Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CHỈ SỐ HUYẾT ÁP, LIPID MÁU TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH<br />
Ở CẦN THƠ, NĂM 2006<br />
Phạm Hùng Lực*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Vào khoảng 40-50 tuổi, do sự suy giảm hoạt động không hồi phục của buồng trứng hiện tượng<br />
này gọi là mãn kinh. Từ đó tăng nguy cơ loãng xương, thay đổi tâm lý, rối loạn vận mạch, rối loạn lipid<br />
máu....nhất là xơ vữa động mạch (XVĐM) cho người phụ nữ. Đây là một thách thức, khó khăn lớn mà người<br />
phụ nữ MK sẽ gặp phải và họ rất cần được giúp đỡ về thể chất lẫn tinh thần.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh các chỉ số huyết áp (HA), tỷ lệ tăng huyết áp (THA), các chỉ số Lipid<br />
máu:cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDL- cholesterol, triglycerid huyết thanh, tỷ lệ rối loạn lipid máu<br />
giữa phụ nữ MK và phụ nữ 25- 39 tuổi ở thành phố Cần Thơ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, các chỉ số nghiên cứu gồm: huyết áp, lipid<br />
máu. được tiến hành trên 288 phụ nữ mãn kinh và 288 phụ nữ độ tuổi 25-39.<br />
Kết quả nghiên cứu: cho thấy phụ nữ mãn kinh có huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, tỷ lệ tăng huyết áp;<br />
nồng độ cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, triglycerid và tỷ lệ rối loạn lipid máu gây nguy cơ XVĐM cao<br />
hơn phụ nữ tuổi 25- 39.<br />
Kết luận: - Phụ nữ MK có HATĐ (136,1 ± 25,0 mmHg), HATT (82,0 ± 13,5 mmHg), tỷ lệ THA (50%)<br />
<br />
cao hơn phụ nữ 25- 39 tuổi. - Phụ nữ MK có nồng độ cholesterol toàn phần (5,7 ± 1,21 mmol/L), LDL-<br />
<br />
cholesterol (3,6 ± 1,18 mmol/L), triglycerid (3,5 ± 2,94 mmol/L), tăng hơn phụ nữ tuổi 25- 39.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
BLOOD PRESSURE, LIPIDEMIA LEVELS IN MENOPAUSAL WOMEN,<br />
CAN THO PROVINCE, IN THE YEAR 2006<br />
Pham Hung Luc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 148 - 151<br />
Background: On female, at the ages of 40-50 years old the ovary glands were decreased function, that was<br />
caused of menopause. This increase the risk of osteoporose, mental health, dysfunction of vascular contraction,<br />
lipidemia…sclerose vasculars. This also become challenge for health of the menopause persons and needs to be<br />
helped.<br />
Objective: To compare the value of blood pressure,rate of hypertension, lipidemia index, HDL, LDL between<br />
menopausal and 25-39 years old women.<br />
Method: The method was used cross- sectional surveys and comparision, blood pressure, serum lipid<br />
concentration of two groups: 288 menopausal women and 288 women aged 25- 39 years old<br />
Results: menopausal women had higher systolic and diastolic blood pressure, higher rate of hypertension,<br />
higher serum total cholesterol, LDL- cholesterol, triglycerid levels and higher frequency of dyslipidemia had a<br />
significant meaning in comparision with women aged 25- 39 years old group.<br />
Conclusion: menopausal women had higher systolic and diastolic blood pressure, higher hypertension rate,<br />
higher serum total cholesterol, LDL- cholesterol, triglycerid levels and higher frequency of dyslipidemia in<br />
comparision with the women aged 25- 39 years old group.<br />
*Trường Đại học Y Dược Cần Thơ<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vào khoảng 40-50 tuổi chu kỳ kinh nguyệt ở<br />
người phụ nữ có thể trở nên không đều sau<br />
nhiều tháng đến khi chấm dứt hoàn toàn do sự<br />
suy giảm hoạt động của buồng trứng và không<br />
hồi phục, hiện tượng này gọi là mãn kinh<br />
(MK)(1,6,12). Buồng trứng giảm khả năng đáp ứng<br />
với kích thích của LH và FSH dân đến giảm<br />
lượng estrogen là tác nhân thay đổi về tinh thần,<br />
thể lực, dinh dưỡng, tuần hoàn, vận động....Từ<br />
đó tăng nguy cơ loãng xương, thay đổi tâm lý,<br />
rối loạn vận mạch, rối loạn lipid máu....nhất là xơ<br />
vữa động mạch (XVĐM) cho người phụ nữ. Vì<br />
vậy đây là một thách thức, khó khăn lớn mà<br />
người phụ nữ MK sẽ gặp phải và họ rất cần<br />
được giúp đỡ về thể chất lẫn tinh thần.<br />
Hiện nay, thế giới đã có nhiều nghiên cứu<br />
về sức khỏe sinh sản phụ nữ MK, tuy nhiên ở<br />
Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây mới bắt<br />
đầu quan tâm vấn đề này nên các nghiên cứu<br />
còn rất ít ở một vài địa phương. Xuất phát từ<br />
thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này với mục tiêu:<br />
- So sánh các chỉ số huyết áp huyết áp (HA):)<br />
, tỷ lệ tăng huyết áp (THA) giữa phụ nữ MK và<br />
phụ nữ 25- 39 tuổi ở thành phố Cần Thơ.<br />
- So sánh các chỉ số Lipid máu: nồng độ<br />
cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDLcholesterol, triglycerid huyết thanh, tỷ lệ rối loạn<br />
lipid máu giữa phụ nữ MK và phụ nữ 25- 39 tuổi<br />
ở thành phố Cần Thơ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Là những phụ nữ đã và đang sinh sống bình<br />
thường tại thành phố Cần Thơ tối thiểu 3 năm,<br />
không có tiền sử phẫu thuật cắt tử cung, buồng<br />
trứng, không gù vẹo cột sống, bệnh gan- thận<br />
mạn tính, THA thứ phát, các bệnh lý về tim<br />
mạch…và hiện không dùng bất kỳ các loại thuốc<br />
nào. Nhóm phụ nữ MK là những phụ nữ MK tự<br />
nhiên và tuổi MK từ 45- 55. Nhóm phụ nữ sinh<br />
sản tuổi từ 25- 39 không mang thai, không cho<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
con bú và hiện vẫn đang trong lứa tuổi có hành<br />
kinh hàng tháng.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có<br />
phân tích.<br />
- X : giá trị trung bìnhtừ các nghiên cứu trước.<br />
- S : Độ lệch chuẩn dựa vào các nghiên cứu<br />
trước.<br />
- δ : Giá trị sai số chấp nhận δ = 10%.<br />
- Chọn sai số α = β = 5%, độ tin cậy là 95%.<br />
Dựa vào kết quả nghiên cứu trước chúng tôi<br />
tính ra mỗi nhóm đối tượng n = 288. Vậy tổng số<br />
đối tượng nghiên cứu là 576.<br />
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn<br />
mẫu phân tấng kết hợp chọn ngẫu nhiên đơn.<br />
Bước 1: Ở mỗi quận huyện bốc thăm chọn 1<br />
xã/phường.<br />
Bước 2: Mỗi xã/phường bốc thăm chọn 36<br />
phụ nữ MK và 36 phụ nữ 25- 39 tuổi đo HA<br />
Bước 3: Trong 36 phụ nữ MK, 36 phụ nữ 2539 tuổi trên chúng tôi lại bốc thăm ngẫu nhiên ra<br />
mỗi nhóm 7 đối tượng lấy máu xét nghiệm tìm<br />
nồng độ lipid máu.<br />
Phương pháp đo các thông số: tất cả được<br />
nghỉ ngơi 15 phút trước khi tiến hành lấy mẫu.<br />
HA: ống nghe, HA kế đồng hồ của Nhật đã<br />
chuẩn hóa. Đo ở tay trái, 2 lần cách nhau 5 phút<br />
và lấy giá trị trung bình của 2 lần đo, nếu giữa 2<br />
lần đo vượt quá 5mmHg thì đo thêm lần 3 và lấy<br />
trung bình. Phân loại HA theo JNC VII.<br />
Lipid máu: lấy máu vào buổi sáng sớm cách<br />
bữa ăn gần nhất tối thiểu 12 giờ, không sử dụng<br />
chất kích thích cách 24 giờ. Lấy 1ml máu tĩnh<br />
mạch để đông tự nhiên ly tâm tại chỗ tách huyết<br />
thanh, bảo quản lạnh. Định lượng cholesterol và<br />
triglicerid theo phương pháp enzym tại Trung<br />
Tâm Y Khoa Medic- 254 Hòa Hảo, quận 10,<br />
Thành Phố Hồ Chí Minh. Phân loại nồng độ<br />
lipid máu có nguy cơ XVĐM theo Đỗ Đình Hồ(2):<br />
cholesterol toàn phần > 5 mmol/L, HDL –<br />
<br />
2Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
cholesterol < 9mmol/L, LDL- cholesterol > 3,37,<br />
triglycerid > 1,3 mmol/L.<br />
Xử lý số liệu: bằng máy vi tính với phần<br />
mềm SPSS 13.0.<br />
<br />
Bảng 4: Tỷ lệ mức bình thường và mức nguy cơ<br />
đánh giá tình trạng XVĐM về các chỉ số lipid máu<br />
ở 2 nhóm nghiên cứu<br />
Nhóm<br />
Chỉ số<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: So sánh chỉ số HA ( X ± SD ) giữa 2 nhóm<br />
nghiên cứu<br />
Nhóm<br />
Chỉ số<br />
HATĐ (mmHg)<br />
HATT (mmHg)<br />
<br />
Phụ nữ MK<br />
(n= 288)<br />
<br />
Phụ nữ sinh<br />
sản (n=288)<br />
<br />
p<br />
<br />
136,1± 25,0<br />
<br />
114,5±12,9<br />
<br />
0,000<br />
<br />
82,0±13,5<br />
<br />
73,0±8,9<br />
<br />
Cholesterol<br />
toàn phần<br />
<br />
HDLcholesterol<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy phụ nữ MK có<br />
HATĐ và HATT cao hơn phụ nữ độ tuổi 25-39<br />
<br />
LDLcholesterol<br />
<br />
Bảng 2: phân loại HA theo JNC VII giữa 2 nhóm<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Bình thường<br />
Tiền THA<br />
THA giai đoạn I<br />
THA giai đoạn II<br />
<br />
Phụ nữ<br />
MK<br />
(n= 288)<br />
<br />
Phụ nữ sinh<br />
sản<br />
(n= 288)<br />
<br />
16,0 %<br />
34,0 %<br />
29,2 %<br />
20,8 %<br />
<br />
49,7 %<br />
43,4 %<br />
5,2 %<br />
1,7 %<br />
<br />
Triglycerid<br />
p<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ phụ nữ MK có<br />
THA (50%) cao hơn có ý nghĩa so với phụ nữ<br />
tuổi 25- 39 (6,9%) với p < 0,001.<br />
Bảng 3: So sánh các chỉ số Lipid máu ( X ± SD )<br />
giữa 2 nhóm nghiên cứu<br />
Nhóm Chỉ số<br />
<br />
Phụ nữ<br />
MK (n= 56)<br />
<br />
Phụ nữ<br />
sinh sản<br />
(n= 56)<br />
<br />
p<br />
<br />
Cholesterol toàn<br />
phần (mmol/L)<br />
<br />
5,7<br />
<br />
±<br />
<br />
1,21<br />
<br />
3,8<br />
<br />
±<br />
<br />
0,42<br />
<br />
0,000<br />
<br />
LDL- cholesterol<br />
(mmol/L)<br />
<br />
3,6<br />
<br />
±<br />
<br />
1,18<br />
<br />
2,5<br />
<br />
±<br />
<br />
0,46<br />
<br />
0,000<br />
<br />
HDL- cholesterol<br />
(mmol/L)<br />
<br />
0,9<br />
<br />
±<br />
<br />
0,44<br />
<br />
0,9<br />
<br />
±<br />
<br />
0,18<br />
<br />
0,305<br />
<br />
Triglycerid<br />
(mmol/L)<br />
<br />
3,5<br />
<br />
±<br />
<br />
2,94<br />
<br />
1,2<br />
<br />
±<br />
<br />
0,56<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy ở phụ nữ MK có<br />
nồng độ Cholesterol toàn phần, LDLcholesterol, triglycerid huyết thanh cao hơn so<br />
với phụ nữ 25-39 tuổi (p < 0,001). Sự khác biệt về<br />
nồng độ HDL- cholesterol giữa 2 nhóm không có<br />
ý nghĩa (p=0,3).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
Nguy<br />
cơ<br />
Bình<br />
thường<br />
Nguy<br />
cơ<br />
Bình<br />
thường<br />
Nguy<br />
cơ<br />
Bình<br />
thường<br />
Nguy<br />
cơ<br />
<br />
Phụ nữ<br />
MK<br />
(n= 56)<br />
<br />
Phụ nữ<br />
sinh sản<br />
(n= 56)<br />
<br />
33,9 %<br />
<br />
94,6 %<br />
<br />
66,1 %<br />
<br />
5,4 %<br />
<br />
44,6 %<br />
<br />
50,0 %<br />
<br />
55,4 %<br />
<br />
50,0 %<br />
<br />
39,3 %<br />
<br />
91,1 %<br />
<br />
60,7 %<br />
<br />
8,9 %<br />
<br />
14,3 %<br />
<br />
64,3 %<br />
<br />
85,7 %<br />
<br />
35,7 %<br />
<br />
p<br />
<br />
0,000<br />
<br />
0,57<br />
<br />
0,000<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Kết quả bảng 4 cho thấy phụ nữ MK có tỷ lệ<br />
cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol,<br />
triglycerid thuộc loại nguy cơ XVĐM cao hơn<br />
phụ nữ 25- 39 tuổi (p < 0,001).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phụ nữ MK có chỉ số HATĐ<br />
(136,1±25,0mmHg),HATT(82,0±13,5 mmHg) tỷ<br />
lệ THA giai đoạn I (29,2%), giai đoạn II (20,8%)<br />
cao hơn phụ nữ độ tuổi 25- 39, trong khi tỉ lệ<br />
có HA bình thường (16%), tiền THA (34%) lại<br />
thấp hơn.<br />
Việc thay đổi các giá trị HA không chỉ phụ<br />
thuộc vào sự tăng lên của tuổi tác, ở phụ nữ MK<br />
có sự giảm nồng độ estrogen, một yếu tố quan<br />
trọng làm THA(1,6,11,4,12). Kết quả này cũng phù<br />
hợp với nghiên cứu của Phan Văn Các và Phạm<br />
Công Khánh(6,8).<br />
Tuổi MK phụ nữ có HA cao hơn, tỷ lệ THA<br />
cũng nhiều hơn phụ nữ 25- 39 tuổi.<br />
Do điều kiện nghiên cứu giới hạn nên chỉ<br />
khảo sát nồng độ lipid máu trên 56 phụ nữ MK,<br />
56 phụ nữ tuổi 25- 39. Kết quả cho thấy nồng độ<br />
Cholesterol toàn phần (5,7±1,21 mmol/L), LDLcholesterol (3,6±1,18 mmol/L), triglycerid<br />
(3,5±2,94 mmol/L) ở phụ nữ MK cũng tăng hơn<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
phụ nữ tuổi 25- 39. Dựa vào y văn đã ghi nhận<br />
estrogen làm ngăn cản quá trình XVĐM bằng<br />
cách ngăn cản quá trình oxy hóa giúp loại bỏ<br />
cholesterol ra khỏi thành mạch.... Có thể ở phụ<br />
nữ MK do sự thiếu hụt về estrogen nên những<br />
ảnh hưởng có lợi cho hệ tim mạch giảm(6,4,11, 12).<br />
Vì vậy ở phụ nữ MK cần quan tâm nhiều<br />
hơn về HA, chỉ số Sokolov Lyon, rối loạn lipid<br />
máu. Tuy nhiên cũng cần có những nghiên<br />
cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của nồng độ<br />
estrogen lên HA, nồng độ cholesterol, các chỉ<br />
số ĐTĐ và so sánh với nam cùng độ tuổi để<br />
làm nổi bật vấn đề.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
- Phụ nữ MK có HATĐ (136,1±25,0 mmHg),<br />
HATT (82,0±13,5 mmHg), tỷ lệ phụ nữ MK có<br />
THA (50%) cao hơn phụ nữ 25- 39 tuổi.<br />
- Phụ nữ MK có nồng độ cholesterol toàn<br />
phần (5,7±1,21 mmol/L), LDL- cholesterol<br />
(3,6±1,18 mmol/L), triglycerid (3,5±2,94 mmol/L),<br />
tỷ lệ cholesterol toàn phần (66,1 %), LDLcholesterol (60,7 %), triglycerid (85,7 %) có nguy<br />
cơ mắc XVĐM cao hơn phụ nữ 25- 39 tuổi.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Comlombia University (1996), Nhóm Bác Sĩ bệnh viện Từ<br />
Dũ dịch (1998), Thiếu hụt estrogen và mãn kinh, Bệnh viện<br />
phụ sản Từ Dũ, Tp Hồ Chí Minh.<br />
Đào Phong Trần, Phạm Khuê, Tống Thị Hanh và CS<br />
(1993), “Đặc điểm điện tâm đồ bình thường ở người có<br />
tuổi qua 4 đợt điều tra ở các vùng địa dư khác nhau”, Một<br />
số vấn đề về lý luận và thực tiễn về lão khoa cơ bản, tr<br />
459-488.<br />
Đỗ Đình Hồ (2004), Xét nghiệm hóa sinh lâm sàng, NXB Y<br />
học, Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Epstein FH (1999), “The protective effect of Estrogen on<br />
the cardiovascular system”, The new England journal of<br />
medical, Vol 340, No 23, pp 1801-1807.<br />
Nguyễn Trung Kiên (2000), Nghiên cứu một số sinh học<br />
trên phụ nữ mãn kinh ở Thành Phố Hà Nội, Luận văn<br />
Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.<br />
Phạm Công Khánh (2003), Xác định đường huyết, huyết<br />
áp, một số chỉ số nhân trắc và các bệnh lý liên quan trên<br />
phụ nữ mãn kinh ở thành phố Cần Thơ, Tiểu luận tốt<br />
nghiệp Bác sỹ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.<br />
Phạm Thị Minh Đức (2001), “Sinh lý sinh sản nữ”, Sinh lý<br />
học, tập II, tr 138-150.<br />
Phan Văn Các (2001), Nghiên cứu đánh giá thực trạng về<br />
sức khoẻ sinh sản phụ nữ mãn kinh ở vùng núi tỉnh Thái<br />
Nguyên xác định các yếu tố nguy cơ và các vấn đề cần<br />
<br />
4Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Trường Đại<br />
học Y Thái Nguyên, Thái Nguyên.<br />
Rozenbaum H, Birkhauser MH (1998), Official organ of the<br />
european menopause socienty, Editions ESKA, Paris.<br />
Trần Minh Mẫn (1993), “Rối loạn mãn kinh”, Một số vấn<br />
đề về lý luận và thực tiễn về lão khoa cơ bản, tr 181-186.<br />
Trần Đức Thọ (1998), Bệnh tim mạch người già, NXB Y<br />
học, Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
World Health Organization (1996), “Cardiovascular<br />
disease and hormon therapy”, Research on the menopause<br />
in the 1990s, pp 54-62.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5<br />
<br />