YOMEDIA
ADSENSE
Chăm sóc sẹo bọng kết mạc sau mổ đặt van dẫn lưu thủy tiền phòng điều trị glôcôm phức tạp
70
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kết quả sau chăm sóc sẹo bọng kết mạc trên những mắt có biểu hiện tình trạng tăng nhãn áp (NA) tạm thời sau phẫu thuật đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chăm sóc sẹo bọng kết mạc sau mổ đặt van dẫn lưu thủy tiền phòng điều trị glôcôm phức tạp
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
<br />
CHĂM SÓC SẸO BỌNG KẾT MẠC SAU MỔ ĐẶT VAN DẪN LƯU<br />
THỦY TIỀN PHÒNG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM PHỨC TẠP<br />
Bùi Thị Vân Anh*; Hà Đức Thiện*; Nguyễn Xuân Hiệp*; Nguyễn Thị Thu Hiền*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả sau chăm sóc sẹo bọng kết mạc trên những mắt có biểu hiện tình<br />
trạng tăng nhãn áp (NA) tạm thời sau phẫu thuật đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng. Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu mô tả một can thiệp lâm sàng. Can thiệp chăm sóc sẹo bọng<br />
(massage vùng sẹo bọng và rạch phá bao xơ dưới kết mạc) cho những mắt đã đặt van dẫn lưu<br />
Ahmed tiền phòng tại Bệnh viện Mắt Trung ương có biểu hiện của tăng NA tạm thời sau<br />
phẫu thuật. Kết quả: từ tháng 1 đến 10 - 2011, đã can thiệp cho 46 mắt (46 bệnh nhân [BN]),<br />
trong đó, 19 mắt (41,3%) massage vùng sẹo bọng, 27 mắt (58,7%) massage sẹo bọng kết hợp<br />
rạch phá bao xơ. Sau can thiệp, NA trung bình đạt 18,6 ± 2,9 mmHg. Đa số BN thị lực tăng<br />
hoặc giữ nguyên (97,8%). Đáp ứng đạt kết quả tốt 71,7%. Biến chứng thường gặp: xuất huyết<br />
kết mạc, rò kết mạc, tổn thương biểu mô giác mạc (GM). Kết luận: chăm sóc sẹo bọng sau<br />
phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng là phương pháp can thiệp an toàn và có hiệu quả điều<br />
chỉnh tốt NA trên những mắt có giai đoạn tăng NA tạm thời.<br />
* Từ khóa: Glôcôm; Sẹo bọng kết mạc; Van dẫn lưu Ahmed.<br />
<br />
Bleb Management after Ahmed Valve Implantation in Refractory<br />
Glaucoma Eyes<br />
Summary<br />
Objectives: To report the results of hypertension phase treatment of refratory glaucoma eyes<br />
with Ahmed valve by bleb management. Subjects and method: Clinical observation, noncomparative<br />
case series. Bleb managements (massage and needling bleb) were applied to refractory<br />
glaucoma eyes having hypertension phase after Ahmed valve implanted. Results: We had<br />
managed 46 blebs of 46 patients (19 eyes = 41.3%) with bleb massage and 27 eyes (58.7%)<br />
with bleb massage and bleb needling from January to October 2011. After intervention, average<br />
IOP was 18.6 ± 2.9 mmHg. AV increased and stable in 97.8%. Complications were conjuctival<br />
hemorrhage, conjuctival leakage, corneal lesion. Susscess was in 71.7%, incomplete susscess<br />
was in 28.3%. Conclusion: Bleb management after implantation Ahmed valve is good method to<br />
control IOP and to conserve AV in refractory glaucoma eyes.<br />
* Key words: Glaucoma; Bleb; Ahmed valve.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong điều trị glôcôm, bên cạnh cắt bè<br />
củng GM, phẫu thuật đặt van dẫn lưu thủy<br />
dịch tiền phòng được áp dụng để điều trị cho<br />
<br />
các trường hợp glôcôm phức tạp. Phương<br />
pháp này đem lại hiệu quả điều chỉnh NA<br />
tốt, độ an toàn cao, giữ lại cũng như bảo<br />
tồn thị lực tối đa hiện có cho BN glôcôm.<br />
<br />
* Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Thị Vân Anh (buivananh@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 05/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/02/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 02/03/2017<br />
<br />
193<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
Tuy nhiên, việc chăm sóc sau đặt van<br />
dẫn lưu thủy dịch tiền phòng hết sức phức<br />
tạp, diễn biến lâm sàng đa dạng. Đặc biệt,<br />
sau phẫu thuật đặt van thường có giai đoạn<br />
tăng NA thoáng qua xuất hiện vào khoảng<br />
4 - 24 tuần sau phẫu thuật [5]. Chính vì vậy,<br />
sau phẫu thuật, nếu BN không được theo<br />
dõi và chăm sóc đặc biệt, chính giai đoạn<br />
tăng NA thoáng qua này có thể làm mất nốt<br />
thị lực còn lại ít ỏi của BN. Trên thế giới,<br />
phương pháp massage và rạch bọng xơ để<br />
điều chỉnh NA đã được đề cập và đem lại<br />
hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, việc chăm sóc<br />
sẹo bọng sau phẫu thuật đặt van dẫn lưu<br />
thủy dịch tiền phòng còn chưa được nghiên<br />
cứu nhiều ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi<br />
thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu:<br />
Đánh giá kết quả sau chăm sóc sẹo bọng<br />
kết mạc trên mắt có biểu hiện tăng NA<br />
thoáng qua sau phẫu thuật đặt van dẫn lưu<br />
thủy dịch tiền phòng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Trong thời gian từ tháng 1 đến 10 2011, chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh<br />
giá 46 mắt (46 BN) bị glôcôm phức tạp,<br />
điều trị bằng phẫu thuật đặt van dẫn lưu<br />
Ahmed tiền phòng tại Bệnh viện Mẳt Trung<br />
ương. Đưa vào nghiên cứu những mắt có<br />
biểu hiện tăng NA tạm thời sau phẫu thuật,<br />
đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu,<br />
có đủ thời gian theo dõi ≥ 6 tháng.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng và<br />
lấy mẫu thuận tiện.<br />
BN sau khi lựa chọn vào nhóm nghiên<br />
cứu sẽ được phân nhóm theo tuổi, đánh<br />
giá mức thị lực, NA. Tình trạng sẹo bọng<br />
kết mạc được phân loại theo Kanski (1974)<br />
[1] và chăm sóc sẹo bọng theo quy trình:<br />
194<br />
<br />
* Massage (day và ấn vùng sẹo bọng)<br />
và hướng dẫn BN cách massage quanh<br />
đĩa van dẫn lưu: tra thuốc tê dicain1% tại<br />
mắt 2 lần cách nhau 5 phút. BN liếc về<br />
hướng đối diện với vị trí đặt van. Dùng<br />
ngón tay trỏ áp vào mi (mi trên nếu van<br />
đặt ở cùng đồ trên, mi dưới nếu van đặt<br />
trong cùng đồ dưới), tiến hành massage<br />
nhẹ nhàng lên nhãn cầu (qua mi) song song<br />
với bờ mi trong 1 - 2 phút. Tra thuốc chống<br />
viêm có chứa corticosteroid (predfort 1%)<br />
2 - 3 lần/ngày.<br />
* Rạch phá bao xơ dưới kết mạc: thực<br />
hiện trên mắt đã massage vùng sẹo bọng,<br />
sau 30 phút NA vẫn không điều chỉnh.<br />
Tra tê dicain1% 2 lần, cách nhau 5 phút.<br />
Đặt vành mi cố định. Sử dụng kim 30G<br />
xuyên qua kết mạc vùng bọng xơ từ phía<br />
rìa của sẹo bọng. Tiến hành kéo, rạch nhẹ<br />
theo bờ vùng bọng thấm khoảng 3 - 4 mm<br />
hoặc rạch 3 - 4 lần trượt trên bề mặt đĩa<br />
dẫn lưu theo các hướng khác nhau. Rút kim<br />
nhẹ nhàng. Tiêm 5 mg/0,2 ml 5 fluorouracil<br />
dưới kết mạc ở cùng đồ đối diện vị trí đặt<br />
van dẫn lưu. Dùng 10 ml nước muối sinh<br />
lý rửa sạch bề mặt nhãn cầu. Tra thuốc<br />
kháng sinh (oflovid 0,3%) 2 - 3 lần/ngày.<br />
Tra thuốc chống viêm có chứa corticosteroid<br />
(predfort 1%) 2 - 3 lần/ngày.<br />
* Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng:<br />
- Không đáp ứng với chăm sóc: NA<br />
không giảm.<br />
- Đáp ứng một phần: NA giảm < 5 mmHg<br />
hoặc NA giảm > 5 mmHg nhưng có giảm<br />
thị lực hoặc có biến chứng.<br />
- Đáp ứng tốt: NA giảm > 5 mmHg,<br />
không gây giảm thị lực, không có biến chứng.<br />
* Thu thập và xử lý số liệu: theo mẫu<br />
hồ sơ nghiên cứu và xử lý bằng phần mềm<br />
SPSS 15.0.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.<br />
Trong quá trình làm nghiên cứu tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương,<br />
chúng tôi thu thập được 46 mắt (46 BN) đạt tiêu chuẩn lựa chọn. Biểu hiện của tăng<br />
NA tạm thời gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 36 - 60 (43,5%). Đây là lứa tuổi có khả năng<br />
phản ứng tăng sinh xơ mạnh nhất (Uitto, 2008) [2]. Tăng NA tạm thời xuất hiện ít nhất<br />
ở lứa tuổi < 16 (4%). BN trẻ nhất 4 tuổi và già nhất 75 tuổi, tuổi trung bình 43,7. Cả hai<br />
giới nam và nữ đều có tỷ lệ mắc bệnh, nam mắc nhiều hơn nữ, tuy nhiên sự khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 1: Đặc điểm mắt BN trước can thiệp<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Glôcôm nguyên phát<br />
<br />
20<br />
<br />
43,5<br />
<br />
Sơ phát<br />
<br />
7<br />
<br />
15,2<br />
<br />
Glôcôm tân mạch<br />
<br />
6<br />
<br />
13<br />
<br />
Tiến triển<br />
<br />
8<br />
<br />
17,4<br />
<br />
Glôcôm chấn thương<br />
<br />
9<br />
<br />
19,6<br />
<br />
Trầm trọng<br />
<br />
5<br />
<br />
19,5<br />
<br />
Glôcôm sau cắt dịch kính<br />
<br />
4<br />
<br />
8,7<br />
<br />
Gần mù, mù<br />
<br />
26<br />
<br />
56,6<br />
<br />
Glôcôm trên hội chứng ICE<br />
<br />
7<br />
<br />
15,2<br />
<br />
ST (-)<br />
<br />
1<br />
<br />
2,2<br />
<br />
NA bình thường<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
ST (+) - < đếm ngón<br />
tay (ĐNT) 3 m<br />
<br />
29<br />
<br />
63,0<br />
<br />
NA cao<br />
<br />
44<br />
<br />
95,7<br />
<br />
ĐNT 3 m - < 3/10<br />
<br />
9<br />
<br />
19,6<br />
<br />
NA rất cao<br />
<br />
2<br />
<br />
4,3<br />
<br />
3/10 - < 7/10<br />
<br />
6<br />
<br />
13,0<br />
<br />
≥ 7/10<br />
<br />
1<br />
<br />
2,2<br />
<br />
46<br />
<br />
100<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Hình thái<br />
<br />
NA<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
46<br />
<br />
BN thuộc hình thái glôcôm nguyên<br />
phát đã phẫu thuật thất bại trong chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất (43,5%). Các mắt đều được<br />
phẫu thuật hạ NA ít nhất 1 lần trước khi<br />
đặt van dẫn lưu với số lần phẫu thuật<br />
trung bình 1,98 ± 1,2 lần, thời gian theo<br />
dõi ít nhất 6 tháng. Morrison J.C (2003)<br />
nghiên cứu và nhận thấy thủy dịch người<br />
bình thường có các yếu tố ức chế phát<br />
triển nguyên bào xơ. Các yếu tố này<br />
hoạt động yếu trên mắt glôcôm và không<br />
hoạt động trên mắt vừa phẫu thuật [3].<br />
Ngoài ra, sau phẫu thuật nội nhãn, thủy<br />
dịch xuất hiện thêm các chất elastin,<br />
<br />
100<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Giai<br />
đoạn<br />
<br />
Thị lực<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
fibronectin và yếu tố tăng trưởng, có khả<br />
năng hoạt hóa nguyên bào xơ. Khả năng<br />
này đặc biệt cao trên những BN glôcôm<br />
đã phẫu thuật và kéo dài sau phẫu thuật.<br />
Đây chính là yếu tố thúc đẩy quá trình<br />
tăng sinh sau phẫu thuật, dẫn đến tỷ lệ<br />
tăng NA tái phát trên BN đã phẫu thuật<br />
nhiều lần.<br />
Phần lớn, tăng NA tạm thời xảy ra<br />
trên mắt ở giai đoạn nặng của bệnh<br />
glôcôm. Tỷ lệ mắt ở giai đoạn gần mù và<br />
mù chiếm tới 56,6%. Trước can thiệp,<br />
không có trường hợp nào NA < 25 mmHg,<br />
2 BN (4,3%) có NA rất cao.<br />
195<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
2. Về van dẫn lưu.<br />
Góc trên ngoài được sử dụng đặt van nhiều nhất (82,6%). Ngoài ra, van<br />
được đặt ở góc dưới ngoài (10,9% mắt), góc trên trong 2,2% và dưới trong 4,3%.<br />
Số mắt đặt van dẫn lưu cứng S2 (67,4%) nhiều hơn mắt được đặt van dẫn lưu<br />
mềm (32,6%).<br />
Bảng 2: Đặc điểm sẹo bọng khi có biểu hiện của giai đoạn tăng NA.<br />
Tương quan với sẹo bọng<br />
Đặc điểm<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Sẹo týp 3<br />
<br />
Sẹo týp 4<br />
<br />
Cao<br />
<br />
22 (50%)<br />
<br />
22 (50%)<br />
<br />
Rất cao<br />
<br />
2 (100%)<br />
<br />
0<br />
<br />
Cứng S2<br />
<br />
14 (45,2%)<br />
<br />
17 (54,8%)<br />
<br />
Mềm FP7<br />
<br />
10 ( 66,7%)<br />
<br />
5 (33,3%)<br />
<br />
24 (52,2%)<br />
<br />
22 (47,8%)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Dạng sẹo<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Týp 1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Týp 2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Týp 3<br />
<br />
24<br />
<br />
52,2<br />
<br />
Týp 4<br />
<br />
22<br />
<br />
47,8<br />
<br />
46<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Đa số các trường hợp có biểu hiện sẹo<br />
bọng dạng nang (týp 4) với bao Tenon,<br />
bọng gồ cao, hình vòm, nhiều mạch máu<br />
trên bề mặt (47,8%) và bọng xơ dẹt (týp 3)<br />
với đặc điểm dẹt, không có các khoang vi<br />
nang, có nhiều mạch máu trên bề mặt<br />
(52,2%). Tình trạng xơ dính của kết mạc<br />
xuống nền củng mạc làm hạn chế thoát<br />
thủy dịch, dẫn đến tăng NA. Thời gian<br />
xuất hiện sẹo bọng xơ dưới kết mạc trung<br />
bình 7,9 ± 8,6 tuần (sớm nhất 1 tuần,<br />
muộn nhất 20 tuần) tương ứng với thời<br />
gian xuất hiện của tăng NA tạm thời. Đây<br />
cũng là khoảng thời gian được nhắc đến<br />
trong nhiều nghiên cứu trên thế giới như<br />
của Netland (2009) hay Kyoko I (2006)<br />
[4, 5].<br />
Trong nghiên cứu, không có sự khác<br />
biệt về biểu hiện kết mạc vùng đĩa van<br />
giữa các loại van được sử dụng. Tuy nhiên,<br />
biểu hiện này lại có khác biệt tùy theo<br />
196<br />
<br />
NA<br />
<br />
Van<br />
dẫn lưu<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
mức NA trước can thiệp. 50% BN NA<br />
cao có biểu hiện bọng dạng vòm xơ,<br />
50% có biểu sẹo bọng xơ dẹt. Những<br />
trường hợp có NA trước can thiệp rất cao<br />
(> 32 mmHg) đều có biểu hiện của sẹo<br />
bọng týp 3. Việc hình thành bao xơ khu<br />
trú sát đĩa van dẫn lưu (không tạo vòm xơ<br />
dưới kết mạc - týp 3) đã khiến NA tăng<br />
cao nhanh chóng, có thể là một phần<br />
nguyên nhân của hiện tượng này<br />
3. Hiệu quả hạ NA của các biện<br />
pháp chăm sóc sẹo bọng sau mổ đặt<br />
van dẫn lưu thủy dịch.<br />
Trong số 46 BN biểu hiện tăng NA<br />
tạm thời sau đặt van, 19 BN (41,3%) được<br />
điều trị bằng massage vùng sẹo bọng,<br />
27 BN (58,7%) điều trị rạch phá bao xơ.<br />
Thời gian chăm sóc sẹo bọng trung bình<br />
8,9 ± 9,0 tuần, số lần xử trí sẹo bọng<br />
trung bình 1,7 ± 0,9 lần.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
Bảng 3: Biến đổi NA sau thực hiện các phương pháp chăm sóc sẹo bọng.<br />
Phương<br />
pháp can<br />
thiệp<br />
<br />
NA trung<br />
NA trung<br />
bình trước p trước bình sau<br />
can thiệp<br />
can thiệp<br />
<br />
p sau<br />
<br />
Chênh<br />
lệch NA<br />
trung bình<br />
<br />
Chênh lệch NA trước - sau can thiệp<br />
(mmHg)<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
0,083 8,9 ± 3,1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
15<br />
(78,9%)<br />
<br />
4<br />
(21,1%)<br />
<br />
19<br />
<br />
Massage<br />
<br />
26,7 ± 2,1 0,051 17,7 ± 2,8<br />
<br />
Rạch xơ<br />
<br />
28,1 ± 2,8<br />
<br />
19,2 ± 2,8<br />
<br />
8,9 ± 3,4<br />
<br />
0<br />
<br />
15<br />
3<br />
(11,1%) (55,6%)<br />
<br />
9<br />
(33,3%)<br />
<br />
27<br />
<br />
Chung cả<br />
2 phương 27,5 ± 2,6<br />
pháp<br />
<br />
18,6 ± 2,9<br />
<br />
8,9 ± 3,3<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
(6,5%)<br />
<br />
13<br />
(28,3%)<br />
<br />
46<br />
<br />
p<br />
<br />
30<br />
(65,2%)<br />
<br />
0,036<br />
<br />
NA trung bình của những mắt điều trị<br />
bằng massage đơn thuần hoặc bằng rạch<br />
phá bao xơ (sau khi đã massage thất bại)<br />
không khác biệt. 78,9% BN hạ được NA<br />
bằng phương pháp massage có lượng<br />
NA hạ khoảng 5 - 10 mmHg. Trong số<br />
các trường hợp phải sử dụng phương<br />
pháp rạch phá bao xơ, 6,5% BN NA hạ ít<br />
(< 5 mmHg). Không có trường hợp nào<br />
NA không hạ sau khi chăm sóc sẹo bọng.<br />
Mặc dù cả hai phương pháp chăm sóc<br />
sẹo bọng sau mổ đặt van dẫn lưu đều có<br />
hiệu quả hạ NA rất tốt, giúp NA trung bình<br />
sau can thiệp thấp hơn đáng kể so với<br />
trước can thiêp (p = 0,036), nhưng độ<br />
chênh lệch NA trước - sau can thiệp giữa<br />
hai phương pháp có khác biệt nhất định.<br />
Biện pháp massage nhãn cầu giúp kết<br />
mạc có thể di trượt trên bề mặt của đĩa<br />
van dẫn lưu, nhờ đó cầu nối xơ có thể<br />
đứt rời phần nào và bao xơ mỏng có thể<br />
bị kéo rách. Việc mở thông một phần bao<br />
xơ giúp thủy dịch thoát ra xung quanh và<br />
<br />
NA nhanh chóng hạ xuống. Các trường<br />
hợp còn đáp ứng với phương pháp<br />
massage nhãn cầu thường có lớp bao xơ<br />
mỏng, cầu xơ dính không nhiều. Chính vì<br />
vậy, sau can thiệp, đa số BN đều hạ NA<br />
rất tốt (100% BN có NA hạ > 5 mmHg).<br />
Khi phương pháp massage không có hiệu<br />
quả, việc sử dụng kim để rạch phá bao<br />
xơ được áp dụng. Thông thường, chúng<br />
tôi quan sát thấy hiện tượng vùng bọng<br />
thấm đang gồ lên sẽ xẹp xuống nhanh<br />
chóng sau khi rút kim. Hiện tượng Seidel<br />
(+) có thể xảy ra trong vòng 30 - 60 phút<br />
sau đó. BN cần được khám lại trong vòng<br />
3 - 5 ngày. Kỹ thuật rạch bao xơ này có<br />
thể dùng tới 4 - 5 lần trong cả thời kỳ tăng<br />
NA sau phẫu thuật. Khi kỹ thuật massage<br />
thông thường không còn có hiệu quả,<br />
chứng tỏ bao xơ quanh đĩa van dẫn lưu<br />
quá xơ dày và nhiều cầu nối. Đây cũng là<br />
lý do khiến một số trường hợp (11,1%)<br />
sau khi rạch bao xơ nhưng NA chỉ hạ<br />
rất ít (< 5 mmHg).<br />
<br />
Bảng 4: Biến chứng sau chăm sóc sẹo bọng.<br />
Phương pháp<br />
<br />
Massage<br />
<br />
Rạch phá bao xơ<br />
<br />
Chung 2 phương pháp<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Xuất huyết kết mạc<br />
<br />
2<br />
<br />
10,5<br />
<br />
6<br />
<br />
22,2<br />
<br />
8<br />
<br />
17,4<br />
<br />
Seidel (+)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
8<br />
<br />
29,6<br />
<br />
8<br />
<br />
17,4<br />
<br />
Tổn thương biểu mô GM<br />
<br />
2<br />
<br />
10,5<br />
<br />
4<br />
<br />
14,8<br />
<br />
6<br />
<br />
13,0<br />
<br />
197<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn