PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHIẾN LƯỢC ĐA VĂN HÓA, ĐA TỘC NGƯỜI<br />
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN<br />
Trần Nguyễn Khánh Phong <br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ, gồm 12<br />
tỉnh, thành phố gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Vĩnh<br />
Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc<br />
Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Nơi đây về mặt lịch sử, “những<br />
người dân Việt di cư nhiều vào thời gian từ trước thế kỉ XVII đã đặt nền<br />
móng để hòa nhập vùng đất này vào đất Việt. Tiếp đến, trong thế kỉ XVII,<br />
các chúa Nguyễn là những người có công khẳng định cương vực nước ta<br />
tới vùng đất Nam Bộ ngày nay. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai<br />
Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất này và chính thức<br />
thiết lập một hệ thống hành chính thống nhất trong bộ máy cai trị chung<br />
của cả nước”(1).<br />
Trong hành trình mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn, tùy<br />
theo từng thời kì lịch sử, từng vận mệnh của các chúa thì mỗi công cuộc<br />
mở đất lại có những dấu ấn riêng. Nếu như trong giai đoạn công cuộc mở<br />
đất Nam Trung Bộ diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cho các chúa<br />
Nguyễn như: sự suy yếu của vương quốc Chămpa vào đầu thế kỉ XVII;<br />
hoặc nhằm tránh sức ép từ phía vua Lê - chúa Trịnh khiến Nguyễn Hoàng<br />
phải thực hiện tham vọng mở rộng cương vực về phía Nam đèo Hải Vân,<br />
đèo Cả. Đến công cuộc mở đất ở Đông Nam Bộ khi vương quốc Chân Lạp<br />
cũng vào thời kì suy yếu cũng là lúc các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã<br />
tạo dựng được tiếng vang cho mình, cộng thêm “các cuộc di dân tự phát<br />
của người dân đã đưa chúa Nguyễn đặt những bước chân đầu tiên đến với<br />
vùng đất Nam Bộ ngày nay, tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc mở đất<br />
miền Tây Nam Bộ”(2).<br />
Và những chiến lược lớn đã được các chúa Nguyễn thực hiện thành<br />
công trong quá trình mở đất về phương Nam, đó là; đã tận dụng được<br />
nhân tài vật lực của các xứ Thuận Quảng, Nam Trung Bộ và đặc biệt là<br />
<br />
<br />
Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
1<br />
Trương Thị Kim Chuyên (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập 1: Điều kiện tự<br />
nhiên, Môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang 17,<br />
18.<br />
2<br />
Đỗ Quỳnh Nga: Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn. NXB Chính<br />
trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội, 2013, trang 49, 50.<br />
<br />
<br />
305<br />
vùng Đông Nam Bộ, theo tính toán của những nhà chiến lược thời chúa<br />
Nguyễn thì “Để mở đất Tây Nam Bộ, đặc biệt là trong các cuộc giao<br />
tranh hỗ trợ, hoặc phản công tự vệ, lực lượng chính được các chúa<br />
Nguyễn sử dụng không đâu khác mà chính là các quan lại, các vị tướng<br />
giỏi và quân đội tinh nhuệ của Gia Định”(1). Nhiều quan lại và các vị<br />
tướng tài khi đó đã thay mặt chúa Nguyễn thực hiện nhiều kế sách, chiến<br />
lược có lợi cho cư dân trong vùng, đồng thời thể hiện khối đại đoàn kết<br />
dân tộc, thống nhất lập trường và cùng chung lưng đấu cật thực hiện<br />
những nhiệm vụ mà các chúa giao phó. Trong đó, chúng tôi thấy chiến<br />
lược đa văn hóa, đa tộc người của các chúa Nguyễn thực thi tại đồng bằng<br />
sông Cửu Long trong buổi đầu mở đất đã để lại nhiều kinh nghiệm quý<br />
báu.<br />
<br />
<br />
2. Chiến lược đa văn hóa, đa tộc người ở đồng bằng sông Cửu<br />
Long thời các chúa Nguyễn<br />
1. Từ chính sách thu hút lưu dân<br />
Người Khmer, Chăm, Hoa và Việt ở Nam Bộ nói chung và đồng<br />
bằng sông Cửu Long nói riêng là bộ phần không thể tách rời trong cộng<br />
đồng 54 dân tộc Việt Nam và qua từng thời kì phát triển của lịch sử, từ<br />
nước Phù Nam, Phù Nam đến Thủy Chân Lạp, thành phần cư dân ở đồng<br />
bằng sông Cửu Long đã có những biến đổi nhất định. Hầu như phần lớn<br />
diện tích nơi đây rơi vào tình trạng hoang hóa, dân cư thưa thớt và được<br />
xem như là một vùng đất vô chủ. Chính trong điều kiện đó, cư dân Việt đã<br />
đặt chân đến khai phá và trở thành chủ thể chính ở vùng đất này sau một<br />
thời gian dài định cư.<br />
Cộng đồng cư dân Việt ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là từ<br />
vùng Thuận Quảng di cư vào“Họ thường đi bằng ghe bầu men theo bờ<br />
biển để vào Nam, theo các cửa sông để vào đất liền rồi len lỏi theo các<br />
con rạch tự nhiên tìm đến các giồng cát cao ráo để khai hoang lập<br />
nghiệp. Ban đầu hầu hết đồng bằng Tây Nam Bộ, nhất là vùng trũng Đồng<br />
Tháp Mười còn hoang vu, nước đọng quanh năm do chưa có kênh rạch<br />
thoát nước, do đó các đoàn di dân phải chọn các giồng đất cao ráo để<br />
định cư”(2). Trước khi người Việt có mặt trên vùng đất Tây Nam Bộ, ở<br />
đây đã có lớp dân cư bản địa sinh sống. “Trên các giồng đất cao khi ấy<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
: Đỗ Quỳnh Nga: Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn. NXB<br />
Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội, 2013, trang 56.<br />
2<br />
: Lê Công Lý: Huế trong tâm thức Nam Bộ hay là ký ức lưu dân. Tạp chí<br />
Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144).2018, trang 87.<br />
<br />
<br />
306<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
vẫn còn một ít nhóm người dân tộc và rất ít sóc Khmer mới đến sinh sống<br />
trong tình trạng heo hút, nghèo nàn” (1).<br />
Khi Cao Miên hiến đất cho chúa Nguyễn, nhiều sóc của người<br />
Khmer chuyển đi nơi khác sinh sống, họ lùi sâu vào gần chân núi, dưới có<br />
chằm hồ và khai thác nguồn lợi lâm thổ sản ở đó. Một số khác vẫn ở lại và<br />
chung sống cùng với người Việt. Người Việt lập làng và khai phá ruộng<br />
đất bên cạnh người Khmer. Họ tôn trọng phong tục tập quán của người<br />
Khmer và cùng nhau khai phá ruộng đất, trồng trọt từ đời này sang đời<br />
khác(2).<br />
Nhà nghiên cứu lịch sử Phan Khánh cho hay cộng đồng cư dân bản<br />
địa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thuở trước còn có: Người Khmer<br />
gốc Chân Lạp tản mác đến vùng ác địa này chỉ là để trốn tránh sự quản lí<br />
của vương quốc. Họ ở biệt lập thưa thớt, đi hàng mấy ngày đường mới<br />
đoán được vài ba căn nhà cư trú, nhờ khói vương tỏa qua lá rừng. Họ ở<br />
nhà sàn cao, lợp lá, cỏ và trên những gò đất cao, trồng khoai sắn là chủ<br />
yếu. Họ chỉ cấy một ít lúa nổi, nếp than và lúa sớm. Hầu như không bao<br />
giờ rời khỏi nơi ở.<br />
Người Chăm sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ, nhiều hộ lưu lạc<br />
đến đây từ xa xưa, nơi đất hiểm nhưng tự do. Họ sống thành ấp nhỏ biệt<br />
lập, chỉ bám lấy rừng núi. Mỗi khi có dân tộc khác đến là họ lại rút sâu<br />
hơn vào rừng(3).<br />
Một con đường lưu dân khác đến với đồng bằng sông Cửu Long là<br />
sau khi kết hôn với vua Chân Lạp (1620), công chúa Ngọc Vạn đã đem<br />
theo nhiều người Việt đến đất Chân Lạp trong đó có người được tuyển<br />
làm quan trong triều đình. Ngoài ra, còn nhiều người khác tham gia các<br />
hoạt động sản xuất thủ công thương nghiệp. Đây là sự kiện đầu tiên đã mở<br />
ra cho người Việt một sự đảm bảo ở vùng lãnh thổ mới; do đó có nhiều<br />
người Việt bắt đầu xuống khai phá vùng Nam Bộ(4). Cũng tương tự như<br />
vậy, có nhiều cuộc hôn nhân giữa người Việt và người Chăm đã trở nên<br />
<br />
<br />
1<br />
Trương Thị Kim Chuyên (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập 1: Điều kiện tự<br />
nhiên, Môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang<br />
186.<br />
2<br />
Trương Thị Kim Chuyên (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập 1: Điều kiện tự<br />
nhiên, Môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang<br />
203, 204.<br />
3<br />
Phan Khánh: Đồng bằng sông Cửu Long lịch sử và lũ lụt. NXB Nông nghiệp,<br />
Hà Nội, 2001, trang 39.<br />
4<br />
Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập IV: Từ đầu thế kỉ<br />
XVII đến giữa thế kỉ XIX. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang 40,<br />
41.<br />
<br />
<br />
307<br />
hết sức thông thường đã tạo nên sự hài hòa cùng phát triển và đoàn kết<br />
dân tộc.<br />
Khi được các chúa Nguyễn đồng ý cho định cư ở xứ Đàng Trong thì<br />
Nam Bộ được xem là vùng đất hứa đầy tiềm năng của người Hoa. Để có<br />
nhân lực khai hoang, chúa Nguyễn khuyến khích và nâng đỡ mọi sắc tộc<br />
đến vùng đất mới. Đối với người Hoa thì chúa còn viết thư dụ bảo vua<br />
Miên “liệu lượng và giúp đỡ họ, để tỏ rằng không gạt họ ra ngoài” (1).<br />
Người Hoa lúc đầu cũng làm ruộng trồng rau đậu như người Việt. Các loại<br />
hình kinh tế của người Hoa cũng nương theo sự khác biệt của các vùng tự<br />
nhiên như người Việt.<br />
Người Hoa đã nhanh chóng lập bến, lập chợ ở Cù lao Phố và Mỹ<br />
Tho, họ đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho triều đình, thần phục<br />
chúa Nguyễn và thân thiện với mọi sắc tộc, nhất là với người Việt. Tại Mỹ<br />
Tho Đại Phố, Dương Ngạn Địch cũng đã chiêu mộ dân người Việt, Khmer<br />
để khai phá đất đai tạo thành thôn xóm. Chính sách thuế đối với Hoa<br />
thương cũng dễ dãi; không định mức, tùy tâm khai báo, đóng bằng tiền<br />
hay bằng lâm thổ sản cũng được “Người Hoa sống hòa đồng cùng với<br />
người Việt, người Khmer và những dân tộc bản địa khác. Người Hoa đã<br />
gắn bó cuộc đời với vùng đất mới, như quê hương thứ hai của mình. Bởi<br />
thế, bao thế hệ người Hoa nối tiếp nhau đổ mồ hôi, công sức, kể cả là máu<br />
và nước mắt để khai hoang vùng đất còn nhiều hoang vu và lắm hiểm<br />
nguy này” (2). Hoặc ở Hà Tiên, dưới sự ưu ái và chính sách khoan dung của<br />
chúa Nguyễn, năm 1714, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn,<br />
nhận nơi đây là quê hương thứ hai, nguyện hết lòng phục vụ như con dân<br />
đất nước ta. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong ông là Tổng binh trấn Hà<br />
Tiên, đóng bản dinh tại Phương Thành. Từ ấy nhân dân tụ tập càng đông<br />
đúc(3).<br />
Khi dân đến khai khẩn thì có nhiều chính sách rất cởi mở được thực<br />
hiện nhằm ổn định tâm lý để người dân yên tâm khai hoang sản xuất, xây<br />
dựng cuộc sống nơi vùng đất mới, “ai muốn khai khẩn, lựa chọn vùng đất<br />
cao, gò...tùy ý, khai khẩn xong khai báo với chính quyền là trở thành địa<br />
chủ khu vực đó, chính quyền không đo đạc xem diện tích là bao nhiêu,<br />
cũng không cần biết đất ấy xấu tốt thế nào. Người nghiệp chủ xem đất<br />
<br />
<br />
1<br />
Phan Khánh: Đồng bằng sông Cửu Long lịch sử và lũ lụt. NXB Nông nghiệp,<br />
Hà Nội, 2001, trang 41.<br />
2<br />
Trương Thị Kim Chuyên (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập 1: Điều kiện tự<br />
nhiên, Môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang<br />
204.<br />
3<br />
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế: Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam. NXB<br />
Văn hóa, Hà Nội, 1999, trang 427.<br />
<br />
<br />
308<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
mình khai khẩn thế nào mà tự nguyện nộp thuế nộp bằng hộc non già tùy<br />
ý”(1).<br />
Năm 1753, Nguyễn Cư Trinh được chúa Nguyễn Phúc Khoát gửi<br />
gắm niềm tin và cử ông vào Nam Bộ với nhiệm vụ mới của mình. Tại đây,<br />
Nguyễn Cư Trinh là người có công rất lớn trong việc giúp chúa Nguyễn<br />
mở rộng và bảo vệ chủ quyền Đàng Trong, cụ thể nhất là việc sắp xếp lại<br />
dân cư, giữ mối hòa thuận với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở phương<br />
Nam, năm 1775, “đưa người Côn Man (người Chăm) từ núi Bà Đen<br />
xuống khu vực Châu Định Viễn để khai phá đất đai. Chính thức đến giữa<br />
thế kỉ XVIII, Chân Lạp mới dâng vùng Định Viễn cho chúa Nguyễn, và<br />
chúa Nguyễn tái thiết lập lại đơn vị hành chính, đồng thời khẳng định chủ<br />
quyền chính thức ở dinh Long Hồ”(2). Và các tộc người Việt, Hoa, Chăm,<br />
Khmer cùng nhau góp phần quan trọng vào khai thác vùng đất hoang hóa,<br />
từ những bàn tay trắng, họ đã biến rừng rú rậm rạp thành vùng đất trồng<br />
dâu, mía“Sự cộng cư tộc người một lần nữa lại diễn ra trên vùng đất đầy<br />
tiềm năng khi các cộng đồng cư dân Khmer, Việt, Hoa, Chăm lần lượt di<br />
cư đến đây. Cùng cảnh ngộ di dân, khó khăn trăm bề khi đến vùng đất<br />
mới, nên cộng đồng cư dân các dân tộc phải dựa vào nhau, đoàn kết với<br />
nhau để tạo lập cuộc sống mới, từ đó mà hình thành sự hòa hợp nhau giữa<br />
các dân tộc. Nhiều nơi họ sống chung cùng một làng và hôn nhân hòa<br />
huyết với nhau. Chính thái độ chung tay xây dựng cuộc sống của các dân<br />
tộc đã biến vùng đất Nam Bộ rừng rậm hoang vu thành vùng kinh tế phát<br />
triển”(3).<br />
Đến đây, chúng ta mới thấu hiểu một điều rằng, thuở ban sơ lập<br />
nghiệp, người Việt luôn ghi nhớ công ơn của Nguyễn Hữu Cảnh, vì ông<br />
xuất thân từ miền Thuận Quảng vào đây, thấy trời nước bao la, tài nguyên<br />
dồi dào, khiến ông chạnh lòng “nhìn về miền Trung đất đai cằn cỗi, người<br />
dân lam lũ cực nhọc mà không đủ ăn, lại lụt, bão hằng năm hoành hành<br />
tan tác. Ông Cảnh khuyến khích, vận động họ vào Nam lập nghiệp”(4).<br />
Những lưu dân một thời đi mở cõi ở đồng bằng sông Cửu Long luôn nhớ<br />
về nguồn cội nơi họ đã ra đi để rồi làm nên chủ quyền lãnh thổ không chỉ<br />
ở đất liền mà còn biển đảo của vùng Nam Bộ rộng lớn.<br />
<br />
1<br />
: Huỳnh Lứa (Chủ biên), Lê Quang Minh, Lê Văn Năm, Đỗ Hữu Nghiêm:<br />
Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016,<br />
trang 60.<br />
2<br />
: Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập IV: Từ đầu thế kỉ<br />
XVII đến giữa thế kỉ XIX. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang 87.<br />
3<br />
: Trần Thuận: Nam Bộ - Vài nét lịch sử văn hóa. NXB Văn hóa Văn nghệ<br />
thành phố Hồ Chí Minh, 2014, trang 21.<br />
4<br />
: Vĩnh Nguyên, Nguyễn Tú: Danh nhân Quảng Bình. Tập 2. NXB Văn hóa<br />
Thông tin, Hà Nội, 1997, trang 55.<br />
<br />
<br />
309<br />
2.....đến việc giữ vững tình thân thiện giữa các tộc người<br />
Chính sách cởi mở của chúa Nguyễn đã góp phần thu hút dân cư<br />
ngày càng đông đúc, họ đã cùng nhau khai thác vùng đất đồng bằng sông<br />
Cửu Long, mở rộng giao thương, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.<br />
Và đặc biệt là vùng Mỹ Tho “cũng đã đang dần dần trở thành những<br />
trung tâm cư dân và kinh tế phát triển dưới quyền cai quản của chúa<br />
Nguyễn”(1).<br />
Liên tiếp các năm 1674 vương triều Chân Lạp bị chia thành Chính<br />
quốc vương và Phó quốc vương. Năm 1691, Phó quốc vương là Nặc Ông<br />
Nộn qua đời, tạo điều kiện thuận lợi cho các chúa Nguyễn, khi này Mạc<br />
Cửu đang chiếm giữ vùng đất rộng lớn Hà Tiên - Long Xuyên - Bạc Liêu -<br />
Cà Mau không còn lệ thuộc vào chính quyền Chân Lạp. Sau đó Mạc Cửu<br />
xin nội thuộc chúa Nguyễn đem đất Hà Tiên sáp nhập vào lãnh thổ của<br />
chúa Nguyễn. Sự kiện này đánh dấu sự lớn mạnh của Đàng Trong khi có<br />
thêm nhiều nhân tài và vật lực để việc mở đất càng thêm thuận lợi.<br />
Trong khi đó, công lao của Dương Ngạn Địch khi ở vùng đồng bằng<br />
sông Cửu Long đã để lại dấu ấn tình thân thiện của các tộc người là “Quy<br />
tụ người Hoa, người Việt, người Khmer đã ở đây từ trước, vỡ đất làm<br />
ruộng, lập ra trang trại, thôn ấp, lập nên Mỹ Tho Đại Phố thu hút ngày<br />
càng nhiều tàu buôn phương xã đến đây buôn bán” (2). Thế nhưng, trong<br />
các năm 1682 - 1688 những mâu thuẫn giữa người Hoa với nhau, giữa<br />
người Hoa với người Cao Miên đã diễn ra. Khi đó, người Hoa tiến hành<br />
cướp bóc dân Cao Miên, tại ra sự bất ổn trong vùng, buộc chúa Nguyễn<br />
Phúc Trăn sai tướng là Mai Vạn Long vào Mỹ Tho dùng phục binh giết<br />
Hoàng Tiến. Toàn bộ binh tướng Long Môn giao cả cho Trần Thượng<br />
Xuyên nắm giữ để phối hợp đánh Nặc Thu.<br />
Năm 1698, triều đình Chân Lạp gây hấn ở biên giới phương Nam đã<br />
làm cho người Miên, Việt, Hoa rơi vào hoàn cảnh khổ sở. Biết tin này,<br />
chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh hợp với<br />
Phạm Cẩm Long, Nguyễn Hữu Khánh và Trần Thượng Xuyên lo việc trấn<br />
biên cương. Vai trò của Nguyễn Hữu Cảnh ở đồng bằng sông Cửu Long<br />
thời bấy giờ rất quan trọng đối với người dân, ông tập trung mũi nhọn vào<br />
các công việc canh tác lúa, đào mương giữ nước mưa, lấy đất đắp nền nhà,<br />
lấy tràm dựng nhà để ở khiến đời sống của người dân ngày càng phấn<br />
<br />
<br />
1<br />
Trương Thị Kim Chuyên (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập 1: Điều kiện tự<br />
nhiên, Môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang<br />
188.<br />
2<br />
Trương Thị Kim Chuyên (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập 1: Điều kiện tự<br />
nhiên, Môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang<br />
204.<br />
<br />
<br />
310<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
khởi. Nguyễn Hữu Cảnh lập tức ra quyết định cho quân sĩ vét sâu, khơi<br />
rộng thêm nhánh sông Tiền rẽ ngang xuống sông Hậu; và ra đề án trổ vài<br />
mương phụ tiếp với các mương mà dân đã đào. Dòng nước ngọt được lưu<br />
thông đến tận những nơi lân ấp mới đang khai khẩn. Với những việc làm<br />
của Nguyễn Hữu Cảnh đã thực sự có lợi cho cộng đồng dân cư, người<br />
Miên sống lẫn lộn với người Việt và thấy vậy “Họ tự động hăng hái tham<br />
gia công việc này. Bỗng nhiên tất thảy đều trở thành những cơ, đội binh<br />
phu đào vét lòng sông”. Khi giao thông đường thủy đã quá thuận lợi cho<br />
cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Miên lúc đó “đã làm thêm<br />
thuyền ngo dạng nhỏ bé để đi lại giao dịch, đổi chác mọi vật dụng hằng<br />
ngày. Nhờ vậy, tình thân thiện giữa các sắc dân có phần hòa hợp hơn.<br />
Tình quân dân ngày càng đậm đà hơn” (1).<br />
Chính sách đa văn hóa, đa dân tộc được Nguyễn Hữu Cảnh thực thi<br />
rất hợp lòng dân, khi mà miền biên viễn xa xôi của xứ Đàng Trong đã<br />
thực sự yên ổn thì Nguyễn Hữu Cảnh “cho phép các binh phu được về lại<br />
gia đình lo sinh hoạt đồng áng như cũ; hoặc giả trong quân ngũ những ai<br />
yếu đuối chậm chạp, hay có kẻ muốn ở lại xây dựng “bạn đời” rồi để tự<br />
mình tìm đất cấy hái làm ăn sinh sống cũng được như ý, nhưng với điều<br />
dạy nhất quán phải canh tác ngay”. Các chủng dân “đều nhận rõ việc làm<br />
của mình được che chở thỏa đáng, ai nấy đều hân hoan phục tòng vị<br />
thống lãnh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh; Và niềm kính trọng bậc<br />
huân hiền ấy dường như đã tạo thành sức mạnh chuyển vào một nỗ lực<br />
của con người. Họ đã cùng nhau gia sức bồi đắp thảm lúa đồng bằng Cửu<br />
Long ngày thêm xanh tốt trĩu hạt vàng” (2).<br />
Để giữ bền sức dân, Nguyễn Hữu Cảnh thường luôn tránh những<br />
xung đột không đáng có với Chân Lạp, ông luôn dùng lời lẽ nhân ái để<br />
trấn an nhân dân. Đối với lân bang thì khuyên họ nên “lo gìn nội quốc,<br />
giữ an dân, đừng tìm cách gây hấn lân bang”. Nguyễn Hữu Cảnh luôn<br />
khích lệ các chủng tộc Miên, Hoa, Việt cùng nhau nên giữ vững tình thân<br />
thiện “tắt lửa tối đèn” có nhau. Khuyến khích chủng dân nên canh tác<br />
hoặc mở rộng giao lưu bằng thương thuyền(3).<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
: Nguyễn Ngọc Hiền: Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai<br />
sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỉ thứ XVII, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, trang<br />
104, 106, 107.<br />
2<br />
: Nguyễn Ngọc Hiền: Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai<br />
sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỉ thứ XVII, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, trang<br />
107, 108.<br />
3<br />
: Nguyễn Ngọc Hiền: Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai<br />
sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỉ thứ XVII, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, trang<br />
108, 109.<br />
<br />
<br />
311<br />
Nguyễn Hữu Cảnh có một sách lược đặc biệt quan trọng là mọi<br />
chính sách đều bình đẳng giữa các sắc tộc, không ưu tiên, không kì thị với<br />
bất cứ sắc tộc nào “Để có thêm nhân lực vào khai hoang, Nguyễn Hữu<br />
Cảnh đã cho thuộc binh ra miền Trung, miền Ngũ Quảng chiêu mộ người.<br />
Ông còn khuyến khích binh lính dưới quyền sinh cơ lập nghiệp ở đây khi<br />
không còn đủ sức chiến đấu cho về làm dân. Những người mới đến, được<br />
quan quân giúp đỡ làm nhà, lương thực và nông cụ ban đầu. An ninh hoàn<br />
toàn được giữ vững nhờ vào quân đội hùng hậu, tài chiến trận”(1).<br />
Năm 1705, Nguyễn Cửu Vân sau khi đi đánh quân Xiêm trở về đã<br />
cho quân trú ở Vũng Gù, lập đồn điền, đắp đồn và đào kinh làm cho rạch<br />
Vũng Gù và rạch Mỹ Tho ăn thông nhau, nối liền sông Vàm Cỏ Tây qua<br />
Tiền Giang (2). Tạo nhiều điều kiện để binh lính cũng như dân thường ổn<br />
định cuộc sống, đem lại niềm tin của lòng dân với các vị tướng của chúa<br />
Nguyễn.<br />
Các chúa Nguyễn hầu như không có một quy định nào bắt buộc<br />
người Hoa sinh sống ở Đàng Trong phải từ bỏ phong tục tập quán của<br />
mình, cũng không có một điều luật nào buộc họ phải theo phong tục tập<br />
quán của người Việt, mà trái lại luôn tôn trọng phong tục tập quán của<br />
người Hoa cũng như các kiều dân khác. Điều này đã được Trịnh Hoài Đức<br />
nêu rõ “Khi bắt đầu khai thác, dân lưu tán của nước ta và người<br />
Đường....người Tây Dương, người Cao Miên, người Chà Và...Các nước<br />
kiều ngụ phần nhiều ở xen lẫn nhau, mà áo mặc đồ dùng đều nước nào<br />
theo lối nước ấy”(3).<br />
Có thể nói “Các chính sách mềm dẻo mà nhà Nguyễn đưa ra một<br />
mặt đem lại quyền lợi cho dòng họ Nguyễn; mặt khác, có tác dụng bảo vệ<br />
người dân khai hoang, đẩy mạnh công cuộc khai phá. Rõ ràng, giai đoạn<br />
này việc định cư và khai thác điều kiện tự nhiên của người dân chịu ảnh<br />
hưởng rất lớn từ các chủ trương, chính sách của các chúa Nguyễn”(4).<br />
Những chính sách của các chúa Nguyễn và thuộc tướng dưới quyền<br />
như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Cửu Vân, Nguyễn<br />
Khoa Thuyên đối với ngoại kiều và lân bang ở vùng đồng bằng sông Cửu<br />
<br />
1<br />
: Phan Khánh: Đồng bằng sông Cửu Long lịch sử và lũ lụt. NXB Nông<br />
nghiệp, Hà Nội, 2001, trang 44.<br />
2<br />
: Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang miền Nam. NXB Trẻ, 2014, trang 330.<br />
3<br />
: Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, Đỗ Mộng Khương và Nguyễn<br />
Ngọc Tỉnh dịch, Đào Duy Anh hiệu đính và chú thích. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999,<br />
trang 143.<br />
4<br />
: Trương Thị Kim Chuyên (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập 1: Điều kiện tự<br />
nhiên, Môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang<br />
192.<br />
<br />
<br />
312<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Long đã phần nào nói lên được tầm nhìn chiến lược của các chúa với mục<br />
đích bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ổn định chính trị để kinh tế phát triển,<br />
lòng dân hòa thuận, các dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn đều<br />
đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Việc này cũng được các vua triều Nguyễn<br />
(1802 - 1945) tiếp tục kế thừa và đi đến thống nhất đất nước cho đến ngày<br />
nay.<br />
<br />
<br />
3.....Và củng cố một vùng hậu phương vững mạnh cho triều đại<br />
Sống ở vùng đất mới, với điều kiện tự nhiên đã hun đúc cho người<br />
đồng bằng sông Cửu Long những đặc tính quan trọng đó là“có được<br />
phong cách sống hài hòa giữa cũ và mới; trong và ngoài, phương Đông<br />
và phương Tây; của ta và người; bảo tồn và phát huy..., làm nên bức<br />
tranh văn hóa Nam Bộ tuy đa dạng, sáng tạo mà không lai tạp, mất<br />
gốc”(1). Hoặc đối với người Hoa, họ đã nhận thấy các chiến lược và chính<br />
sách cởi mở của các chúa Nguyễn, khiến cho những người Hoa đến sinh<br />
sống ở Việt Nam, qua nhiều thế hệ, “họ đã quên đi thân phận ngoại tộc<br />
với tên gọi Minh Hương, để sẵn sàng đóng góp cho công cuộc xây dựng<br />
quê hương mới trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa...” (2). Đây<br />
là cơ sở hậu phương vững mạnh cả về nhân tâm lẫn vật chất để người dân<br />
đồng bằng sông Cửu Long bảo vệ những thành quả mà họ đã tạo dựng<br />
cũng như bảo vệ những người thân của các chúa Nguyễn.<br />
Chính vì vậy mà năm 1777, chúa Nguyễn Phúc Ánh “bị Tây Sơn<br />
truy sát, phải chạy vào Nam, mặc dù chỉ mới 15 tuổi nhưng nhờ vào tình<br />
cảm và sự ngưỡng vọng của dân chúng Đồng Nai - Gia Định đối với chúa<br />
Nguyễn mà có thể dễ dàng thu phục được đạo quân Đông Sơn lừng lẫy để<br />
làm lực lượng kháng cự Tây Sơn và khôi phục đất Gia Định”(3). Nguyễn<br />
Ánh dựa vào các phú hào người Việt, dựa vào lực lượng người Hoa vốn<br />
chịu nhiều ơn nghĩa của nhà chúa để thành lập đạo quân Đông Sơn ở Tam<br />
Phụ (Cai Lậy, Cái Bè) Tiền Giang để kháng cự với quân Tây Sơn. Do đó<br />
mà Võ Tánh với 10.000 quân ở vựa lúa Gò Công xin theo Nguyễn Ánh<br />
đến cùng.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Lê Công Lý: Huế trong tâm thức Nam Bộ hay là ký ức lưu dân. Tạp chí<br />
Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, số 1<br />
(144).2018, trang 97.<br />
2<br />
Trần Thuận: Nam Bộ - Vài nét lịch sử văn hóa. NXB Văn hóa Văn nghệ<br />
thành phố Hồ Chí Minh, 2014,trang 47.<br />
3<br />
Lê Công Lý: Huế trong tâm thức Nam Bộ hay là ký ức lưu dân. Tạp chí<br />
Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, số 1<br />
(144).2018, trang 92.<br />
<br />
<br />
313<br />
Các bậc tiền hiền khai khẩn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có<br />
tầm nhìn chiến lược quan trọng, để rồi sau này mỗi chuyến đi về “tẩu quốc<br />
phục quốc” của vua Gia Long được thực hiện dễ dàng là nhờ người am<br />
hiểu địa thế của vùng đất rộng lớn hơn quân Tây Sơn. Nào là sông Mân<br />
Thít nối ngang Ba Kè tới vùng Trà Ôn, nơi nhiều người Miên sinh sống<br />
tập trung. Nào vùng Nước Xoáy tấn thối dễ dàng, lại còn vùng Cần Thơ và<br />
rạch Cần Thơ ăn thông qua sông Cái Bè rồi sông Cái Lớn với vùng U<br />
Minh. Sông Gành Hào, sông Ông Đốc, ở tận mũi Cà Mau (1).<br />
Với một căn cứ địa an toàn bởi lực lượng quân lính đông, tinh nhuệ<br />
và trung thành, kèm với đó vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa và<br />
hoa màu lớn đã làm cơ sở vững chắc cho Nguyễn Ánh chống lại quân Tây<br />
Sơn. Khi quân Tây Sơn vào đến Gia Định họ biết rằng họ bị cô lập hoàn<br />
toàn. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam cho biết:<br />
- Dân khẩn hoang mang ơn các chúa Nguyễn họ được khá giả hơn lúc ở<br />
miền Trung, đất tốt còn nhiều, chưa cần một chính sách điền địa mới<br />
hoặc một sự thay trào đổi chúa.<br />
- Quân Tây Sơn không thâu phục được người Huê kiều (đốt chợ Cù lao<br />
Phố, đốt chợ Sài Gòn, Chợ Lớn, phá chợ Mỹ Tho), là hậu thuẫn kinh tế<br />
cho Nguyễn Ánh.<br />
- Người Cao Miên ở Trà Ôn, người Đồ Bà (Chà Châu Giang) đều có<br />
cảm tình và tích cực ủng hộ Nguyễn Ánh, nhờ đường lối chính trị mềm<br />
dẻo(2).<br />
Với những thuận lợi từ chính trong dân mà ra nên Nguyễn Ánh phải<br />
biết làm gì để an dân, để khôi phục lại vương triều. Năm 1790, Nguyễn<br />
Ánh cho xây thành Gia Định, lập triều nghi, định quan chế, định binh<br />
chính...theo quy mô vương quốc. Đưa người Hoa từ Cù lao Phố và Hà<br />
Tiên về tập trung ở vùng Chợ Lớn. Bổ nhiệm một số quan lại người Miên.<br />
Đặt chức Cai phủ và Ký phủ chuyên trách công tác người Hoa ở mỗi dinh<br />
trấn. Chiêu tập dân xiêu tán, cứ 40 đinh trở lên lập thành một xã. Đẩy<br />
mạnh khôi phục nông nghiệp, đặt 12 chức quan khuyến nông ở các dinh.<br />
Ai làm ruộng giỏi, đạt năng suất thảo điền 100 thúng, sơn điền 70 thúng<br />
trở lên, được hoãn quân dịch để làm ruộng. Cấm ngặt việc giết trâu cày và<br />
cấm lấy lương thực nấu rượu. Các quan khuyến nông có nhiệm vụ mộ dân<br />
khai hoang phục hóa, cấp cho trâu cày, nông cụ và vốn để cày cấy. Quân<br />
đội phải thay nhau làm ruộng khi không đi chiến trận, lập đồn điền riêng<br />
để tự túc lương thực. “Dần dần trên vùng đất mới này đã hình thành một<br />
tầng lớp điền chủ, bao trưng nhiều ruộng đất, tập hợp quanh mình hàng<br />
<br />
<br />
1<br />
: Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang miền Nam. NXB Trẻ, 2014, trang 45.<br />
2<br />
:Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang miền Nam. NXB Trẻ, 2014, trang 54, 55.<br />
<br />
<br />
314<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chục tới hàng trăm nông dân lệ thuộc. Với vốn liếng và phương tiện dồi<br />
dào, với kiến thức vượt trội hơn những người nghèo xiêu tán, nên công<br />
cuộc khai hoang được đẩy mạnh hơn, những người trưng khẩu cũng<br />
nhanh chóng trở thành điền chủ lớn, chẳng những tá điền mà cả những<br />
nông dân tự do cũng phải lệ thuộc. Chính tầng lớp này là rường cột cho<br />
Nguyễn Ánh thường xuyên bổ sung lực lượng, phần lớn họ là những người<br />
miền Trung” (1).<br />
Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn khuyến khích cả người gốc Khmer, gốc<br />
Hoa ở Trà Vinh, Long Xuyên, Tây sông Hậu trưng khẩn đất đai để trở<br />
thành điền chủ. Cấm ngặt người Việt không được ỷ thế sắc tộc để lấn<br />
chiếm đất của người Khmer, người Chăm mà họ đã từng khai phá. Vựa lúa<br />
và hoa màu vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng từ đó đã cho sản phẩm<br />
nhiều vô kể, người dân nộp thuế đầy đủ, các kho lương thực của Nguyễn<br />
Ánh được chuẩn bị đầy đủ từ Gia Định ra đến Diên Khánh nhằm chuẩn bị<br />
cho việc đánh lại nhà Tây Sơn. Và một nhận xét rất xác đáng rằng chính<br />
“lúa gạo đã tích cực góp phần vào việc phản công của Nguyễn Ánh”(2).<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Với chính sách an dân ngay từ buổi đầu cộng với các yếu tố thiên<br />
thời, địa lợi, nhân hòa, chúng ta thấy rõ ràng rằng các chúa Nguyễn “có<br />
những viên tướng giỏi và một hậu phương vững mạnh hơn: Sự trẻ trung<br />
của chế độ, diện tích đất canh tác rộng lớn, mật độ dân số thấp khiến các<br />
mâu thuẫn xã hội ít gay gắt hơn ở phía Bắc và cho phép họ Nguyễn huy<br />
động các nguồn lực một cách dễ dàng hơn” (3).<br />
Sự nghiệp mở đất vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với<br />
Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Cửu Vân, Nguyễn Khoa<br />
Thuyên, Tống Phước Hiệp...là những con dân miền Trung vào đây với sứ<br />
mệnh cao cả là vỗ yên dân và bảo vệ cương vực, ý thức chủ quyền lãnh<br />
thổ. Cùng với đó, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu...là<br />
những Hoa kiều nhưng nguyện đem hết tấm lòng, tài sản phụng sự các<br />
chúa Nguyễn và hòa đồng với những lưu dân vùng đất mới. Trong khi đó,<br />
chúa Nguyễn tạo điều kiện cho các tộc người tiếp xúc, dung hòa để cùng<br />
nhau phát triển kinh tế, ổn định dân cư và đó chính là ý chí của lòng người<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
: Phan Khánh: Đồng bằng sông Cửu Long lịch sử và lũ lụt. NXB Nông<br />
nghiệp, Hà Nội, 2001,trang 50.<br />
2<br />
: Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang miền Nam. NXB Trẻ, 2014, trang 57.<br />
3<br />
: Lê Thành Khôi: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX. NXB<br />
Thế Giới, Hà Nội, 2014, trang 297.<br />
<br />
<br />
315<br />
bền gan được ví như bức tường thành vững chắc để phương Nam yên ổn<br />
suốt thời kì dài.<br />
Chiến lược đa văn hóa, đa tộc người của các chúa Nguyễn ở vùng<br />
đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay. Khi mà,<br />
cộng đồng cư dân các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer đã đoàn kết nhất<br />
trí cùng nhau xây dựng quê hương giàu mạnh, và vùng đất này vẫn giữ<br />
được vai trò quan trọng là vựa lúa của cả nước và nhiều tiềm năng khác<br />
mà không nơi nào có được./.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
316<br />