intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

chăm sóc trẻ em - Chăm sóc trẻ sốt cao

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

192
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc trẻ sốt cao Dù do nguyên nhân gì thì sốt cao cũng gây nhiều tác hại cho cơ thể trẻ, có thể dẫn đến co giật, thậm chí tử vong. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải phát hiện và xử trí đúng, kịp thời khi trẻ sốt. Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhất là trong mùa hè nóng nực. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virus, say nắng, say nóng. Trẻ sốt cao trên 39 độ C có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: chăm sóc trẻ em - Chăm sóc trẻ sốt cao

  1. Chăm sóc trẻ sốt cao Dù do nguyên nhân gì thì sốt cao cũng gây nhiều tác hại cho cơ thể trẻ, có thể dẫn đến co giật, thậm chí tử vong. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải phát hiện và xử trí đúng, kịp thời khi trẻ sốt. Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhất là trong mùa hè nóng nực. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virus, say nắng, say nóng. Trẻ sốt cao trên 39 độ C có thể bị co giật toàn thân, thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, dẫn tới hôn mê hoặc tử vong; nếu khỏi thì cũng dễ bị di chứng tổn thương thần kinh (động kinh, giảm trí nhớ). Sốt cao làm mất nước, cô máu, gây rối loạn nước và điện giải. Sốt cao 40-41 độ C có thể gây rối loạn đông máu. Khi thấy trẻ nóng, cần cặp nhiệt độ, nếu cặp ở nách phải cộng thêm 0,5 độ C. Nhiệt độ 37,5-38,9 độ C là trẻ sốt vừa, trên 38,9 độ C là sốt cao. Phải lấy nhiệt độ ít nhất 3 lần trong ngày và 1 lần vào ban đêm. Khi phát hiện trẻ sốt, trước hết các bậc cha mẹ phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp làm tăng cường sự thải nhiệt của cơ thể như không ủ, đắp chăn mà chỉ cho trẻ mặc áo lót mỏng; giảm nhiệt trong phòng (nếu quá nóng) bằng cách mở cửa, sử dụng quạt thông gió. Cho trẻ uống nhiều nước, trẻ lớn có thể uống tùy thích. Với
  2. trẻ nhỏ chưa biết đòi, phải chủ động cho uống hoặc pha thêm nước vào bình sữa (20-30ml/lần bú) và tăng các bữa bú cho trẻ. Có thể cho uống nước quả như cam, chanh, orezol, không nên cho uống các loại nước giải khát công nghiệp. Mùa hè, trẻ sốt vẫn cần được tắm rửa bằng nước ấm thấp hơn thân nhiệt 2 độ C trong 10-15 phút để tăng thải nhiệt. Chú ý cho trẻ gội cả đầu. Có thể đắp nước mát vùng trán, bẹn, tránh dùng cồn xoa người trẻ vì cồn có thể gây ngộ độc. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, cần cho dùng các thuốc hạ nhiệt. Loại thuốc hạ nhiệt được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng cho trẻ em là paracetamol (biệt dược là efferalgan, babymol...) liều 15 mg/kg/lần, ngày 6 lần. Tổng liều 50-60 mg/kg/ngày. Có thể dùng đường uống hoặc đặt hậu môn (nếu trẻ không uống được). Hấp thu qua đường hậu môn chậm hơn, thường dùng trong trường hợp sốt vừa phải, liều thường dùng 7-10 mg/kg/lần, ngày đặt 2-3 lần. Những trường hợp sốt cao 40-41 độ C, ngoài dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ nhiệt như trên, cần cho trẻ uống thuốc an thần để phòng co giật, có thể dùng gardenal (phenobarbital) 0,5-1 g/kg/lần. Khi trẻ sốt, tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để phát hiện sớm nguyên nhân sốt và có cách xử trí kịp thời. Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại gia đình
  3. Cần theo dõi sát sao để phát hiện các dấu hiệu tiền sốc vì sốc là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết, rất dễ dẫn đến tử vong. Đừng quá phụ thuộc vào triệu chứng xuất huyết vì nhiều trẻ bị sốc mà không có dấu hiệu này. Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt với 3 đặc điểm: đột ngột, liên tục và sốt cao. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hay tiêu ra máu. Có những trẻ hoàn toàn không bị xuất huyết. Dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các thầy thuốc đều luôn cảnh giác, đó là sốc. Sốc là một hội chứng (nghĩa là nhiều triệu chứng hội tụ lại) với 3 tình trạng suy giảm của cơ thể: giảm tri giác (người bệnh không còn lanh lợi, tỉnh táo mà trở nên lừ đừ, có khi mê sảng), giảm nhiệt độ (nhất là đầu chi) và giảm huyết áp. Sốc là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh sốt xuất huyết. Đa số trẻ sốt xuất huyết tử vong do sốc nặng, không phục hồi được nữa. Căn cứ vào các triệu chứng và biến chứng, ngành y đã phân bệnh sốt xuất huyết làm 4 cấp từ nhẹ tới nặng. Ở cấp 1, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết. Cấp 2, người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết. Ở cấp 3, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc và cấp 4 thì đã bị sốc nặng. Trẻ sốt xuất huyết cấp 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Với cấp 2, tùy trường hợp, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc
  4. nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Những trường hợp cấp 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay. Khoảng 70% trẻ sốt xuất huyết được điều trị tại nhà. Trong trường hợp này, cần cho trẻ nằm nghỉ tuyệt đối, uống nước đầy đủ, ăn các chất dễ tiêu, thực hiện đúng đơn thuốc của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh. Nằm nghỉ là điều đầu tiên phải thực hiện. Trẻ cần nằm nghỉ trong một phòng thoáng mát. Tuyệt đối không ra mưa, ra nắng, không đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt những vẫn có vẻ khỏe mạnh. Cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Để phòng tránh, nên cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng. Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không bao giờ được ăn no quá. Trong bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol (với nhiều tên khác nhau như Acemol, Cetamol, Efferalgan, Panadol). Đừng bao giờ cho trẻ dùng các thuốc nhóm aspirine như Aspegic, Aspro... chúng
  5. có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một số tai biến khác (có trường hợp dẫn đến tử vong). Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì chúng không có tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà chỉ làm trẻ mệt thêm. Trường hợp trẻ sốt cao, có thể áp dụng thêm phương pháp “lau mát” với 3 động tác cơ bản: Dùng 1 khăn lông rấp nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ; lấy 1 khăn lông khác dấp nước ấm để lau mình mẩy, tay chân; nếu sờ 2 bàn chân trẻ thấy lạnh thì dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân, phủ lên 1 khăn lông khô. Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi bệnh của trẻ thật chu đáo để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: - Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã. - Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít. - Tay, chân lạnh. - Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. - Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát.
  6. Bạn hãy lưu ý phát hiện các triệu chứng tiền sốc, nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt), vì biến chứng sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Nếu bạn nhận thấy một hoặc vài triệu chứng kể trên thì dù chưa đến ngày tái khám hoặc bận công việc gì cũng phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh viện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2