Chính sách về biển Đông và hành động của các bên liên quan: Phần 2
lượt xem 6
download
Phần 2 của ebook "Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên quan" gồm có những nội dung chính sau: Lợi ích và chính sách của các nước liên quan ngoài khu vực biển Đông, biển Đông trong quan hệ Trung Quốc - Asean - Mỹ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách về biển Đông và hành động của các bên liên quan: Phần 2
- Chương IV LỢI ÍCH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LIÊN QUAN NGOÀI KHU VỰC BIỂN ĐÔNG 187
- 188
- 10 “CHIẾN LƯỢC XOAY TRỤC CHÂU Á CỦA CHÍNH QUYỀN OBAMA: CHUYỂN TỪ KIỀM CHẾ NGOẠI GIAO SANG KIỀM CHẾ CHIẾN LƯỢC TRƯỚC MỘT TRUNG QUỐC ĐANG TRỖI DẬY?” GS. Renato Cruz De Castro Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học De La Salle, Philippines Tóm tắt Bài viết này nghiên cứu mối liên hệ giữa Chiến lược Xoay trục Châu Á của Tổng thống Barrack Obama và Tuyên bố Hà Nội 2012 về tranh chấp Biển Đông của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Tháng 7/2010, tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã gợi mở một chiến lược ngoại giao mới nhằm đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy và đầy quyết đoán - đó là chiến lược kiềm chế. Chiến lược này đòi hỏi Washington cùng với các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuyết phục Trung Quốc chấp nhận cách tiếp cận đa phương trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cảnh báo các nước ASEAN không nên can dự Mỹ vào tranh chấp. Kết quả là, vị thế của Trung Quốc như là một đối tác kinh tế chính và đôi khi là đồng minh chính trị của phần lớn các quốc gia ASEAN đã ngăn cản Mỹ và ASEAN hình thành một khối ngoại giao để thực hiện chính sách kiềm chế. Đứng trước khả năng thất bại của chiến lược ngoại giao này, chính quyền Obama đang tái cân bằng lực lượng hải quân sang Châu Á. Điều này đánh dấu sự thay đổi từ chính sách kiềm chế dựa trên việc hình thành một khối ngoại giao với ASEAN sang một hình thái mới dựa trên nền tảng sức mạnh quân sự. 189
- GS. Renato Cruz De Castro Giới thiệu Đầu năm 2010, chính quyền Obama công bố chính sách tái can dự ở Đông Á. Chính sách này nhằm mục tiêu tăng cường uy tín của những cam kết ngoại giao/ an ninh của Mỹ đối với khu vực thông qua việc củng cố các liên minh song phương và ủng hộ chủ nghĩa đa phương khu vực. Để chứng thực cho chính sách này, chính quyền Obama đã tiến hành các hoạt động đối ngoại rõ ràng và mạnh mẽ trong sáu tháng cuối năm 2010. Nổi bật nhất trong những nỗ lực này là tuyên bố về Biển Đông ngày 24/7/2010 của Ngoại trưởng Clinton tại Hà Nội. Đặc biệt là, Tuyên bố Hà Nội 2010 nhắc đến bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton ngày 24/7/2010 ở Việt Nam. Ngoại trưởng Clinton khẳng định rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đến những vùng biển chung của Châu Á, và sự tôn trọng của các quốc gia ven biển đối với luật biển quốc tế ở Biển Đông. Bà Clinton cũng nhắc đến việc Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thúc đẩy đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp Quần đảo Trường Sa. Tuyên bố Hà Nội tháng 7/2010 thể hiện sự quan ngại ngày càng tăng của Mỹ đối với năng lực hải quân và sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Do vậy, Tuyên bố Hà Nội 2010 khởi đầu một chiến lược ngoại giao mới - được gọi đúng với tình hình là chiến lược kiềm chế. Tuy nhiên chiến lược như vậy không hề đơn giản. Đó là một nhiệm vụ khó khăn và tẻ nhạt, đòi hỏi Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á gây sức ép buộc Trung Quốc chấp nhận và mềm hóa, nếu không là điều chỉnh, lập trường quyết đoán của nước này trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 đến 2011, Trung Quốc đã thực hiện những chiến thuật như sau để làm suy yếu chiến lược kiềm chế này, cụ thể là:1 (i) tăng cường sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia yêu sách vào Trung Quốc; (ii) ngăn cản các quốc gia này khai thác tài nguyên ở những khu vực tranh chấp; và (iii) tránh đối đầu công khai với Mỹ, trong khi tiếp tục phát triển sức mạnh toàn diện của Trung Quốc. Với quan hệ kinh tế đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á không thể hình thành một khối ngoại giao có thể kiềm chế Trung Quốc, và dường như đang hành động theo Mỹ.2 Rõ ràng là, Trung Quốc đã ngăn chặn việc Mỹ và ASEAN áp dụng một chính sách kiềm chế. Tháng 11/2011, chính quyền Obama công bố chiến lược trọng tâm Châu Á. Chiến lược này đòi hỏi Mỹ phải rút dần khỏi những chiến dịch chống bạo loạn ở Iraq và Afghanistan và dịch chuyển sự quan tâm cũng như nguồn lực sang khu vực Thái Bình Dương. Sự khởi đầu này được coi là một nỗ lực của chính quyền Obama để khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trước một Trung Quốc đang nỗ lực sử dụng ảnh hưởng kinh tế và chính trị đang gia tăng của mình nhằm giành lấy thế chủ động chiến lược ở Đông Á. Mục tiêu là tạo đối trọng trước ảnh hưởng chiến lược và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, nhưng không ở mức khiến các quốc gia trong khu vực phải chọn lựa giữa hai siêu cường.3 1. International Crisis Group [Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế], “Stirring Up the South China Sea: Re- gional Responses,” Asia Report [Báo cáo Châu Á] N 229-24 tháng 7/2012 (Beijing/Jakarta/Brussels, 2012). tr. 28. 2. Daniel Blumenthal, “The U.S. Stands Up to China’s Bullying,” Wall Street Journal (28/7/2010). tr. A-17. http:// proquest.umi.com/pqdweb?index=41&did=2093090381&Src... 3. Xem Martin S. Indyk, Kenneth G. Lieberthal, và Michael E. O’ Hanlon, “Scoring Obama’s Foreign Policy: A Pro- gressive Pragmatist Tries to Bend History,” Foreign Affairs (Tháng 5-6/2012) 91, 3. tr. 33. 190
- “Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế... Bài tham luận này xem xét mối liên hệ giữa Tuyên bố Hà Nội tháng 7/2010 và Chiến lược Trọng tâm Thái Bình Dương tháng 11/2011, trả lời câu hỏi chính: Mối liên hệ giữa Tuyên bố Hà Nội tháng 7/2010 và Chiến lược Trọng tâm Thái Bình Dương tháng 11 năm 2011 là gì? Bài viết cũng hướng đến những câu hỏi hệ quả: (i) Nội dung của kiềm chế với tư cách là một chiến lược ngoại giao, và sau đó là một chiến lược chính trị? (ii) Nền tảng chính trị/ chiến lược của kiềm chế (iii) Những điểm quan trọng trong Tuyên bố Hà Nội 2010 là gì? (iv) Trung Quốc đã phản ứng như thế nào đối với chiến lược kiềm chế này? (v) Có những vấn đề gì nảy sinh khi áp dụng chính sách này cho một Trung Quốc đang trỗi dậy? (vi) Những hạn chế của kiềm chế với tư cách là một chiến lược ngoại giao dài hạn? Và cuối cùng, (vii) Chiến lược xoay trục Châu Á thay đổi kiềm chế từ là một sáng kiến ngoại giao sang thành một sáng kiến chiến lược để đối phó với Trung Quốc trỗi dậy như thế nào? Từ Kiềm chế Ngoại giao sang Kiềm chế Chiến lược? Các cường quốc hiện tại đối phó với một cường quốc trỗi dậy và có khả năng xét lại như thế nào? Các nghiên cứu của chủ nghĩa hiện thực đã vẽ ra hình ảnh một thế giới hỗn loạn nơi mà các quốc gia có hai lựa chọn trước một cường quốc đang nổi lên. Theo đó, một số quốc gia có thể cân bằng với cường quốc trỗi dậy để bảo vệ an ninh của mình; trong khi những quốc gia khác có thể phù thịnh để bảo vệ những lợi ích kinh tế và mặt khác là để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.4 Trong tác phẩm kinh điển năm 1987 về việc hình thành liên minh, Stephen Walt nhận xét rằng khi phải đối mặt với một thách thức an ninh to lớn từ bên ngoài, một quốc gia có thể cân bằng bằng cách liên minh với các quốc gia khác để chống lại mối đe dọa tiềm tàng đó.5 Hoặc có thể phù thịnh bằng cách liên kết với nguy cơ tiềm tàng - chính là cường quốc đang nổi lên. Walt cũng lưu ý rằng có hai phương thức theo đó các quốc gia có thể phản ứng trước một cường quốc trỗi dậy.6 Theo Walt, nếu các quốc gia thiên về cân bằng, khi đó hệ thống quốc tế sẽ vững chắc hơn bởi cường quốc đang trỗi dậy và có khả năng xét lại sẽ phải đương đầu với sự phản kháng mang tính liên kết. Tuy nhiên, nếu phù thịnh là chính sách được các quốc gia lựa chọn, thì khi đó an ninh quốc tế sẽ bị đe dọa bởi vì cường quốc đang lên và xét lại có thể lôi kéo thêm đồng minh, trong khi tăng cường sức mạnh và giảm bớt đối thủ. Tuy nhiên, những diễn biến hiện nay ở Đông Á đã tạo nên sự phức tạp về an ninh ở khu vực, thách thức suy đoán của chủ nghĩa hiện thực về việc các cường quốc hiện tại thi hành chính sách hoặc cân bằng hoặc phù thịnh cường quốc đang nổi lên - tức Trung Quốc. Cố học giả người Canada Gerald Segal đã suy nghĩ về việc áp dụng chính sách kiềm chế đối với một Trung Quốc đang nổi lên và có khả năng xét lại trong một bài viết năm 1996 với nhan đề “East Asia and the Constrainment of China” [Đông Á và Chính sách Kiềm chế Trung Quốc].7 Ông lập luận rằng ngăn chặn (một hình thức cân bằng) 4. Jack Levy, “Balances and Balancing: Concepts, Propositions, and Research Designs,” Realism and the Balancing of Power (Biên tập) John A. Vasquez và Colin Elman (New Jersey: Pearson Education, Inc. 2003). tr. 129. 5. Stephen M. Walt, The Origins of Alliances (New York: Cornell University Press, 1987). tr. 17. 6. Tlđd. tr. 17. 7. Gerald Segal, “East Asia and the Constrainment of China,” trong East Asia Security (Biên tập) Michael E. Brown, Sean M. Lynn-Jones và Steven E. Miller (London; Cambridge: The MIT Press, 1996).tr. 159-187. 191
- GS. Renato Cruz De Castro và can dự (một hình thức phù thịnh) là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh và không thể giải quyết được vấn đề đặc biệt như sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hay nói cách khác, hai chiến lược này đã trở nên lỗi thời ở thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Thay vào đó, ông kêu gọi một chính sách cân bằng giữa can dự với một hình thức ngăn chặn đã được điều chỉnh mà ông gọi là “kiềm chế.” Thuật ngữ này đề cập đến hành động chung của các quốc gia nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc có sự điều tiết trong quan điểm của nước này đối với những vấn đề nhất định.8 Segal cũng thừa nhận những lợi ích trong việc tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cảnh báo các quốc gia phương Tây và các quốc gia ASEAN rằng những tương tác như vậy chỉ được tối ưu hóa khi Trung Quốc bị ngăn chặn không sử dụng vũ lực để hiện thức hóa những yêu sách lãnh thổ của nước này và/để làm nghiêng cán cân sức mạnh ở Đông Á theo hướng có lợi cho Trung Quốc.9 Cần phải can dự với một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc nhưng cộng đồng quốc tế không nên do dự kiềm chế quốc gia này khi cần thiết. Segal cảnh báo về một số quốc gia có khuynh hướng hùa theo hoặc thỏa mãn những ý muốn nhất thời của Trung Quốc, cốt để không xúc phạm tình cảm của người Trung Quốc đặc biệt với những gì được cho là nỗ lực muốn ngăn chặn Trung Quốc10. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Trung Quốc cũng e ngại một sự phối hợp giữa các lực lượng đối trọng nên quốc gia này cũng đã mềm hóa hay điều chỉnh lập trường đối với những vấn đề tranh cãi trong Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), và thậm chí đã ký Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt Nhân (NPT), và Hiệp ước Cấm thử Toàn diện (CBT). Trước hết, kiềm chế không phải là chính sách đối đầu hay cân bằng chống lại Trung Quốc. Ngược lại, nó phải hướng tới mục tiêu hòa nhập Trung Quốc vào hệ thống quốc tế.11 Theo Segal: “Một chính sách kiềm chế Trung Quốc… là nhằm nói với Trung Quốc rằng thế giới bên ngoài có những lợi ích mà sẽ được bảo vệ bởi những phương thức khuyến khích đối với cách hành xử đẹp, răn đe đối với hành vi xấu, và trừng phạt khi sự răn đe thất bại.”12 Như vậy, cách tiếp cận kiềm chế của Segal là chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, trong đó hành động can dự được kết hợp với việc sẵn sàng cứng rắn để ngăn chặn Trung Quốc có bất kỳ hành động hiếu chiến nào.13 Cũng trong bài viết năm 1996, Segal bình luận rằng nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia thành viên ASEAN là kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, ông tỏ ra tiếc về sự yếu kém chung và tính thiếu gắn kết của hiệp hội. Mặc dù Nhật Bản và các quốc gia Đông Bắc Á có thể ngăn cản Trung Quốc, nhưng Mỹ vẫn là chìa khóa đem lại sự cân bằng quyền lực và an ninh trong khu vực. Ông nhận xét rằng chính sách của Mỹ đối với một Trung Quốc đang nổi lên vẫn còn mơ hồ vào giữa thập niên 1990. Hơn nữa, Washington chỉ có thể đứng giám sát Trung Quốc nếu các quốc gia trong khu vực 8. Tlđd. tr. 185. 9. Michael Yahuda, “Gerald Segal’s Contribution,” trong Regional Military Power,” Does China Matter? A Reassess- ment (Biên tập) Barry Buzan và Rosemary Foot (London; New York: Routledge, 2004).tr. 6. 10. Segal, “Does China Matter?” trong tlđd. tr. 19. 11. Segal, “East Asia...” tr. 186. 12. Tlđd. tr. 186. 13. Yahuda, Tlđd. tr. 6. 192
- “Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế... muốn điều đó.14 Mười sáu năm sau, Tuyên bố Hà Nội 2010 của Ngoại trưởng Clinton đã đem đến những yếu tố cần thiết cho một chính sách kiềm chế khả thi nhằm vào một Trung Quốc đang trỗi dậy. Ban đầu, Ngoại trưởng Clinton hình dung ra một sự kiềm chế về ngoại giao đối với Trung Quốc trong đó Mỹ sẽ cộng tác cùng ASEAN để phát triển một cơ chế chính thức giải quyết tranh chấp Biển Đông. Thông qua cơ chế đó và dựa trên nền tảng của luật biển quốc tế, Washington hy vọng có thể ngăn chặn một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh thống trị tuyến đường biển chiến lược này. Tuyên bố Hà Nội 2010 của Ngoại trưởng Clinton, theo cách nào đó, cơ bản là sự ủng hộ về ngoại giao đối với một số quốc gia yêu sách - những bên đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với đàm phán đa phương, như là một cách thức để kiềm chế Trung Quốc trong việc việc yêu sách chủ quyền và kiểm soát Biển Đông. Tuy nhiên, bà Clinton nhấn mạnh Mỹ sẽ đóng vai trò trung lập trong việc quốc gia yêu sách nào có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình. Thực ra, lợi ích của Mỹ là dựa trên nền tảng tự do hàng hải và tạo điều kiện thúc đẩy một giải pháp đa phương đối với tranh chấp. Tuy nhiên, Trung Quốc ngay lập tức thách thức sáng kiến ngoại giao của Ngoại trưởng Clinton bằng việc ngăn cản lập trường thống nhất của ASEAN về tranh chấp Biển Đông, đe dọa các quốc gia yêu sách khác, và tăng cường xây dựng năng lực hải quân. Cuối cùng, chính quyền Obama quyết định ủng hộ chính sách kiềm chế ngoại giao đối với một Trung Quốc đang phát triển hải quân và ngày càng quyết đoán bằng việc dịch chuyển trọng tâm chiến lược và nguồn lực từ Iraq và Afghanistan tới vành đai Thái Bình Dương, nơi mà họ có thể hỗ trợ những lực lượng sẽ triển khai trong tương lai và các đồng minh song phương để tạo nên thế đối trọng trước một cường quốc Đông Á đang nổi lên - đó là Trung Quốc.15 Chuyển từ Phòng ngừa sang Kiềm chế? Với vị trí địa lý trung tâm và nền văn minh lâu đời, Trung Quốc luôn coi mình là một siêu cường ở Đông Á. Cùng với năng lực quân sự đang tăng lên và ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn, Trung Quốc có khả năng thách thức Mỹ, cường quốc chính ở Đông Á. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không dám đối đầu với Mỹ trong hiện tại hay ở tương lai gần. Cường quốc Đông Á này tập trung vào phát triển kinh tế để bảo đảm sự an ninh toàn diện của mình, nhưng không bỏ qua hay thụ động xem nhẹ những thách thức trực tiếp từ bất kỳ siêu cường nào.16 Mối quan ngại an ninh chủ yếu của Trung Quốc là duy trì mối quan hệ kinh tế năng động với Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các quốc gia ASEAN. Những mục tiêu cơ bản của Trung Quốc gồm có tăng trưởng kinh tế nhanh, tự do hóa kinh tế và xã hội, toàn cầu hóa, củng cố chính trị (đối với đảng cộng sản), và duy trì lực lượng quân đội hiện đại nhằm đối phó với Đài Loan. Tất cả những mục tiêu này này đều hướng tới phát triển tầm ảnh hưởng khu vực của 14. Segal, Tlđd. tr. 187. 15. Xem Mark Lander, “How Obama Switched to Tougher Line with China,” International Herald Tribune, (21/9/2012).tr. 1 và 4. 16. Russell Ong, China’s Security Interests in the Post-Cold War Era (London, UK: Curzon Press, 2002). tr. 179. 193
- GS. Renato Cruz De Castro Trung Quốc nhưng không thách thức Mỹ ở thời điểm hiện tại trên quy mô toàn cầu.17 Mặc dù có mối quan hệ hợp tác, Trung Quốc coi siêu cường duy nhất của thế giới như một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và sự ổn định trong nước.18 Tư duy này bắt nguồn từ việc Washington ngầm ủng hộ việc duy trì hiện trạng ở Eo biển Đài Loan và nghị trình được cho là nhằm lật đổ một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại của thế giới thông qua quá trình “diễn biến hòa bình.”19 Sự cảnh giác của Trung Quốc đối với Mỹ càng tăng lên khi Mỹ tăng cường sự hiện diện quân đội ở Đông Nam Á, kết quả của cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền Bush sau ngày 11/9. Trung Quốc nhiều lần nói về sự cần thiết của một trật tự thế giới mới đa cực thay vì đơn cực như một biện pháp phòng thủ đối với những gì quốc gia này coi là mối đe dọa cấu trúc từ Mỹ. Do đó, Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để thúc đẩy một trật tự khu vực mà theo đó cho phép các quốc gia Đông Nam Á tự do chọn bên giữa hai cường quốc (Trung Quốc và Mỹ) mà không phải đưa ra bất kỳ cam kết vững chắc nào đối với bên nào.20 Bằng việc khai thác năng lực trong các lĩnh vực an ninh, sản xuất và tài chính, Trung Quốc đang duy trì tình trạng “cân bằng không ổn định” ở Đông Á mà không tổn hại trực tiếp đến ưu thế của Mỹ ở khu vực.21 Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Mỹ quyết định không đối đầu hay ngăn chặn Trung Quốc nhưng thực hiện một chiến lược phòng ngừa chủ động nhằm đối phó với năng lực và tác động đến dự định của Trung Quốc. Chiến lược phòng ngừa cho rằng trong số những cường quốc đang nổi lên, Trung Quốc có tiềm năng nhất để cạnh tranh quân sự với Mỹ trong tương lai.22 Tuy nhiên, chiến lược này không xem Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp hoặc một đối thủ kiểu Xô Viết. Đúng hơn, nó xem Trung Quốc như là đang tiến một cách vô cùng chậm chạp trên con đường đối đầu trực tiếp với Mỹ. Vì vậy, Mỹ phải luôn tuyên bố ý định của mình là vẫn giữ vị trí cường quốc Thái Bình Dương chủ chốt, và rằng Trung Quốc khó có khả năng tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang thu nhỏ hay cạnh tranh địa chính trị với Mỹ.23 Chiến lược này đòi hỏi Mỹ thắt chặt các liên minh song phương ở Châu Á, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với những đồng minh của mình, và tránh bất kỳ sự đối đầu nào với Trung Quốc. Chiến lược phòng ngừa cơ bản là một sự phản ứng đối với nước cờ ngoại giao trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc ở Đông Á. Từ cuối thập niên 1990, Bắc Kinh đã trấn an các quốc gia Đông Nam Á rằng không cần lo ngại việc Trung Quốc nổi lên, và một Trung Quốc như thế không tồn tại. Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh rằng sự trỗi dậy của mình là cơ hội đem đến lợi ích kinh tế chung, và tăng cường vị thế vững chắc hơn 17. William H. Overholt, Asia, America, and the Transformation of Geopolitics (New York: Cambridge University Press, 2008). tr. 124. 18. David Scott, China’s Stands up: the PRC and the International System (London/New York: Routledge, 2007), tr. 158. 19. Ong, Tlđd. tr. 116. 20 Xem Liselotte Odgaard, the Balance of Power in Asia-Pacific Security: U.S.-China Policies on Regional Order (New York: Routledge, 2007). tr. 54. 21. Tlđd. tr. 54. 22. Neil King, “Conflict Insurance: As China Boosts Defense Budget, U.S. Military Hedges its Bets: Pentagon Or- chestrates Build-up of Forces in the Pacific; Counts on Japan…” Wall Street Journal (20/4/2006). tr. A.1. 23. Tlđd. tr. A.1 194
- “Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế... của khu vực Châu Á đối với Mỹ.24 Rõ ràng nhiều quốc gia Đông Nam Á đã ngã vào sự tấn công quyến rũ (charm offensive) của Trung Quốc, xem Trung Quốc là một người láng giềng ôn hòa và là một đối tác kinh tế trọng yếu. Với những diễn biến này, ngay cả chính quyền Bush cũng không thể buộc các đồng minh Châu Á (trừ Nhật Bản) lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, một hành động không phục vụ lợi ích của nước Mỹ. Do vậy, Mỹ đã viện đến chiến lược phòng ngừa trong cuộc chơi địa chiến lược quyết liệt và phức tạp mà trong đó Bắc Kinh lôi cuốn Washington vào những mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến lược phòng ngừa đầy rẫy những nghịch lý và hạn chế. Ví dụ như, trong khi chính sách của Washington đối với Bắc Kinh nhìn chung mang tính thực tiễn và hợp tác, một vài cơ quan trong chính quyền Mỹ, đặc biệt Bộ Quốc phòng vẫn xem Trung Quốc là mối đe dọa quân sự tiềm tàng. Mặc dù hướng tới mục tiêu hội nhập Trung Quốc vào hệ thống quốc tế hiện tại, chính sách này đòi hỏi Mỹ tăng cường quan hệ an ninh với Nhật Bản, củng cố quan hệ đồng minh song phương ở Đông Á, và triển khai thêm các đơn vị hải quân và không quân từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương. Những biện pháp quân sự rõ rệt này đã hướng đến cân bằng và không phải lôi kéo, một cường quốc đang trỗi dậy. Hơn nữa, phòng ngừa là một chiến lược chuyển tiếp trong lúc chưa chắc chắn về việc Trung Quốc sẽ nổi lên như một cường quốc khu vực. Trước năm 2008, Mỹ không rõ liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có phá vỡ trật tự khu vực hay không. Tuy nhiên, cách hành xử gần đây của Trung Quốc cho thấy họ đang hành động như bất kỳ siêu cường nào trong lịch sử. Trung Quốc cố gắng thay đổi những chuẩn mực và trật tự khu vực khi họ đang phát triển các năng lực chính trị và quân sự cần thiết để thách thức những cường quốc hiện tại. Với nền kinh tế bùng nổ, năng lực quân sự ngày một tăng, cùng ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn, Bắc Kinh liên tục thúc đẩy các cơ chế hợp tác chỉ dành cho Châu Á như ASEAN+3 (ASEAN, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc), và Thượng đỉnh Đông Á ở lúc ban đầu (đã thất bại do có sự tham gia của Úc và New Zealand)25. Trung Quốc dần phát triển lực lượng hải quân mà nay không còn tập trung vào việc ngăn chặn khả năng Mỹ can thiệp vào khủng hoảng Eo biển Đài loan, mà là cự tuyệt Hải quân Mỹ tiếp cận đối với Biển Hoa Đông và Biển Đông, hoặc tập trung trong khu vực bên trong cái gọi là chuỗi đảo thứ nhất, kéo dài từ Nhật Bản-Okinawa-Đài Loan xuống đến Philippines. Chi tiêu quốc phòng hàng năm của Trung Quốc tăng hai con số kể từ năm 2006. Kết quả là, trong một vài năm gần đây, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN) đã sở hữu một hạm đội mạnh gồm các tàu ngầm chạy diesel-điện lớp Kilo do Nga sản xuất và tàu khu trục lớp Sovremenny. Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng tiến hành sản xuất ở quy mô chưa từng thấy, bảy lớp tàu khu trục và tàu chiến, năm lớp tàu ngầm (hai trong số đó chạy bằng năng lượng hạt nhân), và lực lượng hải quân tăng cường như ba lớp máy bay đánh chặn, tàu tên lửa tấn công 24. Dirk Richard Morton, “Becoming a Good Neighbor in Southeast Asia: The Case of China’s Territorial Dispute in the South China Sea, 1989-2006” (Virginia: Luận văn tiến sĩ gửi lên Khoa Old Dominion University, Đại học Old Dominion, tháng 8/ 2007), tr. 1-2. 25. Richard Weitz, “Nervous Neighbors: China Finds a Sphere of Influence, “World Affairs 173, 6 (Tháng 3-4/2011). tr. 7. http://proquest.umi.com/pqdweb?index=56&did=2292783311&Src... 195
- GS. Renato Cruz De Castro nhanh và các tàu đổ bộ.26 PLAN cũng tăng cường khả năng tác chiến ở những vùng biển xung quanh Đài Loan và đã triển khai hai lớp tàu ngầm tên lửa đạn đạo và tấn công mới. Nỗ lực hiện đại hóa hải quân và chiến lược phát triển hiện nay nhằm mục tiêu chuyển đổi PLAN từ là một lực lượng hải quân phòng thủ ven bờ sang một lực lượng có khả năng phòng thủ chủ động ở các vùng biển gần, và đến năm 2020, triển khai ở các vùng biển xa.27 Không bị bó buộc bởi việc tập trung chiến lược vào Đài Loan, Trung Quốc đã phát triển năng lực hải quân gây xói mòn sự ổn định khu vực và thách thức lợi ích của các quốc gia láng giềng. Với năng lực hải quân của mình, Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở Biển Đông. Trong tháng 3/2009, tàu hải quân và tàu cá Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu USS Impeccable khi con tàu này đang công khai tiến hành các hoạt động khảo sát trên Biển Đông. Trong năm tiếp theo, Trung Quốc cảnh báo Mỹ cần tôn trọng yêu sách biển mở rộng của mình. Tháng 3/2010, các quan chức Trung Quốc đã nói với hai quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ đang thăm Trung Quốc rằng Trung Quốc sẽ không dung thứ bất kỳ hành động can thiệp nào từ phía Mỹ bởi Biển Đông hiện tại là một phần “lợi ích cốt lõi” về chủ quyền của họ giống như Đài Loan và Tây Tạng.28 Kết quả là, các quốc gia biển/ven biển, cả ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, lo ngại rằng Trung Quốc có thể chiếm một số đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông do nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng của những khu vực biển này cũng như tầm quan trọng là những tuyến giao thương trên biển (SLOCs).29 Washington đã ở thế khó xử về việc sẽ áp dụng chiến lược ngoại giao nào để đối phó với sức ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn, năng lực quân sự đang tăng lên và sự quyết đoán chính trị rõ rệt của Trung Quốc. Với mối liên hệ kinh tế rộng khắp với các nước láng giềng của Trung Quốc, cùng sự yếu kém về quân sự của những nước này so với PLA, và việc Bắc Kinh tham gia một số diễn đàn khu vực đang tạo thế cân bằng trước một chiến lược ngoại giao tốn kém và khó khăn của Mỹ ở khu vực.30 Là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh, chính sách ngăn chặn có thể là không đủ để đối phó với một tiểu cường thực dụng (không theo ý thức hệ), khôn ngoan về ngoại giao, mạnh mẽ về kinh tế nhưng bất ổn như Trung Quốc. Một chính sách dần định hình đó là kiềm chế, gồm một nhóm các quốc gia bảo vệ lợi ích chung của họ trước sự đe dọa từ năng lực ngày càng lớn của Trung Quốc, bằng cách hình thành một liên minh tạm thời có thể gây 26. Christopher D. Yung và Phillip C. Saunders, “Introduction” of The Chinese Navy: Expanding Capabilities, Evolving Roles (Biên tập) Phillip C. Saunders, Christopher Yung, Michael Swaine, và Andrew Nien-Dzu Yang (Washing- ton, DC: National Defense University Press, 2011). tr. xv. 27. Xem Nan Li, “The Evolution of China’s Naval Strategy and Capabilities: From near Coast” and “Near Seas” to Far Seas,” Tlđd. tr. 133-134. 28. Edward Wong, “China Asserts Role as a Naval Power,” International Herald Tribune (23/4/2010), tr. 1 và 4. 29. Michale A. Glosny “Getting Beyond Taiwan? Chinese Foreign Policy and PLA Modernization, “Strategic Forum Số 261 (Tháng 1/2011). tr. 4. 30. Để đọc những thảo luận thú vị về những vấn đề liên quan đến cân bằng như một chiến lược đối phó với việc Trung Quốc nổi lên, xem Bates Gill, “China as a Regional Military Power,” Does China Matter? A Reassessment (Biên tập) Barry Buzan và Rosemary Foot (London; New York: Routledge, 2004). tr. 124-164 vàRobert Ross “Balance of Power Politics and the Rise of China: Accommodation and Balancing in East Asia,” Chinese Security Policy: Struc- ture, Power and Politics (London; New York: Routledge, 2009). tr. 87-115. 196
- “Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế... áp lực ngoại giao/chính trị lên Trung Quốc nhằm thay đổi (không ngăn chặn hay cân bằng) thái độ hành xử của Trung Quốc. Hiện tại, chiến lược ngoại giao này được hậu thuẫn bằng sức mạnh quân sự của Mỹ để tăng tính hiệu quả, bởi Trung Quốc đã cố gắng ngăn cản việc hình thành liên minh này của các quốc gia đang bị đe dọa bởi yêu sách biển to lớn của Trung Quốc trên Biển Đông. Bối cảnh Ngoại giao/Chiến lược của Chính sách Kiềm chế Tuyên bố Hà Nội 2010 và Chiến lược xoay trục Châu Á tháng 11/2011 bắt nguồn từ hai sáng kiến có tính quan liêu trong Chính quyền Clinton vào đầu và giữa thập niên 1990. Sáng kiến đầu tiên là khái niệm chiến tranh hải quân sau Chiến tranh Lạnh “Tiến lên Phía trước từ Biển” của Hải quân Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ.31 Học thuyết này định hướng cho Hải quân Mỹ chuyển từ mục tiêu kiểm soát biển theo học thuyết Mahan truyền thống hướng tới triển khai ở những vùng nước ven bờ của thế giới, nơi khủng hoảng khu vực hay những sự kiện bất ngờ đang tăng lên. Học thuyết này cũng định hình việc Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến hành các hoạt động chung ở các vùng biển ven bờ của vành đai Thái Bình Dương, Biển Na Uy, Vịnh Ả rập và Vùng vịnh Địa Trung Hải. Nó cũng lên kế hoạch phát triển các nhóm tàu sân bay chiến đấu và các nhóm sẵn sàng đổ bộ của những đơn vị Thủy Lục Viễn chinh của Hải Quân. Các nhóm hải quân/ thủy lục có thể được triển khai để đối phó với những cường quốc khu vực có lực lượng vũ trang mạnh được trang bị các loại vũ khí thông minh; làm chậm quá trình phổ biến vũ khí; và tăng cường an ninh và ổn định ở các vùng nước ven biển. Học thuyết này đòi hỏi việc sử dụng các tàu chiến nổi triển khai ở tiền phương - các tàu tuần dương và tàu khu trục - và các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược như một sự răn đe về hiện diện tương lai và kế hoạch triển khai sức mạnh từ trên biển tới trên bộ của Hải quân Mỹ. Lực lượng hải quân viễn chinh cơ động có thể được sử dụng trong một loạt các nhiệm vụ hải quân ở các khu vực ven biển của thế giới như Biển Đông hay Biển Hoa Đông, Hoàng Hải và Biển Ả rập. Học thuyết cũng tập trung vào khu vực ven biển thay vì các tuyến đường biển dọc những đại dương của thế giới. Học thuyết này đòi hỏi sự hợp tác nhiều hơn nữa giữa lực lượng trên biển và lực lượng trên bờ, đồng thời đưa ra ra khái niệm về lực lượng hải quân viễn chinh mà theo đó khái niệm Triển khai Tác chiến từ Biển (OMFTS) được hình thành.32 OMFTS đưa ra một tầm nhìn tác chiến mới với mục tiêu tác động đến các sự kiện trên bờ, có thể là ở Đông Á, để răn đe những đối thủ đang nổi lên như Trung Quốc.33 Viết vào giữa thập niên 1990, hai tác giả khẳng định rằng do học thuyết Hải quân Mỹ đã nhấn mạnh đến nguồn lực hải quân và không quân cần thiết cho các hoạt động triển khai quân sự phối hợp gần bờ, Mỹ có thể “góp phần quan trọng nhất cho các hoạt động hải quân ở khu vực (khu vực Biển Đông) bởi nước Mỹ có khả năng hỗ trợ đối với những cam kết bảo vệ các tuyến giao thông 31. Bộ trưởng Hải Quân, Forward from the Sea (Washington: Bộ Hải Quân, 1992). 32. Tướng C.C. Krulak, Operational Manoeuvre from the Sea: A Concept for the Projection of Naval Power Ashore (Wash- ington: Tổng hành dinh của Thủy quân Lục chiến, 1992). 33. Thomas Barnett, The Pentagon’s New Map: War and Peace in the 21st Century (USA: Penguin Publishing Group, 2004). tr. 28. 197
- GS. Renato Cruz De Castro hàng hải quốc tế.”34 Tài liệu thứ hai tạo đà cho Tuyên bố Hà Nội 2012 là “Chính sách về Quần đảo Trường Sa và Biển Đông của Mỹ”, được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra vào ngày 10/5/1995 để phản ứng lại hành động Trung Quốc chiếm đóng Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) vào tháng 2/1995. Tài liệu này không đưa ra ý kiến của Mỹ về lập trường pháp lý về ưu thế pháp lý của các bên tranh chấp chủ quyền đối với các đảo san hô vòng, bãi ngầm và bãi cạn ở Biển Đông. Tuy nhiên, Washington bày tỏ quan ngại về những hành động và những phản ứng đơn phương ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.35 Mỹ cũng phản đối mạnh mẽ việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết vấn đề và thúc giục tất cả các bên yêu sách có hành động kiềm chế. Tháng 6/1995, người lúc đó là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về An ninh Quốc tế ông Joseph Nye đã tuyên bố rằng nếu xung đột quân sự ở Biển Đông ảnh hưởng đến “tự do trên biển thì Mỹ sẵn sàng bảo vệ quyền tự do hàng hải.”36 Mặc dù thông điệp này nhìn chung là gửi tới các quốc gia yêu sách, nhưng lời cảnh báo gián tiếp nhằm vào Trung Quốc bởi nước này đã phát triển và sử dụng sức mạnh hải quân đối với Việt Nam tháng 3/1988 để giành lấy một chỗ đứng ở Trường Sa. Do vậy, từ đầu và giữa thập niên 1990, Mỹ đã coi tranh chấp Biển Đông là căn nguyên của những căng thẳng trên biển ở Đông Nam Á mà có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với ổn định khu vực. Trên tất cả mọi phương diện, Mỹ đã chấp nhận vai trò như là “nhân tố răn đe chính đối với bất kỳ sự bùng phát thù địch nào.”37 Cuối cùng, Tuyên bố Hà Nội 2010 về tranh chấp Biển Đông là một phần tất yếu của chính sách “Mỹ quay trở lại” hay tái can dự của chính quyền Obama. Là một quá trình, tái can dự có hai mục tiêu: Thứ nhất, để điều chỉnh nhận thức cho rằng việc Chính quyền Bush cương quyết tập trung vào cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố và chiến dịch chống bạo loạn ở Iraq và Afghanistan đã làm chệch hướng sự quan tâm của Washington đối với khu vực Đông và Đông Nam Á. Ngoài ra, để khẳng định với đồng minh và bạn bè của nước Mỹ rằng họ sẽ không bao giờ trở thành mối xem thường của bất kỳ cường quốc đang trỗi dậy nào, và họ không cần phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh. Đồng thời, chính sách tái can dự phát đi một thông điệp đó là Mỹ không tìm cách ngăn chặn Trung Quốc, mà chỉ muốn biến Trung Quốc thành một thành viên có trách nhiệm trong khu vực. Thứ hai, chính sách tái can dự cố gắng tìm ra những phương thức và biện pháp để Mỹ và các quốc gia khu vực có thể phát triển mối quan hệ song phương vì lợi ích chung của họ, Do vậy, nó đòi hỏi củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ, tăng cường sự can dự của Mỹ, đồng thời áp dụng những phương thức mới trong việc truyền bá ý tưởng và ảnh 34. Douglas T. Stuart và William Tow, A U.S. Strategy for the Asia-Pacific: Building a Multi-polar Balance-of-Power Sys- tem in Asia (London: Oxford University Press, 1995). tr. 57. 35. Xem Bộ Ngoại giao Mỹ, Buổi Họp báo Thường ngày 10/5/1995 DBP Số 67. tr. 2 http://dosfan.lib.uic.edu/ERC/ briefing/daily_briefings/1995/950510db.html 36. Richard C. Macke, USN, “Statement of the Commander in Chief United States Pacific Command before the House International Relations Committee, 27 June 1995, on the Future of U.S. Foreign Policy in Asia and the Pacific,” 30/ 5 và 19/6/1996 (Washington, D.C.: U.S. Government Printing Office, 1997). tr. 366. 37. Dennis Van Vranken Hickey, The Armies of East Asia: China, Taiwan, Japan and the Koreas (Boulder; Colorado: Lynne-Rienner Publishers, 2001). tr. 27. 198
- “Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế... hưởng của Mỹ ra khắp khu vực.38 Điều này thể hiện rõ nhất trong việc ưu tiên các vấn đề như thay đổi cán cân lực lượng do sự nổi lên của Trung Quốc. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, sự trỗi dậy của Trung Quốc ảnh hưởng đến tổng thể mối quan hệ của họ với Mỹ. Tuy nhiên, những quốc gia này nhìn nhận và đánh giá khác nhau về mối thách thức Trung Quốc. Với chính quyền Obama, chính sách tái can dự tạo cơ hội cho Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á đề ra mục tiêu chính sách đối ngoại chung ngoài việc cân bằng lực lượng và kiểm soát môi trường an ninh khu vực thay đổi.39 Đầu tháng 1/2010, Ngoại trưởng Clinton đề ra bản nguyên tắc chỉ đạo việc Mỹ tham gia vào các diễn đàn đa phương đang phát triển rầm rộ ở Đông Á. Theo đó, Mỹ sẽ sử dụng những liên minh song phương của mình tạo tiền đề cho việc tham dự vào những diễn đàn này. Đồng thời, Mỹ sẽ linh hoạt trong việc theo đuổi những mục tiêu muốn đạt được.40 Là một cường quốc Thái Bình Dương, Mỹ sẽ xác định rõ những diễn đàn đa phương nào mà họ muốn ủng hộ. Ngoại trưởng Clinton đã nhắc đến Diễn đàn Khu vực ASEAN và APEC nhưng bà Clinton cũng không coi nhẹ sự tham gia của Mỹ trong các thể chế đa phương khác như Thượng đỉnh Đông Á và thậm chí là ASEAN+3.41 Tháng 6/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói thêm về chính sách can dự này, tuyên bố rằng “Nước Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương, đang và sẽ vẫn là cường quốc ở Thái Bình Dương.”42 Ông Gates nhắc lại cam kết của chính quyền Obama về một cơ chế răn đe mở rộng, hiệu quả và mạnh mẽ nhằm bảo đảm sự an toàn cho bạn bè và đồng minh của nước Mỹ.43 Hệ quả tất yếu của điều này, ông Gates nói rằng Mỹ sẵn lòng xây dựng năng lực cho các đồng minh và bạn bè Châu Á để họ không chỉ có thể bảo vệ lãnh thổ của mình mà còn xuất khẩu an ninh ra bên ngoài.44 Chiến lược tái can dự của chính quyền Obama cũng hướng tới việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Mỹ vào thị trương Đông Á và cân bằng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc ở Đông Á. Các quan chức Mỹ đã tăng cường các chuyến thăm đến một số quốc gia ở Đông Á, và lôi kéo các quốc quốc gia chủ chốt vào các đàm phán song phương về hiệp định thương mại mới và các hoạt động quân sự chung. Mỹ cũng đưa ra lập cường cứng rắn về những vấn đề an ninh khu vực như tranh chấp biển ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, và khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên. Chính sách tái can dự này đến vào thời điểm mà nhiều quốc gia Đông Nam Á đang lo ngại về chính sách đối ngoại quyết đoán và hăm hở của Trung Quốc. Trung Quốc đã phô trương sức 38. Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton, “America’s Engagement in the Asia-Pacific,” Bài phát biểu tạiTrung tâm Đông-Tây, Khách sạn Kahala, Honolulu, Hawaii, 28/10/2010. 2. 39. Satu Limaye, “Introduction: America’s Bilateral Relations with Southeast Asia - Constraints and Promise,” Con- temporary Southeast Asia 32, 3 (Tháng 12/2010).312-313. 40. Ralph Cossa và Brad Glosserman, “Regional Overview: They’re Not Quite Baaaack,” Comparative Connec- tions A Quarterly E-Journal on East Asian Bilateral Relations 12, số 2 (Tháng 3/2010): 3-4. http://csis.org/files/ publication/1001q.pdf 41. Tlđd. tr. 3. 42. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates “Address to the 9th IISS Asian Security Summit: The Shangri-La Dialogue” (Hội nghị An ninh Châu Á IISS lần thứ 9: Đối thoại Shangri-la, Khách sạn Shangri-La, Xinh-ga-po, 5/ 6/2010), tr. 1. 43. Tlđd. tr. 2. 44. Tlđd. tr. 5. 199
- GS. Renato Cruz De Castro mạnh hải quân vượt xa khỏi khu vực ven biển của mình. Chủ nghĩa bành trướng biển theo kiểu lấn dần của Bắc Kinh không chỉ thách thức vị thế dẫn đầu về hải quân của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và Đông Á, mà còn thể hiện ý định hiếu chiến của nước này đối với các quốc gia láng giềng. Vì thế, Trung Quốc đã phủ định những nỗ lực trước đây của mình khi muốn tỏ ra rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đem lại lợi ích và hòa bình cho khu vực. Điều này đã tạo ra những rạn nứt chính trị giữa Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng nhỏ và yếu hơn. Không nghi ngờ gì, những căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng báo hiệu chính sách quay trở lại hay tái can dự của chính quyền Obama sẽ được nhiều nước Châu Á hoan nghênh.45 Chính sách tái can dự trấn an các quốc gia Đông Nam Á rằng họ không cần phải một mình đương đầu với Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy lòng tin và dũng khí của những quốc gia này nhằm xác định lại mối quan hệ với cường quốc đang trỗi dậy.46 Nước cờ ngoại giao này sẽ được thử khi Mỹ khẳng định lập trường của mình đối với tranh chấp Biển Đông, và đưa ra một giải pháp để giải quyết vấn đề này. Kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy Vấn đề Biển Đông đã lắng dịu vào cuối những năm 1990 và đầu thế kỷ 21 khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến dịch “tấn công quyến rũ” ở khu vực Đông Nam Á trong khi Mỹ bị cuốn vào cuộc chiến chống khủng bố. Tranh chấp bùng phát trở lại vào năm 2009 khi Trung Quốc thể hiện một thái độ quyết đoán, đồng thời củng cố những yêu sách tài phán của mình bằng việc phát triển năng lực quân sự và theo đuổi chính sách ngoại giao cưỡng bức đối với các bên yêu sách khác.47 Trung Quốc cũng tăng cường tuần tra hải quân (sử dụng tàu ngầm, tàu khảo sát và tàu chiến nổi) ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và lãnh hải của Nhật Bản, và hăm dọa các công ty dầu khí nước ngoài đang hoạt động ở Biển Đông.48 Trước cuộc họp ARF lần thứ 17 tại Hà Nội, các quan chức Việt Nam, Philippines, và Malaysia đã lần lượt bày tỏ sự quan ngại với Washington về sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.49 Đáp lại, Mỹ đã thông báo với các quốc gia thành viên ARF về biện pháp can thiệp vào tranh chấp của Ngoại trưởng Clinton và yêu cầu sự ủng hộ của các quốc gia này.50 Kết quả là, 12 quốc gia Châu Á đã ủng hộ kế hoạch của Mỹ hình thành một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông.51 45. Wong, “As Beijing Asserts Itself,” tr. 1-3. 46. Marvin Ott, “Asia’s Clouded Horizon,” International Herald Tribune, 29/9/2010, 8. 47. Clive Schofield và Ian Storey, The South China Sea Dispute: Increasing Stakes and Rising Tension (Washington Dc: The Jamestown Foundation, tháng 11/2009). tr. 1. 48. Glosny, Tlđd. tr. 5. 49. Jay Solomon, “U.S. Takes on Maritime Spats: Clinton Plan Would Set Up Legal Process for Asian Nations to Re- solve Claims in the South China Sea,” Wall Street Journal (24/7/ 2010). tr. 2. http://proquest.umi.com/pqdweb? index=101&did=2089906641&Sr... 50. Carlyle A. Thayer, “The United States, China and Southeast Asia,” Southeast Asian Affairs 2011 (Singapore: Insti- tute of Southeast Asian Affairs, 2011). tr. 20. 51. Solomon, Tlđd., tr. 2 200
- “Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế... Ngoại trưởng Clinton “nổ phát súng” mở màn cho chính sách kiềm chế Trung Quốc bằng Tuyên bố Hà Nội 2010. Bà nhấn mạnh đến lợi ích biển của nước Mỹ ở Biển Đông, và thúc giục rằng tranh chấp tài phán giữa các bên yêu sách cần phải được giải quyết bằng một tiến trình đa phương mang tính hợp tác. Tuyên bố Hà Nội 2010 được đưa ra 3 năm sau khi căng thẳng ở Biển Đông bùng phát bởi:52 (i) Bắc Kinh có tuyên bố đe dọa các công ty quốc tế đang tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí. Các phái viên Trung Quốc đã cảnh báo giới lãnh đạo cao nhất của ExxonMobil rằng việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nếu không rút khỏi các hợp đồng thăm dò khí với Việt Nam; (ii) Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá dẫn đến việc bắt giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam; và (iii) Sự bế tắc của nhóm công tác Trung Quốc - ASEAN trong việc soạn thảo bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, bởi Trung Quốc không mấy quan tâm đến một cơ chế đa phương như vậy. Tuyên bố Hà Nội 2010 được đưa ra chỉ vài tháng sau khi các quan chức và học giả Trung Quốc xếp yêu sách to lớn của Trung Quốc ở Biển Đông vào nhóm “lợi ích cốt lõi” của nước này - nhóm trước đây chỉ giành cho Tây Tạng và Đài Loan.53 Các điểm mấu chốt của Bản Tuyên bố được tóm tắt như sau:54 (i) Như tất cả các quốc gia khác, Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đến Châu Á, các khu vực biển chung, và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. (ii) Mỹ ủng hộ một tiến trình ngoại giao hợp tác được thực hiện bởi tất cả các bên yêu sách nhằm giải quyết những tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không có sự ép buộc. Mỹ cũng phản đối việc đe dọa sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên yêu sách nào. (iii) Mỹ không đứng về bên nào bên trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; và (iv) Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thúc đẩy các sáng kiến và các biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Theo phân tích, Tuyên bố Hà Nội 2010 chỉ đơn thuần lặp lại Chính sách về Quần đảo Trường Sa và Biển Đông ngày 10/5/1995 của Bộ Ngoại giao Mỹ ngoại trừ một khía cạnh quan trọng - vai trò của Mỹ trong tranh chấp. Những tuyên bố chính thức trước đó của Mỹ về tranh chấp Biển Đông chỉ giới hạn về tự do hàng hải, tầm quan trọng của quan hệ quốc tế, và nhu cầu về một giải pháp hòa bình. Trên thực tế, chính sách này đã đề cập rằng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng bất cứ cách thức nào mà các bên yêu sách thấy có ích. Ngược lại, Tuyên bố Hà Nội 2010 thể hiện rõ nguyện vọng 52. Barry Bain, “Chinese Diplomacy off Course,” The Wall Street Journal Asia (5/8/2010) tr. 13 http://proquest.umi. com/pqdweb?index=185&did=185&did=2100920731&Sr... 53. “Battle of the South China Sea,” Wall Street Journal (28/7/2010). tr. A-16. http://proquest.umi.com/pqweb?ind ex=40&did=2093090421&Src... 54. Thông cáo Báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ 2010/T32-21, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bình luận tại buổi họp báo (23/7/2010) http://www.state.gov/secretary/rm/2010/07/145095.htm 201
- GS. Renato Cruz De Castro của Mỹ muốn thúc đẩy các sáng kiến có thể giải quyết những yêu sách lãnh thổ còn tồn tại, cùng các biện pháp xây dựng lòng tin khác phù hợp với Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc 2002. Như một học giả Mỹ đã tổng kết: “Ngoại trưởng Clinton đã đề nghị vai trò xúc tác của Mỹ trong các đàm phán đa phương. Tuyên bố này trái ngược với sự thể hiện nhạt nhẽo trong chính sách của Mỹ trước đây, ở đó chỉ đề cập về tự do hàng hải, tầm quan trọng của quan hệ quốc tế, và nhu cầu về một giải pháp hòa bình”.55 Điều này ngụ ý rằng Washington đã sẵn sàng “giám sát ” (hold the ring) việc kiềm chế Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Sau bài phát biểu, Ngoại trưởng Clinton đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với các nước ASEAN. Theo đó, Mỹ tán thành hiệp ước thúc đẩy các mối quan hệ của mình ở khu vực Đông Nam Á, và tăng cường sự hiện diện mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn ở khu vực này.56 Bà Clinton cũng đưa ra cam kết của chính phủ Mỹ với các nước ASEAN đồng thời khẳng định chính quyền Obama sẽ củng cố hơn nữa mối quan hệ với các nước ASEAN và thông báo về sự hiện diện của Tổng thống Obama tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Mỹ-ASEAN lần thứ hai ở New York. Trong lịch sử, Mỹ đã tránh đưa ra quan điểm công khai trong nhiều tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á. Tuy nhiên, do yêu sách biển khổng lồ của Trung Quốc ở Biển Đông, cách hành xử lộ liễu của họ trong vấn đề này, cùng sự mong mỏi thầm lặng từ một số quốc gia ASEAN đã thúc đẩy chính quyền Obama đưa ra một Tuyên ngôn như vậy.57 Thú vị là, Tuyên bố Hà Nội 2010 được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố rằng PLA của Trung Quốc đang dịch chuyển chiến lược từ lực lượng chủ yếu hoạt động trên bộ sang lực lượng hải quân và không quân hùng mạnh. Điều này đã khiến quân đội Trung Quốc hiếu chiến hơn ở Đông Á, đặc biệt là ở Biển Đông, và “thái độ quyết đoán đó đã khiến các nước giềng của Trung Quốc lo ngại”58 Về mặt ngoại giao, các quốc gia thành viên ASEAN, công khai hay kín đáo, đã hoan nghênh Tuyên bố Hà Nội 2010. Sự nhấn mạnh về lợi ích quốc gia của nước Mỹ và về bản chất của các yêu sách lãnh thổ trong Tuyên bố đã phủ định đường đứt đoạn tai tiếng trong bản đồ Trung Quốc thế kỷ 14 được Bắc Kinh sử dụng để chứng minh “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ đối với toàn bộ Biển Đông.59 Tuy nhiên, do mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng với Trung Quốc, các quốc gia ASEAN không muốn đối đầu và làm tổn hại quan hệ của họ với cường quốc đang trỗi dậy của Châu Á. Họ muốn một lực lượng cân bằng mạnh bên ngoài như Mỹ giữ vai trò này, trong khi họ đóng vai trò hỗ trợ.60 Các nước ASEAN cũng lưu ý rằng phương thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình (đây là vấn đề lợi ích quốc gia của Mỹ) sẽ có tác động lâu dài. Điều đó đem đến 55. Brown, Tlđd. tr. 335. 56. Stephen Kaufman, “Clinton Urges Legal Resolution of South China Sea Dispute, “State Department Documents/ FIND (23/7/2010). tr. 2. http://proquest.umi.com/pqdweb?index=204&did=2091625971&Sr... 57. Weitz, Tlđd. tr. 10. 58. Valencia, Tlđd. tr. 9. 59. Ralph Cossa và Brad Glosserman, “Regional Overview: U.S. Profile Rises, China Image Falls, North Korea Changes,” Comparative Connections: A Quarterly E-Journal on East Asian Bilateral Relations 12, 3 (tháng 10/2010). tr. 6. http://csis.org/files/publication/1001q.pdf 60. Weitz, Tlđd. tr. 10. 202
- “Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế... một động lực mới để biến tuyên bố 2002 không ràng buộc giữa Trung Quốc và ASEAN về tranh chấp Biển Đông thành một bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa hơn.61 Hơn nữa, chỉ có sự dính líu của Mỹ mới đem đến tự tin cho những quốc gia nhỏ khi phải đối diện với Trung Quốc trong các đàm phán đa phương, và hối thúc Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết theo đúng luật pháp quốc tế.62 Trong bất kỳ trường hợp nào, Tuyên bố Hà Nội 2012 đã biến kiềm chế trở thành một chính sách khả thi đối với cả Mỹ và các quốc gia thành viên ASEAN trong việc đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Phản ứng đối với chính sách kiềm chế Trung Quốc đã có các phản ứng rất nhanh chóng và quyết liệt với Tuyên bố Hà Nội năm 2010. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã lên án Ngoại trưởng Mỹ Clinton vì đã có tuyên bố công kích Trung Quốc và nói với cộng đồng quốc tế rằng tình hình ở Biển Đông là nguyên nhân gây nên những lo ngại nghiêm trọng63. Ông cho rằng “việc chuyển một vấn đề song phương thành một vấn đề quốc tế hoặc thành một vấn đề đa phương sẽ chỉ làm tình hình thêm tồi tệ và sẽ tạo thêm khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.”64 Thú vị là, Trung Quốc cũng cảnh báo các quốc gia ASEAN nhỏ hơn không nên đa phương hóa tranh chấp. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì thậm chí đã nói với Ngoại trưởng Singapore George Yeo rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là những nước nhỏ và đó là một thực tế.”65 Cuối cùng, ông nhắc nhở các nước ASEAN về các mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc.”66 Những phản ứng mạnh mẽ này xuất phát từ sự kiềm chế không mấy dễ chịu mà họ phải nhận từ các nước ASEAN sau Sự cố Đá Vành Khăn, và việc họ bị buộc phải ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. Thậm chí cách giải quyết đa phương đã làm gợi lên hình dung về việc Mỹ và các đồng minh của nước này tập hợp nhau để chống lại Trung Quốc. Như một nhà phân tích Thái Lan đã quan sát: “…Việc Washington lên tiếng ủng hộ cách tiếp cận đa phương, là sự quay trở lại chính sách của chính quyền Mỹ trong những năm 1990, sẽ làm tăng thêm sự nghi ngờ của Trung Quốc rằng họ sẽ phải đối mặt với một thách thức ngoại giao đáng ngại nếu như ASEAN có chung một tiếng nói trong tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.”67 Tiếp sau việc Trung Quốc chính thức lên án Tuyên bố Hà Nội năm 2010, là một loạt những phát biểu mang tính dân tộc chủ nghĩa và những cuộc tập trận quân sự mang tính đối địch. Tờ China Daily có đăng bài xã luận nói rằng “một vài các quốc gia ASEAN đang tham gia vào một cuộc chơi quyền lực tại Biển Đông bởi vì họ muốn 61. Greg Torode, “ASEAN Shows Sudden Resolve against Beijing,” South China Morning Post (6/8/2011). tr. 2. http://proquest.umi.com/pqdweb?index=2101880111&sr... 62. “Battle of the South China,” tr. 2. 63. “U.S.-China Tensions Flare over South China Sea Dispute,” Voice of America (29/7/2010). tr. 1-2. http://pro- quest.umi.com/pqdweb?index=195&did=2094862151&Sr... 64. China Rejects U.S. Suggestion for ASEAN Mediation on Territory,” Wall Street Journal (26/7/2010). tr 2. http:// proquest.umi.com/pqdweb?index=99&did=20911452221&Src.. 65. Thayer, Tlđd.,tr. 21. 66. Cossa and Glosserman, “Regional Overview:U.S. Profile Rise…” tr. 6. 67. Marwaan Macan-Markar, “Politics: U.S.-China Tension Loom in South China Sea Dispute,” Global Information Network “(27/7/2010), tr. 2. http://proquest.umi.com/pqdweb?/index=199&did=2092772891&Sr... 203
- GS. Renato Cruz De Castro chiếm lấy nhiều hơn các nguồn tài nguyên đại dương bất chấp các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền không thể tranh cãi tại đây.”68 Một bài viết học thuật cũng thêm rằng “Trung Quốc sẽ bỏ qua lời kêu gọi của bà Clinton và phủ nhận bất kỳ vai trò nào của Mỹ trong việc tham vấn để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.”69 Các đại diện ngoại giao của Trung Quốc trên toàn khu vực đã liên tục lặp lại câu niệm chính thống rằng “tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết song phương giữa Trung Quốc và từng bên có yêu sách tới chuỗi đảo tranh chấp” -một thủ đoạn mà đến cuối cùng sẽ nâng cao sức mạnh của Trung Quốc như là một cường quốc và làm giảm giá trị của Tuyên bố Hà Nội vào tháng 7/2010.70 PLA thậm chí đã tuyên bố chính thức rằng “Trung Quốc có yêu sách không thể tranh cãi trên Biển Đông”, nhưng khẳng định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cho phép các nước khác đi lại tự do trên một trong những tuyến đường hàng hải tấp nập nhất trên thế giới này.”71 Tuyên bố của PLA đã nhắc lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, bất chấp Tuyên bố Hà Nội năm 2010. Đồng thời, tuyên bố này cũng nhằm trấn an Washington và một vài quốc gia ASEAN rằng chính sách của Trung Quốc đối với khu vực là hết sức cởi mở và hòa nhã. Tuy nhiên, những nỗ lực này của Trung Quốc đã thất bại khi mà PLAN tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông vào cuối tháng 7/2010. Các tàu chiến của 3 hạm đội Trung Quốc đã được triển khai, cùng với các máy bay chiến đấu và các bệ phóng tên lửa tới các mục tiêu giả định tầm xa.72 Hành động biểu dương lực lượng này của Trung Quốc đã cho thấy không chỉ sự bất mãn của Trung Quốc đối với sự can dự của Mỹ, mà còn cho thấy lập trường cứng rắn của nước này trong tranh chấp Biển Đông.73 Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ 2 đã được tổ chức vào ngày 24/9/2010 tại New York. Tổng thống Obama đã gặp gỡ tám nguyên thủ quốc gia ASEAN nhằm xây dựng nên một tuyên bố chung kêu gọi một cách tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Mỹ dự liệu rằng các nước ASEAN sẽ có một lập trường mạnh mẽ trong vấn đề này và thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho vấn đề. Có thể nhìn thấy trước rằng Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra một tuyên bố trong đó khẳng định lại tự do hàng hải ở Biển Đông và phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên tranh chấp nào.74 Cách lựa chọn từ ngữ của bản tuyên bố chung được đánh giá là rất quan trọng bởi vì nó được dựa trên một tuyên bố 68. Torode, Tlđd., tr. 2. 69. ______”US Riles Beijing over South China Sea Dispute: Clinton Stand on a Chinese Core Interest Causes Ten- sion at Forum,” China Morning Post (24/7/2010). tr. 2. http://proquest.umi/com/pqdweb?index=203&did=20 89796111&Sr... 70. Tlđd. tr. 2. 71. John Pomfret, “China Renews Claim to South China Sea, Vows Freedom of Navigation,” The Washington Post (31/7/2010). tr. A.7 http://proquest.umi.com/pqdweb?index=92did=2096294991&Src... 72. Wain, Tlđd, tr. 1 73. Tlđd. tr. 2. 74. Jeremy Page, Patrick Barta, Jay Solomon, “U.S., Asian Allies Take Firmer Stance on China—ASEAN Seeks Stron- ger Positions on Territorial Disputes amid Concern over Beijing’s Growth and Rising Military Power,” The Wall Street Journal (23/9/2010). tr. 2. http://proquest.umi.com/pqdweb?index=78&did=2144379741&Src... 204
- “Chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama: Chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế... trước đây về Biển Đông đã được Ngoại trưởng Clinton đưa ra trong cuộc họp ARF 2010 tại Hà Nội. Tuy nhiên, Washington đã phải thất vọng. Do lo ngại rằng một tuyên bố như vậy sẽ tạo ra bầu không khí thù địch với Trung Quốc, các quốc gia ASEAN phản đối một tuyên bố chung nhắc tới tranh chấp Biển Đông và tới việc sử dụng vũ lực75. Ba ngày trước cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo các quốc gia ASEAN rằng Trung Quốc “quan tâm đến bất kỳ kiểu tuyên bố nào đưa ra bởi Mỹ và ASEAN về vấn đề Biển Đông” và rằng “Trung Quốc phản đối bất kỳ quốc gia nào không liên quan đến Biển Đông tham gia vào tranh chấp.”76 Do vậy, Trung Quốc đã ngăn chặn trước cuộc họp thượng đỉnh bằng việc nêu lên phản đối của họ đối với bất kỳ đề xuất nào của Mỹ về Biển Đông. Tương tự như vậy, một số quốc gia thành viên nghĩ rằng ASEAN không nên tiếp tục xa cách với Trung Quốc sau Tuyên bố Hà Nội năm 2010. Diễn biến này, theo một cách nào đó, đã cho thấy sự hạn chế của ASEAN trong việc áp dụng và duy trì chính sách kiềm chế với một Trung Quốc đang trỗi dậy về kinh tế. Với các mối quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi với Trung Quốc, các quốc gia ASEAN cảm thấy rằng họ không thể đơn giản dính líu vào một cuộc đấu tố Trung Quốc và tạo ra ấn tượng rằng họ sẽ làm bất cứ điều gì mà Washington muốn họ làm.77 Đối với các quốc gia nhỏ này, Trung Quốc không chỉ là một láng giềng, một đối tác thương mại quan trọng nhất, và một nhà đầu tư, mà Trung Quốc đôi khi cũng là một đồng minh chính trị để chống lại chính nước Mỹ. Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, truyền thông không chính thức của Trung Quốc đã mô tả sự kiện này như một dấu hiệu cho một sự quyết đoán mới của Mỹ đối với Biển Đông, và là một nỗ lực - với sự phối hợp kín đáo của Việt Nam - để ngăn chặn Trung Quốc.78 Không thỏa mãn với việc chỉ gây sức ép ngoại giao lên các quốc gia ASEAN trước thềm hội nghị thượng đỉnh, PLAN đã thực hiện một cuộc tập trận lần thứ tư trên Biển Đông trong năm 2010. Tính gộp lại, bốn cuộc biểu dương lực lượng của PLAN là một thể hiện rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông và rằng họ đang phát triển nhanh chóng các năng lực để duy trì việc triển khai một lực lượng hải quân lớn hơn vào sâu trong vùng biển này.79 Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh New York không hoàn toàn là một bước lùi cho Mỹ và chính sách kiềm chế của họ. Vấn đề Biển Đông khó giải quyết đã được thẳng thắn đề cập bởi Mỹ và ASEAN bên lề cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc về các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh.80 Washington cũng lưu ý rằng trong một bữa tiệc làm việc trưa “Tổng thống và các nhà lãnh đạo (ASEAN) đã nhất trí về tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, của tự do hàng hải, ổn định khu vực, và sự tôn trọng đối với luật pháp quốc tế, bao gồm cả ở Biển 75. “ASEAN Wants No Mention of South China Sea Dispute in Statement of Summit with U.S.,” BBC Monitoring Asia-Pacific (25/9/2010). tr. 1. http://proquest.com/pqdweb?index=198&did=2146226801&Sr... 76. Thayer, Tlđd, tr.21. 77. Tlđd, tr. 21 78. Weitz, Tlđd, tr. 10-11. 79. Thayer, Tlđd, tr.21. 80. “ASEAN Wants No Mention…” tr. 2. 205
- GS. Renato Cruz De Castro Đông.”81 Do đó, các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông vẫn diễn ra bất chấp các nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh nhằm khuyên ngăn các quốc gia ASEAN không đưa vấn đề này ra công khai và thể hiện một lập trường chung trong tranh chấp. Nói chung, Trung Quốc bực tức với chính sách tái can dự của chính quyền Obama, chính sách mà Trung Quốc coi là một sự can thiệp trắng trợn của một thế lực ở xa không thuộc Châu Á, vào khu vực mà ở đó đáng lẽ ra quyền lực và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc không bị thách thức. Trong khi đó, các phản đối của Trung Quốc với Tuyên bố Hà Nội 2010 xuất phát từ thực tế rằng Tuyên bố này đưa ra một giải pháp cho tranh chấp bao gồm việc các quốc gia ASEAN cùng đứng lên để kháng cự lại Trung Quốc và nhất quyết duy trì một cách tiếp cận đa phương dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và các quy định được đưa ra trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002.82 Trong ngắn hạn, chính sách này hoàn toàn khả thi nếu Mỹ có thể đứng ngoài giám sát và để cho bản thân các nước ASEAN đứng lên chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy. Phá hoại Chính sách kiềm chế Chưa đầy một năm sau Tuyên bố Hà Nội 2010, Trung Quốc đã làm một phép thử đối với chính sách kiềm chế do Mỹ dẫn đầu. Vào ngày 2/3/2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã gây khó dễ và yêu cầu một tàu khảo sát của Philippines rời khỏi khu vực Reed Bank (còn được gọi là Recto Reed) (tiếng Việt: Bãi Cỏ Rong - ND), nằm cách 80km tính từ đảo Palawan của Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines, đã gửi công hàm ngoại giao phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila vào ngày 5/3, và tuyên bố rằng cho đến thời điểm đó, Trung Quốc đã gây từ năm cho tới bảy vụ việc như vậy tại Biển Đông.83 Thông cáo cũng bày tỏ sự lo ngại của Manila về việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện và hoạt động của các tàu trong vùng EEZ của Philippines. Cụ thể, thông cáo này đã dẫn ra vụ việc các tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cảnh cáo các tàu đánh bắt cá của Philippines tại vùng lãnh hải của Philippines vào cuối tháng 2/2011. Những vụ gây hấn này của Trung Quốc đã cản trở các hoạt động đánh bắt cá bình thường và hợp pháp của ngư dân Philippines và làm tổn hại đến hòa bình và ổn định của khu vực. Một cách ngẫu nhiên, Việt Nam cũng than phiền về các hoạt động của Trung Quốc trong vùng EEZ của nước này và buộc tội các tàu tuần tra của Trung Quốc vì đã gây khó dễ cho một tàu thăm dò dầu khí đang thăm dò địa chất nằm cách bở biển Việt Nam 120km (80 dặm). Vào ngày 28/5 và 9/6, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã cắt cáp của hai tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Với tuyên bố rằng hai vụ việc trên xảy ra trong vùng EEZ của mình, Việt Nam đã gửi phản đối ngoại giao đến Trung Quốc. Đối mặt với các phản đối ngoại giao này của hai quốc gia ASEAN, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngạo mạn tuyên bố rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể 81. Cossa and Glosserman, Tlđd, tr. 8. 82. Dana R. Dillon, “Countering Beijing in the South China Sea,” Policy Review (tháng 6-7/2011) 167. tr. 52. http:// proquest.umi.com/pqdweb?index=77&did=2382115331&Src... 83. “China Says Philippines Harming Sovereignty, Interests in Spratlys,”BBC Monitoring Asia-Pacific,” BBC Monitor- ing Asia-Pacific (9/6/2011). tr. 1-6.http://proquest.umi.com/pqdweb?index=64did=2369715781&Src... 206
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương môn Chính sách kinh tế đối ngoại
22 p | 702 | 197
-
Chính sách đối ngoại của Mỹ ở biển Đông trong trong những thập niên đầu thế kỉ XXI
9 p | 106 | 11
-
Chính sách biển của Trung Quốc và những thách thức đối với Việt Nam thời gian tới
14 p | 86 | 10
-
Biển đông dưới góc nhìn địa - chính trị
10 p | 113 | 8
-
Những biến động trong chính sách của Mỹ đối với Châu Á - Thái Bình Dương thập niên đầu thế kỷ XXI cơ sở thực tiễn và lý luận
12 p | 52 | 7
-
Những biến động chính trị tại Hồng Kông: Phần 2
184 p | 9 | 6
-
Giáo trình Chính sách xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
107 p | 15 | 6
-
Quản lý nhà nước về tôn giáo của một số quốc gia Đông Nam Á
12 p | 74 | 5
-
Chính sách về biển Đông và hành động của các bên liên quan: Phần 1
186 p | 39 | 5
-
Quan điểm của Nga về vấn đề biển Đông và một số kiến nghị đối với Việt Nam
9 p | 11 | 4
-
Sự can dự của Mỹ tại Biển Đông: Chính sách, tác động và xu hướng
8 p | 27 | 4
-
Vai trò của đạo đức trong dịch vụ công và nền tảng tôn giáo cho chính sách về đạo đức
21 p | 63 | 4
-
Xây dựng chính sách trợ cấp tiền mặt có điều kiện cho các đối tượng nghèo
9 p | 44 | 3
-
Một số đề xuất về chính sách giáo dục dân tộc hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số
4 p | 8 | 3
-
Tổng quan về biến đổi khí hậu và bình đẳng giới
7 p | 84 | 2
-
Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia Long và vua Minh Mạng (1802 - 1840)
10 p | 89 | 2
-
Tăng cường hợp tác, tận dụng khả năng tư vấn và hỗ trợ tri thức, công nghệ của cộng đồng quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển và bảo vệ biển Đông
12 p | 81 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn