intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ cho con đi du học: Vì nhiều lý do

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

112
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho con đi du học là nguyện vọng của nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt là các gia đình sống ở các thành phố lớn. Những gia đình có khả năng kinh tế đưa con đi du học đã đành, nhưng một số gia đình dù không mấy khá giả cũng cố gắng “chạy vạy” để con cái mình có thể đặt chân đến những miền đất nhiều hứa hẹn hơn. Dù biết là tốn kém, dù biết là sẽ phải xa con và đối mặt với nhiều lo lắng khác, song du học vẫn là định hướng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ cho con đi du học: Vì nhiều lý do

  1. Cha mẹ cho con đi du học: Vì nhiều lý do Cho con đi du học là nguyện vọng của nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt là các gia đình sống ở các thành phố lớn. Những gia đình có khả năng kinh tế đưa con đi du học đã đành, nhưng một số gia đình dù không mấy khá giả cũng cố gắng “chạy vạy” để con cái mình có thể đặt chân đến những miền đất nhiều hứa hẹn hơn. Dù biết là tốn kém, dù biết là sẽ phải xa con và đối mặt với nhiều lo lắng khác, song du học vẫn là định hướng được ưu tiên lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh cho con cái mình. Bởi
  2. vì có nhiều động lực phía sau thúc đẩy những sự lựa chọn ấy. Mong muốn cho con có được môi trường học tập tốt hơn Đa phần phụ huynh đều hướng tới điều này khi chọn con đường du học cho con. Nền giáo dục ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu học tập, nghiên cứu và sự đa dạng ngành nghề như ở nhiều nước khác. Những cơ hội việc làm bị hạn chế sau khi tốt nghiệp đại học là một lo lắng thường xuyên của không ít người. Thêm vào đó, khoảng cách thu nhập cách biệt khá rõ giữa những người có bằng tốt nghiệp nước ngoài và trong nước cũng là một nguyên nhân không nhỏ . Quan trọng hơn hết là theo nhiều người quan niệm, việc học tập ở nước ngoài giúp người ta tìm kiếm những cơ hội tốt hơn để phát triển tài năng của mình. Do đó, nhiều học sinh và phụ huynh đã chọn con đường du học với hy vọng đến với những cánh cửa đầy hứa hẹn cho tương lai.
  3. Chị T. T. Thanh có con gái đang du học ở Hà Lan tâm sự: “Du học là ước mơ từ nhỏ của con gái mình. Bản thân mình và ông xã cũng muốn con được đi ra nước ngoài học tập, để có cơ hội thu nhập những kiến thức rộng ở nước ngoài và sau này có thể tìm kiếm việc làm đúng như mong muốn của cháu. Biết là du học tốn kém nhưng vợ chồng mình vẫn cố gắng lo lắng chu toàn cho con, chỉ mong sao con gái khỏe mạnh và học tập tốt bên ấy”. Anh L.M.Hải có con trai vừa lên đường sang Mỹ học trung học. Con trai anh có sức học tốt, nhiều năm liền là học sinh giỏi và trước khi đi du học em đã thi đậu vào trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong. Gia đình anh có thân nhân đang định cư bên Mỹ nên muốn đưa con sang học để em có điều kiện học tập tốt hơn và cũng bởi tin tưởng vào sức học của con mình. Anh cho biết: “Cho con đi du học sớm gia đình cũng thương cháu còn nhỏ. Nhưng nó là con trai nên cũng cần rèn luyện tính cách độc lập và cứng cỏi, chứ ở nhà với cha mẹ hoài nhiều khi lại thụ động. Ở bên đó cũng có cô chú cháu trông nom và bản thân cháu cũng ngoan ngoãn, học giỏi nên gia đình
  4. cũng yên tâm. Hiện tại vợ chồng tôi cố gắng tích góp, xoay xở để có tiền chu cấp cho cháu yên tâm học hành”. Cho con đi du học để… bớt hư Bên cạnh mục đích rất chính đáng và tốt đẹp như trên, lại có những gia đình đưa con đi du học vì những lý do… kỳ lạ hơn. Nhiều người đưa con ra nước ngoài dưới hình thức đi học khi đã bất lực trong việc dạy dỗ chúng. Đây là những hiện tượng thường xảy ra trong các gia đình khá giả và nuông chiều con cái. Khi con cái trở nên hư hỏng, bất trị thì lại tìm cách đưa con đi du học nhằm tách chúng ra khỏi môi trường xấu, ít làm ảnh hưởng đến gia đình và thậm chí có phụ huynh còn tin rằng ở một nơi xa xôi nào đó, biết đâu trong hoàn cảnh tự lập, con mình sẽ ngoan hơn. Gia đình chị N.T.Sự là một ví dụ. Chồng chị là chủ tịch hội đồng quản trị một công ty kinh doanh sơn làm ăn phát đạt. Anh luôn bận rộn. Chính vì vậy mọi việc dạy dỗ con cái đều do chị đảm nhiệm. Nhưng chị lại rất chiều
  5. con và thường sẵn sàng đáp ứng mọi đòi hỏi về vật chất của cậu con trai duy nhất. Kết quả là cậu bé thích chơi hơn là học. Khi con trai chị bước vào lớp 10 thì cậu bắt đầu thường xuyên bỏ học đi chơi. Kiến thức của cậu ngày càng hổng và cậu học ngày càng kém. Đến giữa năm lớp 10 thì cậu “kiên quyết” không đến lớp nữa và bảo rằng muốn đi du học vì chương trình ở Việt Nam “học chán lắm”. Với tâm lý tin và chiều con, chị giấu chồng làm thủ tục cho con sang Singapore học trung học. Cứ ngỡ rằng con sẽ tu sửa khi được gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi. Nhưng sự thật không như chị mong đợi. Cậu bé đã học 4 năm bên Singapore mà vẫn chưa tốt nghiệp…trung học và hằng năm anh chị vẫn tốn mấy trăm triệu để chu cấp cho quý tử. Đến giờ chị mới nhận ra rằng mình đã sai lầm: “Cứ tưởng tạo mọi điều kiện cho con thì nó cũng biết nghĩ mà thương mình, mà cố gắng học, không ngờ lại làm hỏng con. Mình và ông xã cũng vì chuyện này mà xích mích, ảnh một mực bắt thằng bé về Việt Nam để gia đình theo dõi và kèm cặp trở lại”.
  6. Cá biệt có những gia đình cho con đi du học vì sĩ diện. Khi đã dùng nhiều biện pháp răn đe, uốn nắn nhưng con vẫn ham chơi, hư hỏng, nhiều gia đình đã chọn cách “tống khứ” con đi du học để vừa được tiếng là có con học ở nước ngoài, vừa giữ được thanh danh gia đình. Sự lựa chọn vô trách nhiệm này đã dẫn đến những hậu quả đau lòng. Gia đình anh L.T.Phong vừa làm lễ tang cho cậu con trai 22 tuổi chết vì nhiễm AiDS. Anh là đại tá công an, còn vợ là giảng viên đại học. Anh là người rất chú trọng đến nền nếp sinh hoạt gia đình và dạy dỗ con cái nghiêm khắc. Anh chị có 3 người con nhưng chỉ có cậu con trai thứ 2 sớm hư hỏng và bất trị. Không khuyên răn và dạy dỗ được con, anh chị đã quyết định đưa con sang Đức học và sống cùng với gia đình người chú ruột với mong muốn tách con ra khỏi đám bạn bè xấu. Sau hai năm từ nước ngoài trở về thì con trai anh chị đã trở thành con nghiện. Và sau ba năm sống trác táng, thường xuyên bỏ đi bụi đời, gây gổ với cha mẹ thì cậu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ vì căn bệnh thế kỷ để lại cho cha mẹ cậu nỗi đau và niềm day dứt khôn nguôi.
  7. Con đi du học là bước đệm để đưa gia đình sang định cư Ảnh: Inmagine Cuộc sống du học vốn nhiều khó khăn, vất vả và áp lực. Bản thân mỗi du học sinh đều phải nỗ lực rất nhiều để học tập và để trụ vững trong một môi trường xa lạ nhiều thử thách và cám dỗ, vì các em ý thức được rằng mình ra đi không chỉ vì danh dự của cá nhân mà còn của gia đình. Song với nhiều em, trách nhiệm khi bước chân đi du học
  8. còn lớn hơn nữa. Sau khi đã tốt nghiệp, các em cần tìm một công việc ở nước sở tại rồi cố gắng làm việc để được định cư và tương lai sẽ có thể bảo lãnh cha mẹ, anh chị em sang sinh sống cùng. Nói một cách khác, việc du học của các em là bước đệm để cha mẹ thực hiện ước mơ xuất ngoại của mình. Với những cô bé, cậu bé tuổi đời còn non nớt, chưa có nhiều kinh nghiệm sống thì sự kỳ vọng lớn lao này của cha mẹ đã vô tình gây ra những áp lực tâm lý không nhỏ và cả những bi kịch đầu đời. Chị N.M.Oanh, một Việt kiều đang sinh sống ở Canada đã không kềm được nước mắt khi kể lại câu chuyện tình yêu đầu tiên của mình: “Bố mẹ lo cho mình đi du học năm mình 19 tuổi. Lúc đó mình đã có bạn trai, chúng mình yêu nhau rất trong sáng, chân thành và đã tính đến chuyện sẽ lấy nhau. Bố mẹ mình không chấp nhận mối quan hệ này vì định hướng của gia đình là muốn mình và em gái đi du học. Mình đã phản đối rất nhiều, nhưng anh ấy chính là người đã khuyến khích mình ra đi. Tụi mình hy vọng rằng sau khi mình quay về sẽ lại gắn bó với nhau. Anh đã đợi mình 4 năm trời. Nhưng đến khi mình sắp về nước thì bố mẹ mình muốn mình tìm việc ở bên
  9. này để trợ giúp bố mẹ nuôi cô em cũng đang đi du học lúc ấy và sau này sẽ định cư, rồi đưa bố mẹ sang sống cùng. Mình không còn lựa chọn nào khác và phải chia tay mối tình đầu nhiều kỷ niệm. Đến tận bây giờ anh ấy vẫn chưa lập gia đình”. Chị kết hôn với một Việt kiều sau khi tốt nghiệp đại học, song cuộc sống riêng tư lại không hạnh phúc. Chị ly hôn khi con trai mới 5 tháng tuổi. Hiện chị đang sống cùng cha mẹ ở Canada và một mình làm lụng nuôi con. Mong muốn và tạo điều kiện cho con được học tập, phát triển trong một môi trường tốt thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với tương lai của con em mình. Song quan tâm không có nghĩa là áp đặt hay nuông chiều. Cha mẹ nên tìm hiểu con mình muốn gì, cần gì và khả năng của chúng đến đâu để đưa ra quyết định phù hợp. Hãy để con cái cảm nhận được sự quý giá của tình yêu thương và tự nhận thấy trách nhiệm của bản thân chúng đối với bản thân, cuộc sống và gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1