Chính sách kinh tế của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ thủ tướng Shinzo Abe (2013-2020)
lượt xem 4
download
Bài chiết Chính sách kinh tế của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ thủ tướng Shinzo Abe (2013-2020) có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp Việt Nam nhận rõ các thuận lợi, thách thứ của nền kinh tế, đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện các chính sách kinh tế một cách hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách kinh tế của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ thủ tướng Shinzo Abe (2013-2020)
- CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM THỜI KỲ THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (2013-2020) Đặng Chí Nguyên, Trịnh Ngọc Hoàng, Nguyễn Thị Nam Trang Khoa Nhật Bản học, Trường đại học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Thúy, GV. Nguyễn Thị Thúy Vi TÓM TẮT Sau khi ông Shinzo Abe tái đắc cử cương vị Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2012, ông Shinzo Abe đã ban hành Chiến lược kinh tế mới – Abenomics nhằm khơi dậy sức sống cho nền kinh tế Nhật Bản. Với chính sách này, nền kinh tế Nhật Bản đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách, đang và đã dần lấy lại đà phục hồi tăng trưởng. Sau khi nền kinh tế Nhật Bản phục hồi, thủ tướng Shinzo Abe cũng đưa ra các chính sách đối với nền kinh tế Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “chính sách kinh tế của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ Thủ tướng Shinzo Abe (2013-2020)” có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp Việt Nam nhận rõ các thuận lợi, thách thứ của nền kinh tế, đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện các chính sách kinh tế một cách hiệu quả. Từ khóa: Abenomics, chính sách kinh tế, Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với vị thế ngày càng tăng cao của Việt Nam trên thế giới thì các mối quan hệ ngoại giao cũng trở nên rộng rãi, từ đó các chính sách của nước ngoài đối với Việt Nam cũng ngày càng được ưu đãi. Trong đó, ngày 21 tháng 9 năm 1973 Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Mối quan hệ giữa hai nước nhanh chóng phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa. Đặc biệt trong thời kỳ của thủ tướng Shinzo Abe, quan hệ Việt-Nhật luôn ở giai đoạn tốt đẹp và phát triển trên mọi phương diện nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Từ năm 2006 thủ tướng Shinzo Abe đã ra tuyên bố chung với Việt Nam “Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược”, đến năm 2014 một năm sau khi thủ tướng Abe tái đắc cử, hai bên đã tiến đến thiết lập khuôn khổ “Đối tác chiến lược sâu rộng”. Để có thể hiểu rõ hơn các chính sách kinh tế trong thời kỳ này của hai nước và từ đó hướng đến các mục tiêu có lợi cho đôi bên trong tương lai, chúng tôi đã chọn đề tài “Chính sách kinh tế của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ Thủ tướng Shinzo Abe (2013-2020)”. Giai đoạn 2013-2020 là thời kỳ mà Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển nền kinh tế, có thể nói đang ở vào giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất. Việt nam cũng đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu mà Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội trong những năm qua. 3501
- Hình 1: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 ngày 10/11/2017 tại Đà Nẵng. 2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM Với sự đầu tư và áp dụng các chính sách kinh tế của Nhật Bản vào nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến cụ thể: Về lĩnh vực nông-lâm-thủy sản: Nhật Bản và Việt Nam thống nhất cho rằng việc tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp ở cấp tỉnh của Việt Nam và Nhật Bản sẽ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia trong lĩnh vực: Hợp tác xây dựng các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tập trung vào gạo, rau củ quả và một số nông sản khác; Hợp tác trong việc lai tạo các giống lúa trong nước, sản xuất thịt bò, lợn, gà, cá tại Việt Nam; Ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp chất lượng cao; Hợp tác trong lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản bao gồm các sản phẩm lúa gạo, rau quả và thủy sản; Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, trọng tâm là chương trình tu nghiệp sinh cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản; Xây dựng và tăng cường các hiệp hội nông nghiệp địa phương. Về lĩnh vực xây dựng: thông qua việc hợp tác giữa hai nước đã đưa ra ba dự án lớn tại thủ đô Hà Nội gồm: cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay quốc tế Nội Bài và nhà ga T2-CHK quốc tế Nội Bài. Ngoài ra, hiện Chính phủ Nhật Bản đang cung cấp vốn vay ODA cho Việt Nam triển khai một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải quan trọng như: Tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ hai; Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1); Hệ thống thu soát vé tự động các tuyến đường sắt đô thị; Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội-Tp.HCM; Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; Đường cao tốc Đà Nẵng-Quãng Ngãi; Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ-Túy Loan. 3502
- Hình 2: Công trình cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài Về lĩnh cực công nghiệp: Vào năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, sẽ ưu tiên phát triển sáu ngành công nghiệp chủ lực, giá trị gia tăng cao. Đây được xem là chiến lược quan trọng giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy thu hút đầu tư, tạo lan tỏa công nghệ và hợp tác giữa hai nước. Qua đó sáu ngành công nghiệp được ưu tiên gồm: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Về lĩnh vực dịch vụ: Số lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng đều trong những năm qua. Nhật Bản đã mở Tổng lãnh sự quán tại Tp. Hồ Chí Minh. Phía ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Osaka (tháng 3 năm 1997) và Fukuoka (tháng 4 năm 2009); Tháng 6/2010, bổ nhiệm 2 Tổng Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại thành phố Nagoya (tỉnh Aichi) và thành phố Kushiro (Hokkaido). Từ ngày 1/1/2004, Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người Nhật đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và từ ngày 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản. 3. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM 3.1 Thành tựu Về thương mại: Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999, kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Nhật năm 2019 đạt gần 40 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu 9 tháng năm 2020 đạt 28,6 tỷ USD; nhập khẩu đạt 14,6 tỷ USD; xuất khẩu đạt 14 tỷ USD. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lũy kế đến tháng 9 năm 2020, Nhật Bản có 4.595 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,87 tỷ USD (dưới hai hình thức chính: 100% vốn nước ngoài và hợp đồng BOT), đứng thứ hai trong tổng số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Về nông-lâm-thủy sản: trong vòng 5 năm, đã cơ cấu lại ngành, phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế từng vùng miền, sản xuất hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản phát triển 3503
- nhanh, công nghệ cao được quan tâm áp dụng để giảm chi phí nâng cao giá trị gia tăng. Thị trường nông sản được mở rộng ở cả trong nước và thị trường quốc tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có mặt trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2020, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt khoảng 41 tỷ USD. Ngành Thủy sản nước ta tiếp tục có sự tăng trưởng đều đặn, sản lượng thủy sản năm 2018 đạt hơn 7,4 triệu tấn, gấp 5,6 lần so với năm 1995, nuôi trồng thủy hải sản đạt hơn 3,89 triệu tấn, gấp 4 lần so với năm 1995. Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% (1995) lên hơn 54% (2018). Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD vào năm 1995 và đạt trên 9 tỷ USD vào năm 2018, đưa Việt Nam vào vị trí các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Để có được những thành tựu đó, trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Về công nghiệp: Trong giai đoạn chiến lược 10 năm (2011-2020), ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% vào GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí thứ 50 (2010) lên vị trí thứ 22 (2019) trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tỷ trọng nhóm ngành khai khoáng trong GDP liên tục giảm (từ 9,1% năm 2010 xuống còn khoảng 8,1% năm 2016 và chỉ còn 5,55% vào năm 2020). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng kinh tế với mức tăng 5,82% (2020). 3.2 Hạn chế Các chính sách kinh tế luôn cố gắng phát huy tác dụng nhưng nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế vẫn không ngăn được nền kinh tế Nhật Bản “chệch hướng” vài lần. Đồng thời gặp một số hạn chế như: việc thi hành chính sách tiền tệ mở rộng chưa phát huy tối đa hiệu quả, do cơ chế truyền dẫn chậm của chính sách tiền tệ và đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản, hạn chế của chính sách tài khóa và sự chậm trễ của chính sách tăng trưởng sâu rộng,... Một vài mục tiêu của chính sách cải cách kinh tế Abenomics có thể không mang lại hiệu quả nếu không có “mũi tên” thứ ba là cải cách cơ cấu. Một mục tiêu chủ chốt là thị trường lao dộng của Nhật Bản với mô hình của giai đoạn bùng nổ dân số hậu chiến tranh, trong đó người lao động có thể hy vọng có việc làm suốt đời cùng với nhiều lợi ích kèm theo ở một trong những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Đối với Việt Nam cũng gặp một số hạn chế trong chính sách đối với Nhật Bản, thứ nhất là tiếp tục đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế. Thứ hai là phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo công bằng về mặt xã hội. Mặc dù Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các chỉ báo kinh tế liên tục tăng, nhưng tính bền vững, đặc biệt sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội vẫn còn hạn chế. Thứ ba là tái cơ cấu kinh tế cần được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt. 4. KẾT LUẬN 3504
- Ngày 21 tháng 9 năm 1973, mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập. Đáng chú ý, trong 10 năm qua, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển rất mạnh mẽ nhất là dưới thời chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật Bản còn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Qua đó Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Tất cả các số liệu về sự hợp tác giữa hai nước đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, dịch vụ,... Điều đó cho thấy quan hệ Việt-Nhật đã trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, đôi bên cùng có lợi, tạo nền tảng cho sự hợp tác vì ổn định và hòa bình của khu vực Đông Á. Thông qua đề tài “Chính sách kinh tế của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ Thủ tướng Shinzo Abe” đã làm rõ được các chính sách kinh tế của Nhật Bản đối với kinh tế Việt Nam đã góp phần cải thiện được nền kinh tế Việt Nam. Đưa nền kinh tế Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Đề tài cũng làm rõ các chính sách kinh tế của Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam. Từ đó, đối với Việt Nam và Nhật Bản cũng rút ra được các khó khăn cũng như hạn chế của chính sách kinh tế để cải thiện và cố gắng đạt được những thành tựu nhất định. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Book (Sách) [1] Nhiều tác giả (2016), Gíao trình Chính sách kinh tế-xã hội. NXB Khoa học và Kỹ thuật [2] Nguyễn Văn Ngọc (2012), Tù điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân [3] Kenya Matsuda (2018), SHINZO ABE & Gia tộc tuyệt đỉnh, NXB Trẻ [4] Nhiều tác giả (2011), Năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh Kinh tế số, NXB Chính trị quốc gia sự thật • Online document (Tài liệu trực tuyến) [1] Chính sách kinh tế là gì ? Nội dung chính sách kinh tế trong Hiến Pháp ? https://luatminhkhue.vn/chinh-sach-kinh-te-la-gi-noi-dung-chinh-sach-kinh-te-trong-hien-phap.aspx Truy cập: 20/1/2022 1:35 AM) [2] Khái niệm kinh tế là gì ? http://www.dankinhte.vn/khai-niem-kinh-te-la-gi (Truy cập: 20/1/2022 8:20 AM) [3] Dấu ấn đặc biệt của Thủ tướng Abe trong quan hệ với Việt Nam https://tuoitre.vn/dau-an-dac-biet-cua-thu-tuong-abe-trong-quan-he-voi-viet-nam-20200831023833156.htm (Truy cập: 10/2/2022 12:00 AM) 3505
- [4] Đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam: “Hiện tượng” Nhật Bản! https://danviet.vn/dau-tu-vao-nong-nghiep-viet-nam-hien-tuong-nhat-ban-7777649124.htm (Truy cập: 20/2/2022 6:00 PM) [5] Tiềm năng lớn hợp tác nông-thủy hải sản Việt-Nhật https://baochinhphu.vn/tiem-nang-lon-hop-tac-nong-thuy-hai-san-viet-nhat-102160084.htm (Truy cập: 2/3/2022 9:00 AM) [6] Sử dụng ngư cụ, công nghệ Nhật Bản câu cá ngừ đại dương https://baotintuc.vn/bien-dao-viet-nam/su-dung-ngu-cu-cong-nghe-nhat-ban-cau-ca-ngu-dai-duong- 20170304094455769.htm (Truy cập 8/3/2022 10:00 PM) [7] Kết quả hợp tác quốc tế của ngành thủy sản Việt Nam 2017 https://tepbac.com/tin-tuc/full/ket-qua-hop-tac-quoc-te-cua-nganh-thuy-san-viet-nam-2017-24301.html (Truy cập: 8/3/2022 11:30 PM) [8] Những công trình giao thông mang đậm dấu ấn Nhật Bản ở Việt Nam https://baodautu.vn/infographic-nhung-cong-trinh-giao-thong-mang-dam-dau-an-nhat-ban-o-viet-nam- d88196.html (Truy cập 20/2/2022 7:45 AM) 3506
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
19 p | 1528 | 448
-
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Mở Đầu
5 p | 247 | 41
-
Chính sách phát triển kinh tế Nhật Bản (Tập 2): Phần 1
96 p | 191 | 37
-
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 6
32 p | 179 | 36
-
Hướng dẫn điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản: Phần 1
142 p | 116 | 36
-
Hướng dẫn điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản: Phần 2
87 p | 139 | 29
-
Chính sách tài khóa của Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam
8 p | 176 | 12
-
Kinh tế học đại cương: Chương 10. Chính sách kinh tế vĩ mô
16 p | 153 | 11
-
Chính sách Abenomics và những bài học với kinh tế Việt Nam
3 p | 131 | 8
-
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes và vài suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
7 p | 92 | 6
-
Nhu cầu số liệu thống kê phục vụ phân tích định lượng chính sách kinh tế vĩ mô
10 p | 42 | 6
-
Chính sách kinh tế Nhật Bản (Tập 1) - G.C.Allen
159 p | 43 | 4
-
Điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc và tác động đến Việt Nam
11 p | 28 | 4
-
Tổng quan Kinh tế Thế giới 2009 – Qua đáy và phục hồi
34 p | 78 | 3
-
Những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản sau 5 năm thực hiện Chính sách Abenomics
4 p | 57 | 3
-
Những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á (1991–2004)
15 p | 13 | 3
-
Tác động của bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá cổ phiếu ở các nước khu vực Đông Nam Á
1 p | 25 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn