c = 13.870Å, crystal lattice a and c of<br />
Bi0.9Nd0.1Fe0.98TM0.02O3 materials are smaller than that of BiFeO3 materials. BiFeO3<br />
materials exhibits weak ferromagnetic properties with Ms = 0.060emu/g, Mr =<br />
0.018emu/g, ferroelectric properties with Ps = 1.03µC/cm2, Pr = 0.61µC/cm2.<br />
Ferroelectric and ferromagnetic properties of Bi0.9Nd0.1Fe0.98TM0.02O3 materials are<br />
improved than that of BiFeO3 materials. The origin of ferroelectric and<br />
ferromagnetic properties of materials are also discussed in this paper.<br />
Keywords: Structural; Ferroelectric; Ferromagnetic; Nd-Mn; Nd-Co; Nd-Ni.<br />
Nhận bài ngày 25 tháng 02 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 3 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 3 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;<br />
2<br />
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;<br />
3<br />
Khoa Khoa học Đại cương, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.<br />
*<br />
Email: daovietthang@humg.edu.vn.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 203<br />