Chính sách tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ nền kinh tế trong điều kiện có nhiều diễn biến bất thường
lượt xem 4
download
Bài viết tập trung làm rõ các hoạt động tín dụng, cơ cấu lại nợ cho khách hàng, kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản, đảm bảo tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức độ cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ nợ xấu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ nền kinh tế trong điều kiện có nhiều diễn biến bất thường
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN HỖ TRỢ NỀN KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ NHIỀU DIỄN BIẾN BẤT THƯỜNG ThS. Nguyễn Trọng Tấn TÓM TẮT Từ đầu tháng 2/2020 đến nay môi trường đầu tư vốn tín dụng của các Tổ chức tín dụng (TCTD) trong toàn quốc nói chung và các Ngân hàng thương mại (NHTM) có nhiều rủi ro bất thường. Nổi lên nhất đó là đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, kéo dài trên diện rộng. Trung Quốc tiếp tục phải thực hiện giãn cách xã hội và nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gẫy. Tiếp theo đó là do ảnh hưởng của xung đột quân sự tại Ucraina và các biện pháp cấm vận của Phương Tây nhằm vào Liên bang Nga, nên giá dầu thô, giá khí đốt, giá sắt thép, giá kim loại, phân bón, ngô, lúa mỳ, thức ăn chăn nuôi tăng cao. Lạm phát trên toàn cầu tăng mạnh Trong điều kiện đó, các NHTM Việt Nam đã chủ động quản trị hoạt động tín dụng, cơ cấu lại nợ cho khách hàng, kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản, đảm bảo tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức độ cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ nợ xấu. Bài viết tập trung làm rõ các nội dung nói trên, đưa ra khuyến nghị có liên quan. Từ khóa: chính sách tín dụng, diễn biến phức tạp, nền kinh tế ABSTRACT BANK CREDIT POLICY CONTRIBUTES TO SUPPORT THE ECONOMY IN CONDITIONS OF MULTIPLE EXCEPTIONS From the beginning of February 2020 until now, the credit capital investment environment of credit institutions nationwide in general and commercial banks has many unusual risks. The most prominent is the complicated and prolonged Covid-19 pandemic on a large scale. China continues to have to implement social distancing and many supply chains are broken. Next, due to the influence of the military conflict in Ukraine and Western sanctions against the Russian Federation, the price of crude oil, gas, iron and steel, metals, fertilizers, corn , wheat, animal feed increased. In such conditions, Vietnamese commercial banks have actively managed credit activities, restructured debts for customers, strictly controlled investment capital in securities and real estate, and ensured loan balance growth at a high level, meeting capital needs for economic development, but still strictly controlling bad debts. The article focuses on clarifying the above contents and making relevant recommendations. Keywords: credit policy, complicated developments, the economy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách tín dụng ngân hàng là tổng thể các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) liên quan trực tiếp đến cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Đó cũng là tổng thể các quy định pháp luật về hoạt đông tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, đó còn là chủ trương, định hướng của Chính phủ, các biện pháp điều hành khác của NHTW (tại Việt Nam đó là Ngân hàng nhà nước – NHNN). Bừi vì, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, vốn đầu rư cho háp triển kinh tế có nhiều nguồn khác nhau nhưng trong điều kiên cụ thể của Việt Nam hiện nay, chủ lực vẫn là vốn tín dụng Ngân hàng thương mại (NHTM). Bởi vì thị trường chứng khoán chưa phát triển; thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam quy mô vẫn còn 640
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” rất nhỏ, nên vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, của hộ gia đình vẫn chủ lưc là vốn tín dụng NHTM. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Trong giới hạn của một bài tham luận khoa học nghiên cứu về thực tiễn tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết của nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết về thực tiễn, tác giả không có điều kiện sử dung phương pháp định lượng, xây dựng mô hình nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phỏng vấn. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên nguồn số liệu và tư liệu thứ cấp của một số cơ quan, tổ chức, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá, nhận xét và đưa ra khuyến nghị có liên quan. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Về hoạt động tín dụng hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây, hàng năm và ngay từ đầu năm, Chính phủ đều có Nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong năm, trong đó có những chỉ đạo về tài chính, tiền tệ. Ba năm qua: 2020-2021 và 2022, Chính phủ có các Nghị quyết tương tự. Cụ thể là năm qua, đó là, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 01/01/2021 của Chính phủ: “Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021’’; các Nghị quyết khác của Chính phủ về các giải pháp có liên quan, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), các NHTM năng động trong kinh doanh, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cùa cả nước, cùa từng địa phương, của từng ngành và từng lĩnh vực, mở rộng tín dụng an toàn và hiệu quả. Có thể tham khảo tăng trưởng tín dụng trong mối quan hệ với một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động ngân hàng năm 2021 so với các năm gần đây ở hình vẽ dưới đây: Hình số 1: Hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thời kỳ 2017-2021 Nguồn: TCTK (2018-2021) Năm 2021 mặc dù điều kiện nền kinh tế rất khó khăn, nhưng các NHTM vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 14%, cao năm 2018 và gần tương đương năm 2019 trước khi 641
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” xẩy ra dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp, hộ gia đình và tiêu dùng cá nhân, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP như các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ đã đề ra, đồng thời cũng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ. Trong 2 năm 2020 – 2021, khoảng thời gian đỉnh cao của đại dịch Covid-19 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, giảm các loại lãi suất điều hành, giữ ổn định tỷ giá. NHNN kịp thời ban hành Thông tư 012020 và Thông tư số 03/2021 cho phép các TCTD thực hiện giãn nợ cho khách hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, NHNN cũng chủ động thực hiện các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Nhờ các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, trong các tháng của năm 2021, nhất là 4 tháng cuối năm, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng dư nợ tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cải thiện hơn cùng kỳ năm 2020, song đã tăng mạnh trong các tháng 11 và 12/2021. NHNN (2020 - 2022) Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tính đến hết năm 2021, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của hệ thống Ngân hàng đối với nền kinh tế đạt 10.444.078 tỷ đồng, tăng 13,61% so với năm 2020, phù hợp với định hướng đưa ra từ đầu năm và cao hơn so với năm 2020, tác động tích cực vào ổn định tiền tệ, ổn định tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu. Về chi tiết dư nợ tín dụng đối với các ngành chủ yếu trong nền kinh tế tính đến hết năm 2021 có thể tham khảo ở bảng số liệu say đây. Bảng số 1: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với các ngành của nền kinh tế năm 2021 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Dư nợ Tăng trưởng so với năm trước Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 825.079,08 6,36 Công nghiệp và xây dựng 2.869.770,98 10,93 - Công nghiệp 1.980.745,72 14,29 - Xây dựng 889.025,27 4,11 Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông 2.748.462,9 17,18 Thương mại 2.480.235,59 17,87 - Vận tải và Viễn thông 268.227,31 11,14 Các hoạt động dịch vụ khác 4.000.765,03 14,82 TỔNG CỘNG 10.444.078 13,61 Nguồn: NHNN (2020 - 2022) 642
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song lĩnh vực thương mại và các dịch vụ vẫn chiếm dư nợ lớn nhất. Riêng lĩnh vực thương mại dư nợ đạt 2,48 triệu tỷ đồng, tăng 17,18% và các dịch vụ khác đạt trên 4 triệu tỷ đồng, tăng 14,82%. Sản xuất công nghiệp cũng có quy mô dư nợ cao, đạt 1,98 triệu tỷ đồng, tăng 14,12% và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt dư nợ 825 nghìn tỷ đồng, tăng 6,36% so với cuối năm 2020. NHNN (2020 - 2022) Năm 2022, tính đến hết tháng 5/2022, tín dụng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021; đến 16/6 tăng 8,2% và ước tính đến hết tháng 7/2022 tăng 9,6% so với cuối năm 2021; có 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn cùng kỳ và 3/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. NHNN (2020 - 2022) Mặc dù bất động sản là lĩnh vực bị đánh giá rủi ro cao, nhiều ngân hàng vẫn định hướng cho vay nếu nhu cầu thực, dự án tốt. Dư nợ cho vay bất động sản của một số NHTM lên tới hơn 95.000 tỷ đồng. Tại thời điểm hết tháng 4/2022, tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm khoảng 0,5% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Cũng tính đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của TCTD đạt 2.288.278 tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021, chiếm tỷ trọng 20,44% trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%. NHNN (2020 - 2022) Dư nợ tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng phù hợp với diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Căn cứ mục tiêu kinh tế - xã hội về tăng trưởng GDP, lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đề ra, hằng năm NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm của các hệ thống TCTD; đồng thời, có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, bảo đảm cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nhưng cũng thận trọng với rủi ro lạm phát và rủi ro nợ xấu phát sinh. 3.2. Về chính sách tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Trong năm 2021, khi đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư với tác động sâu và rộng hơn cũng đồng nghĩa với việc cơ chế hỗ trợ cũng cần được thay đổi cho phù hợp hơn, để có thể phát huy tác dụng một cách thực chất hơn. Theo đó, Thông tư 01/2020/TT-NHNN năm 2020 đã được NHNN sửa đổi bổ sung bằng thông tư 14/2021/TT-NHNN năm 2021, với quy mô cũng như độ bao phủ đối tượng rộng hơn, sâu hơn. Tính đến cuối năm 2021, các TCTD tại Việt Nam, mà chủ yếu là các NHTM trong nước đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có đại dịch Covid-19 khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng. Đồng thời, các TCTD tại Việt Nam cũng đã kịp thời miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay đối với trên 1,96 triệu khách hàng, kể cả doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19 với dư nợ trong toàn quốc là hơn 3,87 triệu tỷ đồng. Đây là con số rất lớn và rất qian trọng trong bối cảnh nền kinh tế bị khó khăn. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)] Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA), NHNN Việt Nam đã kịp thời cho vay tái cấp vốn đối với một số NHTM để các ngân hàng này cho vay đối với VNA. Các ngân hàng như đề cập đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ với VNA và thực hiện giải ngân kịp thời tổng số tiền trên 4.000 tỷ đồng. Các NHTM cũng đang triển khai các biện pháp giảm lãi, điều chỉnh lãi suất vốn vay, điều chỉnh kỳ 643
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” hạn nợ cho các Hãng hàng không khác của Việt Nam đang gặp khó khăn bởi đại dịch. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2022)] Về tháo gỡ khó khăn cho thu mua, tiêu thụ lúa gạo, sau hơn 1 tháng kể từ khi có chỉ đạo của NHNN tại Công văn 5747/NHNN-TD ngày 10/8/2021, dư nợ cho vay của các NHTM đối với lĩnh vực thu mua, tiêu thụ lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gần 5.000 tỷ đồng, hạn mức cấp tín dụng tăng 1.500 tỷ đồng. Từ thời điểm đó đến nay, các NHTM tiếp tục chủ động đáp ứng kịp thời vốn tín dụng cho thu mua lúa gạo của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Trong khi đó, vốn cho vay các lĩnh vực có nhiều rủi ro như: chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, NHNN thường xuyên có văn bản chỉ đạo lĩnh vực này. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)] Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng và hệ thống TCTD Việt Nam cũng đã tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19. Đối với Chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã kịp thời giải ngân tái cấp vốn đối với NHCSXH Việt Nam để chủ động cho vay theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Tổng số đã có 918 khách hàng, tất cả đều là doanh nghiệp đã được vay vốn để trả lương cho 130.741 người lao động ở các cùng miền khác nhau. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)] Trước những tác động tiêu cực và hết sức phức tạp của đại dịch COVID-19, ngay tháng 1/2020, khi đại dịch mới chỉ bắt đầu diễn ra tại Việt Nam, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020. Tiếp đến sang đầu năm 2021 khi đại dịch tiếp tục kéo dài và diễn biễn phức tạp, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021. Các văn bản này kịp thời tạo khuôn khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Việc ban hành các văn bản này cũng giúp khách hàng được cơ cấu lại nợ phù hợp với dòng tiền mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn; khuyến khích TCTD cho vay mới để khách hàng duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua khó khăn, thực hiện trả nợ đúng hạn cho TCTD theo thời hạn cơ cấu lại. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)] NHNN Việt Nam đã sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho Tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, không phải tăng lãi suất huy động vốn trên thị trường tiền tệ. Trong các tháng đầu năm 2021, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo và điều hành của NHNN, có tổng số 16 NHTM Việt Nam thông qua đầu mối Hiệp hội Ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng bị khó khăn, áp dụng từ ngày 15/7/2021 đến hết năm 2021, với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng trong cả nước là 20.613 tỷ đồng. Đây là con số lãi rất quan trọng, thể hiện sự hy sinh một phần lợi ích của các NHTM để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình giảm chi phí, giảm bớt khó khăn, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)] Bên cạnh đó, tổng số tiền lãi lũy kế đến nay TCTD đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 644
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 23/01/2020 đến nay (hết tháng 12/2021) đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho khoảng trên 1,3 triệu khách hàng. Trong số đó, Agribank là NHTM tiên phong trong việc điều chỉnh giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 và hoạt động an sinh xã hội về giáo dục, y tế, hỗ trợ phòng, chống Covid-19 với tổng giá trị lên đến 7.000 tỷ đồng. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)] Trong 2 năm 2020 và 2021, Agribank là NHTM giảm lãi nhiều nhất cho khách hàng. Tổng số tiền lãi giảm lũy kế của Agribank từ 15/7/2021 đến 30/11/2021 là 5.176 tỷ đồng (đạt 90,8% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,41 triệu tỷ đồng cho gần 3,75 triệu khách hàng. Năm 2021 Agribank thay đổi toàn diện mô hình tổ chức để hướng theo quản trị, điều hành của NHTM hiện đại, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến ngân hàng số. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)] Một biện pháp điều hành quan trọng khác đó là lùi lộ trình áp dụng đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện duy trì nợ vay trung dài hạn ổn định cho khách hàng. Theo đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư cho phép các ngân hàng duy trì tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 40% đến ngày 30/9/2021 và sẽ hạ dần trong các năm tiếp theo. Cụ thể là từ 20/1/2021 đến hết 30/9/2022, tỷ lệ hạ xuống là 37%; tiếp đó đến hết ngày 30/9/2023, tỷ lệ này còn 34%; sau đó chỉ còn 30%. Việc lùi thời hạn thêm 1 năm nhằm tạo điều kiện cho TCTD hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng đồng thời đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất cho khách hàng. [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)] 3.3. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Từ những nội dung phân tích, đánh giá và nhận xét ở trên, với hy vọng chính sách tín dụng tiếp tục góp phần hỗ trợ tăng trưởng bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới, bài viết xin đưa ra một số khuyến nghị giải pháp sau đây : Thứ nhất, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 và tới đây là các năm 2023-2025, NHNN cần tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra từ đầu năm, nếu không ít nhất cũng phải đạt 13-14% của năm 2022. Thứ hai, NHNN cũng tiếp tục triển khai các chính sách, giải pháp đang thực hiện hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do Covid-19, dành tối đa mọi nguồn lực hiện có, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, trong khuôn khổ quy định của pháp luật; đồng thời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi nền kinh tế ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. NHNN cần giảm từ 0,5% đến 1,0% tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ chính sách tín dụng, chính sách lãi suất. Theo đó, sẽ tác động giảm đáng kể lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Hơn nữa, chỉ cần giảm 0,5% tỷ lệ này, sẽ giải phóng được số vốn lên tới 50.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Thứ ba, NHNN tiếp tục bám sát tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và quốc tế triển khai các giải pháp kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đề ra, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm 645
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ẩn rủi ro; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân. Trong năm 2022 NHNN cần cân nhắc bỏ hạn mức tín dụng đối với các NHTM đáp ứng được các tiêu chí của Basel II, có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; tiếp đến năm 2023 bỏ hạn mức tín dụng đối với tất cả các NHTM, thay vào đó sử dụng các công cụ và biện pháp giám sát an toàn khác. Thứ tư, NHNN chỉ đạo và giám sát các TCTD tiếp tục giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất - kinh doanh; các TCTD thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các TCTD về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm, lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN; Đối với 16 NHTM tiếp tục thực hiện cam kết thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP, Quyết định 1284/QĐ-NHNN và các văn bản có liên quan. Thứ sáu, các NHTM cần hết sức thận trọng về quản lý chất lượng tín dụng, xem xét thực chất các khoản nợ của khách hàng với số liệu nợ xấu thể hiện trong báo cáo tài chính công bố công khai theo niên độ. Các NHTM cần mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sát với thực chất các khoản nợ đã được cơ cấu lại; đồng thời thực hiện nghiêm túc Thông tư 03/2021/TT- NHNN cơ cấu lại nợ thực chất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thứ bảy, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế nợ xấu. Chính phủ ban hành chương trình cho vay vốn hỗ trợ người lao động bị mất việc qua kênh tín dụng NHCS XH Việt Nam. Thứ tám, Quốc hội cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017-QH14 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước. Xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế, thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản phát mại, bán nợ nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay trên thế giới. 4. KẾT LUẬN Để chính sách tín dụng ngân hàng tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững, trước hết đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, linh hoạt của chính các TCTD, của NHNN; tiếp đến là sự quan tâm của Quốc hội, chỉ đạo sâu sát của Chính phủ ; sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các bộ ngành có liên quan và của các địa phương. Đội ngũ cán bộ quản trị tín dụng các cấp và cán bộ tín dụng cơ sở cũng cần sáng tạo, xông xáo trên thị trường, song cũng cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay vốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp hội NH (2021-2022): truy cập tại www.vnba.org.vn; truy cập tại nhiều địa chỉ cụ thể; thời gian truy cập, từ ngày 16-18/6/2022 2. NHTM (2020 - 2022): “Báo cáo tài chính quý I và quý II/2022” truy cập trang web các NHTM; truy cập tại nhiều địa chỉ cụ thể; thời gian truy cập, từ ngày 16-18/6/2022 3. NHNN (2020 - 2022): “Thông tin và tư liệu; tin tức”, trang www.sbv.gov.vn; truy cập tại nhiều địa chỉ cụ thể; thời gian truy cập, từ ngày 16-18/6/2022 646
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 4. Vietcombank (2018-2022): “Thông tin hoạt động của Vietcombank, công bố hàng tháng”, www.vcb.com.vn; thời gian truy cập, từ ngày 16-18/10/2021 5. TCTK (2018-2021): Số liệu phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng và các năm 2018-2021, Tổng cục Thống kê truy cập tại: www.gso.gov.vn; truy cập tại nhiều địa chỉ cụ thể; truy cập từ 16- 18/1/2022. --- Thông tin tác giả Th.S. Nguyễn Trọng Tấn Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: trongtan123@gmail.com ĐT 0972815581 Lĩnh vực nghiên cứu: Quản trị kinh doanh 647
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỔ TAY TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
0 p | 2664 | 1191
-
Quản trị tín dụng ngân hàng
51 p | 184 | 44
-
Tìn dụng Ngân Hàng: CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHUNG
16 p | 136 | 41
-
Bài giảng Chương 3: Quản trị tín dụng ngân hàng
51 p | 105 | 11
-
Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại - Bài 4: Chính sách tín dụng và phân tích tín dụng
19 p | 61 | 10
-
Bài giảng Ngân hàng và hoạt động ngân hàng - Chương 4: Chính sách tín dụng và phân tích tín dụng trong ngân hàng
32 p | 109 | 10
-
Triển khai đồng bộ các giải pháp mở rộng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển nông nghiệp - nông thôn
4 p | 65 | 8
-
Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng Sông Cửu Long
7 p | 86 | 7
-
Chính sách tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp - nông thôn và khuyến nghị trong bối cảnh mới
7 p | 11 | 5
-
Các rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh khu vực nông nghiệp - nông thôn
7 p | 85 | 5
-
Chính sách tín dụng góp phần thực hiện tăng trưởng xanh
5 p | 9 | 5
-
Phương thức cho vay uỷ thác tín dụng ngân hàng chính sách xã hội qua hội liên hiệp phụ nữ huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
9 p | 43 | 4
-
Tác động của tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
8 p | 4 | 4
-
Giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển thủy sản
6 p | 84 | 4
-
Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm và những gợi ý cho Việt Nam
6 p | 21 | 3
-
Chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu - một số vấn đề bàn luận
10 p | 6 | 3
-
Thực trạng triển khai chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên và các giải pháp mới
3 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn