Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
CHẨN ĐOÁN VỠ BÀNG QUANG TRONG PHÚC MẠC<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM TẠI GIƯỜNG<br />
CÓ KẾT HỢP BƠM DUNG DỊCH NaCl 0,9% VÀO BÀNG QUANG<br />
Lê Thương*, Trần Đức Sơn*, Tôn Thất Minh Thuyết*, Nguyễn Đặng Đình Thi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Vỡ bàng quang trong phúc mạc là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa thường gặp cần được chẩn đoán và<br />
điều trị sớm. Phương tiện chẩn đoán xác định hiện nay về lý thuyết và thực hành là chụp bàng quang ngược dòng<br />
(Retrograde cystography) bằng X quang hay CT scan. Qua thực tế phương pháp này có nhiều nhược điểm, vì vậy<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu một phương pháp khác có nhiều ưu điểm hơn để chẩn đoán vỡ bàng quang trong<br />
phúc mạc.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng<br />
nghi ngờ vỡ bàng quang trong phúc mạc như: chấn thương bụng kín, nước tiểu có máu đại thể, đau hạ vị, siêu<br />
âm có dịch ổ bụng ở hạ vị. Các bệnh nhân được siêu âm tại giường có kết hợp bơm 300 - 500 ml dung dịch NaCl<br />
0,9% vào bàng quang để theo dõi bàng quang căng - xẹp và theo dõi lượng nước tháo ra sau bơm: Bàng quang<br />
xẹp: xét nghiệm (+); Bàng quang căng: xét nghiệm (-). Sau đó bệnh nhân có kết luận sau cùng của chẩn đoán bằng<br />
phẫu thuật hay theo dõi.<br />
Kết quả: Trong 2 năm 2010 và 2011, chúng tôi có 18 bệnh nhân, trong đó có 7 bệnh nhân đa chấn thương<br />
với bệnh cảnh lâm sàng rất nặng như sốc chấn thương (6 bệnh nhân), hôn mê thở máy do chấn thương sọ não kết<br />
hợp (3 bệnh nhân). 14 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm (+) được mổ đều có vỡ bàng quang trong phúc mạc, 4<br />
bệnh nhân có kết quả xét nghiệm (-) không mổ và điều trị bảo tồn ổn định. Độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%.<br />
Kết luận: Đây là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn giúp chẩn đoán xác định hoặc chẩn đoán<br />
loại trừ các trường hợp nghi ngờ vỡ bàng quang trong phúc mạc.<br />
Từ khóa: vỡ bàng quang trong phúc mạc, chụp bàng quang ngược dòng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DIAGNOSING INTRAPERITONEAL BLADDER RUPTURE BY BEDSIDE SONOGRAPHY WITH<br />
RETROGRADE INSTILLATION OF NORMAL SALINE<br />
Le Thuong, Tran Duc Son, Ton That Minh Thuyet, Nguyen Dang Dinh Thi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 374 - 377<br />
Objectives: Intraperitoneal bladder rupture, a frequent surgical emergency, needs an early diagnosis and<br />
prompt treatment. The current measure in theory and practice to diagnose them is retrograde cystography with X<br />
ray or CT scan. This method practically have had many disadvantages so that we have carried out a study on<br />
another test with many advantages to diagnose the intraperitoneal bladder rupture.<br />
Materials and method: Cross sectional, descriptive and prospective study on patients present the clinical<br />
findings suspected intraperitoneal bladder ruptures such as abdominal contusion, gross hematuria, hypogastric<br />
tenderness, fluid in hypogastric region by sonography. For these patients, we made a bedside sonography with<br />
retrograde instillation of normal saline (300 - 500 ml) to monitor the bladder size (empty or full) and to know the<br />
<br />
* Khoa Ngoại tổng quát - Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa<br />
Tác giả liên lạc: BSCKII. Lê Thương<br />
ĐT: 0914059435<br />
<br />
374<br />
<br />
Email: bslethuong@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
amount of urine withdrawn afterward: empty bladder: test (+); full bladder: test (-). The final diagnosis was<br />
confirmed by results of operation or clinical courses.<br />
Results: During 2 years (2010 – 2011) we had 18 patients in which 7 patients suffered from polytraumas<br />
with serious clinical presentations as traumatic shock (6 cases), coma due to associated cerebral injuries using<br />
respirators (3 cases). 14 patients with test (+) we performed operation immediately and found bladder rupture<br />
intraperitoneally. 4 patients with test (-) we used non-surgical treatment and they all were normal afterward.<br />
Sensitivity was 100% and specificity was 100%.<br />
Conclusions: it is a simple, effective and safe test to confirm or to rule out the injuries of intraperitoneal<br />
bladder ruptures.<br />
Keywords: intraperitoneal bladder rupture, retrograde cystography<br />
thở máy không thể di chuyển đến phòng X<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
quang được.<br />
Vỡ bàng quang là một cấp cứu ngoại khoa,<br />
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa<br />
có tần suất gia tăng cùng với tình trạng chấn<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu một nghiệm<br />
thương gia tăng(1). Giải phẫu bệnh và xử trí có 3<br />
pháp đơn giản để chẩn đoán xác định vỡ bàng<br />
loại vỡ bàng quang:<br />
quang trong phúc mạc là siêu âm tại giường có<br />
- Vỡ bàng quang trong phúc mạc<br />
kết hợp bơm dung dịch NaCl 0,9% vào bàng<br />
- Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc<br />
quang. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá<br />
kết quả bước đầu của nghiệm pháp này.<br />
- Vỡ bàng quang kết hợp trong và ngoài<br />
phúc mạc.<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Các yếu tố cơ chế bệnh sinh là chấn thương<br />
bụng trực tiếp, vỡ xương chậu, bàng quang căng<br />
đầy. Ở nước ta, vỡ bàng quang trong phúc mạc<br />
chiếm đa số(1,Error! Reference source not found.). Trong lúc ở<br />
các nước phát triển vỡ bàng quang ngoài phúc<br />
mạc xảy ra nhiều hơn(2,3,4,8,9). Vấn đề điều trị 2 loại<br />
vỡ bàng quang này hoàn toàn khác nhau(2,4,5,9):<br />
- Vỡ bàng quang trong phúc mạc phải phát<br />
hiện sớm và mổ cấp cứu.<br />
- Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc chỉ cần đặt<br />
thông tiểu niệu đạo bàng quang lưu lại và không<br />
cần phẫu thuật.<br />
Vì vậy trong cấp cứu ngoại khoa việc chẩn<br />
đoán sớm và điều trị kịp thời vỡ bàng quang<br />
trong phúc mạc rất quan trọng. Từ trước đến<br />
nay, phương pháp chẩn đoán xác định vỡ bàng<br />
quang trong phúc mạc là chụp X quang hay CT<br />
scan có cản quang (chụp bàng quang ngược<br />
dòng – cystographie retrograde)(2,3,6,9,10). Đây là<br />
phương pháp khá phức tạp và đặc biệt có nhiều<br />
nguy cơ đối với các bệnh nhân đa chấn thương,<br />
choáng và các bệnh nhân ở hồi sức cấp cứu đang<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân nhập viện có biểu hiện nghi<br />
ngờ vỡ bàng quang trong phúc mạc như chấn<br />
thương bụng kín, nước tiểu có máu đại thể, đau<br />
hạ vị, siêu âm có dịch ổ bụng ở hạ vị.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Các thông số chung: tuổi, giới, bệnh cảnh<br />
lâm sàng<br />
Bệnh nhân được thăm dò bằng phương pháp<br />
sau:<br />
+ Siêu âm tại giường<br />
+ Siêu âm xem có dịch ổ bụng đặc biệt là ở hạ<br />
vị<br />
+ Bơm 300 - 500 ml dung dich NaCl 0,9% vào<br />
bàng quang qua thông niệu đạo bàng quang,<br />
tiếp tục siêu âm trong lúc bơm xem bàng quang<br />
căng dần hay xẹp.<br />
* Nếu bàng quang xẹp: thăm dò (+), chẩn<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
375<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đoán vỡ bàng quang trong phúc mạc.<br />
<br />
+ Kết quả (+) thật: 14 bệnh nhân<br />
<br />
* Nếu bàng quang căng: thăm dò (-), chẩn<br />
đoán không có vỡ bàng quang trong phúc mạc.<br />
<br />
+ Kết quả (+) giả: 0 bệnh nhân<br />
<br />
Sau đó mở xả ống thông tiểu và theo dõi số<br />
lượng nước thoát ra trong 5 phút để tham khảo:<br />
<br />
+ Kết quả (-) giả: 0 bệnh nhân<br />
<br />
* Nếu thể tích nước chảy ra tương đương thể<br />
tích nước bơm vào: kết quả (-).<br />
<br />
+ Độ đặc hiệu: 4/4 x 100% = 100%<br />
<br />
* Nếu thể tích nước chảy ra ít hơn nhiều so<br />
với thể tích nước bơm vào: kết quả (+).<br />
Kiểm chứng kết quả sau nghiệm pháp:<br />
* Thăm dò (+) mổ cấp cứu xác định có vỡ<br />
bàng quang trong phúc mạc hay không.<br />
* Thăm dò (-) cho điều trị nội khoa theo dõi<br />
tiếp diễn tiến.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 chúng<br />
tôi có 18 bệnh nhân.<br />
- Giới: Nam có 17 bệnh nhân chiếm 94,4%,<br />
Nữ có 1 bệnh nhân chiếm 5,6%.<br />
- Tuổi trung bình 40 tuổi, nhỏ nhất 19 tuổi,<br />
lớn nhất 85 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi từ 20 - 50<br />
tuổi có 15/18 bệnh nhân chiếm 83,3%.<br />
- Về nguyên nhân:<br />
+ Chấn thương bụng kín 17 bệnh nhân<br />
(94,4%), trong đó có 7 bệnh nhân đa chấn thương<br />
(38,9%), 2 bệnh nhân vỡ xương chậu (11,1%).<br />
+ 1 bệnh nhân nam 85 tuổi vỡ bàng quang<br />
bệnh lý tự phát.<br />
- Triệu chứng và biến chứng kèm theo:<br />
+ Tiểu máu đại thể 17 bệnh nhân (94,4%)<br />
+ Choáng 6 bệnh nhân (33,3%)<br />
+ Hôn mê thở máy 3 bệnh nhân (16,6%) (đa<br />
chấn thương có chấn thương sọ não).<br />
- Nghiệm pháp và kiểm chứng:<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
Nghiệm<br />
pháp (+)<br />
Nghiệm<br />
pháp (-)<br />
<br />
376<br />
<br />
Kiểm chứng<br />
Vỡ bàng quang Không vỡ bàng quang<br />
trong phúc mạc<br />
trong phúc mạc<br />
14<br />
14<br />
0<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
+ Kết quả (-) thật: 4 bệnh nhân<br />
+ Độ nhạy: 14/14 x 100% = 100%<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thương tổn bàng quang: chẩn đoán và điều<br />
trị vỡ bàng quang khác nhau tùy theo loại vỡ. Về<br />
giải phẫu bệnh lý, vỡ bàng quang được chia<br />
thành 3 loại vỡ bàng quang trong phúc mạc, vỡ<br />
bàng quang ngoài phúc mạc và vỡ bàng quang<br />
kết hợp trong và ngoài phúc mạc(1,3,Error! Reference source<br />
not found.,8).<br />
Cơ chế vỡ bàng quang tùy thuộc vào cơ chế<br />
chấn thương nên tỷ lệ vỡ bàng quang cũng khác<br />
nhau tùy theo tác giả:<br />
Tác giả<br />
<br />
[8]<br />
<br />
Rockley<br />
[9]<br />
Gomez<br />
[6]<br />
Ways<br />
[12]<br />
Việt Nam<br />
<br />
Vỡ bàng<br />
Vỡ bàng<br />
quang trong quang ngoài<br />
phúc mạc<br />
phúc mạc<br />
25 – 43%<br />
38 – 40%<br />
25%<br />
50 – 70%<br />
<br />
50 – 71%<br />
54 – 56%<br />
75%<br />
25 – 40%<br />
<br />
Vỡ bàng<br />
quang<br />
kết hợp<br />
7 – 14%<br />
5 – 8%<br />
7 – 15%<br />
<br />
Theo nhiều tác giả ở Việt Nam, loại vỡ bàng<br />
quang trong phúc mạc chiếm tỷ lệ cao(1,Error! Reference<br />
source not found.). Nói chung, do cơ chế chấn thương<br />
khác nhau nên thương tổn vỡ bàng quang cũng<br />
khác nhau. Ở các nước phát triển, đa số vỡ bàng<br />
quang ngoài phúc mạc kèm theo vỡ xương chậu.<br />
Ở nước ta thì ngược lại, với đa số vỡ bàng quang<br />
trong phúc mạc do chấn thương bụng kín ở bệnh<br />
nhân có bàng quang căng đầy(1).<br />
Chẩn đoán vỡ bàng quang trong phúc mạc:<br />
các bệnh nhân vỡ bàng quang trong phúc mạc<br />
được chẩn đoán sớm và điều trị phẫu thuật kịp<br />
thời sẽ có tiên lượng tốt, tránh được các biến<br />
chứng. Các triệu chứng gợi ý vỡ bàng quang<br />
trong phúc mạc là bệnh sử chấn thương bụng,<br />
đau hạ vị, nước tiểu có máu đại thể, siêu âm có<br />
dịch ổ bụng ở hạ vị. Tuy nhiên để chẩn đoán xác<br />
định thì phải làm xét nghiệm chụp bàng quang<br />
ngược dòng có cản quang (retrograde<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
cystography) bằng X quang hoặc CT scan(0,5).<br />
Trong thực tế làm các xét nghiệm này có một số<br />
vấn đề khó khăn như:<br />
- Phải di chuyển bệnh nhân đến phòng chụp<br />
X quang hoặc CT scan. Sự di chuyển này gây<br />
nguy hiểm đối với các bệnh nhân đa chấn<br />
thương, choáng và đặc biệt là các bệnh nhân ở<br />
khoa hồi sức cấp cứu đang thở máy thì hầu như<br />
không di chuyển được.<br />
- Hình ảnh X quang, CT scan không phải<br />
luôn luôn rõ ràng, có trường hợp phải chụp<br />
nhiều lần, có trường hợp không kết luận<br />
được(7,1). Độ chính xác của phương pháp này là<br />
90 - 95%(10).<br />
- Chi phí cao.<br />
- Có nguy cơ sốc phản vệ do thuốc cản<br />
quang.<br />
Phương pháp siêu âm tại giường có kết hợp<br />
bơm dung dịch NaCl 0,9% vào bàng quang của<br />
chúng tôi có nhiều thuận lợi:<br />
- Trang thiết bị dụng cụ thường có sẵn ở<br />
bệnh viện.<br />
- Thực hiện đơn giản, không xâm lấn, không<br />
gây nguy hiểm và làm ngay tại giường bệnh.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quang như:<br />
- Làm tại giường cho tất cả các bệnh nhân<br />
- Độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%<br />
- Không có tai biến<br />
- Chi phí thấp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Kết quả bước đầu của phương pháp siêu âm<br />
tại giường có kết hợp với bơm dung dịch NaCl<br />
0,9% vào bàng quang để chẩn đoán vỡ bàng<br />
quang trong phúc mạc qua thực tế 18 bệnh nhân<br />
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho thấy:<br />
- Đây là một phương pháp đơn giản, hiệu<br />
quả, an toàn và có thể áp dụng rộng rãi, thường<br />
quy cho các bệnh nhân nghi ngờ vỡ bàng quang<br />
trong phúc mạc để phát hiện và chẩn đoán sớm.<br />
- Phương pháp này giúp chẩn đoán xác định<br />
hay chẩn đoán loại trừ các trường hợp vỡ bàng<br />
quang trong phúc mạc.<br />
Tuy vậy, trong tương lai cũng cần tiến hành<br />
nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn để<br />
đánh giá giá trị của phương pháp này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Qua thực tế 18 bệnh nhân trong 2 năm tại<br />
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa có biểu hiện<br />
nghi ngờ vỡ bàng quang trong phúc mạc, chúng<br />
tôi chỉ dùng phương pháp thăm dò bằng siêu âm<br />
tại giường (không dùng X quang hoặc CT scan)<br />
đã chẩn đoán sớm và điều trị tốt. Có 14 bệnh<br />
nhân có kết quả thăm dò (+), tất cả được mổ cấp<br />
cứu xác định có vỡ bàng quang (vỡ mặt trên) và<br />
được xử trí khâu bàng quang đều cho kết quả<br />
tốt. 4 bệnh nhân có kết quả thăm dò (-) được<br />
điều trị nội khoa theo dõi sau đó đều ổn định.<br />
Trong 18 bệnh nhân, có 7 bệnh nhân đa chấn<br />
thương, 6 bệnh nhân có tình trạng choáng, 3<br />
bệnh nhân hôn mê phải thở máy do chấn thương<br />
sọ não kết hợp.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Với phương pháp này chúng tôi khắc phục<br />
được các nhược điểm của phương pháp chụp X<br />
<br />
.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Bùi Chín và cs (2008), Phẫu thuật nội soi điều trị vỡ bàng<br />
quang trong phúc mạc, giới thiệu 7 trường hợp,<br />
Ykhoanet.com.<br />
David NS (1997), Surgical interventions for genitourinary<br />
trauma, Mastery of surgery, 3rd edition, vol 2, pp. 1702.<br />
Gomez. G et al (2004), “Consensus statement on bladder<br />
injuries”, BJU International, vol 94(1), pp. 27-32.<br />
Hoyt DB (2004), Management of acute trauma, Sabiston<br />
textbook of surgery, 17th edition, pp. 527.<br />
Karim K et al (2010), Bladder injuries frequently missed in<br />
polytrauma patients, Open access Journal of Urology, 2, pp.<br />
63-65.<br />
Karim T, Topno M (2010), Bedside sonography to diagnose<br />
bladder trauma in the emergency department, Journal of<br />
emergencies, trauma and shock, vol 3(3), pp. 305.<br />
Platter DL et al (2008), Bladder trauma imagin, eMedicine<br />
radiology August.<br />
Rackley R et al (2009), Bladder trauma, eMedicine urology<br />
August, 17.<br />
Rochlle J (2010), Urology, Schwartz’s principle of surgery, 9th<br />
edition, pp. 1467.<br />
Wu TS, Pearson TC, Meiners S, Daugharthy J. (2011), Bedside<br />
ultrasound diagnosis of a traumatic bladder rupture, The<br />
journal of emergency medicine, Mar, 2011.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
377<br />
<br />