YOMEDIA
ADSENSE
Chăm sóc người bệnh cắt toàn bộ hạ họng thanh quản – thực quản và tái tạo bằng ống dạ dày trong ung thư thanh quản - hạ họng- thực quản cổ tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy
16
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết nghiên cứu mô tả tiến cứu chăm sóc 50 người bệnh bị ung thư thanh quản đã được điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ 01-01-2012 đến 30-06-2020.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chăm sóc người bệnh cắt toàn bộ hạ họng thanh quản – thực quản và tái tạo bằng ống dạ dày trong ung thư thanh quản - hạ họng- thực quản cổ tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021 Nghiên cứu Y học CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH CẮT TOÀN BỘ HẠ HỌNG THANH QUẢN – THƢ̣C QUẢN VÀ TÁI TẠO BẰNG ỐNG DẠ DÀY TRONG UNG THƢ THANH QUẢN - HẠ HỌNG -THƢ̣C QUẢN CỔ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Thạch Kim Long1, Phạm Thanh Thúy1, Trần Thanh Phương1, Đinh Lệ Thanh Lan1, Trần Ngọc Tuyết1, Thẩm Xuân Trường1 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá vai trò của điều dưỡng trong công tác chăm sóc, theo dõi người bệnh sau phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản có tái tạo bằng ống dạ dày trên người bệnh ung thư thanh quản - hạ họng - thực quản cổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu chăm sóc 50 người bệnh bị ung thư thanh quản đã được điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ 01-01-2012 đến 30-06-2020. Kết quả: Qua chăm sóc và theo dõi 50 người bệnh cắt toàn bộ hạ họng-thanh quản có tái tạo bằng ống dạ dày chúng tôi nhận thấy: Bệnh thường gặp ở người bệnh lớn tuổi, có độ tuổi trung bình 60,3 ± 9,0. Tần suất nam nhiều hơn nữ chiếm tỉ lệ 94%. Thuốc lá được xem là chất gây ung thư nhưng vai trò của rượu là không thể xem nhẹ: vừa hút thuốc vừa uống rượu chiếm 44 trường hợp (88%). Người bệnh thường đến khám bệnh ở giai đoạn muộn: thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi vào viện trên 3 tháng (82%). Thời gian xuất viện trung bình là 14,2±3 ngày. Biến chứng viêm phổi thường gặp nhất 6 trường hợp (12%). Một trường hợp chảy máu sau mổ 8h. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật: có 54% trường hợp tăng cân so với lúc nhập viện. Kết luận: Chăm sóc người bệnh ung thư thanh quản - hạ họng không kém phần quan trọng so với điều trị. Giải thích phương pháp điều trị, theo dõi phát hiện sớm các biến chứng giúp người bệnh giảm đau và lo lắng trong giai đoạn hậu phẫu. Chăm sóc và theo dõi đúng cách, đúng kỹ thuật của điều dưỡng góp phần mang lại kết quả tốt đẹp cho người bệnh, giúp người bệnh hồi phục tốt, giảm biến chứng, giảm được chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện của người bệnh, góp phần giúp người bệnh trở về với cuộc sống đời thường. Từ khóa: chăm sóc, ung thư, hạ họng, thanh quản, thực quản ABSTRACT NURSING CARE AFTER TOTAL PHARYNGO-ESOPHAGO-LARYNGECTOMY AND GASTRIC PULL – UP RECONSTRUCTION AT OTORHINOLARYNGOLOGY DEPARTMENT AT CHO RAY HOSPITAL Thach Kim Long, Pham Thanh Thuy, Tran Thanh Phương, Dinh Le Thanh Lan, Tran Ngoc Tuyet, Tham Xuan Truong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No.3 - 2021: 49 - 56 Objective: Evaluating the nursing care and following up the patients with pharyngo-easophago-laryngeal cancer after total pharyngo-esophago-laryngectomy and gastric pull-up reconstruction. Method: Retrospective study about nursing care for 50 patients pharyngo-easophago-laryngeal cancer that had been treated by pharyngo-esophago-laryngectomy and gastric pull – up reconstruction at the ENT Department, Cho Ray Hospital from 01-01-2012 to 30-06-2020. Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy 1 Tác giả liên lạc: ĐD. Thạch Kim Long ĐT: 0909335657 Email: thachkimlongcr@gmail.com Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy 49
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021 Result: Through caring and follow-up of 50 patients we found: Average age of 60.3 ± 9.0. The frequency of male and female is 94% and 6%, respectively. Cigarettes are considered as the carcinogens, but the role of alcohol should not be taken lightly: the patients who smoked and drank alcohol were 88%. Patients were diagnosed late: the duration of symptom onset to hospital admission from was over 3 months (82%). Average discharge time was 14.2 ± 3 days. Complications included: pneumonia (6 cases), bleeding after 8 hours postoperatively (1 case). Assessing nutritional status postoperatively: the percentage of case gained weight before the treatment was 54%. Conclusion: Nursing care is as important as treatment for patients with pharyngo-easophago-laryngeal cancer. Explaining the treatment method, following – up and notified early complications could ease the patients’s pain and anxiety in the postoperative period. Proper nursing care and follow up of patients with right way and technique would contribute to a success treatment, good recovery, reducing complications, shortening hospital stay, reducing hospital fees and helps patient return to normal life faster. Keywords: nursing care, cancer, pharyngo, esophago, laryngectomy ĐẶT VẤN ĐỀ vùng đầu mặt cổ, nó được xếp thứ 2 sau ung thư vòm. Lứa tuổi thường gặp là 40 - 60, chủ yếu là Ung thư thanh quản – hạ họng – thực quản nam giới. Điều trị ung thư thanh quản chủ yếu là ung thư giai đoạn muộn và tiên lượng nặng(1). là phẫu thuật cắt bỏ khối u ở thanh quản(1). Hiệu quả của điều trị ung thư thanh quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cûng theo một Khàn tiếng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên phác đồ chung gồm3 giai đoạn: phâ̂u thuật, hóa và ngày càng tăng, dùng các thuốc điều trị viêm trị, xạ trị. Trong đó phẫu thuật là lựa chọn đầu thanh quản đều không có tác dụng. Khối u ngày tiên, song song đó việc chăm sóc người bệnh sau càng phát triển, người bệnh mau mệt, câu nói khi cắt toàn bộ hạ họng- thanh quản- thực quãn ngắn hơn. Khi khối u to, dây thanh bị cố định, có tái tạo bằng ống dạ dày là m ột vấn đề quan thanh môn bị hẹp thì tiếng nói trở nên khàn đặc, trọng đặt ra cho điều dưỡng và bác sĩ phẫu thuật mất hết âm sắc, nghe khó hiểu, khó thở ngày viên. Qua theo dõi và chăm sóc người bệnh sau càng tăng. khi cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản- thực quãn Những người có một số yếu tố nguy cơ nhất tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy, định sẽ có khả năng bị ung thư thanh quản cao chúng tôi nhận thấy đây là một phẫu thuật liên hơn . Các nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy (2) quan đến nhiều chuyên khoa và cần có sự phối cơ sau: hợp chăm sóc tốt về các chuyên khoa như Tai Tuổi: Ung thư thanh quản thường gặp ở Mũi Họng, Ngoại Tổng quát, Ung bướu, Dinh những người bệnh trên 55 tuổi(1). dưỡng(1). Giới: Nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh Chính vì vậy sau phẫu thuật cắt toàn bộ hạ quản cao gấp 4 lần nữ giới(1). họng - thanh quản - thực quãn có tái tạo bằng Dân tộc: Các châu Mỹ có nguy cơ bị mắc ống dạ dày c ần quan tâm và đánh giá một số bệnh ung thư thực quản cao hơn dân da trắng. vấn đề trong công tác chăm sóc của điều dưỡng Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có như: chăm sóc người bệnh sau khi mổ, tắc nghẽn nguy cơ cao hơn rất nhiều so với những người đường hô hấp, cải thiện tình trạng dinh dưỡng không hút thuốc lá(2). người bệnh , chống nhi ễm trùng sau khi mổ, Rượu: Những người uống rượu sẽ có nguy giảm nguy cơ biến chứng và tăng khả năng hồi cơ mắc bệnh ung thư thanh quản cao hơn so với phục sau mổ…(2). Đó là nội dung mà chúng tôi những người không uống rượu(1). muốn trình bày trong bài báo cáo này. Tiền sử bản thân: Những người bệnh có tiền Ung thư thanh quãn chiếm khoảng 20% các sử bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có nguy loại ung thư nói chung. Trong các loại ung thư cơ cao bị ung thư thanh quản(3). 50 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021 Nghiên cứu Y học Nghề nghiệp: Công nhân tiếp xúc với acid diễn biến bệnh và biến chứng sau mổ. sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung thư Xử lý và phân tích số liệu thanh quản(1). Nhập liệu bằng Excel và xử lý số liệu bằng Ung thư thanh quản là bệnh gây ảnh hưởng Stata 13.0. lớn đến khả năng nói chuyện và ăn uống của Thống kê và mô tả các biến số: Biến định tính người bệnh. Bởi vậy, sau mỗ, người bệnh cần có sử dụng tần số và tỷ lệ %, biến định lượng sử một chế độ chăm sóc đặc biệt và cẩn thận. dụng trung bình và độ lệch chuẩn, so sánh các tỷ Chăm sóc người bệnh ung thư thanh quản lệ bằng phép kiểm Chi bình phương, so sánh sau cắt toàn bộ hạ họng- thanh quãn - thực quãn trung bình bằng phép kiểm ANOVA. bao gồm chăm sóc vết mồ , lỗ mỡ khí quãn, vết KẾT QUẢ mỗ dạ dày và c ả việc chăm sóc dinh dưỡng và giúp người bệnh sớm quay lại cuộc sống sinh Qua nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp tham gia hoạt bình thường(4). chăm sóc người bệnh cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản có tái tạo bằng ống dạ Mục tiêu dày chúng tôi thu được kết quả sau: Đánh giá vai trò của điều dưỡng trong công Bảng 1: Tuổi và giới tính tác chăm sóc, theo dõi người bệnh sau phẫu Tuổi Giới thuật cắt toàn bộ hạ họng- thanh quản- thực Dưới 50 59 ≥ 70 Nam Nữ quản có tái tạo bằng ống dạ dày. 50 tuổi 59 69 Số BN 4 18 18 10 47 3 ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Tỉ lệ 8 36 36 20 94.4 5.6 Đối tƣợng nghiên cứu Độ tuổi trung bình dao động từ 36 - 76 Nghiên cứu và chăm sóc 50 người bệnh bị (60,3+ 9,0), nhỏ tuổi hay gặp 60 - 69 là 36%. - ung thư thanh quản đã được điều trị bằng phẫu Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở nam giới thuật cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực 94% (Bảng 1). quản tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy Bảng 2: Thói quen từ 01-01-2012 đến 30-06-2020. Yếu tố Tần số (n=50) Tỉ lệ % Tiêu chuẩn lựa chọn 47 Hút thuốc lá (gói/năm) 26,7±10,3 94,0 Người bệnh bị ung thư thanh quản đã được (7,5-50) điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng - Hút thuốc lá- uống rượu 44 88,0 thanh quản - thực quãn tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh kèm theo bệnh viện Chợ Rẫy từ 01-01-2012 đến 30-06-2020. - Tim mạch 4 8,0 - Đái tháo đường 2 4,0 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh phổi 5 10,0 Bệnh nhân (BN) không đồng ý tham gia Đa số các trường hợp bệnh đều hút thuốc lá nghiên cứu. (94%), chỉ số gói/năm trung bình 26,7 + 10,3. 88% Phƣơng pháp nghiên cứu vừa hút thuốc lá vừa uống rượu. 22% trường Thiết kế nghiên cứu hợp có bệnh nội khoa kèm theo (Bảng 2). Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Bảng 3: Thời gian phát hiện bệnh đến khi vào viện Thời gian Tần số (n=50) Tỉ lệ % Các bước tiền hành ≤ 3 tháng 9 18,0 Giải thích với người bệnh và thân nhân về lý > 3 - 6 tháng 29 58,0 do mục đích nghiên cứu ký giấy đồng ý than gia > 6 tháng 12 24,0 nghiên cứu, sau đó tiến hành chuẩn bị người 58% người bệnh đến muộn khi triệu chứng bệnh trước mổ và chăm sóc sau mổ, theo dõi các xuất hiện kéo dài trên 3-6 tháng (Bảng 3). Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy 51
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021 Bảng 4: Thời gian nằm viện Bảng 6: Thời điểm bắt đầu dinh dưỡng qua ống Trung Độ lệch Nhỏ Lớn thông mũi dạ dày sau mổ bình chuẩn nhất nhất Thời gian bắt đầu nuôi ăn Số trường hợp Tỉ lệ (%) Thời gian xuất viện sau mổ 14,2 3,0 8 23 ≤ 48 giờ 44 88,0 Thời gian xuất viện trung bình là 14,2+3,0 > 48 giờ 6 12,0 ngày. Sớm nhất là 8 ngày, trễ nhất là 23 ngày Tổng 50 100,0 (Bảng 4). Các mức thay đổi cân nặng lúc nhập viện so với Bảng 5: Biến chứng sau mổ trƣớc khi xuất viện Biến chứng sau mổ Tần số (n=50) Tỉ lệ % Chảy máu hố mổ 1 2,0 Chảy máu miệng nối 3 6,0 Hẹp lỗ mở khí quản 2 4,0 Nhiễm trùng vạt da cổ 3 6,0 Rò thực quản 1 2,0 Viêm phổi 6 12,0 Trong nghiên cứu biến chứng sau mổ thường gặp là viêm phổi (12%), kế đến là nhiễm trùng vạt da cổ (6,0%), chảy máu chỗ miệng nối (6%) (Bảng 5). Đánh giá dinh dƣỡng ngƣời bệnh trƣớc mổ theo BMI (Body Mass Indes-chỉ số khối cơ thể) Hình 2: Thay đổi cân nặng lúc nhập viện Trong 50 trường hợp có 13 trường hợp sụt cân, 10 trường hợp có cân nặng không thay đổi và 27 trường hợp tăng cân so với lúc nhập viện (Hình 2). BÀN LUẬN Tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình là 60,3 ± 9,0 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 36 tuổi, Hình 1: Đánh giá dinh dưỡng theo BMI lớn nhất là 76 tuổi. Độ tuổi thường gặp từ 50 tuổi đến 69 tuổi chiếm 72%. Nhóm nghiên cứu Xét một cách tổng thể về trọng lượng người của chúng tôi cho thấy hầu hết người bệnh đều bệnh so với chiều cao có 18/50 người bệnh (38%) lớn tuổi. bị suy dinh dưỡng theo BMI (khi
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021 Nghiên cứu Y học Yếu tố nguy cơ Chảy máu sau mổ Thuốc lá được xem là chất gây ung thư Có một trường hợp chảy máu sau mổ 8h. nhưng vai trò của rượu là không thể xem nhẹ. Dẫn lưu ra khoảng 70 ml, người bệnh than mệt, Rượu làm thúc đẩy vai trò sinh ung thư của khó thở, thở khò khè, môi tím, ói ra máu đỏ tươi thuốc lá. Một số tác giả cho rằng đây là tác động khoảng 200 ml, mạch 140 lần/phút, huyết áp gộp của rượu và thuốc lá làm tăng tỉ lệ ung thư 90/60 mmHg, không sốt. Báo bác sĩ mổ cầm máu hạ họng(1). Vừa uống rượu vừa hút thuốc lá sẽ kịp thời. làm tăng tỉ lệ mắc bệnh gấp 10-20 lần so với Để làm giảm nguy cơ chảy máu chúng tôi thực hiện những người không hút thuốc, không uống Theo dõi chặt chẽ sinh hiệu những giờ đầu rượu(1). sau mổ nhất là mạch và huyết áp. Đa số các trường hợp người bệnh trong Theo dõi ống dẫn lưu, số lượng màu sắc và nghiên cứu của chúng tôi đều hút thuốc lá (94%), tính chất dịch dẫn lưu để phát hiện sớm biến chỉ số gói/năm trung bình 26,7+10,3. Vừa hút chứng chảy máu. thuốc lá vừa uống rượu chiếm tỉ lệ cao 88%. Có bệnh kèm theo chiếm 22%. Chảy máu vài giờ sau mổ thường do cầm máu chưa kỹ, do người bệnh ho hay gắng sức Biến chứng sau mổ hoặc băng vết thương không chặt. Biến chứng viêm phổi thường găp nhất 6 Điều dưỡng phải theo dõi, nhận xét, có thể trường hợp (12%), kế đến là nhiễm trùng vạt da 3 trường hợp (6%), chảy máu vết mổ vùng cổ 1 băng lại chặt hơn để cầm máu, làm thông dẫn trường hợp (2%), 1 trường hợp rò (2%). Các biến lưu nếu còn chảy máu phải báo với bác sĩ. chứng được phát hiện sớm và báo phẫu thuật Biến chứng rò thực quản cổ viên giải quyết sớm các biến chứng và cuối cùng Một trường hợp rò. là đến vai trò tích cực của dinh dưỡng và vận Bệnh hậu phẫu ngày thứ 4 vạt da trước cổ nề động sớm sau mổ. đỏ, ấn đau, sốt. Ngày thứ 6 rò dịch vàng ra vùng Biến chứng viêm phổi cổ. Chúng tôi thực hiện kháng sinh liều cao theo Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất do chỉ định, hướng dẫn bệnh nhân hạn chế nuốt cuộc mổ kéo dài, do người bệnh có viêm nhiễm nước bọt, dinh dưỡng sớm sau mổ, lưu sonde dạ vùng họng thanh quản trước đó. dày 3 tuầnphát hiện và báo phẫu thuật viên can Để hạn chế viêm phổi chúng tôi đã thực hiện thiệp sớm. Rò trước cổ lành sau 3 tuần. Cho người bệnh vận động sớm, ngay từ Như vậy để hạn chế biến chứ này cần chuẩn ngày thứ 2 cho người bệnh ngồi thả 2 chân bị tỉ mỉ từ khâu dinh dưỡng trước mổ mà đa số xuống giường đu đưa, nâng tay, tự làm các công bệnh nhân nhập viện trong trình trạng suy kiệt việc cá nhân có thể được. Từ ngày thứ 3 người ăn uống kém hay không ăn uống được, sau mổ bệnh phải tự ngồi dậy và tập đi lại xung quanh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo phác đồ buồng bệnh 4-5 lần/ngày. dinh dưỡng(4), thực hiện kháng sinh phòng ngừa Hỗ trợ vật lý trị liệu mỗi ngày như hít thở, nhiễn trùng, theo dõi và chăm sóc tốt hệ thồng vận động thụ động sớm sau mổ, phát hiện sớm dẫn lưu. các dấu hiệu sốt, ho đàm… Do cắt bỏ 1 khối u nên hố mổ bị trống, máu Dùng gạc tẩm nước muối sinh lý để che lỗ và dịch sẽ ứ đọng lại nên cần phải được dẫn lưu mở khí quản vĩnh viễn để đảm bảo không khí ra ngoài để cho các mô dễ dính lại với nhau giúp ẩm vào phổi. vết mổ mau lành, tránh nhiễm trùng hố mổ và Dùng thuốc đúng theo y lệnh nhất là kháng tránh rò thực quản – hạ họng. sinh đúng và đủ. - Có 2 cách dẫn lưu: Dẫn lưu kín vào chai với Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy 53
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021 áp lực âm hoặc dẫn lưu khí vào ống tiêm 50 ml Nuôi dưỡng bệnh nhân sau mổ với áp lực âm. Ung thư thanh quản hạ họng là một bệnh - Dẫn lưu thường được rút sau 3 ngày, tuy lư làm hạn chế khả năng ăn uống của người nhiên có thể rút sau 4-5 ngày do dịch dẫn lưu bệnh do nuốt vướng, nuốt đau và nuốt khó ở còn ra nhiều. Khi rút ống dẫn lưu phải hút giai đoạn hậu phẫu cắt toàn bộ hạ họng - sạch dịch còn đọng lại trong ống, kẹp chặt ống thanh quản-thực quản, do đó dinh dưỡng qua trước khi rút để tránh khí và dịch tràn ngược ống thông mũi dạ dày rất quan trọng trong vào hố mổ. việc điều trị(7): Người bệnh sẽ được đánh giá tổng trạng, BMI trước và sau mổ, được theo Viêm nhiễm trùng vạt da cổ dõi thường xuyên. Chúng tôi ghi nhận 6% nhiễm trùng vạt da Ngày đầu sau mổ cổ là những bệnh nhân sau mổ có triệu chứng: Dinh dưỡng qua ống thông sớm, phối hợp vạt da cổ nề đỏ, bệnh than đau nhiều, ấn đau với dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch được xem vùng cổ, rỉ dịch vàng. Nhiễm trùng thường gặp như phương pháp dinh dưỡng tối ưu(6). ở những bệnh nhân có mở khí quản trước phẫu Peptamen 50 ml x 4 lần/ngày qua túi nuôi ăn thuật, có trình trạng viêm xung quanh lỗ mở khí nhỏ giọt 15 – 20 giọt/phút. quản hoặc băng ép chặt gây thiếu máu nuôi vạt da vùng cố. Người bệnh được nuôi dưỡng bằng dịch truyền gồm: chất đạm, điện giải, muối, đường, Để hạn chế nhiễn trùng chúng tôi thực hiện chất béo sao cho đủ khoảng 2000 ml - 3000 ml Dùng kháng sinh đầy đủ, thích hợp. trong 24 giờ (2000 Calo). Kỹ thuật khử trùng trong và sau mổ đảm Ngày thứ 2 - 3 bào tuyệt đối vô trùng. Người bệnh được nuôi ăn bằng dịch truyền Thay băng đúng quy cách, đảm bảo vô 2000 ml-3000 ml. trùng, không băng ép quá chặt. Peptamen 100 ml x 5 lần/ngày qua túi nuôi Chế độ dinh dưỡng dầy đủ theo phác đồ ăn nhỏ giọt 15 – 20 giọt/phút. dinh dưỡng trước và sau mỗ(5). Ngày thứ 4 và những ngày kế tiếp Thay đổi cân nặng lúc nhập viện so với xuất viện Nutricappepide 500 ml/túi/ngày nhỏ giọt 25 Trong 50 trường hợp có 13 trường hợp sụt giọt/phút qua sonde dạ dày. cân, 10 trường hợp có cân nặng không thay đổi Peptamen 150 ml qua túi nuôi ăn nhỏ giọt 25 và 27 trường hợp tăng cân so với lúc nhập viện. giọt/phút. Các trường hợp này được chúng tôi ghi nhận Số lượng nuôi ăn qua ống sonde dạ dày nguyên nhân như sau: tăng dần. - Có 6 người bệnh nuôi ăn muộn > 48h do Số lượng dịch truyền giảm dần. biến chứng sau mổ. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, góp - 7 người bệnh kém dung nạp dinh dưỡng phần quyết định sự thành công trong phẫu qua ống thông mũi dạ dày (buồn nôn, chướng thuật(7). Vì thế trong một số trường hợp đặc biệt bụng, tiêu chảy). chúng tôi có thể nhờ chuyên gia dinh dưỡng của Bằng việc nhỏ giọt chậm sữa sau mổ giúp bệnh viện hỗ trợ. giảm nguy cơ chướng bụng vì lúc này dạ dày Rút ống sonde dạ dày không còn chức năng chứa đựng lượng lớn Đánh dấu 1 chuyển biến quan trọng trong thức ăn. Mặt khác giúp khởi động lại sớm giai đoạn phục hồi. Điều dưỡng chăm sóc người đường tiêu hóa(6). bệnh phải đánh giá và theo dõi trước khi rút. 54 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021 Nghiên cứu Y học Phải đảm bảo người bệnh nuốt không đau, thuật: có 54% trường hợp tăng cân so với lúc không sặc, không rò. nhập viện. Ngày đầu tiên rút ống sonde dạ dày, điều Chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng- dưỡng phải hướng dẫn cho người bệnh ăn thức thanh quản không kém phần quan trọng so với ăn đặc, sệt như chuối để không bị sặc, dần dần điều trị. ăn uống bình thường. Giải thích phương pháp điều trị, theo dõi Thời gian rút ống sonde dạ dày thường là phát hiện sớm các biến chứng giúp người bệnh ngày thứ 10 sau mổ. Một ít trường hợp có thể giảm đau và lo lắng trong giai đoạn hậu phẫu. lưu ống sonde dạ dày từ 2 đến 3 tuần mới rút Chăm sóc và theo dõi đúng cách, đúng kỹ (trường hợp có rò khí thực quản). thuật của điều dưỡng góp phần mang lại kết quả Thời gian nằm viện tốt đẹp cho người bệnh, giúp người bệnh hồi Thời gian xuất viện trung bình là 14,2 ± 3,0 phục tốt, giảm biến chứng, giảm được chi phí ngày. Sớm nhất là 8 ngày, trễ nhất là 23 ngày. điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện của người Trong nghiên cứu của chúng tôi các trường hợp bệnh. Góp phần giúp người bệnh trở về với cuộc xuất viện trễ từ ngày 14 đến ngày 20 vì các sống đời thường. nguyên nhân như viêm phổi, nhiễn trùng vạt da KIẾN NGHỊ cổ, chảy dịch vàng vết mổ. Qua thời gian thực hiện nghiên cứu chăm Như vậy, phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng- sóc người bệnh cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản thanh quản - thực quản và tái tạo bằng ống dạ - thực quản có tái tạo bằng ống dạ dày chúng tôi dày mặc dù là một phẫu thuật lớn, phức tạp và có một số kiến nghị sau: liên quan đến nhiều chuyên khoa nhưng sau mổ Cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu và theo thời gian nằm viện cũng chỉ bằng một phẫu dõi tiếp tục để có thêm kinh nghiệm trong việc thuật cắt thanh quản toàn phần thông thường. chăm sóc. KẾT LUẬN Cần tiếp tục nghiên cứu và theo dõi cũng Qua chăm sóc và theo dõi 50 người bệnh cắt như đánh gía chất lượng cuộc sống người bệnh toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản có tái sau phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng- thanh quản- tạo bằng ống dạ dày chúng tôi nhận thấy: thực quản có tái tạo bằng ống dạ dày. Bệnh thường gặp ở người bệnh lớn tuổi, có Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về độ tuổi trung bình 60,3 ± 9,0. tác hại của thuốc lá là chất gây ung thư nhưng Tần suất nam nhiều hơn nữ, chiếm tỉ lệ 94%. vai trò của rượu có thể làm tăng nguy cơ ung 88% người bệnh vừa hút thuốc vừa uống thư là không thể xem nhẹ. rượu cho thấy: thuốc lá được xem là chất gây Truyên truyền và hướng dẫn người bệnh ung thư nhưng vai trò của rượu là không thể trong cộng đồng đến khám sớm và điều trị kiệp xem nhẹ. thời khi có các triệu chứng nghi ngờ ung thư Đa số các trường hợp người bệnh đến khám thanh quản. ở giai đoạn muộn: thời gian xuất hiện triệu TÀI LIỆU THAM KHẢO chứng đến khi vào viện trên 3 tháng (82%). 1. Trần Anh Bích, Trần Minh Trường, Lâm Việt Trung (2016). “ứng dụng kỹ thuật cắt toàn bộ hạ họng -thanh quản-thực quản Thời gian xuất viện trung bình là 14,2 ± 3 ngày. và tái tạo thực quản bằng ống dạ dày trong điều trị ung thư hạ Biến chứng viêm phổi thường gặp nhất 6 họng- thanh quản”. Y học Việt Nam, 452(2):135- 141 2. Trần Minh Trường, Nguyễn Kim Thảo, Võ Thị Em (2009). trường hợp (12%). Chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt thanh quản toàn phần do ung Một trường hợp chảy máu sau mổ 8h. thư. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 13(1):137-140. 3. Nguyễn Quang Quyền (2004). “Hầu - Bài giảng giải phẫu học, Đánh giá tình trạng dinh dưỡng sau phẫu 10:366-379. Nhà Xuất Bản Y Học. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy 55
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021 4. Dechaphunkul T, et al (2003). “Malnutrition assessment in 7. Braga M, et al (2009). “ESPEN Guidelines on parenteral patients with cancers of the head and neck: a call to action anh Nutrition: surgery”. Clin Nutr, 28(4):378-386. consensus”. Crit Rev oncol Hematol, 88(2):459-476. 5. Lưu Ngân Tâm (2010). “Đáp ứng chuyển hóa đối với tình trạng Ngày nhận bài báo: 04/04/2021 đói đơn thuần và bệnh lý”. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 14(2):18-22. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2021 6. Nguyễn Xuân Cẩm Huyên (2011). “Tiêu hóa ở miệng và thực Ngày bài báo được đăng: 25/05/2021 quản”. Sinh lý học y khoa, 06:296-301. Nhà Xuất Bản Y Học. 56 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn