Chính quyền địa phương với công tác quản lý môi trường tại tỉnh Bình Dương
lượt xem 4
download
Bài viết Chính quyền địa phương với công tác quản lý môi trường tại tỉnh Bình Dương chỉ ra tầm quan trọng và những sự đóng góp của chính quyền địa phương trong công cuộc bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính quyền địa phương với công tác quản lý môi trường tại tỉnh Bình Dương
- CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG Nguyễn Thị Loan Khoa Khoa Học Quản Lý Tóm tắt Bài viết này đã chỉ ra tầm quan trọng và những sự đóng góp của chính quyền địa phƣơng trong công cuộc bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Bình Dƣơng. Những chính sách, quy định và các chƣơng trình hành động cụ thể của tỉnh Bình Dƣơng trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể tình hình ô nhiễm môi trƣờng, xoa dịu bức xúc của ngƣời dân, cũng nhƣ giảm bớt những điểm nóng môi trƣờng trên địa bàn tỉnh. Từ khóa: vai trò, chính quyền địa phƣơng, quản lý môi trƣờng, tỉnh Bình Dƣơng 1. Đặt vấn đề Bình Dƣơng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng về nguồn nhân lực, nền kinh tế tỉnh Bình Dƣơng đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, duy trì tốc độ tăng trƣởng cao khoảng 13,1%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Song song với quá trình phát triển kinh tế, hệ lụy về môi trƣờng là điều không tránh khỏi. Do đó, công tác quản lý môi trƣờng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Tỉnh Bình Dƣơng đã và đang chú trọng đầu tƣ cho công tác quản lý môi trƣờng, những trạm xử lý nƣớc thải đƣợc xây dựng, các trạm quan trắc đƣợc đặt tại nhiều vị trí thích hợp để theo dõi, kiểm soát những thông số ô nhiễm, từ đó có những giải pháp kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng. Trong những năm gần đây, giai đoạn từ năm 2011-2015, Bình Dƣơng đã ban hành nhiều chính sách, quy định và những kế hoạch hành động cụ thể trong công tác bảo vệ môi trƣờng, khắc phục ô nhiễm tại các điểm nóng trên địa bàn tỉnh. Vai trò của chính quyền địa phƣơng trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Bình Dƣơng đang ngày càng đƣợc khẳng định thông qua những hiệu quả nhất định trong lĩnh vực môi trƣờng. 2. Nội dung 2.1 Khái niệm Quản lý môi trƣờng là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh hoạt động của con ngƣời dựa trên sự tiếp cận hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trƣờng có liên quan đến con ngƣời; xuất phát từ quan điểm định lƣợng, hƣớng tới phát triển bền vững. Quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hôi, văn hóa, giáo dục… nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Các biện pháp này đan xen, phối hợp và tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể cả vấn đề đặt ra và quy mô thực hiện [3] Quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng xác định rõ chủ thể là Nhà nƣớc, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đƣa ra các biện pháp, luật pháp, chính 108
- sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia[4]. 2.2 Các nguyên tắc quản lý môi trƣờng Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trƣờng bao gồm[1]: - Hƣớng công tác quản lý môi trƣờng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nƣớc, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trƣờng. - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cƣ trong việc quản lý môi trƣờng. - Quản lý môi trƣờng cần đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp. - Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trƣờng nếu để gây ra ô nhiễm môi trƣờng. - Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trƣờng gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trƣờng bị ô nhiễm. Ngƣời sử dụng các thành phần môi trƣờng phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó. 2.3 Tránh nhiệm của cơ quan Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam Tránh nhiệm của cơ quan Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam đƣợc quy định cụ thể trong Luật bảo vệ môi trƣờng do Quốc hội ban hành, bao gồm những nội dung[2]: - Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách, chƣơng trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trƣờng, dự báo diễn biến môi trƣờng. - Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trƣờng; thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trƣờng; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng. - Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trƣờng. - Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trƣờng. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trƣờng; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. - Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trƣờng; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. 109
- - Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nƣớc cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. 2.4 Hiện trạng môi trƣờng tại Bình Dƣơng 2.4.1. Nƣớc mặt: Bình Dƣơng là một tỉnh nằm trong lƣu vực hệ thống sống Đồng Nai đƣợc bao bọc bởi 03 sông lớn: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé, cùng với 01 sông nội tỉnh là sông Thị Tính. Nhìn chung, chất lƣợng nƣớc các sông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bình Dƣơng hiện nay còn khá tốt, đạt tiêu chuẩn cấp nƣớc cho sinh hoạt, nhƣng cần phải xử lý. Nguồn gây ô nhiễm nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải đô thị chƣa đƣợc xử lý đạt quy chuẩn, thải vào hệ thống kênh, rạch, sông suối. Cụ thể[5]: - Nƣớc thải công nghiệp: tổng lƣu lƣợng nƣớc thải công nghiệp khoảng 140.000 3 m /ngày với tải lƣợng các chất ô nhiễm BOD5 là 2,9 tấn/ngày, COD là 7,1 tấn/ngày, tổng Nitơ là 2,1 tấn/ngày và tổng Phospho là 0,2 tấn/ngày. - Nƣớc thải đô thị: tổng lƣu lƣợng nƣớc thải từ các đô thị khoảng 142.816 3 m /ngày với tải lƣợng các chất ô nhiễm BOD là 15,5 tấn/ngày, COD là 25,3 tấn/ngày, tổng Nitơ là 5,3 tấn/ngày và tổng Phospho là 1,1 tấn/ngày. Bên cạnh nguồn ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp và đô thị thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt còn khoảng 5% lƣợng chất thải rắn đô thị chƣa đƣợc thu gom xả trực tiếp vào kênh, rạch cũng góp phần gia tăng ô nhiễm nguồn nƣớc mặt. Biểu đồ 2.1 Diễn biến NH3 - N trên sông Sài G n giai đoạn 2006 - 2014 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) 110
- Biểu đồ 2.2 Diễn biến COD trên sông Sài G n giai đoạn 2006 - 2014 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) Kết quả quan trắc cho thấy: - Từ đập Dầu Tiếng đến cầu Phú Cƣờng: nồng độ COD dao động từ 7,3 - 15,3 mg/l, đạt quy chuẩn 08: 2008/BTNMT cột (A2); nồng độ NH3-N dao động từ 0,4 - 0,7 mg/l, vƣợt quy chuẩn 2 - 3,5 lần; các thông số ô nhiễm khác nhƣ pH, SS, NO3-N, NO2- N, Coliform, Tổng dầu mỡ, Cl-, PO43-, kim loại nặng và vi sinh đều đạt quy chuẩn cho phép. - Khu vực ngã ba sông Sài Gòn với rạch Vĩnh Bình: nồng độ COD dao động từ 15,6 - 24,8 mg/l, vƣợt quy chuẩn 1,1 - 1,7 lần; nồng độ NH3-N dao động từ 0,63 - 1,2 mg/l, vƣợt quy chuẩn 3,1 - 6 lần; các thông số ô nhiễm khác đều đạt quy chuẩn cho phép Biểu đồ 2.3 Diễn biến NH3 - N trên sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2014 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) 111
- Biểu đồ 2.4 Diễn biến COD trên sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2014 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) Kết quả quan trắc cho thấy chất lƣợng nƣớc sông Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2014 vẫn còn tƣơng đối tốt. Ngoài trừ nồng độ NH3 - N tại một số thời điểm ( năm 2011 và 2012) vƣợt quy chuẩn, còn các thông số khác nhƣ DO, COD, NO3-N, NO2-N, Coliform, Tổng dầu mỡ, Cl-, PO43-, kim loại nặng và vi sinh đều đạt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (A2). Đồng thời, chất lƣợng nƣớc có xu hƣớng cải thiện so với giai đoạn 2006 - 2010, nồng độ COD giảm 3,1 mg/l, nồng độ NH3 - N giảm 0,1 mg/l. Biểu đồ 2.5 Diễn biến NH3 - N trên sông Bé giai đoạn 2006 - 2014 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) Kết quả quan trắc cho thấy chất lƣợng nƣớc sông Bé trong giai đoạn 2011 - 2014 hầu nhƣ không có thay đổi so với giai đoạn 2006 - 2010, ngoại trừ nồng độ NH3-N dao động từ 0,3 – 0,94 mg/l, vƣợt quy chuẩn từ 1,5 đến 4,7 lần, các thông số ô nhiễm khác nhƣ DO, COD, NO3-N, NO2-N, Coliform, Tổng dầu mỡ, Cl-, PO43-, kim loại nặng và vi sinh đều đạt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (A2). 112
- Biểu đồ 2.6 Diễn biến NH3 - N trên sông Thị Tính giai đoạn 2006 - 2014 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) Kết quả quan trắc cho thấy chất lƣợng nƣớc sông Thị Tính trong giai đoạn 2011 - 2014 có nồng độ NH3-N dao động từ 0,9 – 1,2 mg/l, vƣợt quy chuẩn từ 4,5 - 6 lần, các thông số ô nhiễm khác nhƣ DO, COD, NO3-N, NO2-N, Coliform, Tổng dầu mỡ, Cl-, PO43-, kim loại nặng và vi sinh đều đạt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (A2). Nhƣ vậy: Theo kết quả quan trắc trên các dòng sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Bình Dƣơng, cho thấy phần hạ lƣu sông Sài Gòn bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ, đặc biệt khu vực hạ nguồn không đạt quy chuẩn cấp nƣớc sinh hoạt, các kênh, rạch trên địa bàn phía Nam của tỉnh còn bị ô nhiễm hữu cơ. Chủ yếu nồng độ NH3-N vƣợt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT(A2). Một số đoạn sông có COD vƣợt quá quy chuẩn tại một thời điểm nào đó (không nhiều). Tuy nhiên, chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có cải thiện so với giai đoạn 2006 - 2010, các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ có xu hƣớng ngày càng giảm[5] Chất lƣợng nƣớc mặt đƣợc cải thiện là nhờ công tác quản lý môi trƣờng của tỉnh đã đƣợc nâng cao, tập trung kiểm soát đƣợc nguồn thải công nghiệp, việc triển khai thực hiện các công trình thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải và chất thải rẵn đã hạn chế đƣợc lƣợng chất thải chƣa qua xử lý, không đạt quy chuẩn khi thải ra môi trƣờng và nguồn nƣớc mặt. 2.4.2. Nƣớc dƣới đất Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2011- 2015 cho thấy chất lƣợng nƣớc dƣới đất tại các vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh tƣơng đối tốt, nƣớc có vị nhạt, không màu, hàm lƣợng các nguyên tố thay đổi theo mùa, các chỉ tiêu phân tích đều đạt qui chuẩn cho phép. Tuy nhiên, một số khu vực nhƣ phƣờng An Phú của thị xã Thuận An, khu vực xã Trừ Văn Thố của huyện Bàu Bàng, xã An Tây, Phú An của thị xã Bến Cát…, tầng chứa nƣớc Pleistocen giữa trên đã bị ô nhiễm hữu cơ, nồng độ Amonia, COD vƣợt quy chuẩn cho phép. Cũng theo báo cáo, khu vực An Tây thị xã Bến Cát, phƣờng Vĩnh Phú của thị xã Thuận An, nƣớc dƣới đất còn bị nhiễm mặn (hàm lƣợng Clorua vƣợt quy chuẩn nhiều lần). Đặc biệt nƣớc dƣới đất khu vực phƣờng Vĩnh Phú thị xã Thuận An, không những bị ô nhiễm hữu cơ mà một số tầng còn bị nhiễm kim loại nặng. 113
- 2.4.3. Môi trƣờng không khí Biểu đồ 2.7 Diễn biến tiếng ồn tại các điểm quan trắc giai đoạn 2006 - 2010 Nông Trung KCN CCN QCVN 26: 2010 trƣờng tâm Sóng Thuận dB(A) Thanh HC Thần II Giao An Dĩ An (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) Biểu đồ 2.8 Diễn biến tiếng ồn tại các điểm quan trắc giai đoạn 2011 - 2014 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) Kết quả quan trắc cho thấy tiếng ồn tƣơng đƣơng trong giai đoạn 2011 - 2014 trên địa bàn tỉnh dao động trong khoảng từ 54 đến 79,5 dBA. Các khu vực có tiếng ồn cao chủ yếu là các nút giao thông nhƣ Ngã tƣ cầu Ông Bố, Miếu Ông Cù, khu công nghiệp Sóng Thần... hoặc tại các khu vực khai thác đá xây dựng nhƣ Mỏ đá Thƣờng Tân, Mỏ đá Tân Đông Hiệp.... vƣợt quy chuẩn từ 1,03 - 1,15 lần. So với giai đoạn 2006 - 2010 thì tiếng ồn tại một số nút giao thông và một số khu công nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2014 có xu hƣớng tăng lên, thƣờng xuyên vƣợt quy chuẩn hơn, còn các khu vực khác hầu nhƣ không có thay đổi. 2.4.4. Bụi 114
- Biểu đồ 2.9 Diễn biến nồng độ bụi một số điểm quan trắc giai đoạn 2006 - 2014 Nông Trung KCN CCN QCVN 05:2013 trƣờng tâm Sóng Thuận Thanh HC Thần II Giao Dĩ An µg/m3 An (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) Biểu đồ 2.10 Diễn biến nồng độ bụi tại các điểm quan trắc giai đoạn 2011 - 2014 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ình Dương giai đoạn 2011-2015) Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ bụi trung bình trong giai đoạn 2011 - 2014 dao động từ 60 đến 681 µg/m3. Các khu vực có nồng độ bụi vƣợt quy chuẩn cho phép chủ yếu là khu vực khai thác khoáng sản nhƣ Mỏ đá Thƣờng Tân hoặc những khu vực có mật độ giao thông cao nhƣ Ngã tƣ Miếu Ông Cù, Nhà máy Victory cách khu dân cƣ Thuận Giao 300 m..., mức độ ô nhiễm không lớn, vƣợt quy chuẩn từ 1,07 - 2,27 lần. Các khu vực khác nồng độ bụi đều đạt quy chuẩn cho phép. So với giai đoạn 2006 - 2010 thì trừ một số khu vực có mật độ giao thông cao và khu vực khai thác đá xây dựng, nồng độ bụi tại hầu hết các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh thời gian qua có xu hƣớng giảm, mức độ giảm từ từ 1,06 - 2,5 lần. Nhận xét: Theo kết quả quan trắc về các chỉ tiêu ô nhiễm môi trƣờng tại Bình Dƣơng, mức độ ô nhiễm có xu hƣớng giảm theo thời gian. Tỉnh đã và đang rất chú trọng đến công tác quản lý môi trƣờng, khiển khai thực hiện các công trình thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, tập trung kiểm soát các nguồn thải 115
- công nghiệp, hạn chế lƣợng chất thải chƣa qua xử lý thải ra môi trƣờng. Công tác quản lý môi trƣờng tại Bình Dƣơng đƣợc nâng cao, tạo ra hiệu quả đáng kể trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. 2.5 Công tác quản lý môi trƣờng tại Bình Dƣơng Theo báo cáo kết quả bảo vệ môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý môi trƣờng, bao gồm các giải pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trƣờng tiếp tục đƣợc đổi mới và đi vào chiều sâu; Tổ chức 150 lớp tập huấn về BVMT cho cán bộ chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã, các hội đoàn thể; thực hiện mỗi năm 52 lƣợt chuyên mục tài nguyên và môi trƣờng trên Báo và Đài PTTH Bình Dƣơng. Hàng năm tỉnh tổ chức tuyên dƣơng, vinh danh những doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trƣờng để động viên, khích lệ phong trào bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, tỉnh đã tổ chức tốt các chiến dịch truyền thông môi trƣờng nhƣ lễ mít tinh, đi bộ đồng hành về môi trƣờng, phiên chợ tái chế... nhân các ngày kỷ niệm về môi trƣờng hàng năm đã góp phần tích cực cho việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân và doanh nghiệp về bảo vệ môi trƣờng, từ đó nâng cao hiệu quả của việc phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng. Ban hành quy định về bố trí ngành nghề sản xuất công nghiệp, chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng nằm trong các khu dân cƣ, đô thị; định hƣớng không thu hút các dự án đầu tƣ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng, hạn chế bố trí các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn phía nam của tỉnh. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 45 văn bản liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trƣờng. Việc kết hợp thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng trong các quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc thực hiện tốt. Tiêu chí bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc đƣa vào quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa. Để thực hiện tốt vai trò của chỉnh quyền địa phƣơng trong lĩnh vực môi trƣờng, tỉnh đã tiến hành thành lập phòng quản lý môi trƣờng tại các Ban quản lý khu công nghiệp, kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trƣờng; số lƣợng và chất lƣợng cán bộ làm công tác bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc tăng cƣờng và nâng cao; việc phân cấp, ủy quyền về quản lý môi trƣờng đƣợc đẩy mạnh cho các Ban quản lý khu công nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp xã; Trong hơn 4 năm, các cấp đã tiến hành thanh kiểm tra 4.545 đơn vị, xử phạt vi phạm 1.315 đơn vị với số tiến trên 30 tỉ đồng, số còn lại chủ yếu là nhắc nhở và hƣớng dẫn khắc phục sai phạm. Công tác quan trắc giám sát các nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải lớn đƣợc chú trọng, tỉnh đã đầu tƣ hệ thống quan trắc nƣớc thải tự động, camera giám sát. Hệ thống đã kiểm soát đƣợc 52 nguồn thải lớn với tổng lƣu lƣợng 97.000 m3/ngày đêm, giúp kiểm soát liên tục hơn 70% tổng lƣợng nƣớc thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, ngành Tài nguyên và Môi trƣờng đã xây dựng và đƣa vào sử dụng cổng thông tin trực tuyến quản lý môi trƣờng Bình Dƣơng có thể cung cấp dịch vụ công 116
- mức độ 3. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trƣờng của các cơ sở sản xuất công nghiệp đã đƣợc thiết lập và có thể truy cập trực tuyến, đến nay cấp tỉnh đã cập nhật xong cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp với 2.500 cơ sở sản xuất, cấp huyện đã cập nhật 1.200 cơ sở, đạt 60% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp cần quản lý. Tỉnh Bình Dƣơng tập trung chỉ đạo thƣờng xuyên việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, đến nay, có 266/269 cơ sở thuộc danh sách gây ô nhiễm nghiêm trọng, đã hoàn thành khắc phục ô nhiễm, đạt tỉ lệ 98,9%. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung xử lý hệ thống thoát nƣớc của KCN Việt Hƣơng 2, Kênh Ba Bò, các công trình đƣợc đƣa vào hoạt động đã giảm bớt ô nhiễm tại khu vực và hạn chế các vấn đề bức xúc của ngƣời dân. Tỉnh cũng đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động sản xuất và di dời đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi khu dân cƣ đô thị, kết quả xử lý 30/33 cơ sở đạt 91%. Ban hành các vùng cấm và vùng hạn chế khai thác đối với nguồn nƣớc dƣới đất của khu vực phía nam, song song đó, tỉnh thƣờng xuyên ra soát thực hiện việc trám láp giếng hƣ hỏng, không sử dụng để ngăn chặn ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm. Ban hành kế hoạch hàng động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong giai đoạn 2013-2015, tỉnh thực hiện 7 dự án phi công trình và 1 dự án công trình với kinh phí 14 tỷ đồng để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Ngoài các giải pháp quản lý trong tỉnh, Bình Dƣơng đã phối hợp với các tỉnh có cùng lƣu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn để kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trƣờng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tham gia các dự án quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cấp tỉnh (VPEG) do chính phủ Canada tài trợ, thông qua đó năng lực quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng cấp tỉnh và cấp huyện đã đƣợc nâng cao. Nhƣ vậy, thông qua việc đánh giá tình hình thực tế công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh cho thấy, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định và kế hoạch hành động trong việc ứng phó, xử lý ô nhiễm. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, hạn chế đƣợc bức xúc của ngƣời dân. Nhờ vào những chính sách, hành động kịp thời của các cơ quan môi trƣờng mà những điểm nóng đang đƣợc cải thiện rõ rệt, nồng độ ô nhiễm tại các điểm quan trắc có xu hƣớng giảm. Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ nhƣ hiện nay, vai trò của chính quyền địa phƣơng trong công tác bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc chú trọng hơn nữa để tỉnh Bình Dƣơng có thể phát triển một cách bền vững, đảm bảo lợi ích kinh tế mà không gây hại đến môi trƣờng. 3. Kết luận Bình Dƣơng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có sự tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, chính vì vậy, vấn đề cân đối giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng hƣớng đến phát triển bền vững luôn luôn phải đƣợc chú trọng. Để thực hiện đƣợc định hƣớng này, vai trò của chính quyền địa phƣơng trong công tác bảo vệ môi trƣờng là quan trọng nhất. Trong những năm qua, những giải pháp quản lý môi trƣờng đƣợc tỉnh Bình Dƣơng thực hiện triệt để, có hiệu quả, những chính sách quy định đƣợc ban hành phù hợp với tình hình hiện tại của địa phƣơng. Tỉnh bố trí nhiều điểm quan trắc để theo dõi chất lƣợng nƣớc, ban hành nhiều chính sách, quy định về 117
- việc sử dụng nƣớc ngầm, lắp đặt các hệ thống xử lý nƣớc thải làm giảm ô nhiễm tại các điểm nóng môi trƣờng, xoa dịu bức xúc của dƣ luận, xử lý triệt để, buộc ngừng sản xuất đối với cơ sở gây ô nhiễm, tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật về môi trƣờng. Đồng thời, tỉnh cũng đã xây dựng và đƣa vào sử dụng cổng thông tin trực tuyến quản lý môi trƣờng Bình Dƣơng. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn tỉnh đang có xu hƣớng giảm, việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng đang đƣợc phối hợp tƣơng đối hài hòa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Khoa, 2001, Khoa học môi trường, NXB Giáo Dục [2] Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2014 , Điều 139 [3] Nguyễn Văn Phƣớc, Nguyễn Thị Vân Hà, 2006, Giáo trình quản lý chất lượng môi trường, NXB Xây dựng [4] Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, 2011, NXB Công an Nhân dân [5] UBND tỉnh Bình Dƣơng, 2016, Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2011-2015 118
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Làm thế nào để Ứng phó với Tác động của Biến đổi khí hậu ở đô thị: Phần 1 - Đại học Công nghệ Brandenburg Cottbus
13 p | 153 | 24
-
Làm thế nào để Ứng phó với Tác động của Biến đổi khí hậu ở đô thị: Phần 2 - Đại học Công nghệ Brandenburg Cottbus
27 p | 130 | 18
-
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vai trò của giới trong sản xuất nông nghiệp: trường hợp nghiên cứu tại Giao Lạc, Giao Thủy, Nam Định
10 p | 124 | 11
-
Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ quản lý đất đai tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
14 p | 19 | 7
-
Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở Việt Nam
8 p | 78 | 6
-
Sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường tại Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015
9 p | 73 | 5
-
Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám để tính toán một số thông số khí quyển nhằm hiệu chỉnh áp suất khí quyển tính từ DEM
8 p | 33 | 3
-
Chính sách an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị
4 p | 32 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm mã nguồn mở thiết kế hệ thống thông tin quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
12 p | 25 | 2
-
Dự thảo Kế hoạch chia sẻ lợi ích đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025
94 p | 27 | 2
-
Các hình thức phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 49 | 2
-
Vai trò của giới ở nông hộ, trở ngại, rủi ro và cơ chế ứng phó biến đổi khí hậu
7 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn