NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN<br />
<br />
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ THÁO GỠ KHÓ KHĂN<br />
CHO DOANH NGHIỆP<br />
TS. NGUYỄN VIẾT LỢI - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính)<br />
<br />
Trong thời gian qua, do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều<br />
chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, nhiều giải pháp tài chính nhằm khuyến khích<br />
phát triển sản xuất - kinh doanh, thu hút đầu tư đã được triển khai, thực hiện đồng bộ, phù hợp<br />
với tình hình thực tế, đã và đang phát huy tác dụng, góp phần hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn<br />
cho doanh nghiệp. Để triển khai tốt các Nghị quyết của Chính phủ... về hỗ trợ, phát triển doanh<br />
nghiệp trong thời gian tới, chính sách tài chính tiếp tục hướng tới việc hoàn thiện chính sách thu<br />
nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư; quản lý chi chặt chẽ, đảm<br />
bảo hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng và kiềm chế lạm phát...<br />
• Từ khóa: Chính sách tài chính, doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ, hỗ trợ.<br />
<br />
Chính sách tài chính hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn<br />
cho doanh nghiệp<br />
Những năm qua, hoạt động của DN có sự cải<br />
thiện rõ rệt. Năm 2015, cả nước có 94.754 DN được<br />
thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 601,5<br />
nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số DN và 39,1% về<br />
số vốn đăng ký so với năm trước. Đây cũng là số<br />
DN đăng ký thành lập mới cao nhất trong giai đoạn<br />
2012-2015 (Số DN thành lập mới các năm từ 20122014 lần lượt là 72.305; 76.955; 74.887).<br />
5 tháng đầu năm 2016, cả nước có 44.740 DN<br />
đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là<br />
349,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% về số DN và tăng<br />
59,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015;<br />
số vốn đăng ký bình quân một DN đạt 7,8 tỷ đồng,<br />
tăng 28,4% (Số DN thành lập mới 5 tháng đầu năm<br />
2015 tăng 15,5%; số vốn đăng ký tăng 26,3% so với<br />
cùng kỳ năm 2014). Những kết quả bước đầu của<br />
năm 2016 cho thấy, các chính sách tháo gỡ khó khăn<br />
và hỗ trợ DN phát triển, trong đó có chính sách tài<br />
chính đã có hiệu quả.<br />
Chính sách tài chính hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho<br />
DN đã được triển khai trong giai đoạn 2011-2015 và<br />
đầu năm 2016 trên cả đầu vào (vốn, mặt bằng sản<br />
xuất..) và đầu ra (tổng cầu sản phẩm). Cụ thể:<br />
Một là, hỗ trợ DN về mặt bằng sản xuất thông<br />
qua các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất.<br />
Theo đó cho phép: (i) Giảm 50% tiền thuê đất<br />
trong năm 2011 và năm 2012 cho tất cả các tổ<br />
chức kinh tế đang hoạt động trong các ngành sản<br />
18<br />
<br />
xuất (không bao gồm các tổ chức hoạt động trong<br />
lĩnh vực thương mại, dịch vụ) (Quyết định 2093/<br />
QĐ-TTg ngày 23/11/2011); (ii) Giảm 50% tiền<br />
thuê đất phải nộp của năm 2012 đối với một số<br />
tổ chức kinh tế cho DN hoạt động trong lĩnh vực<br />
thương mại, dịch vụ (Nghị quyết số 13/NQ-CP<br />
ngày 10/5/2012); (iii) Giảm 50% tiền thuê đất năm<br />
2013, năm 2014 đối với tổ chức kinh tế, hộ gia<br />
đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất (Nghị<br />
quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013); (iv) Gia hạn<br />
tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất<br />
đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài<br />
chính (Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012);<br />
(v) Cho phép các chủ đầu tư dự án đã được Nhà<br />
nước giao đất nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ<br />
nộp tiền sử dụng đất do có khó khăn về tài chính<br />
được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh<br />
toán tiền bán hàng trong thời gian tối đa 24 tháng<br />
kể từ ngày có thông báo nộp tiền sử dụng đất<br />
của cơ quan thuế (Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày<br />
7/01/2013). Các chính sách này được thực hiện<br />
kịp thời đã từng bước hỗ trợ DN vượt qua khó<br />
khăn, giảm chi phí thuê mặt bằng, có thêm nguồn<br />
tài chính để ổn định và phát triển sản xuất.<br />
Hai là, tạo điều kiện cho các DN tích tụ vốn thông<br />
qua giảm nghĩa vụ thuế thu nhập DN (TNDN)<br />
phải nộp bằng cách: Giảm thuế suất thuế TNDN<br />
phổ thông từ 22% năm 2014 xuống còn 20% năm<br />
2016, thuế suất thuế TNDN ưu đãi (áp dụng đối với<br />
DNNVV, tổ chức kinh tế vi mô…) từ mức 20% năm<br />
<br />
TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016<br />
2014 xuống còn 17% năm 2016 (So với các nước trong<br />
khu vực thì mức thuế này là tương đối thấp: Trung<br />
Quốc, Indonesia, Malaysia có mức thuế suất TNDN<br />
là 25%); bổ sung nhiều ưu đãi thuế đối với đầu tư<br />
mở rộng thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi;<br />
mở rộng chi phí được giảm trừ cho DN bằng cách<br />
bỏ mức khống chế 15% trên tổng chi phí đối với chi<br />
phí khuyến mãi, quảng cáo, tiếp tân... Bên cạnh đó,<br />
còn thực hiện chính sách miễn, giảm và gia hạn thời<br />
gian nộp thuế như giảm 30% số thuế TNDN phải<br />
nộp trong năm đối với DN nhỏ và vừa (DNNVV) và<br />
DN sử dụng nhiều lao động (Nghị quyết số 08/2011/<br />
QH13); miễn thuế khoán (thuế GTGT, thuế TNCN,<br />
thuế TNDN) năm 2012 đối với một số đối tượng; gia<br />
hạn việc nộp thuế TNDN, thuế GTGT đối với một<br />
số đối tượng thuộc DNNVV và DN sử dụng nhiều<br />
lao động...<br />
Ước tính tổng số thuế hỗ trợ cá nhân, DN năm<br />
2015 khoảng 4.000 tỷ đồng. Dự kiến cả giai đoạn<br />
2011-2015, tổng khoản giảm thu do các chính sách<br />
miễn, giảm, gia hạn thuế khoảng 85.000 tỷ đồng.<br />
Việc giảm thuế suất thuế TNDN; bổ sung ưu đãi<br />
thuế, giảm và gia hạn thời gian nộp thuế thực chất<br />
là việc bổ sung vốn (đối với trường hợp giảm thuế<br />
suất, miễn, giảm thuế phải nộp) và cho các DN sử<br />
dụng tiền thuế trong thời gian nhất định (đối với<br />
trường hợp gia hạn thời gian nộp thuế) không tính<br />
lãi, qua đó giảm bớt khó khăn về vốn, gia tăng lợi<br />
nhuận được để lại, thúc đẩy hoạt động đầu tư của<br />
DN, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.<br />
Ba là, hỗ trợ trong việc tiếp cận nguồn vốn<br />
phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh cho<br />
các DN thông qua đẩy mạnh thực hiện các giải<br />
pháp tăng cường huy động vốn của DN như hạ<br />
mặt bằng lãi suất tín dụng, tăng tín dụng đối với<br />
khu vực nông nghiệp, nông thôn, DNNVV, DN<br />
sản xuất hàng xuất khẩu, DN công nghệ hỗ trợ;<br />
tăng cường nguồn lực cho các quỹ bảo lãnh tín<br />
dụng địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam<br />
đây được xem là cầu nối giữa ngân hàng với các<br />
DNNVV không có tài sản thế chấp, chưa có khả<br />
năng đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay<br />
nhưng có phương án sản xuất - kinh doanh hiệu<br />
quả, khả thi. Bên cạnh đó, triển khai tái cơ cấu<br />
thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, bảo<br />
hiểm...) tạo kênh huy động vốn phục vụ quá trình<br />
sản xuất - kinh doanh của DN.<br />
Bốn là, hỗ trợ làm tăng tổng cầu của các DN,<br />
hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng<br />
tồn kho của DN bằng cách điều chỉnh mức thu<br />
nhập chịu thuế TNCN từ 4 triệu đồng/tháng lên<br />
9 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ gia cảnh từ 1,6<br />
<br />
triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng (Luật<br />
sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Thuế TNCN<br />
số 26/2014/QH13); miễn thuế TNCN cho một số<br />
đối tượng...; bổ sung nhiều nhóm hàng hóa, dịch<br />
vụ không chịu thuế GTGT từ ngày 01/01/2014 và<br />
giảm mức thuế suất đối với nhóm hàng hóa, dịch<br />
vụ liên quan đến nhà ở xã hội và nhà ở thương<br />
mại giá rẻ từ ngày 1/7/2013... (Áp dụng mức thuế<br />
suất thuế GTGT 5% đối với bán, cho thuê, cho<br />
thuê mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2013 và giảm<br />
50% mức thuế suất 10% thuế GTGT đối với nhà<br />
ở thương mại có diện tích dưới 70m2 từ 1/7/2013<br />
đến 30/6/2016). Các giải pháp này đã góp phần<br />
tăng chi tiêu của các cá nhân, thúc đẩy tiêu dùng,<br />
giúp DN tiêu thụ được sản phẩm. Kết quả năm<br />
2015, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến,<br />
chế tạo tăng 12,4% so với năm 2014, đây là mức<br />
tăng vượt bậc so với những năm gần đây (Mức<br />
tăng này của năm 2011: năm 2012: 3,7%; năm 2013:<br />
5,9%; năm 2014: 11,0%), đặc biệt là các ngành sản<br />
xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm<br />
quang học tăng 46,2%; sản xuất xe có động cơ tăng<br />
25,7%; sản xuất kim loại tăng 21,1%.<br />
Năm là, hỗ trợ DN giảm hàng tồn kho, tiếp cận<br />
thị trường thông qua các chính sách chi xúc tiến<br />
thương mại với 03 mục tiêu chính là xúc tiến thương<br />
mại định hướng xuất khẩu, xúc tiến thương mại thị<br />
trường trong nước và xúc tiến thương mại miền núi,<br />
biên giới, hải đảo. Mức kinh phí hỗ trợ cho chương<br />
trình này từ ngân sách trong giai đoạn 2011- 2015<br />
đã tăng lên đáng kể, từ 55 tỷ đồng (2011) lên 90 tỷ<br />
đồng (2015) đã mang lại kết quả khả quan trong kết<br />
nối cung cầu, tạo cầu nối cho dòng chảy sản phẩm.<br />
Chương trình xúc tiến thương mại đã chú trọng<br />
đến các thị trường thuộc Hiệp định Việt Nam đã ký<br />
kết như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương<br />
(TPP); các nước thuộc Hiệp định thương mại tự do<br />
Việt Nam - EU (EVFTA), hay các nước thuộc Cộng<br />
đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại<br />
tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)… nhằm tận<br />
dụng những cơ hội từ các hiệp định này. Từ đó, góp<br />
phần duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu; củng<br />
cố, khai thác và phát triển thị trường nội địa, tháo<br />
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và gián tiếp<br />
tác động giảm hàng tồn kho cho DN.<br />
Sáu là, cải thiện môi trường kinh doanh, môi<br />
trường đầu tư, từ đó nâng cao nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh quốc gia và tạo động lực phát triển cho<br />
DN thông qua cải cách thủ tục hành chính trong<br />
lĩnh vực thuế, hải quan. Thực hiện Nghị quyết<br />
số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014; Nghị quyết số 19/<br />
NQ-CP ngày 12/3/2015; Nghị quyết số 19/NQ-CP<br />
19<br />
<br />
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN<br />
<br />
ngày 28/4/2016, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh cải cách<br />
thủ tục hành chính, tăng cường quản lý thuế, hải<br />
quan và đảm bảo kỷ luật, kỷ cương nội ngành,<br />
đồng hành cùng DN. Với các giải pháp đã triển<br />
khai thực hiện nêu trên, số giờ nộp thuế năm 2015<br />
giảm tiếp được khoảng trên 50 giờ (năm 2014 đã<br />
giảm được 370 giờ); đạt mục tiêu mà Nghị quyết<br />
số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ đã đặt<br />
ra về việc giảm số giờ nộp thuế đối với người nộp<br />
thuế xuống dưới 121,5 giờ trong năm 2015. Bên<br />
cạnh đó, các giải pháp về điều hành giá cả nhằm<br />
hạn chế tình trạng buôn lậu, găm giữ hàng hóa,<br />
thao túng thị trường và chống chuyển giá cũng<br />
được thực hiện. Nỗ lực này đã giúp DN tiết kiệm<br />
chi phí tuân thủ thuế, hải quan, từ đó hỗ trợ DN<br />
nâng cao sức cạnh tranh.<br />
<br />
Thách thức đặt ra với doanh nghiệp<br />
và các chính sách tài chính hỗ trợ thời gian tới<br />
Chính sách tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn<br />
cho DN trong thời gian qua đã và đang phát huy<br />
tác dụng, góp phần hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó<br />
khăn cho sản xuất - kinh doanh, tiếp tục tạo tiền<br />
đề cho giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt là trong bối<br />
cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập<br />
kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Đến năm<br />
2015, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 hiệp định<br />
thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền<br />
kinh tế trên thế giới; ngày 22/11/2015, các nhà<br />
Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur<br />
chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, trong<br />
đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày<br />
31/12/2015; Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp<br />
định TPP...<br />
Điều này mặc dù mang lại nhiều cơ hội nhưng<br />
cũng đặt ra không ít thách thức đối với DN do năng<br />
lực cạnh tranh của các DN Việt Nam nói riêng và<br />
nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp; năng suất<br />
lao động của các DN tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn<br />
dựa vào lợi thế nhân công, chi phí mặt bằng rẻ và<br />
chi phí năng lượng thấp đã ảnh hưởng nhiều đến<br />
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của<br />
DN. Khả năng tích lũy vốn nhân lực và tiến bộ công<br />
nghệ của DN Việt Nam còn khiêm tốn và khá lạc<br />
hậu, chất lượng nguồn lao động thấp... nên chịu sức<br />
cạnh tranh lớn từ DN nước ngoài, dẫn đến một số<br />
ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của<br />
việc mở cửa thị trường.<br />
Trước tình hình đó, đầu năm 2016, Quốc hội<br />
đã tiếp tục ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ<br />
khó khăn cho DN cụ thể: Luật sửa đổi, bổ sung<br />
một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu<br />
20<br />
<br />
thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế quy định giảm<br />
tiền chậm nộp thuế xuống từ 0,05%/ngày còn<br />
0,03%/ngày từ 01/7/2016; (người nộp thuế chậm<br />
nộp tiền thuế so với hạn quy định, thời hạn gia<br />
hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ<br />
quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử<br />
lý của cơ quan thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền<br />
chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số<br />
tiền thuế chậm nộp). Luật Thuế xuất khẩu, thuế<br />
nhập khẩu 2016 tập trung vào khuyến khích và<br />
bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý; bổ sung một<br />
số nội dung quy định về thuế chống bán phá giá,<br />
chống trợ cấp, thuế tự vệ trên cơ sở kế thừa; bổ<br />
sung những quy định về ưu đãi thuế để khuyến<br />
khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu,<br />
đẩy mạnh xã hội hóa, góp phần thực hiện cải cách<br />
hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.<br />
Ngày 16/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị<br />
quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến<br />
năm 2020 nhấn mạnh đến vai trò của DN là “động<br />
lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền<br />
kinh tế”. Nghị quyết đã khẳng định tầm quan trọng<br />
của Nghị quyết đầu tiên về hỗ trợ và phát triển DN<br />
trong một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn tăng<br />
tốc, bứt phá nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng<br />
và sức cạnh tranh nền kinh tế. Trong đó các giải<br />
pháp tài chính được đề cập bao gồm: (1) Cải cách<br />
hành chính, tạo thuận lợi cho DN; (2) Tạo dựng môi<br />
trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi<br />
mới sáng tạo (3) Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền<br />
bình đẳng tiếp cận và cơ hội kinh doanh của DN<br />
(Xây dựng báo cáo trình Chính phủ để trình Quốc<br />
hội nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế, sửa đổi<br />
quy định các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo<br />
hướng liên thông giữa các bộ...); (4) Giảm chi phí<br />
kinh doanh cho DN (điều chỉnh giảm tiền thuê đất,<br />
chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chi phí<br />
khác của DN; đề xuất điều chỉnh hợp lý mức phí<br />
đường bộ, phí BOT...); (5) Bảo vệ quyền và lợi ích<br />
hợp pháp của DN.<br />
Các giải pháp được đề cập trong Nghị quyết 35/<br />
NQ-CP nói chung và đối với các giải pháp tài chính<br />
nói riêng có những điểm đột phá với những yêu cầu,<br />
mục tiêu mới và nhiệm vụ giải pháp chi tiết, cụ thể,<br />
bao quát và mở rộng trách nhiệm và tổ chức thực<br />
hiện của nhiều Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Nghị<br />
quyết không chỉ đưa các giải pháp giải quyết những<br />
khó khăn trước mắt, ngắn hạn mà còn đưa ra các<br />
giải pháp mang tính dài hạn (5 năm) cho sự nghiệp<br />
phát triển của DN.<br />
Để triển khai tốt các Nghị quyết 01/NQ-CP ngày<br />
<br />
TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016<br />
7/01/2016; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016;<br />
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ,<br />
phát triển DN, chính sách tài chính tiếp tục hướng<br />
tới việc hoàn thiện chính sách thu nhằm tháo gỡ khó<br />
khăn cho sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư;<br />
quản lý chi chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả góp<br />
phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng và<br />
kiềm chế lạm phát trên tinh thần khẩn trương triển<br />
khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ trên<br />
các mặt sau:<br />
Thứ nhất, giảm số thuế phải nộp của DN, cá nhân<br />
trong lĩnh vực gặp khó khăn và DNNVV: Tiến hành rà<br />
soát lại các chính sách thuế hiện hành, nghiên cứu<br />
kinh nghiệm quốc tế, đánh giá tác động từ đó đề<br />
xuất việc miễn, giảm, gia hạn nộp thuế các loại đối<br />
với các DN trong một số lĩnh vực, ngành nghề gặp<br />
khó khăn; nghiên cứu, đề xuất giảm thuế suất thuế<br />
TNDN cho DNNVV; giảm thuế TNCN đối với lao<br />
động trong một số lĩnh vực;<br />
<br />
Để hỗ trợ, phát triển DN, chính sách tài chính<br />
tiếp tục hướng tới việc hoàn thiện chính sách<br />
thu nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh<br />
doanh và thu hút đầu tư; quản lý chi chặt chẽ,<br />
tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả góp phần ổn định<br />
kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng và kiềm<br />
chế lạm phát.<br />
Thứ hai, giảm chi phí kinh doanh cho DN: Tiến<br />
hành rà soát và điều chỉnh các quy định pháp luật<br />
về đất đai theo hướng giảm tiền thuê đất, chi phí<br />
chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các chi phí<br />
khác của DN; rà soát, điều chỉnh mức phí đường<br />
bộ, phí BOT; đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh<br />
hợp lý để giúp DN giảm chi phí, đặc biệt là DN<br />
kinh doanh dịch vụ vận tải; mở rộng chi phí được<br />
giảm trừ cho DN về các hoạt động nâng cao năng<br />
lực, tư vấn hỗ trợ thủ tục cho DN, chi phí quảng<br />
cáo, tiếp thị;<br />
Thứ ba, cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN:<br />
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, hải<br />
quan, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế; cải<br />
thiện mạnh mẽ chỉ số nộp thuế và giao dịch thương<br />
mại qua biên giới. Đảm bảo ứng dụng công nghệ<br />
thông tin tối thiểu 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế,<br />
hoàn thuế. Thực hiện quản lý rủi ro đối với công<br />
tác thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại và<br />
hoàn thuế GTGT. Tăng cường công tác tuyên truyền,<br />
hỗ trợ đối với người nộp thuế; tiếp tục đổi mới hình<br />
thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế<br />
cho cộng đồng xã hội; phối hợp với các Bộ, ngành<br />
đề xuất mô hình tách bạch giữa chức năng quản lý,<br />
<br />
giám sát và chức năng sở hữu đối với DNNN.<br />
Thứ tư, xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN<br />
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đảm bảo quyền kinh<br />
doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các và cơ hội kinh<br />
doanh của DN: Tăng cường nguồn lực tài chính cho<br />
Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Nhanh chóng<br />
ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 75/2011/<br />
NĐ-CP nhằm hỗ trợ các DN đầu tư hiện đại hóa,<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngành<br />
nghề và lĩnh vực trọng điểm; Nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động của các hệ thống các quỹ bảo lãnh tín<br />
dụng ở các địa phương.<br />
Bên cạnh đó, ngành Tài chính sẽ thực hiện<br />
đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp tái cấu trúc<br />
thị trường chứng khoán, nâng cao chất lượng và<br />
đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán; nghiên<br />
cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế đẩy mạnh thu hút<br />
đầu tư gián tiếp nước ngoài, phát triển các nhà<br />
đầu tư tổ chức như: các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí…;<br />
Triển khai thị trường chứng khoán phái sinh; Phát<br />
triển thị trường trái phiếu DN, hoàn thiện và mở<br />
rộng thị trường trái phiếu chính phủ, thúc đẩy<br />
cổ phần hóa, gắn kết với việc niêm yết, giao dịch<br />
trên thị trường chứng khoán; Đẩy mạnh triển khai<br />
các mô hình quỹ tương hỗ. Đồng thời, nghiên cứu<br />
xây dựng cơ chế phối hợp công tư (PPP) trong<br />
đầu tư phát triển khoa học công nghệ (kết quả<br />
nghiên cứu; chuyển giao (mua công nghệ); Thuê<br />
các chuyên gia, tổ chức tư vấn trong và ngoài<br />
nước với mức lương thưởng thoả đáng; hỗ trợ vốn<br />
đối ứng; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra<br />
nhằm chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản<br />
xuất và buôn bán hàng giả, góp phần bảo vệ an<br />
ninh quốc gia chống thất thu thuế và quan trọng<br />
hơn là đảm bảo an toàn cộng đồng, tạo lập môi<br />
trường kinh doanh bình đẳng.<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Bộ Tài chính, Báo cáo hội nghị tổng kết ngành các năm (2014,2015,2016);<br />
2. TS. Trần Du Lịch (2015), Môi trường đầu tư kinh doanh nhìn từ góc độ cải<br />
cách nền hành chính và tài chính công, Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa<br />
Xuân, Nghệ An, 2015;<br />
3. Nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2014), Đánh<br />
giá tác động của chính sách tài khóa thúc đẩy thị trường, tháo gỡ khó khăn<br />
cho DN giai đoạn 2011-2013, Sách Tài chính Việt Nam, NXB Tài chính;<br />
4. Sách “Tài chính Việt Nam 2015- Chủ động tài khóa, thúc đẩy tăng trưởng,<br />
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2016), NXB Tài chính;<br />
5. http://baochinhphu.vn/Dua-Nghi-quyet-Dai-hoi-XII-cua-Dang-vao-cuocsong/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-va-nhung-van-de-dat-ra-cho-giai-doantoi/246682.vgp;<br />
6. Các trang thông tin điện tử: http://www.mof.gov.vn, http:// www.gso.gov.<br />
vn, http://www.vietrade.gov.vn.<br />
21<br />
<br />