Hứa Thị Minh Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 57 - 62<br />
<br />
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH<br />
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ<br />
Hứa Thị Minh Hồng*, Trần Thu Trang<br />
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết xác định trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong chỉ đạo thực hiện cải cách<br />
hành chính ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. Phân tích các nội dung chỉ đạo thực hiện cải<br />
cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân ở cấp xã. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu:<br />
Phân tích; Thu thập, xử lý dữ liệu…Bài viết xác định vai trò và phân tích 5 nội dung chỉ đạo thực<br />
hiện cải cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.Trên cơ sở phân tích các nội dung<br />
trong công tác chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, bài viết<br />
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.<br />
Từ khóa: chỉ đạo; cải cách; hành chính; chủ tịch; ủy ban nhân dân<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Xuất phát từ vị trí, vai trò của chính quyền<br />
cấp xã và yêu cầu của công tác cải cách hành<br />
chính trong giai đoạn hiện nay, cải cách hành<br />
chính đối với chính quyền cấp xã và công tác<br />
chỉ đạo cải cách hành chính của cán bộ lãnh<br />
đạo, quản lý cấp xã là vấn đề cần được quan<br />
tâm và chú trọng. Mặc dù đã có rất nhiều các<br />
công trình nghiên cứu như luận văn thạc sĩ,<br />
các bài báo liên quan đến công tác cải cách<br />
hành chính nhà nước nói chung và cải cách<br />
hành chính nhà nước ở cấp xã nói riêng. Tuy<br />
nhiên việc nghiên cứu, phân tích các nội dung<br />
trong công tác chỉ đạo thực hiện cải cách<br />
hành chính của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp<br />
xã, mà cụ thể ở bài viết này là Chủ tịch ủy<br />
ban nhân dân cấp xã chưa được nghiên cứu cụ<br />
thể, gắn lý luận với thực tiễn. Vì vậy, việc<br />
nghiên cứu các nội dung trong công tác chỉ<br />
đạo thực hiện cải cách hành chính của Chủ<br />
tịch ủy ban nhân dân cấp xã là cần thiết.<br />
Trong những năm qua, công tác cải cách hành<br />
chính nhà nước ở cấp xã trên địa bàn tỉnh đã<br />
đạt được nhiều thành tựu như: Nhiều địa<br />
phương đã thực hiện tốt công tác tuyên<br />
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về cải<br />
cách hành chính. Các thủ tục hành chính được<br />
triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả. Cơ<br />
chế một cửa có sử dụng công nghệ thông tin<br />
hiện đại, giải quyết nhanh chóng hồ sơ, thủ<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988 666550, Email: minhhongnnpl@gmail.com<br />
<br />
tục trong mọi lĩnh vực. Cơ sở vật chất, trang<br />
thiết bị làm việc của các cơ quan được đầu tư<br />
cơ bản, nâng cao chất lượng hiệu quả công<br />
tác. Bộ máy làm việc được củng cố, kiện toàn<br />
hoạt động có nề nếp, hiệu quả, chất lượng đội<br />
ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng<br />
lên[8]…Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn<br />
một số hạn chế thường gặp ở nhiều xã đó là:<br />
Chưa niêm yết đầy đủ các bộ thủ tục hành<br />
chính, thậm chí có nơi niêm yết văn bản đã<br />
hết hạn; chưa bố trí được nhà làm việc riêng<br />
của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nên mọi<br />
thủ tục về tư pháp, địa chính - xây dựng, chế<br />
độ chính sách… phải thực hiện ở phòng<br />
chuyên môn. Giải quyết thủ tục hành chính<br />
với công dân đôi lúc còn chậm; ứng dụng<br />
công nghệ thông tin chưa triệt để; việc ghi sổ<br />
sách và quản lý trong máy tính chưa chính<br />
xác… Một số xã còn thiếu nhà làm việc của<br />
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, các trang<br />
thiết bị kỹ thuật hiện tại cũng chưa đáp ứng<br />
yêu cầu cải cách và hiện đại hóa hành chính.<br />
Ngoài ra, việc tập huấn các phần mềm chuyên<br />
dụng để thực hiện liên thông các thủ tục hành<br />
chính còn chưa thường xuyên. Thực tế cho<br />
thấy, nhiều phần mềm ở địa phương đang sử<br />
dụng hay bị lỗi, nhất là lĩnh vực đất đai nhưng<br />
lại không được khắc phục kịp thời dẫn đến<br />
khó khăn trong khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ.<br />
Việc theo dõi, lưu trữ khi liên thông thủ tục<br />
về đăng ký khai sinh, thường trú và cấp thẻ<br />
bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi giữa các<br />
57<br />
<br />
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ngành chưa thống nhất, chưa có quy định mẫu<br />
sổ theo dõi nên người dân còn phải viết nhiều<br />
loại tờ khai khi làm thủ tục [9]. Những hạn chế<br />
này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên<br />
nhân cơ bản vẫn là sự chỉ đạo của người đứng<br />
đầu cơ quan hành chính cấp xã. Do đó, bài<br />
viết này trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực<br />
tiễn đã khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm<br />
và nội dung trong công tác chỉ đạo thực hiện<br />
cải cách hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân<br />
dân cấp xã.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để nghiên cứu và giải quyết vấn đề, tác giả<br />
bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên<br />
cứu cơ bản như: phân tích lý luận cơ bản về<br />
cải cách hành chính nhà nước, thu thập<br />
nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về<br />
cải cách hành chính, nhiệm vụ, quyền hạn của<br />
chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã…<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách hành<br />
chính hiện nay, Đảng và Nhà nước đặc biệt<br />
chú trọng đến công tác cải cách hành chính tại<br />
xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Vì<br />
chính quyền cấp xã có vai trò, vị trí và ý<br />
nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực hiện<br />
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng<br />
và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời<br />
sống xã hội; cấp xã cũng là nơi trực tiếp phát<br />
huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác<br />
tiềm năng tại chỗ ở địa phương trong sự<br />
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an<br />
ninh, quốc phòng, tạo điều kiện cho nhân dân<br />
địa phương xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh<br />
phúc. Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ<br />
trên tất cả 6 nhiệm vụ: Cải cách thể chế; cải<br />
cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ<br />
máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội<br />
ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính<br />
công và hiện đại hóa hành chính.<br />
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách hành<br />
chính trên phải có sự lãnh đạo sát sao của<br />
Đảng uỷ, sự kiểm tra giám sát thường xuyên<br />
của Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể<br />
và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò<br />
58<br />
<br />
191(15): 57 - 62<br />
<br />
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp<br />
xã. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã cần chỉ<br />
đạo thực hiện những nội dung cơ bản sau:<br />
Triển khai kịp thời tại địa phương các văn<br />
bản về cải cải cách hành chính của cấp trên<br />
- Chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch cải<br />
cách hành chính của cấp trên tại địa phương.<br />
Bao gồm: Triển khai Nghị quyết số 30c/NQCP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban<br />
hành Chương trình tổng thể cải cách hành<br />
chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020[2];<br />
Quyết định 225/QĐ-TTg của Thủ tướng<br />
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành<br />
chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020[3] với<br />
mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực<br />
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành<br />
chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020; Kế<br />
hoạch cải cách hành chính hàng năm của cấp<br />
tỉnh, cấp huyện…. Dựa vào những văn bản về<br />
cải cách hành chính, ủy ban nhân dân cấp cơ<br />
sở sẽ xây dựng kế hoạch cải cách hành chính<br />
cho xã mình. Đồng thời, chú ý cập nhật kịp<br />
thời những văn bản pháp lý hiện hành, đặc<br />
biệt là văn bản quy định về các thủ tục hành<br />
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của chính<br />
quyền cấp cơ sở.<br />
- Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện tuyên<br />
truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của<br />
Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước<br />
liên quan đến công tác cải cách hành chính tới<br />
toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan. Chỉ<br />
đạo và giám sát chặt chẽ công chức chuyên<br />
môn cập nhật văn bản của nhà nước nói<br />
chung và văn bản cải các hành chính nói riêng<br />
trên cổng thông tin điện tử. Do đó, đòi hỏi<br />
người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải<br />
thường xuyên cập nhật, đăng tải kịp thời các<br />
văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành<br />
chính, các văn bản chỉ đạo của Trung ương,<br />
của tỉnh, của huyện về công tác cải cách hành<br />
chính, các thủ tục hành chính mới ban hành,<br />
sửa đổi, bổ sung trên Cổng thông tin điện tử<br />
của tỉnh, của huyện.<br />
Tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ<br />
công tác cải cách thủ tục hành chính<br />
<br />
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Cải cách thủ tục hành chính là một công việc<br />
thuộc nội dung cải cách thể chế hành chính,<br />
trong khi đó, cải cách thể chế hành chính là<br />
một trong bốn nội dung của Chương trình<br />
tổng thể cải cách hành chính. Tuy nhiên, cải<br />
cách thủ tục hành chính lại được xác định là<br />
khâu đột phá của cải cách hành chính, và<br />
trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề<br />
thủ tục hành chính thường xuyên được quan<br />
tâm đặc biệt là ở cấp xã. Thủ tục hành chính<br />
liên quan đến công việc nội bộ của một cơ<br />
quan, cấp chính quyền, cũng như đến các tổ<br />
chức và cá nhân công dân trong mối quan hệ<br />
với Nhà nước. Đặc biệt hơn các thủ tục hành<br />
chính thực hiện ở cấp xã liên quan trực tiếp<br />
đến các quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý của mọi<br />
công dân đã được quy định ở Hiến pháp hay ở<br />
các bộ luật, cũng như các yêu cầu, nguyện vọng<br />
của họ có được thực hiện hay không, thực hiện<br />
như thế nào đều phải thông qua thủ tục hành<br />
chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà<br />
nước quy định và trực tiếp giải quyết.<br />
Việc thực hện giải quyết thủ tục hành chính ở<br />
cấp xã trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực<br />
thuộc Trung ương hiện nay được thực hiện<br />
theo Quyết định công bố bộ thủ tục hành<br />
chính chung áp dụng tại cấp xã trên địa bàn<br />
của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực<br />
thuộc Trung ương. Ví dụ như: Thủ tục hành<br />
chính được áp dụng ở cấp xã trên địa bàn tỉnh<br />
Thái Nguyên được chia thành 11 lĩnh vực:<br />
lĩnh vực Tư pháp; Nội vụ; Giáo dục đào tạo;<br />
Giao thông vận tải; Tôn giáo; Lao động Thương binh - xã hội; Công thương; Văn hóa;<br />
Thể dục thể thao; Nông nghiệp và phát triển<br />
nông thôn; Tài nguyên môi trường; Tiếp công<br />
dân, giải quyết khiếu nại tố cáo [6].<br />
Về hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết<br />
quả, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã phải là<br />
người triển khai một cách có hiệu quả theo<br />
quy định pháp luật:<br />
- Trước ngày 21/6/2018 thực hiện theo Quyết<br />
định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của<br />
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực<br />
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên<br />
<br />
191(15): 57 - 62<br />
<br />
thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa<br />
phương[5]. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc<br />
tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá<br />
nhân, tổ chức về quy định hành chính; đẩy<br />
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong<br />
giải quyết thủ tục hành chính; các dịch vụ<br />
công phổ biến được cung cấp trực tuyến ở<br />
mức độ 3 trở lên nhằm giảm chi phí, thời gian<br />
cá nhân, tổ chức khi giải quyết thủ tục hành<br />
chính ở cấp xã những nơi có đủ điều kiện.<br />
- Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ<br />
quy định cơ chế một cửa, một cửa liên<br />
thông[7] (có hiệu lực từ ngày 21/6/2018).<br />
Trong đó quy định:<br />
“Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập<br />
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy<br />
ban nhân dân cấp xã.” (Khoản 4, Điều 7)<br />
“Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã do<br />
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, phụ<br />
trách; công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp<br />
nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp<br />
xã là công chức thuộc các chức danh công<br />
chức cấp xã quy định tại Luật cán bộ, công<br />
chức do, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã<br />
phân công căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa<br />
phương.” (Khoản 4, Điều 10)<br />
Bên cạnh đó, tại Điều 9 quy định rõ trách<br />
nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa và<br />
Khoản 2, Điều 37 quy định về nhiệm vụ chủ<br />
tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong việc triển<br />
khai, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo<br />
cơ chế một cửa, một cửa liên thông.<br />
Trong những năm qua, việc cải cách thủ tục<br />
hành chính nói chung và thực hiện thủ tục<br />
hành chính tại cấp xã nói riêng được Chính<br />
phủ triển khai mạnh mẽ trên các lĩnh vực, thu<br />
được nhiều kết quả tích cực. Công tác tổ chức<br />
thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính<br />
theo mô hình “một cửa” đã giúp xử lý, giải<br />
quyết công việc nhanh, giảm bớt một số thủ<br />
tục rườm rà; thủ tục, quy trình, thời gian giải<br />
quyết được công khai, rõ ràng, tránh được<br />
những phiền hà đối với tổ chức và công dân,<br />
đem lại nhiều kết quả thiết thực, tạo điều kiện<br />
thuận lợi, phục vụ tốt công tác cải cách thủ<br />
59<br />
<br />
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tục hành chính. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp<br />
xã cần nắm được nội dung các lĩnh vự thủ tục<br />
hành chính đang được triển khai tại xã mình,<br />
những thủ tục nào thường xuyên phải giải<br />
quyết; những loại thủ tục nào có những khó<br />
khăn trong thực hiện. Từ đó phải ưu tiên bố<br />
trí cán bộ, công chức có chuyên môn, nghiệp<br />
vụ phù hợp; có phẩm chất đạo đức, tinh thần<br />
trách nhiệm phụ trách các lĩnh vực được phân<br />
công, cũng như công chức làm việc tại bộ<br />
phận tiếp nhận và trả kết quả.<br />
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cần chỉ đạo<br />
đẩy mạnh việc công khai các thủ tục hành<br />
chính do cấp mình phụ trách; thông báo kịp<br />
thời tới nhân nhân dân những thay đổi về thủ<br />
tục của nhà nước bằng nhiều cách thức khác<br />
nhau. Đặc biệt là nâng cao việc ứng dụng<br />
công nghệ thông tin trong hoạt động của ủy<br />
ban nhân dân cấp xã, nhằm tạo điều kiện để<br />
người dân có thể tra cập thông tin về thủ tục<br />
mình tìm kiếm một cách nhanh nhất; đồng<br />
thời công chức được phân công phụ trách<br />
từng lĩnh vực cần phải được nâng cao trình độ<br />
công nghệ thông tin để có thể cập nhật thông<br />
tin mới, chính xác và hỗ trợ người dân tìm<br />
hiều về thủ tục hành chính.<br />
Quan tâm đến việc xây dựng và áp dụng hệ<br />
thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO<br />
9001:2008. Việc đưa tiêu chuẩn ISO về xã,<br />
phường, thị trấn là công cụ đắc lực để cải<br />
cách hành chính ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc<br />
tế về hệ thống quản lý chất lượng.<br />
ISO 9001:2000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá<br />
Quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 12/2000,<br />
đã được biên dịch và được Bộ Khoa học và<br />
Công nghệ ban hành thành tiêu chuẩn Việt<br />
Nam (TCVN) theo nguyên tắc chấp nhận toàn<br />
bộ và chỉ bổ sung ký hiệu TCVN trước ký<br />
hiệu của tiêu chuẩn ISO.<br />
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, Tổ chức Tiêu<br />
chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu<br />
chuẩn ISO 9001:2008, thay thế tiêu chuẩn<br />
ISO 9001: 2000. Ngày 16 tháng 12 năm 2008,<br />
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành<br />
quyết định số 2885/QĐ-BKHCN công bố tiêu<br />
60<br />
<br />
191(15): 57 - 62<br />
<br />
chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008[1], thay<br />
thế TCVN ISO 9001:2000. TCVN ISO<br />
9001:2008 “Hệ thống quản lý chất lượng –<br />
Các yêu cầu” được Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn<br />
TCVN/TC 176 xây dựng trên cơ sở chấp nhận<br />
hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008<br />
của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế. So với<br />
phiên bản năm 2000, tiêu chuẩn TCVN ISO<br />
9001:2008 không đưa ra các yêu cầu mới, mà<br />
chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu của hệ thống<br />
quản lý chất lượng theo ISO 9000, dựa vào<br />
kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa<br />
ra những thay đổi hướng vào việc cải tiến<br />
nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu<br />
chuẩn ISO 14001:2004 về hệ thống quản lý<br />
môi trường.<br />
Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, cán bộ<br />
lãnh đạo, quản lý cấp xã cần sát sao với công<br />
việc cụ thể; với cán bộ, công chức được phân<br />
công nhiệm vụ nhằm phát hiện, kịp thời chấn<br />
chỉnh những sai sót để điều chỉnh kịp thời;<br />
tránh tình trạng công chức sách nhiễu nhân<br />
dân hoặc trình độ của công chức chưa đáp<br />
ứng được công việc.<br />
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công<br />
chức và đổi mới lề lối làm việc<br />
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò<br />
rất quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện<br />
bộ máy chính quyền cấp xã, trong hoạt động<br />
thi hành công vụ và hoàn thành các nội dung<br />
cải cách hành chính nhà nước. Hiệu lực, hiệu<br />
quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng<br />
và hệ thống chính trị nói chung, được quyết<br />
định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả<br />
công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp<br />
xã. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ<br />
cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính<br />
trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch,<br />
có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để<br />
thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp<br />
luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ<br />
chức và phục vụ nhân dân... là một trong<br />
những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà<br />
nước và cả hệ thống chính trị.<br />
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã cần nắm rõ<br />
những nội dung cải cách về nhân sự cấp xã từ<br />
<br />
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đó có cách thức quản lý và sử dụng nhân sự<br />
một cách phù hợp. Theo đó, cán bộ lãnh đạo,<br />
quản lý cấp xã phải thường xuyên kiểm tra<br />
hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công<br />
chức, đánh giá xem họ có phù hợp với vị trí<br />
việc làm được sắp xếp hay không; còn thiếu<br />
những yếu tố nào để đảm bảo chất lượng.... từ<br />
đó có những biện pháp cụ thể để dần dần<br />
hoàn thiện năng lực của cán bộ, công chức<br />
trong cơ quan, ví dụ như tăng cường công tác<br />
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công<br />
chức cấp xã.<br />
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cần nhận<br />
thức đúng vai trò, tầm quan trọng của Quy<br />
chế làm việc, quan tâm đầu tư thích đáng cho<br />
việc xây dựng quy chế; khẳng định rõ phạm<br />
vi, trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân ở<br />
từng cương vị, chức trách được giao; khẳng<br />
định mối quan hệ, lề lối làm việc giữa tổ chức<br />
và cá nhân, giữa tổ chức Đảng với tổ chức<br />
chính quyền, đoàn thể.<br />
Quy chế làm việc của ủy ban nhân dân xã,<br />
phường, thị trấn phải thể hiện đầy đủ các vấn<br />
đề liên quan đến thực thi chức năng, nhiệm vụ<br />
và quyền hạn của ủy ban nhân dân xã,<br />
phường, thị trấn. Bên cạnh đó, chú trọng đến<br />
các nội dung lãnh đạo và tổ chức thực hiện<br />
dân chủ, công khai các mặt hoạt động của đơn<br />
vị, nhất là về công tác cán bộ… Trên thực tế,<br />
ở đâu xây dựng được quy chế làm việc có<br />
chất lượng và hoạt động theo đúng quy chế,<br />
sẽ tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức<br />
và hành động của cơ quan.<br />
Xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia vào<br />
quá trình cải cách hành chính nhà nước<br />
Để công tác cải cách hành chính nhà nước có<br />
hiệu quả, cán bộ, lãnh đạo cấp xã cần chú<br />
trọng đến công tác tuyên truyền cải cách hành<br />
chính không chỉ đối với cán bộ, công chức,<br />
các tổ chức đoàn thể mà còn đến toàn thể<br />
nhân dân địa phương. Theo đó cần:<br />
Có những cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân<br />
ở địa phương tham gia vào quá trình quản trị<br />
và hành chính công. Các vấn đề chính được<br />
đề cập ở đây là hiểu biết của người dân về cơ<br />
<br />
191(15): 57 - 62<br />
<br />
hội tham gia của mình, kinh nghiệm trong bầu<br />
trưởng thôn/tổ trưởng dân phố và mức độ hài<br />
lòng với chất lượng bầu cử vị trí trưởng<br />
thôn/tổ trưởng dân phố và huy động đóng góp<br />
tự nguyện của người dân cho các dự án công<br />
trình công cộng của xã/phường.<br />
- Thực hiện công khai, minh bạch trong cung<br />
cấp thông tin của chính quyền địa phương tới<br />
người dân. Nội dung này lãnh đạo chính<br />
quyền cấp xã cần chú ý đến vấn đề nhận thức<br />
của người dân từ kết quả cung cấp thông tin<br />
của chính quyền cũng như mức độ công khai<br />
thông tin về các chính sách xã hội cho người<br />
nghèo, về các quy định pháp luật ảnh hưởng<br />
đến đời sống hàng ngày của người dân, về thu<br />
chi ngân sách cấp xã, về quy hoạch, kế hoạch sử<br />
dụng đất và khung giá đền bù đất bị thu hồi...<br />
- Chính quyền cấp xã phải có trách nhiệm giải<br />
trình với người dân: Về trách nhiệm giải trình<br />
với người dân tập trung đánh giá hiệu quả giải<br />
trình của cán bộ chính quyền về các hoạt<br />
động tại địa phương với cấp cơ sở. Nội dung<br />
này xem xét mức độ và hiệu quả tiếp xúc của<br />
người dân với các cá nhân và cơ quan có<br />
thẩm quyền để giải quyết các vấn đề cá nhân,<br />
gia đình, hàng xóm, hoặc liên quan tới chính<br />
quyền địa phương; về khiếu nại, tố cáo của<br />
người dân; chính quyền địa phương chịu trách<br />
nhiệm trước các chương trình và dự án triển<br />
khai ở cấp xã.<br />
KẾT LUẬN<br />
Tóm lại, trong hoạt động cải cách hành chính<br />
nhà nước nói chung người đứng đầu cơ quan<br />
hành chính Nhà nước có vai trò rất quan<br />
trọng, quyết định sự thành công của quá trình<br />
cải cách hành chính nhà nhước. Cấp xã là cấp<br />
gần dân nhất, truyền tải mọi đường lối, chủ<br />
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của<br />
Nhà nước tới nhân dân, vai trò chỉ đạo công<br />
tác cải cách hành chính của Chủ tịch ủy ban<br />
nhân dân xã, phường, thị trấn càng trở nên<br />
quan trọng. Do đó, chủ tịch ủy ban nhân dân<br />
cấp xã cần thực hiện đầy đủ các nội dung và<br />
nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong chỉ đạo,<br />
điều hành công tác cải cách hành chính tại địa<br />
61<br />
<br />