YOMEDIA
ADSENSE
Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: Sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất
37
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết thực hiện khảo sát 426 giáo viên mầm non ở Hà Nội vào tháng 6 năm 2021 để có có cái nhìn khái quát về mức độ đáp ứng của giáo viên về việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, cho thấy: Một bộ phận giáo viên mầm non bước đầu đã có những bước thích ứng ở mức trung bình và trên trung bình, còn có nhiều GVMN chưa nhận thức rõ về việc nên cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi mầm non.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: Sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 95-105 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHO TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN TIẾNG ANH: SỰ SẴN SÀNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ CÁC ĐỀ XUẤT Hoàng Thị Nho*1, Nguyễn Thiều Dạ Hương1 và Cao Thị Hồng Nhung2 1 Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Trở thành 1 công dân toàn cầu đặt ra yêu cầu ở trẻ em khả năng giao tiếp và tiếp nhận tri thức nhân loại qua ngôn ngữ thứ hai. Xu hướng cho trẻ em làm quen với tiếng Anh sớm, ở độ tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) ngày càng trở nên phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đã có những chính sách gì về việc cho trẻ làm quen tiếng Anh. Bài báo thực hiện khảo sát 426 giáo viên mầm non ở Hà Nội vào tháng 6 năm 2021 để có có cái nhìn khái quát về mức độ đáp ứng của giáo viên về việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, cho thấy: Một bộ phận giáo viên mầm non bước đầu đã có những bước thích ứng ở mức trung bình và trên trung bình, còn có nhiều GVMN chưa nhận thức rõ về việc nên cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi mầm non. Bên cạnh đó, các đề xuất của giáo viên chủ yếu tập trung về công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh nhằm hỗ trợ giáo viên mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ này. Từ khóa: giáo viên mầm non, trẻ mẫu giáo, làm quen tiếng Anh. 1. Mở đầu Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất thế giới với 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, ngoại ngữ này có vai trò rất quan trọng trong thời kì hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Phạm Thị Mai Anh, Lê Thị Hồng Thái (2019). [1] Xu hướng chung trong việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh hay dạy - học tiếng Anh cho trẻ là tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghê thông tin, xây dựng môi trường thực hành tiếng Anh tích cực, và triển khai các chương trình song ngữ hoặc dạy một số môn học bằng tiếng Anh. Các chính sách giáo dục đối với việc học song ngữ, đặc biệt học tiếng Anh và phát triển thực hành ngoại ngữ ở trường học đã được triển khai ở một số quốc gia Đông Á bao gồm Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc. Tại các nước này, cho trẻ em làm quen với tiếng Anh sớm ngay ở độ tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) đặc biệt được chú trọng, trong đó cùng với các chương trình cải cách giáo dục, tiếng Anh nhanh chóng được dạy phổ biến ở hầu hết các bậc học. Trong nghiên cứu của Jin, L. Cortazzi, M. (2018) cho thấy: một trong những vấn đề để hiểu lí thuyết và thực hành dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ tuổi (Teaching English young children learners, TEYL) ở Đông Á là các nghiên cứu thực nghiệm còn hạn chế đối với nhóm người học và giáo viên dạy. Các tác giả đã nhấn mạnh: các nguyên tắc dạy học và thực hành cần được đặt trong bối cảnh phát triển xã hội và giáo dục của khu vực này, và liên quan Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Nho. Địa chỉ e-mail htnho@vnu.edu.vn 95
- Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thiều Dạ Hương và Cao Thị Hồng Nhung đến kì vọng xã hội và văn hóa của phụ huynh và trong các cơ sở, ví dụ, liên quan đến vai trò của việc học tiếng Anh và văn hóa địa phương. Đáng chú ý, Trung Quốc có nhóm trẻ học tiếng Anh (trẻ em mẫu giáo và tiểu học) lớn nhất trên thế giới do tổng dân số, chính sách giáo dục quốc gia và sự khuyến khích của phụ huynh đối với việc học tiếng Anh [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2019) đã bổ sung thêm: không chỉ ở Trung Quốc, tại các quốc gia phát triển khác của Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ở Đông Nam Á, học sinh ở bắt đầu học môn tiếng Anh chính khóa từ lớp 3 bậc tiểu học, tuy nhiên, phần lớn phụ huynh cho con em mình học tiếng Anh từ 3 đến 4 tuổi. Song hầu hết các trường mầm non, đặc biệt ở khối trường tư thục, đã tổ chức dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi), dạy trẻ làm quen với một số khái niệm cơ bản về toán, đếm, cộng, trừ… bằng tiếng Anh. Mục đích chính của các giờ tiếng Anh tại trường mầm non và tiểu học nhằm giúp trẻ bắt đầu có ý thức về sự khác nhau, đa dạng trong ngôn ngữ, văn hóa và trẻ dần làm quen với “nhận thức quốc tế” (Nguyễn Minh Tuấn, 2019) [3]. Giống như nhiều quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác, Việt Nam đã tìm cách thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học thông qua thực hiện cải cách giáo dục. Trong trường hợp của Việt Nam, cải cách mới nhất là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2008–2020 [4]. Chính sách phát triển ngôn ngữ tiếng Anh chính đã được chính phủ khởi động một dự án chuẩn hóa ngôn ngữ để cải thiện việc dạy và học nước ngoài ngôn ngữ (Quyết định số 1400, ban hành vào ngày 30 tháng 9 năm 2008), và được mong đợi sẽ cách mạng hóa môi trường dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam, làm cho ngôn ngữ tiếng Anh trở thành một lợi thế cạnh tranh cho công dân Việt Nam trong thị trường toàn cầu (Lê Văn Cảnh và Đỗ Thị Mai Chi, 2012) [5]. Cũng từ đây, theo Bùi Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Mai Hoa (2016) thì một sáng kiến từ Quyết định này là thực hiện chương trình “Teaching English young children learners” (TEYL), trong đó, học sinh được học tiếng Anh như một môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 ở bậc học Phổ thông và đã được triển khai trong năm 2008. Quyết định trên hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng tiếp xúc với tiếng Anh của học sinh, do đó tốt hơn cần chuẩn bị cho trẻ sống, học tập và làm việc hiệu quả trong bối cảnh kinh tế hội nhập của các nước ASEAN. Các tác giả này cũng cho biết thêm: Chương trình thí điểm triển khai tiếng Anh tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5 được thực hiện tại một số trường học được chọn ở khu vực thành thị từ năm 2010 đến năm 2011, sau đó dự kiến rằng tiếng Anh cấp tiểu học sẽ bắt buộc đối với học sinh lớp ba đến lớp năm học sinh lớp trên khắp Việt Nam vào năm 2020 [6]. Trên thực tế và có phần trái ngược với sự đổi mới được gói gọn trong Quyết định này, Lê Văn Cảnh và Đỗ Thị Mai Chi (2012) nhận xét rằng thực ra việc giảng dạy tiếng Anh tiểu học như một môn học đã bắt đầu từ rất lâu trước khi ban hành Quyết định. Các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đã và đang dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học lớp 1 từ năm 1998, khi lần đầu tiên được địa phương cho phép Sở Giáo dục [5]. Điều này có nghĩa là phần lớn cha mẹ học sinh ở Việt Nam đã nhận thức rõ về tác động của ngôn ngữ toàn cầu này đối với cuộc sống của con em mình. Ngoài ra, ở Việt Nam, ngay từ bậc học Mầm non, nhu cầu của phụ huynh trong việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh có xu hướng tăng nhanh, dẫn tới tình trạng thiếu chất lượng, thiếu hiệu quả trong việc hoạt động này. Từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 694/BGDĐT- GDMN ngày 18 tháng 02 năm 2014 về việc chấn chỉnh việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non [7]. Theo số liệu khảo sát trực tuyến do Ban Quản lí Đề án Ngoại ngữ quốc gia thực hiện, tính đến tháng 4 năm 2018, cả nước có hơn 75% các trường mầm non công lập và hơn 20% các trường ngoài công lập đang tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tại trường, tăng 20,3% so với năm 2017, 26,4% so với năm 2016 và 30,5% so với trước năm 2015. Riêng ở thành phố Hà Nội, có trên 49.980 trẻ mẫu giáo tại 396 trường mầm non thuộc địa bàn 12 quận huyện trong thành phố đang thí điểm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh. Đến nay, nhằm đáp ứng nhu cầu 96
- Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất của phụ huynh và khả năng của trẻ đối với việc làm quen với tiếng Anh trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành Thông tư 50/2020/TT- BGDĐT về Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo cho thấy nhà nước đã có những chính sách cụ thể, quyết liệt trong việc phổ cập tiếng Anh ngay từ bậc học mầm non [8]. Câu hỏi đặt ra là: những người sẽ góp phần làm nên hiệu quả của hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh – các giáo viên mầm non (GVMN) có quan điểm như thế nào về vấn đề này. Họ có nhận định gì về việc cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh, đồng thời trong quá trình triển khai hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh, họ có những thuận lợi, khó khăn nào. Xuất phát từ mục đích tìm hiểu suy nghĩ của GVMN nhằm hỗ trợ họ trong việc thực hiện nhiệm vụ này, việc tìm hiểu thực trạng nhận thức của các giáo viên về việc cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh và từ đó đề xuất một số kiến nghị sẽ có ý nghĩa khoa học thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) ở trường mầm non Nếu hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh có sự đầu tư về cơ sở vật chất, nội dung, phương pháp và đội ngũ giáo viên sẽ tạo cơ hội giúp trẻ tham gia các hoạt động làm quen với tiếng Anh một cách thích thú, nhẹ nhàng, qua đó góp phần phát triển nhận thức, kĩ năng và sự tự tin trong giao tiếp. Trên cơ sở đó, theo Nguyễn Minh Tuấn (2019), các chuyên gia giáo dục khẳng định tầm quan trọng của việc cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh, trong đó cần chú trọng hai nội dung [3]: Thứ nhất, cần có một chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh chung, làm định hướng để các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể; Thứ hai, cần đưa hoạt động làm quen với tiếng Anh như một nội dung trong chương trình giáo dục mầm non. Để có thể thực hiện hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh một cách đồng bộ và hiệu quả theo xu hướng chung của các nước trong khu vực, cần có những hướng dẫn cụ thể và các quy định bổ sung để có thể thực hiện hai nội dung trên. Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT quy định, hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh sẽ được tổ chức 35 tuần trong 01 năm, tối thiểu phải có 02 hoạt động làm quen với tiếng Anh trong 01 tuần và mỗi hoạt động sẽ mất khoảng từ 25 đến 35 phút. Ngoài ra, tùy từng điều kiện, hoạt động làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo được tổ chức linh hoạt vào thời điểm khác nhau phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu của việc làm quen với tiếng Anh, cũng như mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Đồng thời, phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động trong lớp, ngoài lớp; hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ; hoạt động cá nhân, theo nhóm, cả lớp một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ. Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được xây dựng nhằm giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh; Hướng tới hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh; chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học; tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc các nền văn hóa khác. Chương trình mang tính chất khung, nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhằm định hướng cho việc phát triển tài liệu, học liệu và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh. Cấu trúc của chương trình gồm quan điểm xây dựng chương trình, Mục tiêu, Yêu cầu cần đạt, Nội dung, Phương pháp giáo dục, Đánh giá kết quả giáo dục và Hướng dẫn tổ chức thực hiện. Mục tiêu tổng quát được xây dựng nhằm giúp trẻ trải nghiệm, làm quen và hứng thú với tiếng Anh. Quan điểm xây dựng chương trình gồm: Thứ nhất, chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở: Chương trình Giáo dục Mầm non; Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen 97
- Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thiều Dạ Hương và Cao Thị Hồng Nhung tiếng Anh; Các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; Phương pháp xây dựng chương trình tiếng Anh của thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; Bối cảnh văn hóa xã hội, giáo dục và điều kiện kinh tế thực tế của Việt Nam; Sự đa dạng của đối tượng trẻ mẫu giáo về phương diện vùng miền, nhu cầu, điều kiện và khả năng làm quen với tiếng Anh. Thứ hai, chương trình được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp; đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, liên thông giữa các độ tuổi, mang tính mở, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ. Thứ ba, chương trình được xây dựng theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, có ý nghĩa. Thứ tư, chương trình chỉ áp dụng thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và sự tự nguyện của gia đình trẻ. Hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh cần được tổ chức thực hiện đảm bảo không phát sinh biên chế về vị trí giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non. Với những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về việc thực hiện, Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo được xem là công cụ pháp lí để đánh giá, kiểm soát chất lượng các chương trình tiếng Anh đang thực hiện trong trường mầm non hiện nay, nhất là khi hiện nay, việc tổ chức các chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ ở các trường mầm non dù đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh - song vẫn vướng không ít khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên. 2.2. Thực trạng nhận thức của GVMN về cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh Chúng tôi đã gửi phiếu khảo sát đến 426 giáo viên mầm non tại 14 trường Hà Nội từ 15 tháng 6 đến 15 tháng 7 năm 2021 và kết quả như sau: 2.2.1. Thông tin về số năm dạy học của giáo viên mầm non tham gia khảo sát Trong số 426 GVMN, số GV có thời gian công tác từ 5 – 10 nămchiếm số lượng đông nhất (138 GV chiếm 32,4%), cho thấy nhóm GVMN tham gia khảo sát là nhóm GV còn khá trẻ, nhóm GV có nhiều năm kinh nghiệm từ 20 – 25 năm có 46 người chiếm 10,8 % và GV có 10 - 15 năm kinh nghiệm có 84 người chiếm 9,6%. 2.2.2. Thông tin về các chứng chỉ mà giáo viên mầm non tham gia khảo sát được đào tạo Biểu đồ 1. Chương trình học tiếng Anh mà GVMN đã được đào tạo Kết quả biểu đồ cho thấy GVMN tham gia khảo sát có 406 GV trả lời và kết quả như sau: GVMN có chứng chỉ B chiếm số lượng đông nhất (126 GV chiếm 31,0%), tiếp theo là nhóm 98
- Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất GV MN có chứng chỉ A2 (98 GV chiếm 24,1 %); GV MN có chứng chỉ B1 có 41 GV (10,1 %); GV MN có chứng chỉ B2 chỉ có 10 người chiếm 2,5%, GVMN có trình độ Cao đẳng tiếng Anh có 21 người chiếm 5,2%. Có thể thấy, trình độ tiếng Anh của GVMN còn ở mức độ khá thấp, số GV có trình độ A2 và B1 còn có số lượng rất ít. 2.2.3. Đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ sử dụng tiếng Anh của mình để dạy cho trẻ mầm non Biểu đồ 2. Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng tiếng Anh để dạy trẻ mầm non Kết quả biểu đồ cho thấy trong số 426 GVMN đánh giá về mức độ sử dụng tiếng Anh của mình để dạy cho trẻ mầm non cho thấy: GV đánh giá ở mức độ trung bình chiếm số lượng nhiều nhất (219 GV chiếm 51,4%), tiếp theo là 101GV đánh giá ở mức độ khá (chiếm 23,7 %); có 49 GV đánh giá mức độ kém (chiếm 11,5%), GVMN không sử dụng đươc tiếng Anh để dạy trẻ 27 người, chiếm 6,3%. Có thể thấy, đã có một số lượng nhất định GVMN có thể tự tin đánh giá ở mức độ khá và số lượng GVMN không sử dụng được chiếm số lượng không nhiều. 2.2.4. Thực trạng về việc giáo viên mầm non về sử dụng tiếng Anh trong thực hiện hoạt động có chủ đích Biểu đồ 3. Đánh giá của giáo viên về sử dụng tiếng Anh trong tổ chức các hoạt động có chủ đích Kết quả biểu đồ cho thấy, trong số 426 GVMN ý kiến trả lời có đến 248 GV chưa bao giờ sử dụng tiếng Anh để tổ chức hoạt động có chủ đích (248 ý kiến chiếm 58,2%). Kết quả cũng 99
- Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thiều Dạ Hương và Cao Thị Hồng Nhung chỉ ra, mặc dù vậy đã có khá nhiều GVMN đã sử dụng tiếng Anh để tổ chức hoạt động có chủ đích cho trẻ mầm non: Nhiều nhất là có 80 GVMN chiếm 18,8 % sử dụng tiếng Anh trong hoạt động âm nhạc, tiếp theo là Tiếng Anh theo chủ đề có 26 GV chiếm 6,1%; tổ chức hoạt động tạo hình (24 GV chiếm 5,6%). Ngoài ra, GVMN cũng đã tổ chức một số hình thức hoạt động có chủ đích khác như: Kĩ năng sống, tiếng Anh theo kĩ năng, Làm quen với Toán, trò chơi đóng vai, trò chơi đóng kịch, làm quen với tác phẩm văn học. Như vậy, việc sử dụng tiếng Anh đã được GVMN lồng ghép trong nhiều hoạt động có chủ đích ở trường mầm non nhưng còn rất hạn chế, chưa có kế hoạch cụ thể, đồng bộ mà chủ yếu với mục đích mở rộng hoạt động nhằm kích thích hứng thú của trẻ. 2.2.5. Thực trạng chuẩn bị điều kiện học liệu của trường mầm non đối với việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh Biểu đồ 4. Đánh giá của giáo viên về điều kiện nhà trường chuẩn bị cho việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non Kết quả Biểu đồ 4 cho thấy trong số 426 ý kiến GVMN đánh giá về các điều kiện mà nhà trường chuẩn bị cho việc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non: Các ý kiến được lựa chọn nhiều nhất là có 195 GVMN chiếm 45,8% lựa chọn nhà trường chuẩn bị Băng đĩa các bài hát tiếng Anh; tiếp theo có 130 GV lựa chọn sách tô màu tiếng Anh (chiếm 30,5%), truyện tiếng Anh (110 ý kiến chiếm 25,8%). Tuy nhiên, có đến 136 chiếm 31,9% GVMN trả lời nhà trường không chuẩn bị điều kiện gì. Như vậy kết quả này chỉ ra có tỉ lệ lớn nhiều trường chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. 2.2.6. Đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ phù hợp việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi mầm non Chúng tôi hỏi thêm câu hỏi tới đại diện 14 trường mầm non là cán bộ quản lí và GV cốt cán, kết quả có 92 phản hồi và kết quả biểu đồ cho thấy trong số 92 ý kiến GVMN đánh giá về sự phù hợp của việc cho trẻ mầm non làm quen với Tiếng Anh cho thấy: Hầu hết GVMN lựa chọn mức độ rất phù hợp (43 ý kiến chiếm 39,1%) và phù hợp (36 ý kiến chiếm 46,7%). Như vậy kết quả này chỉ ra có tỉ lệ lớn GV đánh giá mức độ phù hợp nhiều hơn là không phù hợp và ít phù hợp. 100
- Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất Biểu đồ 5. Đánh giá của GV về sự phù hợp cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh Kết quả trên có thể giải thích từ các nguyên nhân như sau: Bước đầu làm quen với Tiếng Anh nên học sinh sẽ có nhiều trở ngại trong việc tiếp cận và lĩnh hội ngoại ngữ này, đặc biệt là kĩ năng nói và vì thế giáo viên dạy kĩ năng nói cũng sẽ gặp nhiều thách thức. Theo Littlewood, 2007 (Phạm Thị Mai Anh, Lê Thị Hồng Thái, 2019, tr. 39) thì học ngoại ngữ trên lớp có thể gây ra sự tự ti và lo sợ cho người học. Lạ lẫm với ngôn ngữ mới sẽ khiến cho học sinh trở nên e dè và khó cởi mở khi tiếp cận với ngôn ngữ mới này. Tâm lí e dè lo sợ này sẽ khiến cho việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Và học sinh sẽ không thể nói một cách lưu loát ngôn ngữ mới này được. Đây chính là vấn đề khó khăn mà hầu như giáo viên Tiếng Anh nào cũng gặp phải nhất là khi dạy đối tượng nhỏ tuổi, đặc biệt là trẻ mầm non. Một vấn đề nữa mà giáo viên dạy Tiếng Anh nói chung và giáo viên dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non nói riêng sẽ phải đối mặt đó chính là học sinh có xu hướng thích sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giờ thực hành nói Tiếng Anh. Theo Harmer, 1991 (Phạm Thị Mai Anh, Lê Thị Hồng Thái, 2019, tr. 39) thì người học sẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ nếu được yêu cầu nói về một chủ đề mà họ không có đủ kiến thức và trình bày bằng tiếng mẹ đẻ sẽ diễn đạt một cách tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, để có thể tự tin tham gia vào các hoạt động nói trong giờ học Tiếng Anh, người học sẽ cần phải được cung cấp vốn từ vựng và ngữ pháp nhất định tùy theo yêu cầu của bài học. Ngoài ra, số lượng trẻ trong một lớp quá đông cũng là một yếu tố gây cản trở cho quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ. Trên thực tế, các trường tiểu học công lập trên thành phố Hà Nội đều có sĩ số từ 35 - 40 trẻ, với khả năng khác nhau và phong cách lĩnh hội khác nhau thì việc giúp trẻ tìm thấy hứng thú với tiếng Anh và đạt được những mục tiêu giáo dục nhất định quả là một thách thức lớn đối với cả GVMN và nhà trường. Như vậy, có thể thấy giáo viên dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sự thiếu tự tin khi mới tiếp xúc với Tiếng Anh, sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ và số lượng học sinh đông trong một lớp là những trở ngại lớn cho giáo viên tổ chức các hoạt động nói hiệu quả. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải có các giải pháp phù hợp nhằm giúp giáo viên khắc phục được những khó khăn này. 2.2.7. Tự đánh giá của giáo viên mầm non về sự sẵn sàng trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi mầm non Chúng tôi hỏi thêm câu hỏi với 92 GVMN và kết quả Biểu đồ 6 cho thấy trong số 92 ý kiến GVMN đánh giá về sự sẵn sàng của GV với việc cho trẻ mầm non làm quen với Tiếng Anh cho thấy: Hầu hết GVMN lựa chọn mức độ tốt (19 ý kiến chiếm 20,7%) và trung bình (54 ý kiến chiếm 58,7%); có 8,7% GV trả lời ở mức yếu và 9,8% GV không đáp ứng được. Như vậy kết 101
- Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thiều Dạ Hương và Cao Thị Hồng Nhung quả này chỉ ra có tỉ lệ lớn GV tự đánh giá mức độ trung bình và tốt nhiều hơn là kém và không đáp ứng được. Tỉ lệ này cũng tương đồng với việc GV đánh giá việc sử dụng tiếng Anh trong tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non. Biểu đồ 6. Khả năng đáp ứng của thầy cô với việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh Điều này có thể được lí giải là do: GVMN công nhận tầm quan trọng cho trẻ LQTA từ sớm từ đó một số ít GVMN đã tự trang bị khả năng ngoại ngữ nên có thể tự tin đứng lớp. Tuy nhiên, đa số GVMN chưa được trang bị những kĩ năng cần thiết. Vì vậy, GV còn chưa thực sự sẵn sàng, lúng túng, chưa hình dung những việc cần làm và cảm thấy áp lực về đảm bảo các mục tiêu của Chương trinh cho trẻ LQTA. Mặt khác, một pần còn do chưa có chủ động của trường MN trong trang bị các học liệu cần thiết (tài liệu, postcard, ….) cho hoạt động này. 2.2.8. Các ý kiến đề xuất về sự hỗ trợ GVMN để tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh Theo quan điểm của Phạm Thị Mai Anh, Lê Thị Hồng Thái (2019), người ta tin rằng những gì trẻ học được ở giai đoạn sớm thì sau đó rất khó để thay đổi. Với lí do này, giáo viên trước hết cần phải có sự chuẩn bị đến từ các bên liên quan nhằm hướng tới hiệu quả tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo LQTA. Nhóm nghiên cứu đã tham khảo ý kiến giáo viên về những mong muốn đề xuất hỗ trợ tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh, kết quả thu được các ý kiến của giáo viên như sau: • Về hỗ trợ cơ sở vật chất: - Cần đầu tư trang thiết bị, vật dụng để giúp trẻ trải nghiệm; - Cần nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc học tiếng Anh; - Đồ dùng, thiết bị phong phú; - Được đầu tư cơ sở vật chất để trẻ đc làm quen với tiếng anh tốt nhất; - Các tư liệu giúp trẻ làm quen với tiếng anh: các ứng dụng học tiếng Anh, sách truyện, bài hát, trò chơi, kịch bản… - Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn; - Hỗ trợ các đồ dùng tranh ảnh có sử dụng tiếng anh để các cô áp dụng tiếng Anh qua các hoạt động giáo dục hàng ngày; - Mong muốn môn tiếng Anh cho trẻ có giáo trình, giáo án được biên soạn bài bản. • Về hỗ trợ chuyên môn: - Mong muốn được đào tạo phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho trẻ; 102
- Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất - Mong được được tham gia các lớp tập huấn đào tạo bài bản để giảng dạy tiếng Anh cho trẻ; - Mong muốn được đào tạo tiếng Anh giao tiếp; - Được học các lớp đào tạo tăng cường tiếng Anh cho GVMN; - Được tham gia các khoá chương trình đào tạo về dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non; - Được trau dồi thêm ngôn ngữ Tiếng Anh; - Được giao lưu với người có chuyên môn về truyền đạt kiến thức tiếng Anh cho trẻ sẽ giúp mở mang kinh nghiệm hơn nữa; - Được tập huấn và trau dồi thêm hoạt động cho GVMN; - Được giao tiếp tiếng Anh nhiều hơn; - Mong muốn được trau dồi thêm về tiếng Anh; - Được học lớp bỗi dưỡng cơ bản về dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non; - GV được tập huấn rèn luyện tiếng Anh thường xuyên và giảm tải những nội dung sổ sách khác; - Nhà trường cho giáo viên được học khoá học giúp giáo viên nắm được các phương pháp và kiến thức truyền đạt đến trẻ; - Được làm quen với tiếng Anh và học hỏi giao tiếp nhiều hơn; - Tổ chức các hoạt động song ngữ để cho trẻ làm quen tiếng Anh trong mọi hoạt động; - Đào tạo chuyên sâu hơn; - Được tham gia các lớp đào tạo kĩ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản; - Được dự nhiều buổi học chuyên đề phát triển tiếng anh cho trẻ mầm non; - Mở 1 khóa học đạt tiếng anh cho trẻ mầm non để các cô đi học, và khi về dạy trẻ có thể áp dụng và các hoạt động ở trên lớp cho trẻ; - Trình độ tiếng Anh của các cô được nâng cao, được làm quen với phương pháp dạy trẻ tiếng Anh; - Có nhiều chương trình bồi dưỡng cho giáo viên; - Được học thêm tiếng Anh để phục vụ dạy học cho trẻ mầm non; - Được tham gia nhiều chương trình bồi dưỡng hơn; - Đi dự giờ một tiết dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non; - Được học hỏi, dự giờ và bổ túc tiếng Anh. • Về hỗ trợ nhân lực và sắp xếp đội ngũ, hoạt động học: - Cần giáo viên chuyên tiếng Anh để dạy trẻ - Số lượng trẻ trong lớp phù hợp - GV cần được học hỏi và trải nghiệm nhiều trước khi tổ chức các hoạt động tiếng Anh cho trẻ. Bên cạnh đó cần 1 giáo viên chuyên biệt để dạy cùng các GVMN trong các hoạt động tiếng Anh. - Hiện nay yêu cầu đối với GVMN là đa tài vì vậy nếu tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh mong muốn có GV dạy Tiếng Anh riêng. - Trẻ được học thường xuyên như các môn học. - Có thời gian đi tập huấn tổ chức các hoạt động tiếng Anh cho trẻ. - Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên. - Được tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động Tiếng Anh. - Mong trẻ được học sớm và thường xuyên. - Mong giảm bớt hoạt động chủ đích nếu đưa thêm hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh vào chương trình. và phải có những lớp bồi dưỡng cho giáo viên trước khi triển khai việc đưa hoạt động vào thực hiện. - Có thêm nhiều giáo trình riêng. Các ý kiến đề xuất của giáo viên cho thấy, bên cạnh một số đề xuất về cơ sở vật chất và sự phân bổ thêm GV chuyên tiếng Anh thì GVMN sẵn sàng tham gia các khóa bồi dưỡng tập huấn 103
- Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thiều Dạ Hương và Cao Thị Hồng Nhung nâng cao tiếng Anh và phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh với các mức độ và hình thức khác nhau. 3. Kết luận Đánh giá chung về thực trạng khả năng đáp ứng của GVMN với việc cho trẻ MN làm quen với tiếng Anh ở Hà Nội cho thấy: Bản thân giáo viên đã được đào tạo về trình độ tiếng Anh nhất định, bước đầu đã có các GVMN đưa tiếng Anh vào tổ chức một số hoạt động chủ đích và thu hút sự tham gia của trẻ. Các nhà trường đã có hỗ trợ chuẩn bị cho việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non nhưng chưa thực sự chủ động và phong phú. GVMN có những đề xuất khác nhau nhưng kết quả đề xuất tập trung nhiều về việc mong muốn nâng cao trình độ tiếng Anh và phương pháp tổ chức hoạt động tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo thông qua giao tiếp, tổ chức giờ hoạt động học, hoạt động dã ngoại và qua các bài hát, trò chơi... hấp dẫn trẻ. Từ những kết quả đề xuất của thực trạng trên, chúng tôi đề xuất cần có các chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh sử dụng trong trường mầm non và các khóa bồi dưỡng đào tạo năng lực tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh có tính cụ thể và hiệu quả trong các chương trình đào tạo giáo sinh và giáo viên mầm non. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thị Mai Anh, Lê Thị Hồng Thái, 2019. Nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng nói của giáo viên tiếng Anh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Phát triển chương trình đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới” Trường Cao đăng sư phạm Nghệ An 11/2019. Tr. 38-42. [2] Jin, L. & Cortazzi, M., 2018. Early English language learning in East Asia. 1st Edition First Published 2018 Imprint Routledge. ISBN: 9781315623672 [3] Nguyễn Minh Tuấn, 2019. Xu hướng cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi mầm non. Website điện tử của Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam. Ngày đăng: 11/09/2019. Truy xuất từ: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/day-va-hoc-ngoai-ngu/Pages/Default.aspx?ItemID =6267 [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008. Quyết định số 1400/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2008 v/v Phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” [5] Lê Văn Cảnh và Đỗ Thị Mai Chi, 2012. Teacher preparation for primary school English education: A case of Vietnam. In B. Spolsky & Y.-i. Moon (Eds.), Primary school English- language education in Asia: From policy to practice (pp. 106-128). New York: Routledge [6] Bùi Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Mai Hoa, 2016. Standardizing English for educational and socio-economic betterment- A critical analysis of English language policy reforms in Vietnam. In R. Kirkpatrick (Ed.), English language education policy in Asia (pp. 363-388). Cham: Springer International Publishing. https://doi.org/10.1007/978-3-319-22464-0_17 [7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Công văn số 694/BGDĐT- GDMN ngày 18 tháng 03 năm 2014 v/v Tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non. [8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020. Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 ban hành Chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh. 104
- Cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh: sự sẵn sàng của giáo viên mầm non và các đề xuất ABSTRACT Organizing children to get acquainted with English: Preschool teachers’ readiness and some process Hoang Thi Nho*1, Nguyen Thieu Da Hương1 và Cao Thi Hong Nhung2 1 Faculty of Educational Sciences, VNU University of Education, Vietnam National University 2 Early Childhood Education Department, Ministry of Education & Training Becoming a global citizen requires children's ability to communicate and receive human knowledge through a second language. The trend for children to get acquainted with English early, at the age of preschool (from 3 to 6 years old) is becoming more and more popular in Asian countries, especially in Southeast Asian countries. In Vietnam, have there been any policies on introducing children to English? This article has conducted a survey of 426 preschool teachers in Hanoi in June 2021 to get an overview of the teachers' responsiveness to English familiarization, showing that: At first, a part of preschool teachers who have been average and above-average adaptation steps, and there are still many preschool teachers who are not aware of how to introduce children to English at preschool age. In addition, the teacher's suggestions mainly focused on training and fostering English competence as well as methods of organizing children to get acquainted with English to support preschool teachers to perform this task well. Keywords: preschool teachers, preschool children, acquaintance with English. 105
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn