CHẤT KHOÁNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG KHOÁNG<br />
TRONG CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP - PGs.Ts. DƯƠNG THANH<br />
LIÊM, BỘ MÔN DINH DƯỠNG, KHOA CNTY, ĐHNL TP.HCM<br />
Chất khoáng trong thức ăn mặc dù chiếm tỷ lệ không lớn như protein, lipid và glucid.<br />
Mặc dù chất khoáng không có giá trị năng lượng nhưng nó có vai trò rất quan trọng<br />
trong quá trình sinh trưởng, sinh sản và sản xuất:<br />
<br />
- Chất khoáng tham gia cấu trúc bộ khung cơ thể như Ca, P cấu trúc xương.<br />
<br />
- Chất khoáng duy trì áp suất thẩm thấu, cân bằng kiềm-acid trong và ngoài tế bào<br />
như: K, Na, Cl...<br />
<br />
-Chất khoáng còn tham gia cấu trúc protein chức năng như hemoglobin, myoglobin,<br />
các enzym, kích thích tố (hormone) để xúc tác, điều khiển các phản ứng sinh học<br />
luôn xảy ra trong cơ thể vật nuôi. Dựa vào hàm lượng các chất khoáng trong thức<br />
ăn và cơ thể, người ta chia chúng ra làm 2 loại. Các chất khoáng đa lượng thường<br />
tính hàm lượng theo phần trăm (%), hoặc g/kg thức ăn. Các chất khoáng vi lượng<br />
thường được tính hàm lượng theo phần triệu (parts per million: ppm).<br />
<br />
Trong chăn nuôi quảng canh, con giống có năng suất thấp, nuôi chăn thả nên ít khi<br />
có vấn đề rối loạn thiếu hay thừa chất khoáng. Ngược lại trong chăn nuôi thâm canh<br />
công nghiệp, người ta sửdụng con giống có năng suất cao và nuôi giam trong<br />
chuồng, cho ăn thức ăn công nghiệp chế biến sẵn. Sựthiếu, thừa gây rối loạn trao<br />
đổi chất khoáng rất dễ xảy ra, ảnh hưởng xấu đến kết quả chăn nuôi. Trong bài này<br />
chúng tôi muốn trao đổi với các nhà chăn nuôi những vấn đề về nguyên nhân gây<br />
rối loạn trao đổi chất khoáng trên vật nuôi.<br />
<br />
1. THIẾU CHẤT KHOÁNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU CHẤT<br />
KHOÁNG TRONG CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP<br />
<br />
1.1.Những tác hại của sựthiếu chất khoáng trong chăn nuôi công nghiệp<br />
<br />
Khi thiếu hụt chất khoáng so với nhu cầu, vật nuôi bị ảnh hưởng xấu, trước<br />
tiên là sức khỏe, sau đó là năng suất và phẩm chất của vật nuôi. Tùy theo từng loại<br />
chất khoáng thiếu hụt mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như:<br />
<br />
- Thiếu hụt hoặc mất cân đối Ca, P ảnh hưởng xấu đến sựphát triển bộ xương.<br />
<br />
- Thiếu Mn (mangan) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khớp xương, súc vật yếu<br />
chân, đi lại khó khăn.<br />
- Thiếu Zn (kẽm) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lớp tế bào niêm mạc da, gây<br />
bệnh sừng hóa trên da (parakeratosis), giảm hoạt lực tinh trùng, giảm sức đề kháng<br />
bệnh.<br />
<br />
- Thiếu Se (selenium) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ, thiếu Se gây ra nội tạng<br />
tiết dịch, hoại tử thoái hóa cơ, còn gọi là bệnh trắng cơ.<br />
<br />
- Thiếu Fe (sắt), Cu (đồng) và Co (cobalt) ảnh hưởng xấu đến sự tạo máu, sựtổng<br />
hợp hemoglobin, làm cho vật nuôi thiếu máu; thiếu myoglobin, thịt nạc thiếu sắc tố<br />
đỏ, bạc màu, chất lượng kém.<br />
<br />
- Thiếu I (iod) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tuyến giáp và sựtổng hợp kích tố<br />
thyroxin. Nếu thiếu iod lâu ngày sẽ đưa đến sinh trưởng chậm, vật nuôi bị trụi lông,<br />
bướu cổ, sức đề kháng bệnh giảm sút, năng suất sinh trưởng, đẻ trứng cũng như<br />
tiết sữa giảm sút. Sau đây là hình ảnh của gia cầm và heo bị thiếu chất khoáng điển<br />
hình.<br />
<br />
<br />
̣ ́<br />
Môt sô hình ảnh thiêu khoáng trên gia câm<br />
́ ̀<br />
Hình 1.Thiêu Ca, mât cân đôi Ca/P trên gà th<br />
́ ́ ́ ịt, gàHình 2.Thiêu Ca trên gà mái đ<br />
́ ẻ,vỏ trứng mỏng, tỷ <br />
hay nằm, đi lại khó khăn, tăng trọng kém ̣ ứng bê cao<br />
lê tr ̉<br />
Hình 3.Thiêu <br />
́ selenium và vitamin E, gà bị viêmHình 4.Thiêu Se, ho<br />
́ ại tửcơ, tích nước ngoài mô <br />
nhũn não (encephalomalacia) (exudative diathesis)<br />
Hình 5.Thiêú Zn trên gà, dưới lòng bàn chânHình<br />
6.Thiêú Mn trên gà gây biên<br />
́ dạng khớp <br />
thường nôi ké, gà l<br />
̉ ớn châm ̣ xương, trẹo khớp thê perosis.<br />
̉<br />
<br />
<br />
̣ ́<br />
Môt sô hình ảnh thiêu khoáng trên heo<br />
́<br />
Hình 7.Thiêú Ca, mât́ cân đôí Ca/P gây dị tâṭ Hình<br />
8.Thiêú Zn gây ra viêm sừng hóa trên da <br />
xương chân (parakeratosis)<br />
Hình 9.Thiêu Fe, heo con thiêu máu, da tr<br />
́ ́ ắng bạc,Hình 10.Thiêu Fe, th<br />
́ ường trong đàn có hiên t<br />
̣ ượng <br />
̃ ị tiêu chảy, gây ôm<br />
dê b ̀ ́ heo cắn ăn đuôi lân nhau<br />
̃<br />
Hình 11.Thiêú Mn, khớp xương biên<br />
́ dạng, heo <br />
Hình 12.Thiêu iod, heo con tr<br />
́ ụi lông<br />
yêu chân, đi l<br />
́ ại khó khăn<br />
<br />
<br />
Nếu thiếu khoáng ởmức nặng, vật nuôi có biểu hiện bệnh với biểu hiện bên ngoài<br />
rất đặc trưng như những hình trên đây. Nhưng nếu thiếu ởmức nhẹ, cũng ảnh<br />
hưởng xấu đến năng suất, sức đề kháng bệnh và chất lượng thịt mà nhà chăn nuôi<br />
khó quan sát được các biểu hiện bên ngoài.<br />
<br />
1.2. Những nguyên nhân gây ra thiếu khoáng trong chăn nuôi công nghiệp<br />
<br />
Cũng như vitamin, chất khoáng không phân bố đồng đều trong thức ăn, vì<br />
vậy khi chúng ta tổ hợp khẩu phần cần phải tính toán để bổ sung cho đầy đủ. Khác<br />
với vitamin là chất khoáng ít khi bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, chế biến thức<br />
ăn. Như vậy những nguyên nhân nào thường gây ra thiếu khoáng cho vật nuôi ?<br />
Sau đây chúng ta sẽ bàn luận về vấn đề này.<br />
<br />
1.2.1. Thiếu khoáng do thiếu nguồn cung cấp từthức ăn<br />
<br />
Nguyên nhân thiếu khoáng ngày nay thường ít xảy ra, bởi vì nhà sản xuất<br />
thức ăn cũng như nhà chăn nuôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Khi tính toán công<br />
thức phối trộn thức ăn, các chất khoáng đa lượng được tính toán để bổ sung đầy đủ<br />
như: Ca, Mg, P, Na, Cl... Riêng những chất khoáng vi lượng như: Fe, Cu, Zn, Mn, I,<br />
Se,… được trộn trong premix khoáng để bổ sung nhằm đáp ứng hoàn toàn theo nhu<br />
cầu vật nuôi.<br />
<br />
Như vậy thiếu khoáng trên gia cầm và trên heo do thiếu từnguồn cung cấp<br />
thức ăn trong thực tiễn ít xảy ra.<br />
<br />
1.2.2. Thiếu khoáng do sựhấp thu chất khoáng có vấn đề<br />
<br />
1.2.2.1. Cơ chế hấp thu chất khoáng<br />
<br />
Những nguyên tố khoáng có hóa trị 1 như: K, Na, Cl hấp thu rất dễ dàng,<br />
hầu như ít có yếu tố hạn chế. Riêng các chất khoáng có hóa trị 2 trởlên như: Ca và<br />
Mgthì hấp thu phức tạp hơn, nó phải nhờvào một protein mang (binding protein =<br />
BP), người ta còn gọi nó là những“Ligandum”. Những ligandum (BP) này có nhiệm<br />
vụ gắn chất khoáng vào và mang đến nơi giao nhận theo sơ đồ dưới đây.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 13.Sơ đồ hấp thu chất khoáng hóa trị 2+<br />
<br />
Những nguyên tố vi lượng thường là các ion kim loại nặng như: Fe, Cu, Zn, Mn…<br />
phần lớn chúng có hóa trị 2+, sự hấp thu rất phức tạp, thường nó phải liên kết với<br />
protein mang (BP) để tạo thành một phức hợp, người ta gọi đó là những chelate.<br />
<br />
Ligandum + Ion kim loại → Chelate (là một phức chất)<br />
<br />
Trong cơ thể vật nuôi có 3 loại chelate: chelate vận chuyển, chelate dự trữ và<br />
chelate trao đổi.<br />
<br />
Trên bề mặt của phân tử chelate protein có các acid amin mang điện tích âm liên kết<br />
với ion kim loại nặng mang điện tích dương. Một chelate có thể mang trên mình nó<br />
nhiều ion kim loại nặng tạo ra dạng hạt keo. Các chelate này khi tiếp xúc với thành<br />
tế bào niêm mạc ruột thì xẩy ra sự chuyển ion qua lại giữa chelate và tế bào chất<br />
bên trong. Các chelate trong tế bào dự trữ ion kim loại và lại tiếp tục chuyển cho<br />
các chelate trong máu để vận chuyển đến nơi cần thiết. Sau đây là một số điểm liên<br />
kết với ion kim loại nặng của những acid amin trên bề mặt chelate protein.<br />
Cystein + Zn++ → Cystein-Zn<br />
<br />
Histidin + Fe ++ → Histidin-Fe.<br />
<br />
Ba acid amin có hoạt tính cao trong việc liên kết với ion kim loại nặng trong chelate<br />
là cystein, histidin và glycin. Đối với nguyên tố vi lượng á kim như selenium và iod<br />
thì chúng liên kết hóa học ở một số vị trí của acid amin. Sau đây là các liên kết đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Selenomethionine Selenocystein<br />
<br />
Hai dạng Se hữu cơ này được tổng hợp là nhờ vào tế bào nấm men thực<br />
hiện nên người ta gọi nó là selen-yeast. Se hữu cơ vào cơ thể sẽ được đưa đến các<br />
tổ chức mô bào khác để thực hiện chức năng sinh học của chúng.<br />
<br />
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu chất khoáng (chủ yếu là chất<br />
khoáng hóa trị 2+)<br />
<br />
Các chất gây kết tủa chất khoáng có trong thức ăn<br />
<br />
Ca trong thức ăn hấp thu có giới hạn, bởi vì Ca có thể kết tủa với acid béo chuỗi dài,<br />
hoặc với acid oxalic hoặc với acid phytic trong thức ăn.<br />
<br />
Đối với thú có nhu cầu Ca cao như gà mái đẻ, heo trong giai đoạn tiết sữa,<br />
gia cầm trong giai đoạn sinh trưởng nhanh sẽ có những biểu hiện thiếu, mặc dù<br />
trong công thức thức ăn được bổ sung đầy đủ. Những hợp chất liên kết quá chặt<br />
chẽ với ion khoáng làm cho cơ thể không thể trao đổi hấp thu được. Ví dụ như acid<br />
phytic trong các loại hạt được xem là ligandum thực vật, cơ thể động vật không có<br />
men tiêu hóa để phân giải các phytate khoáng, nên khi nó kết hợp với ion kim loại<br />
tạo thành chelate nặng kết tủa và theo phân thải ra ngoài. Rất đáng tiếc là acid<br />
phytic có rất nhiều trong ngũ cốc, các loại hạt và khô dầu, đây lại là nguồn thức ăn<br />
chủ lực của gia súc, gia cầm và cá nuôi.<br />
Chính vì lý do đó mà trong khẩu phần có nhiều cám gạo và khô dầu thì có<br />
nhiều acid phytic, nó sẽ hạn chế sự hấp thu kẽm trong thức ăn làm cho gia súc, gia<br />
cầm dễ bị thiếu kẽm nếu như trong khẩu phần kẽm có giới hạn.<br />
<br />
Sựcạnh tranh tương tác vị trí gắn trên protein mang (ligandum)<br />
<br />
Protein mang (BP) không phải là vô hạn, vì vậy khi chúng ta bổ sung quá nhiều<br />
nguyên tố khoáng này có thể gây ức chế hấp thu nguyên tố khoáng khác nên có thể<br />
gây thiếu chất khoáng đó, ví dụ: Ca ++ cạnh tranh vị trí liên kết với Zn++ trên các<br />
ligandum vận chuyển kẽm, vì vậy khi bổ sung quá dư thừa Ca ++ cũng sẽ gây ra tình<br />
trạng thiếu kẽm. Người ta còn nhận thấy rằng nếu Cu ++ quá dư thừa trong thức ăn sẽ<br />
cạnh tranh vị trí liên kết với Fe++ trên ligandum vận chuyển và dự trữ Fe, có thể gây<br />
ra thiếu Fe cho vật nuôi. Sự cạnh tranh ức chế hấp thu của các chất khoáng thể hiện<br />
trong hình 14.<br />
<br />
Theo Power và Horgan (2000), những yếu tố trong thức ăn có thể làm tăng<br />
hay giảm sự hấp thu các nguyên tố vi lượng.<br />
<br />
Các yếu tố làm tăng hoặc giảm hấp thu chất khoáng vi lượng<br />
<br />
<br />
Yếu tố trong khẩu phần Ảnh hưởng tăng, giảm Nguyên tố vi lượng<br />
<br />
<br />
Phytate Giảm hấp thu, tăng sự đào thải ra ngoài Zn, Fe, Mn, Cu<br />
<br />
<br />
Phosphate Giảm sự hấp thu Fe, Mn<br />
<br />
<br />
Polyphenol Giảm sự hấp thu Fe<br />
<br />
<br />
Acid ascorbic Tăng sự hấp thu Fe<br />
<br />
<br />
Một số nguồn protein Giảm sự đào thải, tăng sự hấp thu Cu, Zn, Fe, Mn<br />
<br />
<br />
Casein Giảm sự hấp thu Fe<br />
<br />
<br />
Một vài amino acid Tăng sự hấp thu Zn, Cu, Fe, Mn<br />
<br />
<br />
Một số đường Giảm sự hấp thu Cu<br />
<br />
<br />
Đường fructose Giảm sự hấp thu Cu<br />
Tăng sự hấp thu<br />
Zn, Fe, Mn<br />
<br />
<br />
(Nguồn:Power R. và Horgan K., 2000. Biotechnology in the Feed Inductry.<br />
Proceeding of Alltech¢Sixteenth Annual Symposium)<br />
<br />
Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả.<br />
<br />
Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ UV-Việt Nam.<br />