intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán và điều trị tinh hoàn nữ hoá thể hoàn toàn

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

27
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu với mục tiêu mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán tinh hoàn nữ hóa. Chỉ định và chọn cách điều trị. Nghiên cứu tiến hành trên những bệnh nhân bị tinh hoàn nữ hóa thể hoàn toàn được điều trị tại khoa phẫu thuật nhi Bệnh viện Việt Đức từ năm 2000 tới 2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán và điều trị tinh hoàn nữ hoá thể hoàn toàn

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TINH HOÀN NỮ HOÁ THỂ HOÀN TOÀN <br /> Trần Ngọc Bích*  <br /> <br /> TÓM TẮT  <br /> Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán tinh hoàn nữ hóa. Chỉ định và chọn cách <br /> điều trị. <br /> Phương pháp nghiên cứu: Đối tương: Những bệnh nhân bị tinh hoàn nữ hóa thể hoàn toàn được điều trị <br /> tại khoa Phẫu thuật Nhi Bệnh viện Việt Đức từ năm 2000 tới 2012. Phương pháp: Mô tả, hồi cứu <br /> Kết quả: Số bệnh nhân: 7. Tuổi trung bình 12,6 tuổi (3 – 30 tuổi). Chẩn đoán THNH dựa: Bộ phận sinh <br /> dục như của nữ, có âm đạo nhưng không có tử cung. Tuyến sinh dục là tinh hoàn trong ổ bụng hay trong ống <br /> bẹn. Vô kinh và lông mu ít ở 3 bệnh nhân trên 18 tuổi. Sự phát triển của vú: ở 3 bệnh nhân trên 18 tuổi thì vú <br /> đều to như vú của nữ nhiễm sắc thể giới tính là 46 XY. Điều trị: Mổ cắt bỏ 2 tinh hoàn ở 6 bệnh nhân. Sau mổ <br /> chuyển điều trị nội tiết nữ <br /> Kết luận: Tinh hoàn nữ hoá thể hoàn toàn nên được chẩn đoán và mổ sớm cắt bỏ 2 tinh hoàn. <br /> Từ khóa: Tinh hoàn nữ hóa. <br /> <br /> ASTRACT  <br /> DIAGNOSIS AND TREATMENT OF THE COMPLETE TESTICULAR FEMINIZATION SYNDROME <br /> Tran Ngoc Bich * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 140 ‐ 143 <br /> Objectives: To describe the clinical, paraclinical signs for diagnosis of  the complete testicular feminization <br /> syndrome. To Indicate and choose the method of treatment. <br /> Methods: Subjects: The patients suffering  from the complete testicular feminization syndrome  were treated <br /> at the Paediatric Surgical Department in  Viet  Duc  Hospital  from  2000  to  March  2012.  Methods:  Descriptive <br /> study. <br /> Results : Number of patients: 7, average age is 12.6 years old (3 ‐ 30). Diagnosis bases on: A vagina but no <br /> cervix or uterus. Inguinal hernia with a testis that can be felt during a physical exam. Testes in the abdomen or in <br /> inguinal canal. Normal female breast development. Three girls over 18 years old have no pubic hair and have no <br /> menstruate.  Karyotype:  46  XY.  Treatment:  The  testis  were  removed.  Oestrogen  replacement  is  prescribed  at <br /> puberty. <br /> Conclusion:  The  complete  testicular  feminization  syndrome  should  be  diagnosed  and  removed  the  testis <br /> early. <br /> Key words: Complete Testicular Feminization Syndrome. <br /> nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị  (1,2,3,4,6). Đây <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> là  Nam  lưỡng  giới  giả  trong  hội  chứng  lưỡng <br /> Tinh hoàn nữ hoá (THNH) hay còn được gọi <br /> giới  hay  trong  tình  trạng  giới  tính  không  phân <br /> là  hội  chứng  không  nhạy  cảm  với  Androgen <br /> định, nghĩa là bệnh nhân là nam thực sự nhưng <br /> được  mô  tả  lần  đầu  bởi  James  Young  Símpon <br /> có biểu hiện bán nam bán nữ về ngoại hình cũng <br /> năm 1839. Tỉ lệ mắc dị tật này ước tính khoảng <br /> như bộ phận sinh dục ngoài hoặc có thể có ngoại <br /> 1/50000 tới 1/20000 trẻ sinh ra sống. Đã có nhiều <br /> hình  và  bộ  phận  sinh  dục  ngoài  như  nữ  giới. <br /> bài  viết  trong  Y  văn  thế  giới  về  dị  tật  này:  Về <br /> Tuỳ theo mức độ bệnh, sự thay đổi của cơ thể và <br /> * Bệnh viện HN Việt Đức <br /> Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Ngọc Bích <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi <br /> <br />  ĐT: 0912047958 <br /> <br />  Email: tranbichvd@gmail.com <br /> <br /> 141<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> bộ  phận  sinh  dục  ngoài  mà  chẩn  đoán  có  thể <br /> sớm ở lứa tuổi nhỏ hoặc muộn khi bệnh nhân đã <br /> lớn tuổi và đã lấy chồng. Chính ở thể bệnh nặng <br /> nhất thì chẩn đoán lại là muộn nhất vì tuy bản <br /> chất là con trai nhưng bộ phận sinh dục ngoài lại <br /> hoàn  toàn  như  con  gái  nên  chỉ  phát  hiện  khi <br /> bệnh nhân (BN) đi khám vì vô kinh, vì lấy chồng <br /> mà không có con, vì mỗi lần sinh hoạt vợ chồng <br /> thì thấy nổi lên hai khối nhỏ ở hai bên vùng trên <br /> xương  mu  và  thấy  đau  vv.  Gần  đây,  trên  báo <br /> mạng,  đã  có  thông  tin  một  cụ  bà  83  tuổi,  lấy <br /> chồng  từ  năm  17  tuổi,  không  có  con,  được  mổ <br /> cấp  cứu  ngày  24/2/2012  ở  Bệnh  viện  Hữu  nghị <br /> Việt Nam ‐ Cu Ba Đồng Hới để cắt 2 tinh hoàn <br /> trong ổ bụng. <br /> Trong thời gian khoảng 10 năm qua, chúng <br /> tôi đã mổ chữa 6 bệnh nhân bị tinh hoàn nữ hóa <br /> thể hoàn toàn trong số 31 bệnh nhân lưỡng giới <br /> mổ tạo giới nữ (5). <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để <br /> chẩn đoán tinh hoàn nữ hóa. <br /> Chỉ định và chọn cách điều trị. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Là những bệnh nhân bị tinh hoàn nữ hóa thể <br /> hoàn  toàn  được  chẩn  đoán  và  điều  trị  tại  khoa <br /> Phẫu thuật Nhi Bệnh viện Việt‐Đức từ năm 2000 <br /> tới 2012. <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Mô tả, hồi cứu. <br /> <br /> Nội dung nghiên cứu <br /> Mô  tả  đặc  điểm  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  để <br /> chẩn đoán tinh hoàn nữ hóa. Các phương pháp <br /> điều trị đã thực hiện và kết quả. <br /> <br /> KẾT QUẢ  <br /> Số bệnh nhân <br /> 7, tên theo giấy khai sinh: đều là tên của nữ <br /> giới. <br /> <br /> Lứa tuổi <br /> 3, 3, 4, 7, 18, 23, 30 tuổi. Tuổi trung bình 12, 6 <br /> tuổi (3 – 30). <br /> <br /> Lý do đưa bệnh nhân tới bệnh viện <br /> Thoát vị bẹn hai bên: 4 bệnh nhân. Trong đó <br /> có 2 bệnh nhân bị thoát vị bẹn một bên được mổ <br /> lần đầu phát hiện trong bao thoát vị có tinh hoàn <br /> nên đã để lại. <br /> Vô  kinh  ở  bệnh  nhân  trên  18  tuổi:  3  bệnh <br /> nhân. <br /> Lấy  chồng  nhưng  không  có  con:  1  bệnh <br /> nhân. <br /> <br /> Các triệu chứng lâm sàng <br /> Hình  thái  cơ  thể:  là  nữ  ở  cả  7  bệnh  nhân. <br /> Tính cách: là nữ ở cả 7 bệnh nhân. <br /> Sự phát triển của vú: ở 3 bệnh nhân trên 18 <br /> tuổi thì vú đều to gần như vú của nữ. Bộ phận <br /> sinh  dục  ngoài:  hoàn  toàn  như  của  nữ  bình <br /> thường  ở  cả  7  bệnh  nhân:  âm  vật,  2  môi  sinh <br /> dục, vùng tiền đình‐âm hộ, vị trí lỗ niệu đạo, âm <br /> đạo đều bình thường như của nữ. Mọc lông mu: <br /> ở 3 bệnh nhân trên 18 tuổi thì lông mọc thưa. <br /> Vô kinh: ở 3 bệnh nhân trên 18 tuổi <br /> <br /> Cận lâm sàng <br /> Xét  nghiệm  nhiễm  sắc  thể  giới  tính:  ở  cả  7 <br /> bệnh nhân đều có NST giới tính là 46 XY. <br /> Xét  nghiệm  Testosteron  máu  ở  3  bệnh <br /> nhân trên 18 tuổi: testosterone ở mức cao hơn <br /> bình thường. <br /> <br /> Chẩn đoán THNH trước mổ dựa <br /> Khi mổ thoát vị bẹn nữ nhưng thấy có tinh <br /> hoàn ở 2 bệnh nhân. <br /> Khám có thoát vị bẹn, nắn nội dung thoát vị <br /> 2 bên thì nghi ngờ là tinh hoàn ở 3 bệnh nhân. <br /> Bộ phận sinh dục như của nữ nhưng nhiễm <br /> sắc thể giới tính là 46 XY ở 7 bệnh nhân. <br /> Do vô kinh và lông mu ít ở 3 bệnh nhân trên <br /> 18 tuổi. <br /> Đã điều trị thử bằng HCG: ở một bệnh nhân. <br /> <br /> Điều trị  <br /> Mổ cắt bỏ 2 tinh hoàn ở 6 bệnh nhân. Mổ nội <br /> soi 2 bệnh nhân. Mổ mở bằng 2 đường rạch da <br /> khoảng 2‐3 cm theo nếp bụng mu để cắt bỏ tinh <br /> <br /> 142<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> hoàn  ở  4  bệnh  nhận.  Một  bệnh  nhân  xin  hoãn <br /> mổ. <br /> Sau  mổ,  các  tinh  hoàn  được  gửi  làm  giải <br /> phẫu bệnh lý và kết luận là tinh hoàn. <br /> Chuyển điều trị nội tiết nữ. <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Nguyên nhân  <br /> Đây  là  bệnh  nhân  thuộc  giới  tính  nam  vì <br /> tuyến  sinh  dục  chỉ  là  tinh  hoàn  và  nhiễm  sắc <br /> thể giới tính là 46 XY. Cả hai tinh hoàn chế tiết <br /> Testosterone  một  cách  bình  thường  nhưng  sự <br /> không nhạy cảm của các cơ quan cảm thụ với <br /> Androgene  đã  gây  ra  tình  trạng  không  nam <br /> hoá được. <br /> Tuỳ  theo  mức  độ,  nguyên  nhân  mà  tạo <br /> thành hai thể bệnh: Thể hoàn toàn và thể không <br /> hoàn toàn. <br /> Thể  hoàn  toàn  được  gọi  tên  là  hội  chứng <br /> không nhạy cảm hoàn toàn với Androgene hay <br /> hội  chứng  tinh  hoàn  nữ  hoá  hoàn  toàn.  Đây  là <br /> bệnh  di  truyền  lặn  do  mẹ  truyền  cho  con  trai <br /> qua nhiễm sắc thể X. Nguyên nhân sinh bệnh là <br /> do  Di‐hydrotestosterone  không  gắn  được  vào <br /> proteine tiếp nhận nên không vận chuyển được <br /> vào nhân tế bào. <br /> Thể  không  hoàn  toàn  hay  hội  chứng  tinh <br /> hoàn nữ hoá không hoàn toàn lại được chia làm <br /> hai loại: Một loại là di truyền lặn gắn với nhiễm <br /> sắc  thể  X  gây  ra  khuyết  tật  về  cảm  thụ  với <br /> Androgene  ở  mức  tế  bào,  còn  loại  thứ  hai  là <br /> bệnh  di  truyền  lặn  qua  nhiễm  sắc  thể  thường. <br /> Thiếu hụt men 5 α – reductase là nguyên nhân <br /> gây bệnh. <br /> <br /> Chẩn đoán tinh hoàn nữ hóa thể hoàn toàn <br /> Với  thể  tinh  hoàn  nữ  hoá  hoàn  toàn,  hình <br /> thái  cơ  thể  thiên  hẳn  về  nữ  giới,  bộ  phận  sinh <br /> dục ngoài thì trông hoàn toàn như của nữ giới. <br /> Hình thái của hai môi sinh dục lớn và bé, âm vật <br /> trông bình thường như của nữ bình thường, âm <br /> đạo có thể nhỏ, hay to nhưng ngắn, không có tử <br /> cung.  Hai  tuyến  sinh  dục  là  hai  tinh  hoàn <br /> thường nằm trong ổ bụng và hay tụt xuống ống <br /> Nuck (ống phúc tinh mạc ở nữ) gây thoát vị bẹn. <br /> Các bệnh nhân ở thể bệnh này đều được đặt tên <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> con gái, khi lớn lên luôn sinh hoạt cùng giới nữ <br /> và đều không biết mình có bệnh tật. Ở tuổi dậy <br /> thì và tuổi trưởng thành, lông mu và lông nách <br /> không  có  và  không  có  kinh  nguyệt.  Bệnh  nhân <br /> lấy  chồng,  sinh  hoạt  tình  dục  bình  thường <br /> nhưng không có con. <br /> <br /> Cách xác định bệnh <br /> Với bệnh nhân nữ  bị  thoát  vị  bẹn,  cần  phải <br /> kiểm  tra  nội  dung  thoát  vị  hay  kiểm  tra  tuyến <br /> sinh dục là tinh hoàn hay buồng  trứng.  Nếu  bị <br /> thoát vị bẹn hai bên thì phải làm nhiễm sắc thể <br /> giới tính hoặc gen biệt hoá tinh hoàn (Gen TDF). <br /> Nếu vì điều kiện không làm được nhiễm sắc thể <br /> giới tính và gen TDF thì bắt buộc phải xác định <br /> tuyến sinh dục khi mổ. <br /> Khi  nghi  ngờ  có  bệnh  tinh  hoàn  nữ  hóa  thì <br /> nên làm các xét nghiệm cần thiết như nhiễm sắc <br /> thể giới tính, gen biệt hoá tinh hoàn (gen TDF). <br /> Các  xét  nghiệm  khác  như  Testosterone  trong <br /> máu  sau  test  H.C.G,  Di‐hydrotestosterone,  men <br /> 5 α  – reductase. <br /> Nếu testosterone trong máu giảm thì điều trị <br /> thử  bằng  H.C.G  rồi  theo  dõi  nồng  độ <br /> testosterone  sau  điều  trị:  nếu  nồng  độ <br /> testosterone  tăng  thì  nên  theo  dõi,  còn  nếu <br /> testosterone không tăng thì xác định đây là hội <br /> chứng tinh hoàn nữ hoá hoàn toàn. <br /> Nếu  men  5α  –  reductase  không  giảm  mà <br /> testosterone trong máu bình thường hoặc cao và <br /> Di‐hydrotestosterone bình thường trong máu thì <br /> do tế bào đích không nhạy cảm. <br /> <br /> Về chỉ định điều trị <br /> Bệnh nhân là nam giới nhưng điều trị thành <br /> nam hay nữ và mổ khi nào ?  <br /> Với  thể  bệnh  Tinh  hoàn  nữ  hóa  hoàn  toàn, <br /> bộ  phận sinh dục ngoài hoàn toàn  như  nữ  giới <br /> thì  nên  mổ  cắt  tinh  hoàn  để  tạo  nữ  và  nên  mổ <br /> sớm.  Sau  mổ,  bắt  đầu  điều  trị  Oestrogen  cho <br /> bệnh nhân ở lứa tuổi tiền dậy thì để bệnh nhân <br /> phát triển cơ thể theo hướng nữ. <br /> Cần  lưu  ý  là  nếu  tinh  hoàn  để  lâu  trong  ổ <br /> bụng thì nguy cơ ung thư tinh hoàn sẽ cao. Do <br /> vậy nếu đã có chỉ định điều trị thì nên mổ sớm <br /> để cắt bỏ tinh hoàn. <br /> <br /> 143<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> Cũng  cần  phải  nêu  thêm  một  điểm  nữa  là <br /> chỉ  định  tạo  nữ  ở  thể  bệnh  tinh  hoàn  nữ  hoá <br /> hoàn toàn thường dễ được chấp nhận ngay bởi <br /> bố mẹ bệnh nhân và chính bệnh nhân. <br /> <br /> hoàn toàn thì nên cắt bỏ 2 tinh hoàn để tạo nữ ở <br /> lứa tuổi nhỏ.  <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> Về kỹ thuật mổ <br /> Tùy theo vị trí của tinh hoàn mà mổ  cắt bỏ <br /> hai tinh hoàn bằng mổ nội soi hay mổ mở theo <br /> qui ước. <br /> Mổ  nội  soi  khi  chẩn  đoán  chưa  chắc  chắn <br /> hay hai tinh hoàn nằm trong ổ bụng hoàn toàn. <br /> Chúng tôi thực hiện ở 2 bệnh nhân <br /> Mổ mở khi có thoát vị của hai tinh hoàn hay <br /> hai tinh hoàn đã xuống ống bẹn. Chúng tôi thực <br /> hiện ở 4 bệnh nhân. <br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> <br /> 6.<br /> <br /> Hội chứng tinh hoàn nữ hoá là một loại nam <br /> lưỡng giới giả. Tuy bệnh nhân là nam thực sự vì <br /> có hai tinh hoàn và có nhiễm sắc thể giới tính là <br /> 46  XY  nhưng  điều  trị  bệnh  nhân  có  thể  thành <br /> nam  hoặc  thành  nữ.  Với  tinh  hoàn  nữ  hoá  thể <br /> <br />  <br /> <br /> Aiman  J,  Griffin  JE,  Gazak  JM,  Wilson  JD,  MacDonald  PC <br /> (1979).  Androgen  insensitivity  as  a  cause  of  infertility  in <br /> otherwise normal men. N. Engl. J. Med, 300 (5): pp 223 – 227. <br /> Morris  JM,  Mahesh  VB  (1963).  Further  observations  on  the <br /> syndrome,  testicular  feminization.  Am.  J.  Obstet.  Gynecol,  87: <br /> pp 731 – 748. <br /> Oakes  MB,  Eyvazzadeh  AD,  Quint  E,  Smith  YR  (2008). <br /> Complete androgen insensitivity syndrome‐‐a review. J Pediatr <br /> Adolesc Gynecol, 21 (6): pp 305–310. <br /> Radmayr  C,  Culig  Z,  Glatzl  J,  Bartsch  G,  Klocker  H  (1997). <br /> Androgen  receptor  point  mutations  as  the  underlying <br /> molecular  defect  in  2  patients  with  androgen  insensitivity <br /> syndrome. J. Urol,158 (4): pp 1553–1556. <br /> Trần  Ngọc  Bích  (2012).  Chỉ  định  và  kỹ  thuật  mổ  tạo  hình  bộ <br /> phận sinh dục nữ ở lưỡng giới. Tạp chí Ngoại khoa, 1‐2‐2  :  tr <br /> 443 – 447. <br /> Verkauskas  G,  Jaubert  F,  Lortat‐Jacob  S,  Malan  V,  Thibaud  E, <br /> Nihoul‐Fékété C (2007). The long‐term followup of 33 cases of <br /> true  hermaphroditism:  a  40‐year  experience  with  conservative <br /> gonadal surgery, J. Urol, 177 (2): pp 726–731. <br /> <br /> Ngày nhận bài  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  01/07/2013. <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo <br /> <br />  22/07/2013. <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng: <br /> <br /> 15–09‐2013 <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 144<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2